Các Nội Dung Phân Tích Dự Án (Trong Báo Cáo Tiền Khả Thi/ Khả Thi)


tiết kiệm chi phí vận hành phương tiện, tiết kiệm thời gian di chuyển, tăng thêm tính tiện nghi, thuận tiện, tính an toàn cho người tham gia giao thông... Dựa vào thông tin thu thập được, trong khuôn khổ bài luận văn này, tác giả tập trung phân tích hai chi phí chính là tiết kiệm chi phí vận hành phương tiện, tiết kiệm thời gian.


Chi phí


S1

S2

A

B

O

C1 C2


Q1 Q2



Trong hình 2.1 ở trên

Lưu lượng giao thông trên một đơn vị thời gian Hình 2.1 Khung phân tích kinh tế dự án


Trục tung : Chi phí vận hành xe (VOC) và thời gian đi lại.


Trục hoành: lượng phương tiện giao thông đi lại trong một đơn vị thời gian.


Xét tại thời điểm ban đầu: Lượng phương tiện giao thông đi lại trong một đơn vị thời gian là Q1

Khi công trình vận hành: Lượng phương tiện lưu thông trên tuyến đường mới tăng (Q1 lên Q2) do những người muốn ở nhà nay thuận tiện nên tham gia giao


thông và từ những chuyển sang từ con đường khác. Chi phí giảm từ C1 xuống C2 do mức độ tắc nghẽn giảm, tốc độ xe lưu thông cao hơn.

Những lợi ích có được khi đầu tư con đường mới :


+ Lợi ích cắt giảm chi phí cho những người sử dụng ban đầu là diện tích hình chữ nhật C1AOC2. Diện tích S1 = Q1x(C1 - C2)

+ Lợi ích do nhu cầu tăng thêm cho người tham gia mới là diện tích hình thang Q1ABQ2. Diện tích S2 = 1/2(Q2 – C1)x(C1 - C2)

Những chi phí khi xây dựng đường: là diện tích hình chữ nhật Q1OBQ2. Diện tích S3 = C2 x (Q2 – Q1)

Khi đó, lợi ích ròng tăng thêm khi xây dựng công trình trong một đơn vị thời gian là diện tích tam giác ABO. Diện tích S4 = ½(Q2-Q1)(C2-C1)

2.3 Các nội dung phân tích dự án (trong báo cáo Tiền khả thi/ Khả thi)


Trong khuôn khổ của luận văn, Phân tích dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi tập trung vào phân tích các nội dung sau:

- Phân tích tài chính

- Phân tích kinh tế

- Phân tích rủi ro

- Phân tích xã hội


2.3.1 Phân tích tài chính: được dựa trên những ước tính lợi ích tài chính ròng mà dự án mang lại cho chủ đầu tư và những người đóng góp nguồn lực tài chính khác cho dự án bằng cách xem xét tất cả các khoản thu và chi về tài chính trong vòng đời dự kiến của dự án.

Mục tiêu: của công tác phân tích tài chính là để đánh giá tính vững mạnh về mặt tài chính của dự án trên quan điểm của chủ đầu tư, chủ nợ, tổ chức vận hành,v.v…

Cơ sở ước tính: lợi ích tài chính ròng của dự án là xác định và ước tính ngân lưu vào và ngân lưu ra về mặt tài chính trong vòng đời dự kiến của dự án.


Thẩm định dự án về mặt tài chính: được dựa trên nguyên tắc ước lượng ngân lưu tài chính của dự án rồi chiết khấu ngân lưu này về hiện tại bằng cách sử dụng một suất chiết khấu thích hợp. Trong thẩm định dự án về mặt tài chính, suất chiết khấu áp dụng cho việc chiết khấu ngân lưu của dự án trong tương lai về hiện tại chính là chi phí cơ hội của vốn.

2.3.2 Phân tích kinh tế: ước tính lợi ích tài chính ròng mà dự án mang lại cho nền kinh tế bằng cách xem xét tất cả các khoản thu, khoản chi về kinh tế trong vòng đời dự kiến của dự án.

Mục tiêu: của công tác phân tích kinh tế là để đánh giá dự án trên quan điểm của toàn bộ nền kinh tế và xác định xem việc thực hiện dự án có cải thiện được phúc lợi kinh tế quốc gia hay không.

Cơ sở ước tính: lợi ích kinh tế ròng của dự án là xác định và ước tính ngân lưu vào và ngân lưu ra về mặt kinh tế trong vòng đời dự kiến của dự án.

Thẩm định dự án về mặt kinh tế: được dựa trên nguyên tắc ước lượng ngân lưu kinh tế của dự án rồi chiết khấu ngân lưu này về hiện tại bằng cách sử dụng một suất chiết khấu thích hợp. Trong thẩm định dự án về mặt kinh tế, suất chiết khấu áp dụng cho việc chiết khấu ngân lưu của dự án trong tương lai về hiện tại chính là chi phí vốn của nền kinh tế.

Thực chất, thẩm định kinh tế có cùng một bản chất như phân tích tài chính, ngoại trừ rằng trong thẩm định kinh tế, chi phí và lợi ích của dự án được tính theo quan điểm của toàn bộ quốc gia trong khi phân tích tài chính chỉ tính tới chi phí và lợi ích liên quan tới nhà đầu tư hoặc chủ dự án. Thay vì dựa hoàn toàn vào các kỹ thuật kế toán để tính chi phí và lợi ích như trong phân tích tài chính, phân tích kinh tế còn đòi hỏi sử dụng các kỹ thuật tính toán kinh tế để bổ sung vào khung kế toán. Để phát triển phân tích tài chính thành phân tích kinh tế, chúng ta cần trả lời thêm một loạt các câu hỏi tiếp theo các câu hỏi đã nêu ở phần trên.

2.3.3 Phân tích xã hội: liên quan đến việc lượng hóa những tác động kinh tế phát


sinh từ các hoạt động của dự án. Khi một dự án được triển khai, sẽ có những tác động đến các đối tượng liên quan đến dự án, rất khó để một dự án có thể mang lại lợi ích đồng đều cho mọi người dân trong xã hội. Để phân tích, đánh giá xã hội trong một dự án thường phải sử dụng những yếu tố đã được sử dụng trong phân tích tài chính và kinh tế. Các ước lượng giá trị tham số trong luận văn này được tham khảo từ các nghiên cứu cụ thể hoặc được tính toán một cách cẩn thận. Để xác định các biến số có tác động quan trọng đến NPV của dự án và để đánh giá tính chất biến thiên của mức sinh lợi từ hoạt động đầu tư này, cần tiến hành các phân tích độ nhạy và phân tích rủi ro.‌

2.4 Các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính Nhóm các phương pháp ngân lưu chiết giảm

Phương pháp giá trị hiện tại ròng NPV


Giá trị hiện tại ròng NPV: Là giá trị hiện tại của các dòng tiền sẽ nhận trừ đi giá trị hiện tại của các khoản đầu tư. Giá trị hiện tại ròng được tính theo công thức sau:


NPV


n

t 0

CFt

(1r)t

C0


(2.1)


Trong đó:


C0 : Đầu tư ban đầu R : Suất chiết khấu

CFt : Ngân lưu ròng kỳ vọng vào thời điểm t


Tiêu chuẩn đánh giá: Dự án khả thi khi NPV ≥ 0


Phương pháp suất thu lợi nội tại IRR


Suất sinh lợi nội tại IRR: là suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại ròng của đầu tư bằng 0 (NPV = 0).



n

t 0

Bt Ct 0 (1r)t


(2.2)


Trong đó:


Bt : Lợi ích của dự án Ct : Chi phí của dự án

Tiêu chuẩn đánh giá: dự án khả thi khi IRR ≥ MARR


Trong đó: MARR (suất chiết khấu, chi phí vốn): là suất sinh lời tối thiểu mà nhà

đầu tư trông đợi.


Phương pháp tỉ số lợi ích - chi phí B/C

B/C = hiện giá các lợi ích/ hiện giá các chi phí


Thực chất phương pháp này là một cách diễn đạt khác của giá trị tương đương là tỷ số giữa giá trị hiện tại của lợi ích và chi phí.

Tiêu chuẩn đánh giá: Một dự án khả thi một khi B/C ≥ 1.


Ngoài ra, đây là dự án có vay nợ, vì vậy nhằm đánh giá tính an toàn trả nợ, các ngân hàng sẽ tính tỷ lệ an toàn nợ vay (DSCR) trong các năm dự án hoạt động.

DSCR tại một thời điểm = tổng số tiền mặt được phép sử dụng để trả nợ/tổng công nợ doanh nghiệp sẽ phải trả.

Tiêu chuẩn đánh giá: Trong các tài liệu thẩm định đối với các dự án cho vay tại Việt Nam, các ngân hàng quốc tế như ADB, WC thường chọn DSCR ≥ 1,2.

2.5 Các phương pháp sử dụng trong phân tích kinh tế và xă hội Phương pháp phân tích kinh tế - xã hội

Hiện nay, các cơ quan chức năng chưa có đầy đủ các quy định cụ thể về nội dung cũng như phương pháp tính toán để xác định hiệu quả kinh tế - xã hội. Trong thực tế, chúng ta không thể liệt kê được tất cả những lợi ích mà dự án có thể đem lại cho


quốc gia bằng những lý thuyết kinh tế phức tạp. Nhưng ta có thể xác định bằng cách điều chỉnh các số ước lượng về chi phí và lợi ích nêu trong phần chi phí tài chính. Theo cách này, ta có thể bỏ qua nhiều yếu tố, nhưng điều này không làm giảm mức độ tin cậy. Vì các số liệu này có tính dự báo trong tương lai có nhiều rủi ro không lường trước được, để thực hiện cả phân tích và ước lượng lợi ích kinh tế - xã hội, trước hết chúng ta phải căn cứ trên phân tích tài chính, rồi từ đó điều chỉnh các mức chi phí, giá thành, thu nhập… Khi tiến hành phân tích chính sách và đường lối của chính quyền nơi có dự án, ta cần cập nhật các số liệu cơ bản cũng như những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó.

Các dự án tạo ra ngoại tác khi các ngân lưu kinh tế và tài chính khác nhau. Dự án này có các ngoại tác như được chứng thực bởi thực tế là ngoại tác lao động không kỹ năng.

Tóm lại, dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được thẩm định theo quan điểm của các ngân hàng cho vay, chủ đầu tư, chính quyền, quốc gia và quan điểm phân phối thu nhập. Các quan điểm này sẽ được đánh giá bằng các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính (nhóm phương pháp ngân lưu chiết giảm) và phương pháp sử dụng trong phân tích kinh tế và xã hội (phương pháp phân tích kinh tế - xã hội) nhằm tạo cơ sở cho các tổ chức trên quyết định thực hiện dự án.


CHƯƠNG 3 MÔ TẢ DỰ ÁN

Nội dung Chương 3 sẽ giới thiệu vị trí, quy mô, các hạng mục chính, cũng như các mục tiêu hướng đến của dự án. Ngoài ra Chương 3 còn tập trung phân tích các đặc điểm chính, các tổ chức liên quan, cũng như các thông số cơ bản của dự án.

Để mô tả dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, tác giả đã tiến hành thu thập và tổng hợp thông tin chủ yếu từ các nguồn sau:

- Nippon Koei Co., Ltd. (ITOCHU Corporation) (2007), Study on Da Nang-Quang Ngai Expressway Project in the Socialist Republic of Vietnam [8].

Các trang Web:

- Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường Cao tốc Việt Nam (VEC)

http://www.expressway.com.vn/ [14].


- Diễn đàn Bách khoa Đà Nẵng, http://www.bachkhoadanang.net [11].


- Bộ giao thông vận tải, http://www.giaothongvantai.com.vn/ [10].


3.1 Giới thiệu dự án


3.1.1 Vị trí xây dựng và quy mô dự án


Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi dài 130,2km từ Túy Loan (Đà Nẵng) đến thành phố Quảng Ngãi (trong đó Đà Nẵng 7,9km; Quảng Nam 91,7km và Quảng Ngãi 30,6km) chạy dọc sườn núi phía Tây, mặt đường rộng 25,5m gồm 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120km/h, với tổng vốn đầu tư khoảng 1,103 tỷ USD. Bản đồ chi tiết về bình đồ tuyến đường và các thông số cơ bản được mô tả tại Phụ lục 2 và 3.

3.1.2 Các hạng mục chính


Mục tiêu chính của dự án là hoàn thiện mạng lưới đường cao tốc và giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tạo điều kiện dễ dàng cho việc vận chuyển hành


khách và hàng hoá một cách kinh tế hơn và hiệu quả hơn.


Dự án được xây dựng với công nghệ thi công và vận hành hiện đại, đầy đủ các thiết bị nhằm đảm bảo lưu thông một cách ổn định và an toàn. Các hạng mục chính dự kiến được xây dựng bao gồm hệ thống thu phí theo hình thức khép kín gồm 2 trạm thu phí trên đường chính, 14 cổng thu phí. Một trung tâm quản lý giao thông, 2 văn phòng điều khiển đường cao tốc, 4 khu dịch vụ, 10 khu đậu xe và 14 trạm xe buýt đường cao tốc sẽ được xây dựng dọc tuyến. Công tác giải phóng mặt bằng được giao cho ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có tuyến đường đi qua thực hiện. Chi tiết thống kê các thông số chính của dự án được giới thiệu trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1 Thống kê các thông số chính của dự án


Chiều dài tuyến

132,2km (điểm đầu tại QL14B thuộc TP Đà Nẵng, điểm

cuối tại đường vành đai của tình Quảng Ngãi)

Cấp đường

Cấp A

Bề rộng đường

25.5m (Mặt đường: 4x3.75m, Vai đường: 2x(0.75m+3.75m), Dải phân cách: 1.5m)

Thi công giai đoạn

Thi công 4 làn xe trong giai đoạn 1

Các nút giao chính

9 nút giao, 6 đường vượt

Cầu

137 cầu (4 cầu chính, 15 cầu cạn), tổng chiều dài:

21.597m

Kết cấu ngang

112 cống trên đường, 264 cống dẫn dòng

Nâng cao năng lực

Thiết lập đơn vị/công ty Vận hành và Duy tu (O&M)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Thẩm định dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quãng Ngãi - 3

Nguồn: Diễn đàn Bách khoa Đà Nẵng, http://www.bachkhoadanang.net [11].


3.2 Đặc điểm của dự án


Mô hình thiết kế dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được hình thành từ năm 2000, tuy nhiên do khó khăn trong công tác huy động vốn nên dự án chưa được khởi động. Hiện tại, các chuyên gia tư vấn đang gấp rút hoàn thành báo cáo thẩm định đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để trình cho chủ đầu tư dự án là VEC nhằm tiến hành thực hiện dự án trong tháng 11/2010. Tính khả thi tài chính là điều kiện tiên quyết để kêu gọi tài trợ một phần chi phí đầu tư của dự án này.

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 28/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí