Sự Cần Thiết Hoàn Thiện Pháp Luật Về Thanh Tra Lao Động Ở Việt Nam

Chương 3‌‌


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM


3.1. SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

3.1.1. Xuất phát từ yêu cầu của quan hệ lao động trong bối cảnh hiện

nay


Quan hệ lao động là đối tượng điều chỉnh của Luật lao động Việt

Nam, là quan hệ giữa người làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội khác có liên quan trực tiếp với quan hệ lao động. Trong cơ chế thị trường, sức lao động là hàng hóa. Yếu tố con người trong mọi quá trình sản xuất, công tác là hết sức quan trọng. Nền kinh tế thị trường ở nước ta vận động và phát triển gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, vấn đề về chất lượng lao động, xây dựng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần được nhà nước và các doanh nghiệp quan tâm. Trong thị trường sức lao động đó, vị thế yếu thường thuộc về phía người lao động. Mặt khác, thị trường sức lao động với quan hệ cung cầu về lao động và giá cả sức lao động luôn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, cần có sự quản lý của nhà nước để đảm bảo quyền lợi cho người lao động (quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Cơ chế thị trường đòi hỏi quan hệ lao động được xác lập trên cơ sở sự thỏa thuận giữa người người sử dụng lao động và người lao động. Nhà nước tham gia quan hệ đó trong tư cách của nhà hoạch định quy định những điều kiện cho việc xác lập, duy trì, chấm dứt quan hệ lao động này. Tính chất công

nghiệp hóa, hiện đại hóa của quan hệ lao động phụ thuộc nhiều vào ý thức của các bên và hệ thống quy phạm pháp luật mang tính nền tảng.

Thanh tra lao động theo pháp luật lao động Việt Nam - 10

Đó là yêu cầu hiện đại hóa môi trường lao động, hiện đại hóa quan hệ chủ thợ, hiện đại hóa tác phong cũng như trang thiết bị làm việc. Việc xây dựng các thỏa ước lao động tập thế phải thể hiện được nội dung này.

Nền kinh tế thị trường đòi hỏi quan hệ lao động được xây dựng hài hòa, ổn định, lành mạnh và tiến bộ. Đó là sự hài hòa trong cách ứng xử, quyền - nghĩa vụ - lợi ích, địa vị, trách nhiệm, quan điểm, hoạt động của người sử dụng lao động và người lao động; sự ổn định trong mối quan hệ lao động, không có hiện tượng thường xuyên biến cố; đó là sự lành mạnh trong môi trường lao động không bạo lực; đó là sự tiến bộ trong ý thức của các bên và trong các quy định của pháp luật lao động; đó là yêu cầu nâng cao năng lực các đối xử xã hội. Đối thoại và thương lượng tập thể là công cụ hữu hiệu để xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, phòng tránh và giải quyết tranh chấp lao động tại doanh nghiệp. Chỉ thị số 22/2008/CT-TW ngày 05/6/2008 của Ban bí thư Trung ương và Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 18/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp đã được thực hiện trong thực tế, đem lại những hiệu quả đáng kể như giảm tranh chấp lao động, giảm ngừng việc tập thể, người lao động có lợi, doanh nghiệp phát triển bền vững…

Nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đòi hỏi trong lĩnh vực lao động, cơ chế ba bên của ILO phải được thiết lập. Đây là vấn đề sống còn của quan hệ lao động (giải quyết tranh chấp bằng hòa bình lao động). Cơ chế này được sử dụng trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động, tổ chức và quản lý lao động cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh, kể cả giải quyết tranh chấp lao động và đình công (Khoản 2 Điều 10 Bộ luật Lao động).

3.1.2. Xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước về lao động

Lao động là hoạt động có mục đích của con người. Lao động tạo ra của cải vật chất phục vụ đời sống con người. Lao động là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Trong lĩnh vực lao động, để thực hiện chức năng quản lý, điều hành, nhà nước ban hành hệ thống pháp luật về lao động, trong đó quy định các vấn đề cơ bản liên quan đến lao động như việc làm, học nghề, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, công đoàn, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất…; hoạch định các chương trình, kế hoạch quốc gia về lao động việc làm phục vụ chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống chính sách và biện pháp lớn hướng vào các chương trình, kế hoạch đó; chính sách đào tạo nghề; thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát của nhà nước, đặc biệt là hoạt động Thanh tra lao động. Muốn quản lý lao động tốt thì phải có một hệ thống pháp luật lao động tốt và một hệ thống thiết chế pháp lý tốt, trong đó thanh tra, kiểm tra phải phát huy được vị trí, vai trò trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách và pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật về lao động nói chung, trong đó có pháp luật về Thanh tra lao động, đang có những bất hợp lý so với thực tiễn, thậm chí, thiếu những quy định cần thiết để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này. Điều đó đỏi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thanh tra lao động.

3.1.3. Xuất phát từ yêu cầu khắc phục những hạn chế, tồn tại trong tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động

Tại Chương 2, luận văn đã chỉ ra, phân tích những hạn chế, tồn tại trong tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là pháp luật về Thanh tra lao động chưa đầy đủ, đồng bộ và hợp lý. Hoàn thiện pháp luật về Thanh tra lao động nói riêng và hoàn thiện

pháp luật lao động, pháp luật thanh tra nói chung là nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và trong xu thế hội nhập quốc tế. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động, Luật Thanh tra đang là một trong những nội dung trong Chương trình xây dựng Luật và Pháp lệnh của Quốc hội, được đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XII năm 2010, trong đó, Luật Thanh tra đã được Quốc hội thông qua.

Sự ra đời và vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống xã hội, tác động tới nhiều mặt của đời sống xã hội, làm cho các quan hệ kinh tế phát triển đa dạng bởi sự tham gia đa dạng của các thành phần kinh tế, làm phát sinh nhiều quan hệ xã hội mới, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Nền kinh tế thị trường cũng làm xuất hiện những mặt trái của nó như: lạm phát, độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh, trốn thuế, buôn lậu, gian lận thương mại, tiêu cực, tham nhũng và các hành vi vi phạm khác.

Vì vậy, nếu có một cơ chế thanh tra, kiểm tra chặt chẽ, hoàn chỉnh, thì không những đảm bảo quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vốn được coi là động lực phát triển kinh tế mà còn ngăn ngừa, hạn chế những tiêu cực nảy sinh từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân; đảm bảo sự điều tiết, kiểm soát của Nhà nước đối với các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang trở thành xu thế phát triển tất yếu. Xu hướng đó tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội trong mỗi quốc gia. Hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật thanh tra nói riêng là một phương hướng quan trọng nhằm tiếp cận với các thành tựu văn minh pháp lý của nhân loại, kế thừa những điểm tiến bộ trong thể chế thanh tra, kiểm tra của một số nước trên thế giới. Đồng thời, tham gia tiến trình

hội nhập quốc tế, pháp luật thanh tra phải đáp ứng được các yêu cầu của Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, bảo đảm sự hợp tác hiệu quả, thiết thực trong cuộc chiến chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tổ cáo.

Do đó, hoàn thiện pháp luật về thanh tra nói chung và pháp luật về Thanh tra lao động nói riêng nhằm đổi mới và hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra phù hợp với cơ chế quản lý mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra, góp phần hạn chế những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, đảm bảo định hướng XHCN là một trong những nhiệm vụ cấp bách của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.‌


3.2. GIẢI PHÁP CỤ THỂ


Luật Thanh tra vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII ngày 15/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011 và Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động được Chính phủ trình Quốc hội để thảo luận, lấy ý kiến thông qua tại các kỳ họp của Quốc hội khóa XII. Do đó, các đề xuất sửa đổi, bổ sung pháp luật lao động về thanh tra lao động phải tiến hành đồng bộ, thống nhất với các quy định của Luật Thanh tra và Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động.

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về thanh tra

Luật Thanh tra 2010 gồm có 7 chương và 78 điều. Như vậy, sau khi sửa đổi và bổ sung, Luật Thanh tra năm 2010 có thêm 2 Chương và 9 điều so với Luật Thanh tra năm 2004. Nội dung các chương gồm: Về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; quy định về thanh tra viên, người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; về điều kiện đảm bảo hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước; về thanh tra nhân dân; về điều khoản thi hành.

Luật Thanh tra cũng đã quán triệt những quan điểm, nguyên tắc như: làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi, phương thức hoạt động thanh tra và sự phối hợp của cơ quan thanh tra, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra và những hạn chế, bất cập khác của Luật Thanh tra hiện hành nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra; Quán triệt và cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra, đặc biệt là hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra, đảm bảo mọi hoạt động quản lý nhà nước đều chịu sự thanh tra, kiểm tra của Chính phủ và hệ thống cơ quan hành chính nhà nước; bảo đảm phối hợp có hiệu quả giữa các công cụ giám sát, kiểm tra, thanh tra của bộ máy nhà nước và của cả hệ thống chính trị đối với hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật Thanh tra sửa đổi lần này dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn tổ chức và hoạt động thanh tra, kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Thanh tra năm 2004 và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới về công tác thanh tra.

Những nội dung mới của Luật Thanh tra là tổ chức cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; Xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra; Trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành. Luật cũng bổ sung chế tài xử lý trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, kết luận thanh tra. Ngoài ra Luật cũng bổ sung quy định về xây dựng, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra; trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành.

3.2.1.1. Về thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành

- Về thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành

Trong thực tiễn tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta hiện nay, về cơ bản giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành là khác

nhau, nhất là về đối tượng thanh tra, trình tự, thủ tục thanh tra và hậu quả pháp lý sau thanh tra. Cụ thể, thanh tra hành chính là thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, nếu phát hiện có vi phạm thì kiến nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước xử lý. Thanh tra chuyên ngành là thanh tra việc thực hiện pháp luật chuyên ngành, việc chấp hành các quy định về quy chuẩn kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, ngành, trừ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mang tính chất công vụ; hoạt động thanh tra chuyên ngành được tiến hành thường xuyên, nếu phát hiện có vi phạm thì xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Do đó, Luật Thanh tra 2010 đã định nghĩa lại hai thuật ngữ này tại Khoản 2 và 3 Điều 3.

- Về thanh tra chuyên ngành tại các cơ quan thuộc bộ được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước

Theo quy định của Luật thanh tra hiện hành thì ở mỗi bộ chỉ có một tổ chức thanh tra (thanh tra Bộ) thực hiện cả nhiệm vụ thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở nhiều bộ, bên cạnh Thanh tra bộ còn thành lập thanh tra chuyên ngành ở một số tổng cục, cục. Như vậy, hệ thống cơ quan thanh tra thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hiện nay được tổ chức không thống nhất giữa các bộ, cơ quan ngang bộ.

Tại Điều 4 Luật Thanh tra 2010 quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra. Cơ quan này gồm hai loại: cơ quan thanh tra nhà nước (bao gồm Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ); Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh); Thanh tra sở; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện)) và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý

nhà nước theo ngành, lĩnh vực, bao gồm tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Cơ quan này không thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập. Hoạt động thanh tra chuyên ngành do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan (Điều 30). Tuy nhiên, theo nhận định chung thì đây là một quy định có nhiều bất cập khi triển khai trong thực tế, như bất cập trong quản lý (người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hoạt động độc lập hay thuộc bộ phận nào trong đơn vị đó, nếu họ thuộc một bộ phận trong đơn vị thì đó là bộ phận nào, bộ phận giải quyết khiếu nại, tố cáo, bộ phận kiểm tra hay bộ phận văn phòng…việc giao cho họ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành như vậy có phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của bộ phận đó hay không…); bất cập trong chuyên môn (chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức, nghiệp vụ thanh tra, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, chế độ báo cáo…

- Về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành

Pháp luật thanh tra cần quy định về trình tự, thủ tục mang tính nguyên tắc chung, còn trình tự, thủ tục cụ thể sẽ quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành nhằm bảo đảm tính thống nhất về trình tự, thủ tục trong hoạt động thanh tra. Trên cơ sở những quy định chung này, trong các văn bản pháp luật chuyên ngành sẽ quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thanh tra đặc thù, phù hợp với từng lĩnh vực quản lý nhà nước.

Để thể hiện rõ hơn sự đơn giản hóa trong trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành so với thanh tra hành chính, Luật Thanh tra cần có những quy định về việc Thanh tra viên chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập thì thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước nhằm bảo đảm tính linh hoạt, chủ động, thường xuyên của hoạt động thanh tra chuyên ngành và phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí