Khái Quát Thực Trạng Tổ Chức Và Hoạt Động Của Thanh Tra Lao Động Tại Việt Nam Hiện Nay

2.2. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Nghiên cứu khái quát và đưa ra nhận xét, đánh giá chung nhất về thực tiễn áp dụng pháp luật về Thanh tra lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì trên cơ sở đó sẽ thiết lập, củng cố vững chắc cơ sở thực tiễn của các đề xuất liên quan đến việc hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về Thanh tra lao động nói riêng.

Luật Thanh tra năm 2004 được ban hành đánh dấu một bước tiến mới trong công cuộc cải cách tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra. Trên cơ sở đó, ngày 29/3/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 31 quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội. Đây là văn bản pháp luật cụ thể hoá các quy định thóag Luật Thanh tra điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.

Thanh tra lao động là một nội dung của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội. Trên thực tế, tại hầu hết các tỉnh, thành phố, tổ chức bộ máy của thanh tra thường gộp chung cả hai lĩnh vực an toàn lao động và chính sách lao động - xã hội trong một tổ chức gọi là Thanh tra Sở. Và mỗi Thanh tra viên đều thực hiện cả hai nhiệm vụ là Thanh tra an toàn lao động và Thanh tra chính sách lao động - xã hội. Do đó, chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng thể về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội nói chung, trong đó có Thanh tra lao động.

2.2.1. Thực trạng tổ chức của Thanh tra lao động

2.2.1.1. Thực trạng tổ chức của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Theo Quyết định số 148/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 22/01/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ, thì Thanh tra Bộ gồm có Chánh Thanh tra và các Phó Chánh Thanh tra giúp việc.

Thực hiện chuyên môn nghiệp vụ gồm có 6 phòng chức năng: Phòng tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Phòng tổng hợp và Thanh tra hành chính; Phòng Thanh tra chính sách người có công; Phòng Thanh tra chính sách lao động; Phòng Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động; Phòng Thanh tra chính sách về trẻ em và Xã hội. Trên cơ sở quyết định này và quyết định số 599/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc bổ nhiệm Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra bộ đã ban hành các quyết định số 45, 46, 47, 48, 49, 50/QĐ-TTr ngày 28/5/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ của các Phòng nghiệp vụ thuộc Thanh tra Bộ. Theo đó, Phòng tổng hợp và Thanh tra hành chính thực hiện chức năng Thanh tra hành chính; chức năng Thanh tra chuyên ngành giao cho 4 phòng: lĩnh vực lao động có hai phòng là Phòng Thanh tra chính sách lao động và Phòng Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động (thực tế hai phòng này hoạt động gần giống nhau, cùng thực hiện Thanh tra toàn diện việc thực hiện pháp luật lao động). Phòng Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động có một số hoạt động chuyên sâu, Thanh tra chuyên đề về công tác an toàn, vệ sinh lao động, tuy nhiên đều có nội dung Thanh tra chính sách lao động trong các cuộc thanh tra. Phòng Thanh tra chính sách lao động đảm đương cả lĩnh vực xuất khẩu lao động theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Phòng Thanh tra chính sách người có công chuyên sâu về lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng; Phòng Thanh tra về trẻ em và Xã hội phụ trách các lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo trợ xã hội…Toàn bộ hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo giao cho Phòng tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Theo báo cáo tổng kết từ năm 2005 đến 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nếu như biên chế Thanh tra Bộ năm 2004 là 26 người, trong đó có 01 tiến sĩ, 03 thạc sĩ, còn lại là trình độ đại học, thì năm 2006 là 29 người,

đến năm 2008, tổng biên chế Thanh tra Bộ là 45 người, trong đó có 7 thạc sĩ, 38 cử nhân, kỹ sư, bác sỹ; 16 Thanh tra viên chính, 13 Thanh tra viên và 16 chuyên viên; Phòng tổng hợp và Thanh tra hành chính là 10 người, Phòng Thanh tra chính sách lao động là 6 người, Phòng Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động là 8 người. Đến ngày 01/12/2009, tổng số biên chế là 51 người, trong đó có 14 Thanh tra viên chính, 11 Thanh tra viên, 26 chuyên viên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Từ những con số trên, có thể đánh giá như sau: Về cơ bản, Thanh tra Bộ đã được kiện toàn cán bộ cấp Phòng, số lượng được bổ sung đủ so với định mức biên chế. Tuy nhiên, xét mối tương quan giữa cơ cấu cán bộ và khối lượng công việc toàn ngành thì có thể nói, cán bộ Thanh tra (Thanh tra viên) chưa thể đảm nhiệm hết các chức năng, nhiệm vụ được giao.

Thanh tra dạy nghề là đơn vị thuộc Tổng cục dạy nghề, có trách nhiệm giúp Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề thực hiện chức năng Thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực dạy nghề trong phạm vi cả nước, xem xét và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân trong lĩnh vực dạy nghề. Thanh tra dạy nghề chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tổng Cục trưởng Tổng cục dạy nghề và chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Thanh tra dạy nghề có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và các Thanh tra viên. Thanh tra viên dạy nghề ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Thanh tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra dạy nghề hiện nay được thực hiện theo quy định Quyết định số 176/QĐ-TCDN ngày 29/9/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Tổng cục dạy nghề. Tính đến năm 2008, "Thanh tra Tổng cục dạy nghề có 10 cán bộ, trong đó có 1 Chánh Thanh tra, 1 Phó Chánh Thanh tra và 08 cán bộ Thanh tra; chỉ có 1 trong số 10 người này được bổ nhiệm Thanh tra viên" [46]; năm 2009, "có 15 cán bộ, Thanh tra viên" [47].

Thanh tra lao động theo pháp luật lao động Việt Nam - 8

2.2.1.2. Thực trạng tổ chức của Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Nếu như trước năm 2004, cơ cấu tổ chức bộ máy của Thanh tra Sở không thống nhất, không ổn định thì từ năm 2004, tổ chức Thanh tra Sở cơ bản đã thống nhất. Đến năm 2006, Thanh tra Sở đã được tổ chức thống nhất theo mô hình hợp nhất thanh tra an toàn, vệ sinh lao động và chính sách lao động xã hội. Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, một số Phó Chánh Thanh tra và các cán bộ, Thanh tra viên. Mặc dù Chánh Thanh tra Sở phân công các cán bộ, Thanh tra viên phụ trách từng lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, song, mỗi Thanh tra viên đều phải tham gia tất cả các đoàn thanh tra thuộc các lĩnh vực thanh tra của ngành.

Theo báo cáo tổng kết từ năm 2004 đến 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nếu như trong 64 Sở có 274 cán bộ, Thanh tra viên, trong đó có 05 thạc sĩ, 230 cử nhân, 31 người có trình độ cao đẳng, trung cấp và 08 người ở trình độ sơ cấp thì năm 2006, tổng số cán bộ, Thanh tra viên thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 282 người, trong đó có 03 tiến sỹ, 253 cử nhân, 20 người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp, 06 người ở trình độ sơ cấp. Đến năm 2008, tổng số cán bộ, thành viên thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tăng lên 347 người, trong đó, riêng Thành phố Hồ Chí Minh là 40 người. Tuy nhiên, vẫn còn 03 tỉnh có số lượng Thanh tra viên là 02 người là Bắc Kạn, Bạc Liêu và Trà Vinh.

Nhận xét chung, tổ chức của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội nói chung, trong đó có Thanh tra lao động ngày càng được kiện toàn và ổn định cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, một nội dung luôn được đưa ra trong các chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm là tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo và tăng đủ số biên chế của Thanh tra Bộ nói riêng và thanh tra toàn ngành nói chung nhằm đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Thực trạng đội ngũ cán bộ Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được thể hiện tại phụ lục 1.

2.2.2. Thực trạng hoạt động của Thanh tra lao động

Bộ luật Lao động 1994, được sửa đổi năm 2002, có hai điều quy định về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Nhà nước về lao động (Điều 185 và 186). Theo đó, Thanh tra Nhà nước về lao động có chức năng thanh tra chính sách lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động. Sau đây là các hình thức hoạt động chính của thanh tra.

2.2.2.1. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo

Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo được thể hiện qua các số liệu thống kê ở phụ lục 2, năm 2008, tổng số vụ khiếu nại về chính sách lao động và bảo hiểm xã hội là 05 vụ, đã giải quyết 04 vụ, đang xử lý 01 vụ. Tổng số vụ tố cáo về chính sách lao động là 02 vụ, cả 2 vụ đã được giải quyết. Năm 2009, tổng số vụ khiếu nại về chính sách lao động, bảo hiểm xã hội là 09 vụ, trong đó đã giải quyết 08 vụ, đang xử lý 01 vụ.

Trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, hầu hết các vụ tồn đọng đều thuộc lĩnh vực chính sách về chế độ bảo hiểm xã hội và một số vấn đề về tranh chấp lao động. Nguyên chính là những vụ khiếu nại, tố cáo thường kéo dài vì trong quá trình thu thập chứng cứ, xác minh, bổ sung chứng cứ hồ sơ thường mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, các vụ khiếu nại, tố cáo sau khi được giải quyết đã được thực hiện nghiêm túc, không có tái khiếu.

2.2.2.2. Hoạt động thanh tra hành chính

Kết quả hoạt động thanh tra hành chính được thể hiện qua các số liệu ở phụ lục 3, qua 5 năm, tổng số cuộc thanh tra hành chính được tiến hành là 255 cuộc, có 619 kiến nghị, phát hiện 25 cán bộ tham ô, cố ý làm sai chính sách, pháp luật. Những cán bộ làm sai đều bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật cán bộ, công chức hoặc xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.

2.2.2.3. Hoạt động thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động

Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày l6/02/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế hoạt động Thanh tra Nhà nước về lao động theo phương thức Thanh tra viên phụ trách vùng và Quyết định số 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày l6/02/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động ra đời là mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển biến trong công tác Thanh tra Nhà nước về lao động, thể hiện sự quyết tâm của thanh tra ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nhằm đạt được mục đích thanh tra. Đây cũng là phương thức mà phía doanh nghiệp rất ủng hộ bởi nó tiết kiệm thời gian cho họ. Số cuộc thanh tra hàng năm mà mỗi Thanh tra viên thực hiện đã tăng đột biến. Nếu như trước đây, một Thanh tra viên mỗi năm chỉ kiểm tra được 30-40 doanh nghiệp thì đến năm 2008 con số tăng lên là gần gấp hai lần.

Theo báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện phương thức hoạt động Thanh tra viên phụ trách vùng và sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp ngày 10/3/2010 thì đến nay, Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan duy nhất sử dụng phương thức Thanh tra viên phụ trách vùng và sử dụng phiếu tự kiểm tra đối với các doanh nghiệp. Sự chủ động, sáng tạo trong quản lý, điều hành và trong tổ chức, hoạt động của Thanh tra Nhà nước về lao động đã mang lại những kết quả tích cực.

Kết quả thanh tra, kiểm tra cho thấy, chưa doanh nghiệp nào thực hiện được đầy đủ các nội dung cơ bản của Bộ luật Lao động; bình quân chung là 6,4 sai phạm/doanh nghiệp. Các sai phạm chủ yếu vẫn tập trung ở một số hành vi:

- Không ký kết hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng lao động có thời hạn, hết hạn hợp đồng lại ký hợp đồng lao động có thời hạn mới lặp đi lặp lại nhiều lần;

- Không xây dựng định mức lao động, không xây dựng và đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương;

- Trả lương không đầy đủ cho người lao động làm thêm giờ, làm việc ban đêm, làm việc vào ngày nghỉ, ngày lễ;

- Không cho lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ hàng năm ít nhất mười bốn hoặc mười sáu ngày/năm (chưa kể thâm niên);

- Không tham gia bảo hiểm xã hội đối với số lao động làm việc từ đủ ba tháng đến dưới mười hai tháng;

- Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

- Không khai báo điều tra, thống kê, báo cáo về tai nạn lao động;

- Không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho lao động làm các công việc độc hại, nguy hiểm.

Số liệu thống kê cho thấy, số cuộc thanh tra qua các năm liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng và chất lượng. Theo báo cáo tổng kết từ năm 2005 đến 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Tại thanh tra Bộ, số doanh nghiệp được thanh tra năm 2009 là 247, tăng gần gấp hai lần so với năm 2007, 2008; tăng gần 3 lần so với năm 2006 và tăng gần gấp 5 lần so với năm 2005. Tổng số kiến nghị năm 2009 là 3408 tăng 1,7 lần so với năm 2007, tăng hơn 3 lần so với năm 2006 và tăng 4,3 lần so với năm 2005 (Phụ lục 5); tại Thanh tra Sở, tổng số doanh nghiệp được thanh tra và phát phiếu tự kiểm tra năm 2009 là 22.689, tăng gấp 1,2 lần so với năm 2008 và tăng gấp 1,5 lần so với năm 2007 và 2006, tăng 4,4 lần so với năm 2005. Tổng số kiến nghị năm 2009 là 7.838 tăng gấp 1,18 lần so với năm 2008, tăng gấp 1,6 lần so với năm 2007, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2006 và tăng gấp 3,4 lần so với năm 2005 (Phụ lục 4).

Theo báo cáo của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2009, với tổng số biên chế là 42 người, Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội đã thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại 550 doanh nghiệp, tăng gấp 1,64 lần so với năm 2008. Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ cũng đã tiến hành thanh tra hoạt động dạy nghề tại 10 cơ sở dạy nghề. Với 15 cán bộ, Thanh tra viên, Thanh tra Tổng cục dạy nghề cũng đã tiến hành thanh tra tại 101 cơ sở dạy nghề trên địa bàn 25 tỉnh, thành phố. Cũng trong thời gian này, Thanh tra Bộ thực hiện thanh tra việc thực hiện Luât Bảo hiểm xã hội tại 3 tỉnh, thành phố.

Việc áp dụng phương thức hoạt động Thanh tra viên phụ trách vùng và sử dụng phiếu tự kiểm tra tại doanh nghiệp đã cho thấy số lượng doanh nghiệp được thanh tra theo vùng diễn biến tăng dần, tần suất thanh tra trên một doanh nghiệp cũng đã thay đổi, khắc phục được tình trạng có nơi, có doanh nghiệp được thanh tra nhiều lần, và ngược lại, có nơi, doanh nghiệp từ trước đến nay chưa hề được thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh việc tiếp tục triển khai công tác Thanh tra viên phụ trách vùng và sử dung phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp, công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật theo kế hoạch đề ra đầu năm cũng luôn được triển khai, đặc biệt là công tác an toàn, vệ sinh lao động. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động là một trong những nội dung tập trung ưu tiên trong công tác thanh tra ngành.

2.2.2.4. Hoạt động thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động

Bảo đảm cho người lao động phòng tránh tai nạn lao động (sau đây viết tắt là tai nạn lao động) và bệnh nghề nghiệp, cũng như bảo đảm cho môi trường lao động được an toàn và bảo vệ được sức khỏe người lao động luôn là mục tiêu quan trọng trong Chương trình quốc gia về việc làm bền vững (DWCP) tại Việt Nam. Do chính sách đổi mới về kinh tế của Đảng, sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời, số lượng doanh nghiệp ở nước ta hiện nay đang trên đà tăng nhanh, đặc biệt là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Hiện

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí