TÓM TẮT
Dự án đường bộ cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi là dự án có quy mô đầu tư lớn, dự án được xây dựng sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới đường bộ cao tốc quốc gia cũng như góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá, tăng trưởng nền kinh tế, và tạo nên mối giao lưu kinh tế trong khu vực. Luận văn được hình thành dựa trên những số liệu thu thập được và tiến hành phân tích chi phí và lợi ích kinh tế và tài chính; Góp thêm thông tin cho các nhà hoạch định chính sách có cơ sở trong việc nhận định những vấn đề cơ bản xung quanh dự án trên cơ sở xây dựng hệ thống phân tích.
Luận văn tập trung vào phân tích tính khả thi của dự án dựa trên những phân tích về chi phí và lợi ích, trong đó tập trung vào phân tích tài chính, phân tích kinh tế, phân tích xã hội có xét đến quy mô và thời điểm đầu tư dự án. Ngoài ra, luận văn còn đánh giá tính chất biến thiên của mức sinh lợi từ hoạt động đầu tư thông qua phân tích độ nhạy và phân tích rủi ro các biến số có tác động quan trọng đến giá trị hiện tại ròng của dự án.
Kết quả phân tích cho thấy, dự án khả thi về mặt tài chính, Giá trị hiện tại ròng tài chính NPVtài chính = 416,59 triệu USD > 0, xác suất để NPVtài chính < 0 có giá trị gần 9%. Dự án có tính khả thi về kinh tế do lợi ích ròng từ tiết kiệm chi phí vận hành phương tiện và tiết kiệm chi phí thời gian rất lớn, cụ thể NPVkinh tế =362,27 triệu USD> 0. Xác suất để NPVkinh tế dương tương đối cao, có giá trị là 89,95%. Phân tích độ nhạy cho thấy ngay cả với các giả định không thuận lợi về các thông số kinh tế thì NPVkinh tế vẫn dương.
Về mặt tác động phân phối, đa số các tác nhân chính tham gia trong dự án này đều sẽ được lợi khi dự án được thực hiện. Người sử dụng được hưởng lợi nhiều nhất từ việc tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành phương tiện, tiếp theo là những công nhân tham gia xây dựng và bảo trì dự án hưởng lợi (do tiền lương tài chính do dự án này trả cao hơn giá cung ứng của lao động). Trong khi đó, Chính quyền sẽ thu lợi từ
các khoản thuế và chi phí vốn kinh tế cao hơn chi phí trung bình có trọng số (WACC). Đối tượng bị thiệt hại trong dự án này chính là các tổ chức tài trợ (WB và JBIC) do chi phí cơ hội của khoản tiền cho vay.
Qua các phân tích về tài chính và kinh tế cho thấy dự án nên được triển khai vì nó đảm bảo các tiêu chí trong thẩm định tài chính và kinh tế của dự án. Tuy nhiên, trong một số năm tiền mặt sẵn có để trả nợ của dự án không đủ để đáp ứng nghĩa vụ trả nợ. Vì vậy, trong đề án tác giả đã đề suất VEC và các tổ chức tài chính thay đổi hình thức cho vay hoặc cơ cấu huy động vốn cho dự án nhằm giảm bớt mối quan ngại từ các tổ chức cho vay.
Có thể bạn quan tâm!
- Thẩm định dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quãng Ngãi - 1
- Các Nội Dung Phân Tích Dự Án (Trong Báo Cáo Tiền Khả Thi/ Khả Thi)
- Các Số Liệu Liên Quan Đến Các Nội Dung Phân Tích Dự Án Các Hạng Mục Chính
- Độ Nhạy Của Irr Và Npv Tài Chính Đối Với Lạm Phát
Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.
Chính quyền nên cấp giấy phép cho triển khai thực hiện dự án này do việc đầu tư dự án còn đạt hiệu quả về mặt tài chính cũng như kinh tế. Ngoài ra, qua phân tích tác giả nhận thấy NPV dự án có giá trị dương cao, đồng nghĩa với nhà đầu tư VEC đã được hưởng lợi nhuận từ dự án trên mức sinh lợi kỳ vọng. Việc này có được do VEC được hưởng chính sách ưu đãi về thuế và hình thức thu phí. Tác giả kiến nghị các nhà xây dựng chính sách cần xem xét lại các chính sách ưu đãi, hỗ trợ trong việc ấn định giá thu phí và thuế nhằm tránh việc gây ra những tổn thất nguồn lực xã hội trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng.
Nghiên cứu này kiến nghị nhân rộng mô hình như VEC nhằm giảm dần gánh nặng ngân sách Nhà nước chi cho hệ thống đường cao tốc; đa dạng hoá huy động vốn từ các thành phần kinh tế và sẽ hướng tới việc huy động và sử dụng vốn linh hoạt, chủ động. Đồng thời, VEC cần cân nhắc khả năng góp vốn và tỉ lệ vốn vay, chú ý đến các yếu tố như chi phí đầu tư, thời gian thi công cũng như tính ổn định của hoạt động sản xuất kinh doanh giảm thiểu các rủi ro của dự án; ngoài ra, cần phát huy sử dụng mô hình hợp đồng dịch vụ tư vấn quản lý dự án với với các Ban QLDA nhằm phát huy kinh nghiệm, năng lực chuyên môn cao, chuyên môn hóa trong quá trình thực hiện đầu tư.
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 0Đặt vấn đề
Giao thông vận tải là một ngành dịch vụ, tham gia vào việc cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường. Giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.
Việc phát triển mạng lưới giao thông vận tải góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các vùng. Ngoài ra, việc này giúp tăng cường các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương, tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất, dịch vụ, dân cư…
Hệ thống đường bộ cao tốc được ví như động mạch chủ của cơ thể đất nước, góp phần mang lại lợi ích phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, do đầu tư vào đường cao tốc đòi hỏi nguồn vốn lớn, trong khi đó doanh thu từ thu phí hạn chế, thời gian hoàn vốn dài... Ngoài ra, trong thời gian trước đây, các chính sách ưu đãi trong việc tham gia xây dựng đường cao tốc chưa đủ hấp dẫn để thu hút nguồn vốn từ xã hội. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư băn khoăn khi tiến hành thực hiện dự án. Từ khi Quyết định số 1734/QĐ-TTg ban hành, xác định vai trò nòng cốt của công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc (VEC) trong xây dựng hệ thống đường cao tốc đã đặt dấu
ấn quan trọng trong việc phát triển hệ thống đường cao tốc Việt Nam1. Theo đó,
VEC được chủ động, linh hoạt trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư, quản lý xây dựng, khai thác, thu phí hoàn vốn, bảo dưỡng công trình và thực hiện tái đầu tư vào các công trình từ nguồn tài chính có được thông qua sở hữu thu phí. Mạng lưới hệ thống đường cao tốc Việt Nam được mô tả trong Phụ lục 1
1 Nguồn: Quyết định số 1734/QĐ-TTg của Thủ Tướng [15]
Hiện nay, đối với đoạn Đà Nẵng - Quảng Ngãi, tất cả xe cộ lưu thông qua khu vực này đều phải đi dọc theo Quốc lộ 1A; Trong thời điểm hiện tại, nhu cầu vận tải trên Quốc lộ 1A đã bị quá tải tại một số cung đường, cho nên việc xây dựng tuyến đường này hiện nay là hết sức cần thiết và bức bách. Ngoài ra, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi sẽ đi qua hàng loạt các khu kinh tế, khu công nghiệp quan trọng như Liên Chiểu, Hòa Khánh (Đà Nẵng), Khu Kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), Khu công nghiệp Dung Quất (Quảng Ngãi) và trong tương lai trục đường huyết mạch này có khả năng gắn kết với Quốc lộ 24 lên Kon Tum, qua các nước Lào, Thái Lan; hình thành nên trục vận tải quốc tế Thái Lan - Lào - Cam Pu Chia - Việt Nam thông qua hành lang kinh tế Đông Tây.
Được giao thực hiện dự án này, các đơn vị liên quan đến dự án như: chủ đầu tư (VEC), các ngân hàng cho vay, Chính phủ cần có những tính toán, phân tích về tài chính, kinh tế - xã hội nhằm có cơ sở để quyết định thực hiện dự án. Xuất phát từ lý do này, đề tài “Thẩm định dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi” được chọn làm chủ đề nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp. Thông qua nguồn thông tin tham khảo từ các tài liệu, nội dung của đề tài tập trung xây dựng mô hình phân tích, nghiên cứu và đánh giá các kết quả theo các quan điểm của các đơn vị dựa vào các tiêu chí đánh giá về tài chính và kinh tế của dự án.
1.2 1Mục tiêu của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm phân tích tính khả thi của dự án, trong đó tập trung vào phân tích tài chính, phân tích kinh tế, phân tích xã hội.
1.3 2Câu hỏi nghiên cứu (chính sách)
Mục tiêu của đề tài được cụ thể hoá thành các câu hỏi nghiên cứu như sau:
VEC nên hay không nên đầu tư xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi? Chính quyền có nên cấp phép đầu tư cho dự án này hay không?
Một số câu hỏi chi tiết: (1) Dự án khả thi về mặt tài chính hay không? (2) Lợi ích
và chi phí về mặt kinh tế của dự án như thế nào? (3) Tác động đến ngân sách Chính phủ như thế nào? (4) Những đối tượng được hưởng lợi và thiệt hại từ dự án?(5) NPV biến đổi thế nào khi có sự thay đổi của các thông số đầu vào?
1.4 3Phạm vi nghiên cứu
Đề tài phân tích dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi được thực hiện ở mức độ nghiên cứu tiền khả thi và tập trung chủ yếu và phân tích tài chính, thêm vào đó việc phân tích kinh tế và xã hội. Cụ thể là phân tích các vấn đề sau:
- Phân tích số liệu đầu vào
- Phân tích tài chính có xét đến lạm phát
- Phân tích rủi ro có xem xét phân phối xác suất của các biến đầu vào
- Phân tích kinh tế, xã hội và phân tích ngoại tác
1.5 4Bố cục luận văn
Luận văn được bố cục gồm 7 chương, với các nội dung chính như sau:
Nội dung Chương 1 giới thiệu tổng quan về dự án, mục tiêu đề tài, các câu hỏi và phạm vi nghiên cứu của dự án.
Nội dung Chương 2 giới thiệu tổng quan chu trình phát triển của một dự án; các quan điểm và nội dung phân tích dự án cũng như các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính và kinh tế của dự án.
Nội dung Chương 3 tiến hành mô tả vị trí, các hạng mục chính, mục tiêu và các đặc điểm của dự án. Ngoài ra còn tập trung phân tích các số liệu liên quan đến việc phân tích dự án.
Nội dung Chương 4 đưa ra các cơ sở về số liệu phân tích tài chính dự án. Từ dòng ngân lưu dự án, phân tích các kết quả nhận được.
Nội dung Chương 5 đi sâu vào tiến hành xác định các biến rủi ro và xây dựng các kịch bản khác nhau, sau đó phân tích độ nhạy và phân tích kịch bản. Cuối cùng, phân tích các kết quả nhận được. Ngoài ra, xác định các biến đầu vào, các phân phối xác suất nhằm phân tích rủi ro và tiến hành phân tích các kết quả nhận được.
Nội dung Chương 6 tiến hành phân tích các ngoại tác tích cực và tiêu cực và phân tích mô hình cơ sở, tiến hành phân tích các kết quả nhận được. Tiếp đến phân tích độ nhạy kinh tế và phân tích các rủi ro trong thẩm định kinh tế của dự án. Phần cuối cùng của Chương này tập trung vào phân tích phân phối xã hội đối với các đối tượng tham gia vào các hoạt động của dự án.
Nội dung Chương 7 đưa ra các kết luận trong quá trình phân tích dự án và đưa ra kiến nghị chính sách đối với Chính phủ và chủ đầu tư là Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Nội dung Chương 2 sẽ trình bày chu trình phát triển của dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi bao gồm nội dung công việc các giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, đầu tư xây dựng và vận hành dự án. Phần tiếp theo sẽ trình bày quan điểm của các đối tượng khi tham gia đánh giá dự án theo tiêu chí của tổ chức thực hiện dự án.
2.1 Chu trình phát triển của 1 dự án
Yêu cầu quan trọng nhất đối với dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là đảm bảo công tác xây lắp sử dụng đồng bộ, hoàn chỉnh, đúng thời hạn quy định theo tổng tiến độ, đảm bảo chất lượng và hạ giá thành xây lắp. Dự án được triển khai thực hiện theo các bước sau.
2.1.1 Chuẩn bị đầu tư
Trong gia đoạn này, dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi cần chuẩn bị chu
đáo các công tác sau đây:
- Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư xây dựng công trình.
- Tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước và ngoài nước để tìm nguồn cung ứng vật tư, thiết bị tiêu thụ sản phẩm, khả năng có thể huy động các nguồn vốn để đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư.
- Điều tra khảo sát, chọn địa điểm xây dựng công trình
- Lập dự án đầu tư.
- Trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư, tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án.
2.1.2 Đầu tư xây dựng
Đây là giai đoạn giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện quá trình đầu tư nhằm vật chất hóa vốn đầu tư thành tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Việc tiến hành đầu tư xây dựng dự án cần đảm bảo tiến độ xây dựng và chất lượng công trình.
2.1.3 Vận hành dự án
Sau khi nhận bàn giao công trình, chủ đầu tư (VEC) có trách nhiệm khai thác, sử dụng đầy đủ năng lực công trình, hoàn thiện tổ chức và phương pháp quản lý nhằm tổ chức thu phí hiệu quả phát huy đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đã đề ra trong dự án.
2.2 Quan điểm và khung phân tích phân tích dự án
Phân tích dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được phân tích theo các quan điểm tổng mức đầu tư (quan điểm ngân hàng), quan điểm kinh tế và quan điểm của xã hội.
Do chủ đầu tư (công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc VEC) là một doanh nghiệp nhà nước và việc vay nợ để tài trợ 100% cho chi phí đầu tư được nhà nước cam kết bảo lãnh thì quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư chính là một. Vì vậy, đối với dự án này chỉ cần phân tích trên quan điểm tổng đầu tư mà không cần phân tích trên quan điểm chủ đầu tư.
Quan điểm ngân hàng cho dự án vay: Các ngân hàng chỉ quan tâm đến sự an toàn của số vốn cho dự án vay, việc này được xác định thông qua những lợi ích về tài chính sau khi thực hiện dự án. Quan điểm của các ngân hàng cũng như quan điểm tổng đầu tư đều xem xét việc đầu tư dự án là một hình thức đầu tư bằng cách sử dụng nguồn tài chính nhằm tạo ra những lợi ích tài chính. Quan điểm này thường là cơ sở cho các đối tượng liên quan đánh giá khả năng thu lợi của họ
Thông qua việc phân tích chi phí đầu tư vào dự án (bao gồm trợ giá) và các lợi ích (bao gồm chi trả thuế) đem lại từ dự án, các ngân hàng sẽ xác định tính khả thi về mặt tài chính, cũng như khả năng trả nợ vay của dự án.
Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được phân tích dựa trên khung phân tích kinh tế như sau:
Khi một dự án giao thông được đầu tư sẽ làm giảm các chi phí giao thông bao gồm