- Lượng mưa ngày cực đại trong vòng 100 năm tới có xu hướng tăng và có thể sẽ đạt mức trung bình 363mm. Bằng 63,3% so với lượng mưa ngày cực đại đo được là 573,1mm vào năm 2007 trong thời đoạn 1962 - 2011.
- Lượng mưa trung bình năm trong vòng 100 năm tới có có xu hướng giảm dần và có thể sẽ đạt mức trung bình 2447mm. Bằng 56,4% so với lượng mưa trung bình năm cực đại đo được là 4337,3mm vào năm 1978 trong thời đoạn 1962 - 2011.
- Số ngày có mưa trong vòng 100 năm tới có xu hướng tăng và sẽ có 177 ngày có mưa. Bằng 92,2% so với năm 2011 (192 ngày) trong thời đoạn 1962 - 2011.
4. Trạm Khe Sanh
Hình. 3.39.Diễn biến lượng mưa ngày cực đại trạm Khe Sanh
Hình. 3.40.Diễn biến tổng lượng mưa trạm Khe Sanh
Có thể bạn quan tâm!
- Hiện Trạng Tuyến Đường Hồ Chí Minh
- Đường Hồ Chí Minh Khu Vực Miền Trung
- Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với đường quốc lộ khu vực miền Trung - 8
- Tác Động Của Bđkh, Nbd Đối Với Hai Tuyến Nghiên Cứu
- Tác Động Tiềm Tàng Của Bđkh, Nbd Đối Với Ql49B
- Đánh Giá Năng Lực Thích Ứng Với Bđkh Đối Với Hệ Thống Quốc Lộ
Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.
Hình. 3.41. Diễn biến số ngày mưa trong năm trạm Khe Sanh
Như vậy sự thay đổi về lượng mưa tại khu vực trạm Khe Sanh - Quảng Trị theo dự báo từ số liệu thống kê như sau:
- Lượng mưa ngày cực đại trong vòng 100 năm tới có xu hướng tăng và có thể sẽ đạt mức trung bình 248mm. Bằng 63,7% so với lượng mưa ngày cực đại đo được là 389,1mm vào năm 2010 trong thời đoạn 1977 - 2010.
- Lượng mưa trung bình năm trong vòng 100 năm tới có có xu hướng tăng dần và có thể sẽ đạt mức trung bình 2617mm. Bằng 76,4% so với lượng mưa trung bình năm cực đại đo được là 3424mm vào năm 1990 trong thời đoạn 1977 - 2010.
- Số ngày có mưa trong vòng 100 năm tới có xu hướng giảm và sẽ có 157 ngày có mưa. Bằng 65,1% so với năm 1996 (241 ngày) trong thời đoạn 1977 - 2010.
Từ kết quả thống kê lượng mưa tại các trạm Thanh Hóa, Tây Hiếu, Kỳ Anh, Khe Sanh, Huế có thể kết luận về nhiệt độ phân bố dọc theo đường Hồ Chí Minh đoạn Miền trung như sau:
- Có sự gia tăng lượng mưa ngày cực đại trên toàn đoạn tuyến. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây ngập úng và sạt lở đất;
- Lượng mưa trung bình năm từ Thanh Hóa đến Đèo Ngang có xu tăng ở Thanh Hóa, Nghệ An nhưng lại giảm ở Hà Tĩnh.
- Lượng mưa trung bình năm từ Đèo Ngang đến Quảng Nam có xu tăng, đặc biệt tăng mạnh ở Huế.
- Số ngày có mưa cũng tăng giảm khác nhau theo từng địa phương.
(iii) Lũ
1. Trạm Cẩm Thủy sông Mã - Thanh Hóa
Hình. 3.42. Diễn biến số lượng cơn lũ trạm Cẩm Thủy
Hình. 3.43. Diễn biến mực nước lũ trung bình giờ trạm Cẩm Thủy
Hình. 3.44. Diễn biến mực nước lũ cực đại trạm Cẩm Thủy
2. Trạm Nghĩa Khánh sông Hiếu - Nghệ An
Hình. 3.45. Diễn biến số lượng cơn lũ các năm trạm Nghĩa Khánh
Hình. 3.46. Diễn biến mực nước lũ trung bình giờ các năm trạm Nghĩa Khánh
Hình. 3.47. Diễn biến mực nước lũ cực đại các năm trạm Nghĩa Khánh
3. Trạm Đô Lương sông Lam - Nghệ An
Hình. 3.48. Diễn biến số lượng cơn lũ các năm trạm Đô Lương
Hình. 3.49. Diễn biến mực nước lũ trung bình giờ các năm trạm Đô Lương
Hình. 3.50. Diễn biến mực nước lũ cực đại các năm trạm Đô Lương
4. Trạm Sơn Diệm sông Ngàn Phố - Hà Tĩnh
Hình. 3.51. Diễn biến số lượng cơn lũ các năm trạm Sơn Diệm
Hình. 3.52. Diễn biến mực nước lũ trung bình giờ các năm trạm Sơn Diệm
Hình. 3.55. Diễn biến mực nước lũ trung bình giờ cực đại các năm trạm Sơn Diệm
5. Trạm Hòa Duyệt sông Ngàn Sâu - Hà Tĩnh
Hình. 3.56. Diễn biến số lượng cơn lũ các năm trạm Hòa Duyệt
Hình. 3.57. Diễn biến mực nước lũ trung bình giờ các năm trạm Hòa Duyệt
Hình. 3.58. Diễn biến mực nước lũ trung bình giờ cực đại các năm trạm Hòa Duyệt
6. Trạm Cẩm Lệ sông Túy Loan
Hình. 3.59. Diễn biến số lượng cơn lũ các năm trạm Cẩm Lệ
Hình. 3.60. Diễn biến mực nước lũ trung bình giờ các năm trạm Cẩm Lệ
Hình. 3.61. Diễn biến mực nước lũ trung bình giờ cực đại các năm trạm Cẩm Lệ
Nguồn: Trung tâm tư liệu Khí tượng Thủy văn Quốc gia
Từ kết quả thống kê lưu lượng giờ lũ tại các trạm Cẩm Thủy - Thanh Hóa, Nghĩa Khánh - sông Hiếu, Sơn Diệm - sông Ngàn Phố, Hòa Duyệt - sông Ngàn Sâu, Kim Long - sông Hương, Cẩm Lệ - sông Túy Loan có thể kết luận về mức độ thay đổi lưu lượng lũ trên các sông Miền trung như sau:
- Có sự gia tăng về số lượng cơn lũ trên các sông có trạm quan trắc nghiên cứu;
- Lưu lượng cực đại đều tăng khá nhanh. Đặc biệt là các sông trong khu vực từ Nghệ An đến Đèo Ngang (sông Hiếu - Nghệ An trong vòng 100 năm tới mức nước lũ dâng có thể cao hơn mức lũ cực đại năm 2009 là 4,56m; tại sông Ngàn Phố là 5,9m so với năm 2002; tại sông Ngàn Sâu là 6,39m so với năm 2010).
Về mặt tác động do thay đổi lưu lượng lũ đối với đường Hồ Chí Minh đoạn Miền Trung mạnh mẽ do địa hình khu vực này dốc, lòng sông dốc nên tốc độ lũ
nhanh, dễ xảy ra lũ quét. Các công trình dễ bị hư hỏng nhất khi lũ xảy ra là cầu, cống thoát nước ngang. Do vậy cần phải nghiên cứu kỹ các vị trí tuyến đường đi sát sông, cắt qua sông, suối và chế độ thủy văn của chúng có xem xét đến yếu tố BĐKH để có giải pháp ứng phó phù hợp.
(iv) Các hiện tượng thời tiết cực đoan trên tuyến đường Hồ Chí Minh
1. Tình hình thiên tai lưu vực sông Mã
Lưu vực sông Mã thuộc tỉnh Thanh Hoá nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ có đặc điểm về khí hậu, thuỷ văn và địa hình phức tạp, là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của hầu hết các loại thiên tai thường xuyên xảy ra ở Việt Nam với tần suất cao và mức độ ác liệt hơn.
Lưu vực sông Mã thường xuyên chịu ảnh hưởng của các loại thiên tai sau: Bão; áp thấp nhiệt đới (ATNĐ); lũ lụt; hạn hán; lốc tố; dông sét; sạt lở đất; xói lở bờ sông, bờ biển; cháy rừng; xâm nhập mặn; triều cường…Trong đó ảnh hưởng và gây thiệt hại nhiều nhất là bão, ATNĐ và lũ lụt. Bão thường xảy ra ở khu vực đồng bằng ven biển và lũ lụt thường xảy ra chủ yếu ở các huyện đồng bằng trung du và khu vực miền núi.
Theo số liệu thống kê trong 52 năm trở lại đây từ năm 1955 đến 2007 Thanh Hoá phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của hơn 100 cơn bão và ATNĐ, trong đó có 36 năm bão đổ bộ trực tiếp vào Thanh Hoá, tính trung bình mỗi năm có khoảng 2,4 cơn bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng trục tiếp đến Thanh Hoá với sức mạnh gió từ cấp 8 đến cấp 11 và cấp 12.
Ngoài ra, theo số liệu thống kê lũ trong 42 năm trên một số sông thuộc lưu vực sông Mã, thấy rằng sông Chu có 12 năm; sông Mã có 10 năm; sông Bưởi có 20 năm xuất hiện lũ trên báo động III. Thời gian một con lũ từ 7 đến 10 ngày và lũ lên nhanh, xuống cũng rất nhanh.
2. Tình hình thiên tai lưu vực sông Cả (sông Lam)
Lưu vực sông Cả thường xuyên chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai đặc trưng cho khu vục duyên hải Miền Trung như: Bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), lũ lụt, hạn hán, lốc tố, dông sét, sạt lở đất, xói lở bờ sông và bờ biển, cháy rừng, xâm nhập
mặn, triều cường…Trong đó ảnh hưởng và gây thiệt hại nhiều nhất là bão, ATNĐ và lũ lụt. Bão thường xảy ra ở khu vực đồng bằng ven biển và lũ lụt thường xảy ra chủ yếu ở các huyện đồng bằng trung du và khu vực miền núi.
Theo số liệu thống kê từ năm 1990 đến năm 2010 lưu vực sông Cả đã hứng chịu 34 trận bão đổ bộ trực tiếp, trung bình mỗi năm hứng chịu từ 1 – 1,5 cơn bão, tốc độ gió do bão gây ra đạt tới cấp 9 ÷ 10 khi giật lên đến cấp 12. Bão thường đổ bộ vào lưu vực sông Cả từ cuối tháng IX, X và đầu tháng XI. Tốc độ gió lớn nhất đã quan trắc được tại Tương Dương 25 m/s hướng tây - bắc (1975), tại Quỳ Châu lớn hơn 20 m/s hướng tây - bắc năm 1973, tại Đô Lương 28 m/s hướng đông - đông - bắc (1965).
Về lũ lụt trong 21 năm đã có 29 đợt lũ lớn gây thiệt hại nhiều về người và tài sản, số liệu quan trắc mực nước lũ trong vòng 40 năm trở lại đây cho thấy trên lưu vực các trận lũ lớn xảy ra ở dòng chính sông Cả là trận lũ 1954, 1963, 1973, 1978, 1988, 2007, 2010 trung bình cứ 9 10 năm lại xuất hiện những trận lũ lớn. Một số năm đã gây ra hiện tượng vỡ đê như trận lũ năm 1954, 1978, 1988 và 1996. Đặc biệt trận lũ năm 1954, rất nhiều đoạn đê bị vỡ (từ Nam đàn ra đến biển) với lượng nước lũ từ sông chảy vào đồng kéo dài 16 ngày liền. Tổng thiệt hại do bão lũ trong 21 năm 1990 đến 2010 khoảng hơn 3.300 tỷ đồng.
3. Lưu vực sông Gianh và sông Nhật Lệ (Quảng Bình)
Quảng Bình là vùng hẹp nhất của Việt nam. Quảng Bình chịu ảnh hưởng của hầu hết các loại thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam nhưng với tần suất cao hơn và mức độ ác liệt hơn.như bão, Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), lũ lụt, lũ quét, sạt lở bờ sông, bờ biển , cát bay cát lấp, rét đậm rét hại, lốc xoáy, sạt lở bờ sông bờ biển, cát bay cát lấp. Hàng năm, thường hứng chịu những đợt mưa bão lớn. Tuy nhiên do địa hình, các trận lũ thường gây hại nghiệm trọng đối với các khu vực miền núi và trung du, đặc biệt là lũ quét. Nguyên nhân gây những trận lụt, lũ quét do điều kiện địa hình, phía tây là sườn tây núi Trường Sơn thường mưa rất lớn khi có bão đổ bộ vào khu vực Miền Trung. Thời gian tập trung lũ ngắn, độ dốc lưu vực lớn và nhiều rừng đầu nguồn bị chặt phá không theo qui hoạch là những nguyên nhân quan trong gây ra những trận lũ và lũ quét lớn.