Những Hạn Chế Và Tồn Tại Trong Tổ Chức Và Hoạt Động Của Thanh Tra Lao Động

nay, nước ta có khoảng 50 vạn doanh nghiệp. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là nơi thường xảy ra nhiều tranh chấp về lao động. Hiện có khoảng hơn 400 Thanh tra viên và cán bộ thanh tra trong toàn quốc làm công tác lao động thực hiện cả ba chức năng thanh tra chính sách lao động, thanh tra kỹ thuật an toàn lao động và thanh tra vệ sinh lao động. Tỷ lệ Thanh tra viên trên số doanh nghiệp là rất thấp so với nhiều nước trên thế giới, có nghĩa là cứ khoảng 1000 doanh nghiệp mới có một Thanh tra viên. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng gia tăng quá "nóng" tai nạn lao động, đặc biệt là tai nạn tại các công trường xây dựng (phụ lục 6).

Số liệu thống kê ở phụ lục 6 cho thấy, về cơ bản, tình hình tai nạn lao động các năm đều tăng cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng, phản ánh diễn biến phức tạp của tình hình tai nạn lao động. Một số vụ tai nạn nghiêm trọng điển hình qua các năm như: vụ sập hai nhịp dẫn cầu Cần Thơ ngày 26/9/2007 làm chết 53 người, bị thương 80 người; vụ nổ khí mêtan tại mỏ than Khe Chàm ngày 08/12/2008 làm 11 người chết và 22 người bị thương nặng; nhiều vụ tai nạn liên tiếp xảy ra trong quá trình xây dựng Tòa nhà Keangnam (Hà Nội) làm 04 người chết và 03 người bị thương vào các ngày 21, 22 và 27 tháng 7 năm 2009.

Số liệu thống kê tại phụ lục 7 cho thấy, công tác thanh tra an toàn, vệ sinh lao động ngày càng được chú trọng, số các doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra tăng hàng năm. Bình quân số sai phạm trên doanh nghiệp năm 2005 là 3,51; năm 2006 là 2,64; năm 2007 là 6,87; năm 2008 là 5,46; năm 2009 là 4,99.

Phân tích từ số lượng biên bản điều tra tai nạn lao động mà các địa phương gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (phụ lục 6), có thể đánh giá như sau: mặc dù số vụ tai nạn lao động diễn ra ngày càng tăng và nghiêm trọng, nhưng, hình thức xử lý chủ yếu vẫn là xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp sai phạm. Số đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự và khởi tố trách nhiệm hình sự chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Trong các bản thông báo tình hình tai nạn lao động qua các năm, từ năm 2005 đến năm 2009, có thể nhận thấy:

- Lĩnh vực sản xuất xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người là lĩnh vực xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp và công trình giao thông; lĩnh vực khai thác khoáng sản; lĩnh vực cơ khí chế tạo; lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng; ngoài ra còn có một số lĩnh vực sản xuất khác như lĩnh vực giao thông vận tải, lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, luyện kim, xây lắp điện…

- Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất là điện giật; ngã từ trên cao; máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn; sạt lở đá (trong lĩnh vực khai thác đá và khai thác khoáng sản); vật đổ, đè; các yếu tố liên quan đến mặt bằng sản xuất, liên quan đến giàn giáo, sàn thao tác…

- Nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động là do lỗi của người sử dụng lao động và người lao động.

Do người sử dụng lao động tổ chức lao động chưa tốt; điều kiện làm việc không tốt; người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; chưa huấn luyện an toàn lao động cho người lao động; không có phương tiện bảo vệ cá nhân; thiết bị không đảm bảo an toàn lao động; không có thiết bị an toàn.

Do người lao động vi phạm quy trình, quy phạm an toàn lao động; không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Ngoài ra có những vụ tai nạn lao động xảy ra không xác định được nguyên nhân hoặc do nguyên nhân khách quan khó tránh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Trước tình hình gia tăng nghiêm trọng các vụ tai nạn lao động thu hút sự quan tâm của cả xã hội, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2006-2010; ngày 14/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 10 về việc tăng cường thực hiện công tác Bảo hộ lao động, an toàn lao động nhằm phòng ngừa tai nạn lao động,

bệnh nghề nghiệp, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động, góp phần ổn định và phát triển sản xuất, trong đó nhấn mạnh vai trò chủ trì, phối hợp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với các Bộ, ngành liên quan, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Uỷ ban nhân dân các tỉnh trong việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động trên các công trình trọng điểm, các khu công nghiệp tập trung, các cơ sở khai thác khoáng sản, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng…; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật lao động và an toàn lao động gây hậu quả nghiêm trọng, kiện toàn bộ máy công tác an toàn lao động và Thanh tra lao động ở Trung ương và địa phương; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ, nghiệp vụ và năng lực thanh tra, kiểm tra cho các Thanh tra viên.‌

Thanh tra lao động theo pháp luật lao động Việt Nam - 9


2.3. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ TỒN TẠI TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA LAO ĐỘNG

2.3.l. Những hạn chế và tồn tại trong tổ chức của Thanh tra lao động

Một là, một vấn đề có thể nhìn thấy rõ là Thanh tra viên trên toàn quốc không chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thanh tra trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội. Đây là một khó khăn rất lớn cho thanh tra ngành nói riêng và hoạt động ngành nói chung trong bối cảnh Thanh tra viên thì ít, đối tượng thanh tra thì nhiều và luôn tìm cách trốn tránh việc thực hiện pháp luật.

Số lượng Thanh tra viên quá mỏng không tương xứng với tốc độ phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp, lại "ôm" quá nhiều việc như hiện nay cũng là một thực trạng đáng lo ngại trong công tác tổ chức bộ máy thanh tra ngành và trong công tác quản lý nhà nước về lao động.

Hai là, thực tế có một khó khăn cho thanh tra ngành nói chung và Thanh tra lao động nói riêng, xuất phát từ nguyên tắc quản lý theo ngành kết

hợp với quản lý theo lãnh thổ. Thanh tra Sở chịu sự quản lý về hành chính và nhân sự của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chịu sự quản lý, chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra Bộ. Vì không liên quan đến hành chính và nhân sự nên khi Thanh tra Sở không chấp hành chế độ báo cáo hoặc không phối hợp trong công tác thì cũng không có biện pháp xử lý dẫn đến công tác quản lý ngành gặp nhiều khó khăn.

Ba là, về nguồn nhân lực.

Về số lượng, Việt Nam đang "thiếu trầm trọng Thanh tra lao động". Đó là phát biểu của ông Nguyễn Văn Tiến, hiện là Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ông Tiến cho rằng, với lực lượng mỏng và ôm nhiều việc như hiện nay thì phải sau 150 năm Thanh tra viên mới quay lại doanh nghiệp một lần. Do đó, việc phát hiện ra vi phạm pháp luật lao động là rất hạn chế, việc bỏ lọt vi phạm là không thể tránh khỏi. Ông Tiến cũng cho rằng, đây chính là một trong nhiều nguyên nhân khiến tình trạng tai nạn lao động, đình công liên tục gia tăng. Theo ILO, với các nước đang phát triển như Việt Nam thì trung bình 40.000 lao động phải có một Thanh tra viên lao động. Nếu theo tiêu chuẩn này thì với 45 triệu lao động, Việt Nam phải cần tới hơn 1000 Thanh tra viên, chứ không dừng lại ở con số khiêm tốn hiện nay.

Về chất lượng: theo số liệu thống kê năm 2007 của thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cả nước có 362 cán bộ Thanh tra, trong đó chỉ có 283 cán bộ đã học nghiệp vụ thanh tra. Số lượng thanh tra ít, lại phải thực hiện hoạt động thanh tra mọi lĩnh vực của ngành, trong khi chỉ được đào tạo chuyên môn về một lĩnh vực (hoặc là Thanh tra chính sách lao động, hoặc là Thanh tra an toàn lao động, hoặc là Thanh tra lĩnh vực xã hội). Lực lượng thanh tra hiện nay chủ yếu tốt nghiệp từ các trường Đại học Luật, kinh tế (hiện nay, tại Thanh tra Bộ, có 02 Thanh tra viên tốt nghiệp trường Đại học Y). Thực tế đó tất yếu dẫn đến việc kiểm tra, kiểm soát về chấp hành pháp luật lao động bị hạn chế. Như vậy, Thanh tra ngành nói chung và Thanh tra lao

động nói riêng đã thiếu, lại yếu, nên vấn đề tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đang đặt ra rất cấp thiết.

Về chế độ, chính sách đối với ngạch Thanh tra viên: Thanh tra viên phải có tiêu chuẩn đặc thù phù hợp với hoạt động thanh tra, bởi vì họ không chỉ có khả năng đánh giá, xem xét hoạt động quản lý nhà nước mà còn phải có khả năng phân tích, tổng hợp, hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực, nội dung thanh tra, có thể độc lập trong thực hiện công vụ. So với yêu cầu trên, đội ngũ Thanh tra viên hiện nay chưa đủ sức đảm đương thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra, trong khi đó, quy định về thời gian để bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên rất dài (9 năm), cùng với những quy định về điều kiện văn bằng, chứng chỉ rất chặt chẽ… Mặc dù trọng trách rất lớn nhưng điều kiện đảm bảo về lương, phụ cấp và các chế độ chính sách khác không đủ sức hấp dẫn để thu hút nguồn lực mới, thậm chí, trong quá trình tác nghiệp không thể tránh khỏi những tiêu cực nảy sinh trong hệ thống cán bộ thanh tra.

2.3.2. Những hạn chế và tồn tại trong hoạt động của Thanh tra lao động

Một là, một tình trạng chung trong hoạt động Thanh tra lao động trên các lĩnh vực thanh tra chính sách lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động là sai phạm nhiều, kiến nghị nhiều nhưng xử lý ít. Phải chăng nguyên nhân là do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Thanh tra viên lao động chưa đáp ứng được yêu cầu công việc hay do quy định của pháp luật về thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm có sự bất hợp lý? Vậy, mục đích thanh tra có đạt được triệt để không?

Hai là, tình trạng khai báo, điều tra về tai nạn lao động chậm so với quy định, được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thừa nhận trong "Thông báo tình hình tai nạn lao động năm 2008". Cụ thể là, theo báo cáo của 63 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong cả nước, xảy ra 508 vụ tai nạn

lao động chết người nhưng đến ngày 01/02/2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới nhận được 181 biên bản điều tra. Nghĩa là còn tới 327 vụ tai nạn lao động chết người không được điều tra, hoặc có điều tra nhưng "chìm xuồng".

Như vậy, với hầu hết các vụ tai nạn lao động chết người xảy ra, rất ít chủ sử dụng lao động bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chuyện để "xử lý nội bộ" nếu cứ tiếp diễn sẽ trở thành tiền lệ không chính thức, nên không có tác dụng giáo dục, răn đe, phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn lao động tái diễn, có hoạt động thanh tra nhưng mục đích thanh tra không đạt được triệt để.

Ba là, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng tai nạn lao động hàng năm là do cả người sử dụng lao động và người lao động chưa thực hiện tốt công tác an toàn lao động. Thực tế là người sử dụng lao động thì không muốn chi những khoản tiền không nhỏ để trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động, còn người lao động mặc dù nhận thức rõ rằng làm việc trong tình trạng không có phương tiện bảo hộ lao động là quá mạo hiểm đến tính mạng, nhưng vì cuộc sống, vì tình trạng "việc chê người", "người cần việc" nên họ buộc phải chấp nhận mà không yêu cầu hoặc dù có yêu cầu được trang bị phương tiện bảo hộ lao động nhưng cũng khó được chủ sử dụng lao động chấp nhận.

Bốn là, mặc dù hàng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đều có thông báo tình hình tai nạn lao động và có đánh giá về những lĩnh vực sản xuất thường xảy ra tai nạn lao động chết người, các loại yếu tố, thiết bị gây nhiều tai nạn lao động chết người, các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động, tuy nhiên, tình trạng tai nạn lao động năm sau vẫn nghiêm trọng hơn năm trước, vẫn xảy ra tại các lĩnh vực sản xuất, vẫn do các loại yếu tố, thiết bị gây tai nạn lao động đã được tổng kết của năm trước. Tuy nhiên, người ta không thấy vai trò của Thanh tra lao động. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng "xảy ra liên tiếp các vụ tai nạn lao động có trách nhiệm

của cơ quan quản lý nhà nước. Đó là việc thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về an toàn lao động còn lơ là" [40].

Mặc dù các cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức nhiều đoàn thanh tra, liên tục thanh tra công tác an toàn lao động, đặc biệt là tại các công trình xây dựng, thế nhưng số vụ tai nạn lao động vẫn cứ tăng đều, đặc biệt là các vụ tai nạn lao động làm chết người gia tăng một cách đáng lo ngại. Phải chăng chúng ta đang "bất lực với tai nạn lao động chết người?".

Năm là: Các quy định tại Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 11/4/2004 về xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động không còn phù hợp với thực tế nữa, như: mức xử phạt thấp, mức cao nhất chỉ đến 20 triệu đồng, nhiều hành vi vi phạm pháp luật chưa được quy định...do đó không đảm bảo tính giáo dục và răn đe trong các quyết định xử phạt của cơ quan thanh tra, khiến cho doanh nghiệp "nhờn thuốc".

Sáu là, việc đảm bảo các chế độ, chính sách cho người lao động bị tai nạn trong các vụ tai nạn lao động chưa kịp thời. Khi xảy ra tai nạn lao động, cơ quan công an là người đầu tiên thực hiện nhiệm vụ điều tra. Nếu vụ việc không có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì lúc đó Thanh tra lao động mới vào cuộc. Như vậy phải sau một thời gian ít nhất là 2 tháng, người lao động bị tai nạn lao động mới được xem xét hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.


2.4. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ


Sở dĩ có tình trạng trên là do:

- Hệ thống pháp luật Việt Nam, mà trực tiếp là pháp luật về lao động, pháp luật về Thanh tra chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được tốt nhất yêu cầu mà thực tiễn đặt ra. Những "khoảng trống", những mâu thuẫn, bất cập của pháp luật đã hạn chế sự vận hành, năng lực và hiệu quả hoạt động của cơ quan thanh tra nói chung và Thanh tra lao động nói riêng.

- Nhận thức về công tác thanh tra nói chung và Thanh tra lao động nói riêng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa toàn diện, chính xác. Các đối tượng thanh tra coi đây là công việc gây phiền hà chứ không phải là việc tuân thủ pháp luật thanh tra. Từ đó họ luôn tìm cách đối phó, che dấu hành vi viche giấuáp luật, không quan tâm nghiên cứu, thực hiện các kiến nghị thanh tra… Về phía cơ quan thanh tra và cán bộ thanh tra, chưa coi trọng mục đích quản lý nhà nước; có nhiều trường hợp cán bộ thanh tra lạm dụng quyền lực và vị thế để sách nhiễu đối tượng thanh tra, chưa chú trọng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ trong hoạt động thanh tra.

- Sự phối, kết hợp giữa Thanh tra lao động với các cơ quan, đơn vị khác trong công tác thanh tra còn nhiều hạn chế, do đó, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả, hiệu quả thanh tra.

- Cơ chế hoạt động và tổ chức của Thanh tra lao động thời gian qua đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Hoạt động thanh tra mới chỉ chú trọng đến số lượng mà chưa quan tâm đến hiệu quả. Số lượng Thanh tra viên chưa theo kịp tốc độ phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Do đó, chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của công tác quản lý nhà nước.

- Sự cải cách tài chính công và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của cán bộ, công chức. Do đó, không thu hút, giữ chân được nhiều cán bộ có trình độ, tâm huyết làm việc trong cơ quan thanh tra.

- Mặc dù Việt Nam đã tham gia phê chuẩn nhiều Công ước quốc tế về lao động, Thanh tra lao động, nhưng tổ chức và hoạt động của hệ thống Thanh tra nói chung và Thanh tra lao động nói riêng chưa theo kịp với tiến trình hội nhập của thế giới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2023