Kết Quả Tiếp Công Dân, Xử Lý Thư Đơn Và Giải Quyết Khiếu Nại, Tố Cáo Tại Các Sở Năm 2006


Bảng 2.10: Kết quả tiếp công dân, xử lý thư đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại các Sở năm 2006


Tiếp công dân

Xử lý đơn thư

Giải quyết khiếu nại, tố cáo


Tổng


Trong đó


Tổng


Trong đó


Đã xử lý


Chưa xử lý


Tổng


Trong đó


Đã giải quyết

Đang giải quyết


Khiếu nại


Tố cáo

Hỏi, đề nghị


Khiếu nại


Tố cáo

Hỏi, đề nghị




Khiếu nại


Tố cáo


đúng


Sai

14112

577

166

13369

7.715

1807

864

5044

7648

67

1.515

980

535

678

688

149

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Lý luận, thực trạng và giải pháp - 10


(Nguồn: Báo cáo của Thanh tra các Sở Lao độngThương binhXã hội năm 2006)


2.2.2.5. Các công tác khác

Ngoài các kết quả đạt được về công tác thanh tra, Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội còn làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức trong toàn ngành. Hàng năm, Thanh tra Bộ đều tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra về các lĩnh vực đồng thời cử cán bộ tham gia nhiều lớp huấn luyện. Bên cạnh đó, các cán bộ Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội còn tích cực tham gia các khoá học nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, các lớp quản lý nhà nước, lý luận chính trị, thạc sỹ.

Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội còn đóng góp rất lớn vào việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý của ngành, tham gia nghiên cứu nhiều đề tài khoa học cấp Bộ được Hội đồng nghiệm thu khoa học của Bộ đánh giá cao và phối hợp với các cơ quan có liên quan tham gia các Đề án mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.

Đặc biệt, Thanh tra ngành đã đề xuất hàng chục kiến nghị để sửa đổi, bổ sung chính sách thuộc lĩnh vực Lao động-Thương binh và Xã hội, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của ngành. Bên cạnh đó, thanh tra ngành còn làm đầu mối giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong nội bộ ngành.

Như trên đã phân tích, trong 3 năm (2004-2006) nhìn chung Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã đạt được những kết quả sau:

- Việc đổi mới phương thức thanh tra và áp dụng Phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động đã tạo ra một cơ chế hoạt động mới của thanh tra lao động, thương binh, xã hội, làm tăng hiệu quả thanh tra; tăng số lượng doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra; pháp luật lao động được tuyên truyền sâu rộng đến các doanh nghiệp và người lao động.


- Việc chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố tự rà soát, kiểm tra hồ sơ của các đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc quản lý và phát hiện các hành vi vi phạm.

- Việc kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật lao động đã có tác dụng răn đe đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động được thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố triển khai có hiệu quả, giải quyết nhanh chóng nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo về lao động, đem lại quyền lợi chính đáng cho người lao động, quyền lợi hợp pháp của người sử dụng lao động.

- Việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo được duy trì thường xuyên, giúp Bộ quản lý một cách có hệ thống công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của ngành. Nhiều vụ khiếu nại phức tạp, kéo dài được giải quyết dứt điểm, mang lại niềm tin cho các đối tượng hưởng chính sách.

2.2.3. Những hạn chế của công tác thanh tra


Mặc dù trong những năm qua, Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiều đổi mới và đạt được những kết quả nhất định nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện, công tác thanh tra của ngành còn bộc lộ một số hạn chế cần được sớm khắc phục:

Thứ nhất: Hiện nay, vai trò của công tác thanh tra nhà nước về lao động, thương binh và xã hội phần lớn mới chỉ được các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng thanh tra thừa nhận về mặt nhận thức, bản thân các tổ chức, cá nhân này chưa thực sự tự giác và hợp tác trong việc chấp hành các kết luận thanh tra. Thực tế mỗi đoàn thanh tra, đặc biệt các đoàn thanh tra


về lao động khi kết thúc thanh tra đề xuất rất nhiều kiến nghị, trung bình từ 3 đến 4 kiến nghị cho mỗi đơn vị được thanh tra. Mặc dù các kiến nghị này đều được các Đoàn thanh tra quy định thời hạn là 30 ngày để khắc phục song khi các Đoàn thanh tra đi kiểm tra việc thực hiện kiến nghị thì phần lớn đối tượng thanh tra vẫn chưa thực hiện. Không chỉ bản thân các đối tượng thanh tra “chần chừ” trong việc thực hiện kiến nghị mà các cơ quan chủ quản như Uỷ ban nhân dân các cấp, các Bộ, ngành… là cơ quan có trách nhiệm đôn đốc thực hiện các kiến nghị cũng “lơ là” các kiến nghị của Đoàn. Do vậy, vai trò của công tác thanh tra chưa được phát huy hết.

Thứ hai: Sự thiếu kiên quyết và nghiêm khắc trong việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật về lao động đã giảm đi đáng kể yếu tố quyền lực của nhà nước trong hoạt động thanh tra, làm cho một số doanh nghiệp xem thường hoạt động thanh tra, tạo ra sự tùy tiện, đối phó, chiếu lệ trong việc chấp hành các kết luận thanh tra nói riêng và quy định của pháp luật về lao động nói chung.

Thứ ba: Chất lượng các kết luận thanh tra chưa cao, một số kết luận còn chung chung chưa chỉ rõ những mặt được và yếu kém trong hoạt động quản lý để tìm giải pháp khắc phục.

Thứ tư: Vẫn còn một số vụ khiếu nại kéo dài, vượt cấp hoặc tuy các cấp có thẩm quyền đã giải quyết nhưng đối tượng vẫn tiếp khiếu, gây tình trạng lộn xộn tại nơi tiếp công dân.

Thứ năm: Công tác thanh tra viên lao động phụ trách vùng được triển khai trong toàn quốc song các thanh tra viên được phân công phụ trách vùng chưa có phương thức làm việc thống nhất, việc hướng dẫn triển khai ghi phiếu, đánh giá phiếu, tổng hợp phiếu còn lúng túng, một số vùng hiệu quả


đánh giá phiếu thấp. Một số Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chưa chủ động, còn tâm lý ỷ lại, chờ Thanh tra Bộ về địa phương triển khai.

Thứ sáu: Công tác tự kiểm tra, rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng còn dừng lại ở kiểm tra hồ sơ mà chưa điều tra, làm rõ nguyên nhân để xử lý theo pháp luật.

Thứ bảy: Bộ máy thanh tra của ngành từ trung ương đến địa phương chưa thực sự thống nhất. Mối liên hệ giữa Thanh tra Bộ với Thanh tra các Sở chưa được gắn bó, ảnh hưởng đến kết quả công tác thanh tra chung của toàn ngành.

Thứ tám: Số lượng, chất lượng cán bộ, thanh tra viên còn có nhiều hạn chế, chưa đủ khả năng thực hiện thanh tra lao động hợp nhất. Việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ Lao động - Thương binh và Xã hội, nghiệp vụ thanh tra, kiến thức pháp lý, ngoại ngữ, tin học chưa được quan tâm đúng mức. Trình độ cán bộ thanh tra của toàn ngành chưa đáp ứng kịp yêu cầu, tính chất, nhiệm vụ trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế.

2.2.4. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế


2.2.4.1. Hệ thống pháp luật về thanh tra chưa đồng bộ


* Về Luật Thanh tra


Qua gần 3 năm thực hiện, Luật Thanh tra đã bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt đối với thanh tra chuyên ngành. Theo Luật này, hoạt động thanh tra chuyên ngành chưa được quy định cụ thể mà chỉ dẫn chiếu đến các quy định của hoạt động thanh tra hành chính như hình thức thanh tra, thời hạn, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thanh tra… Thực tế thì hoạt động thanh tra chuyên ngành có nhiều nét đặc thù so với thanh tra hành chính, chẳng hạn Điều 42 Luật Thanh tra quy định: Người ra quyết định thanh tra ký kết luận thanh tra.


Trên thực tế quy định này không khả thi bởi lẽ người ra quyết định thanh tra lại không trực tiếp đi thanh tra, không nắm bắt được hết sự việc mà lại ký kết luận, trong khi đó Trưởng đoàn là người trực tiếp thanh tra, hiểu biết sự việc thì không ký kết luận thanh tra, không phải chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra, dễ dẫn đến nảy sinh tình trạng “cho qua” “nhắc nhở” và tiêu cực có thể xảy ra.

Điều 43 Luật Thanh tra quy định: thời hạn ban hành kết luận thanh tra chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra. Quy định này khó thực hiện đối với các cuộc thanh tra chuyên ngành, đặc biệt khi thanh tra nhiều doanh nghiệp ở nhiều địa phương khác nhau, vì nếu thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra thì khi thanh tra xong một hoặc hai doanh nghiệp, Đoàn Thanh tra lại phải quay trở về cơ quan để làm kết luận, gửi kết luận rồi lại đi thanh tra tiếp. Điều này sẽ gây phiền hà, tốn kém tiền của nhà nước.

* Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động


Chế tài xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động được quy định tại Nghị định 113/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ tuy đã góp phần vào việc thực hiện pháp luật lao động nhưng do các quy định trong Nghị định này chưa sát với thực tế như mức xử phạt còn thấp, nhiều hành vi vi phạm pháp luật lao động chưa được quy định, chưa quy định cụ thể các biện pháp cưỡng chế nhằm bảo đảm cho quyết định xử phạt được thi hành nghiêm chỉnh nên tác dụng răn đe còn bị hạn chế.

Một số vấn đề chưa được quy định hoặc đã có quy định nhưng không thống nhất với nhau, ví dụ quy định về thời hạn thanh tra phải báo trước được quy định khác nhau tại Luật Thanh tra, Bộ luật Lao động, Nghị định 61/1998/NĐ-CP của Chính phủ. Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy


định về thanh tra viên phụ trách vùng cũng như hướng dẫn việc lập hệ thống tổ chức thanh tra nhà nước về lao động.

Luật Khiếu nại, tố cáo còn chưa phân biệt rõ thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ dẫn đến tình trạng đùn đẩy công việc giữa Bộ và tỉnh.

2.2.4.2. Tổ chức bộ máy chưa hoàn thiện


Hiện nay hoạt động quản lý hành chính ở nước ta tuân thủ nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ. Đó chính là sự phối hợp giữa quản lý theo chiều dọc của các Bộ với quản lý theo chiều ngang của chính quyền địa phương, theo sự phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp. Theo đó công tác thanh tra tại các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội vừa trực tiếp chịu sự quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, vừa chịu sự quản lý của Thanh tra Bộ. Với cách tổ chức bộ máy và quản lý như hiện nay rất khó khăn cho ngành, bởi lẽ Thanh tra Sở phụ thuộc hoàn toàn về quản lý hành chính và nhân sự của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh còn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc quản lý và chỉ đạo của Thanh tra Bộ. Do đó, khi Bộ triển khai tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho thanh tra viên các Sở nhiều khi không thuận lợi bởi còn liên quan đến kế hoạch công tác tại địa phương, hay khi Thanh tra các Sở không chấp hành chế độ báo cáo hoặc không phối hợp trong công việc thì cũng không có biện pháp để xử lý.

Mặt khác, do các chính sách thu hút vốn đầu tư, các chính sách ưu tiên phát triển doanh nghiệp nên nhiều địa phương quy định muốn thanh tra tại doanh nghiệp phải được sự đồng ý của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, không được thanh tra doanh nghiệp quá 1/2 ngày… làm ảnh hưởng đến việc giám sát thực hiện pháp luật.


Hơn nữa, mối quan hệ phối hợp giữa Chánh Thanh tra Bộ và Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, giữa Giám đốc Sở và thanh tra viên phụ trách vùng, giữa thanh tra viên phụ trách vùng và cơ quan thanh tra lao động thuộc vùng mình phụ trách chưa phát huy được hiệu quả trong quá trình triển khai và thực hiện công tác thanh tra.

2.2.4.3. Nhu cầu kiểm soát và quản lý ngày càng tăng


Theo báo cáo công tác thanh tra của các địa phương năm 2006, tỷ lệ các doanh nghiệp được thanh tra rất thấp chỉ chiếm 4,1% (bảng 2.11).

Bảng 2.11: Tỷ lệ doanh nghiệp được thanh tra tại một số địa phương


TT

Tỉnh/thành phố

Tổng số doanh nghiệp quản lý

Tỷ lệ doanh nghiệp được Thanh tra về lao động

1

Hà Nội

29.408

2,6%

2

Hà Tây

2.270

4%

3

Hải Phòng

6.041

3,3%

4

Quảng Ninh

2.306

6,4%

5

Đà Nẵng

4.940

3,7%

6

TP Hồ Chí Minh

56.839

2,7%

7

Đồng Nai

4.706

6,4%

Tỷ lệ trung bình

4,1%

(Nguồn: Báo cáo của Thanh tra các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2006)

Với tần suất trên thì thanh tra nhà nước về lao động chưa thể theo dõi, nắm bắt được hết việc thực hiện Bộ luật Lao động tại các doanh nghiệp chứ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2023