Ý Nghĩa Lý Luận Và Ý Nghĩa Thực Tiễn

hoạt động hợp tác với GVCN lớp, bao gồm khái niệm, cấu trúc, mức độ biểu hiện TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS; đồng thời thao tác hóa khái niệm thành các chỉ báo có thể đo lường được trong thực tiễn.

5.2. Đóng góp về thực tiễn

Xác định được thực trạng các mức độ và biểu hiện TĐHT của cha/mẹ với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục qua các thành phần nhận thức, xúc cảm và hành vi; xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó. Đề xuất được các biện pháp tác động nâng cao TĐHT tích cực của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.

6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu luận án đã tổng quan được tình hình nghiên cứu TĐ, TĐHT của các tác giả trong và ngoài nước, đưa ra những nhận định, đánh giá về những ưu điểm cũng như chỉ ra những tồn tại của các tác giả đi trước để có cơ sở cho việc tiếp cận nghiên cứu. Điều đó góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm lý luận về thái độ trong tâm lý học, thái độ hợp tác, thái độ hợp tác của CMHS với GVCN lớp trong tâm lý học sư phạm, tâm lí học xã hội và giáo dục học. Làm tư liệu lí luận trong hoạt động đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, trong nghiên cứu tâm lý học và khoa học giáo dục.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu thực trạng đã làm sáng tỏ mức độ, biểu hiện TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS trên các mặt nhận thức, xúc cảm và hành vi, các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này góp phần cung cấp hệ thống tư tiệu về thực trạng thái độ hợp tác của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS trong hoạt động giáo dục học sinh, giúp cho các nhà quản lý giáo dục, GVCN lớp có thêm tư liệu để đánh giá và có chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác.

Các biện pháp được đề xuất thông qua tập huấn, trải nghiệm cùng tham gia và kiểm chứng tính khả thi bằng thực nghiệm góp nâng cao TĐHT tích cực của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS sẽ là tài liệu tham khảo cho các cán bộ quản lý giáo dục cũng như các bậc CMHS, GVCN lớp vận dụng trong việc xây dựng nội dung, kế hoạch và hình thức hợp tác góp phần nâng cao hiệu quả hoạt

động hợp tác giáo dục học sinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

Các kết quả nghiên cứu thực trạng cung cấp tư liệu thực tiễn về TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục học sinh, giúp các giáo viên nói riêng, nhà trường phổ thông có cơ sở để nâng cao hiệu quả hợp tác với CMHS trong hoạt động giáo dục và phát triển nhà trường; giúp các cơ sở đào tạo giáo viên và quản lí giáo dục có thêm nguồn tư liệu trong việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông. Giúp CMHS có tư liệu khoa học để điều chỉnh TĐ của mình theo hướng tích cực trong việc hợp tác với nhà trường.

7. Cấu trúc của luận án

Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 3

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, cấu trúc Luận án gồm 4 chương

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở.

Chương 2: Lý luận về thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở.

Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực trạng thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ HỢP TÁC CỦA CHA MẸ HỌC SINH VỚI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ‌‌

1.1. Nghiên cứu thái độ hợp tác trên thế giới

1.1.1. Nghiên cứu về thái độ, thái độ hợp tác

*Tiếp cận nghiên cứu thái độ đối với sự lựa chọn của cá nhân

Vào năm 1918, hai nhà tâm lý học người Mỹ là W.I.Thomas và F.Znaniecki là những người đầu tiên đưa ra sử dụng thuật ngữ thái độ khi nghiên cứu sự thích ứng của người dân Ba Lan với môi trường xã hội thay đổi khi di cư sang Mỹ, tới sự thay đổi các giá trị cũ bằng các giá trị mới mà đặc điểm chủ yếu của nó là vấn đề thái độ. Theo hai ông, thái độ là trạng thái tinh thần (state of mind) của cá nhân đối với việc lựa chọn một giá trị. Xuất phát từ công trình nghiên cứu của W.I.Thomas và F.Znaniecki mà trong những năm 30 của thế kỷ XX, nghiên cứu về thái độ được quan tâm mạnh mẽ như các công trình của R.A.Likert, R.T.La Piere, G.P.Allport [dẫn theo 145, tr.5].

Trong các bài viết về vấn đề năng lực như: “Chương trình nghiên cứu nhân cách trong quan hệ với môi trường”, “Bút ký khoa học về tính cách” (1916) và tác phẩm “Phân loại nhân cách” (1917, 1924), A.Ph.Lagiurski là người đầu tiên đề xuất nghiên cứu thái độ của con người với sự tác động tới môi trường xung quanh. Theo ông, khía cạnh quan trọng của nhân cách là thái độ của cá nhân đối với môi trường theo nghĩa rộng, bao gồm giới tự nhiên, sản phẩm lao động và những cá nhân khác; các nhóm xã hội, những giá trị tinh thần như khoa học, nghệ thuật. Đặc biệt là thái độ của cá nhân đối với nghề nghiệp, với lao động, với người khác và với xã hội. Các thái độ này được ông coi là thái độ chủ đạo khi định nghĩa tính cách và phân loại nhân cách [79, tr. 489 - 490].

Dựa trên quan điểm của A.Ph.Lagiurski, V.N. Miaxisev (1973) đã xây dựng nên “Học thuyết thái độ nhân cách”. Ông cho rằng: “Thái độ dưới dạng chung nhất, là hệ thống trọn vẹn các mối liên hệ cá nhân, có chọn lọc, có ý thức của nhân cách với các khía cạnh khác nhau của hiện thực khách quan. Hệ thống này xuất phát từ toàn bộ lịch sử phát triển của con người, nó thể hiện kinh nghiệm

cá nhân, quy định hành động và các thể nghiệm của cá nhân bên trong” [79, tr.490]

Theo quan niệm của V.N Miaxisev thì hệ thống thái độ được hình thành theo cơ chế chuyển dịch từ ngoài vào trong, thông qua kinh nghiệm tác động qua lại với những người khác trong điều kiện xã hội cụ thể và chính thái độ nhân cách quyết định đặc điểm cảm xúc, việc tri giác hiện thực khách quan, cũng như sự phản ánh trong hành vi đối với những tác động từ bên ngoài. Trong học thuyết này ông cũng đã đề cập đến việc phân loại thái độ thành hai loại: tiêu cực (âm tính) và tích cực (dương tính). Các kinh nghiệm âm tính hay dương tính với những người xung quanh là cơ sở để hình thành thái độ tương ứng bên trong của nhân cách [dẫn theo 51, tr.259 - 260]. Tuy nhiên, học thuyết này của ông vẫn còn những hạn chế như: chưa làm rõ ảnh hưởng qua lại giữa quan hệ xã hội với thái độ chủ quan của cá nhân đối với hiện thực khách quan. Bên cạnh đó, việc ông đánh đồng thái độ với các quá trình tâm lý và các thuộc tính tâm lý khác như nhu cầu, húng thú, tình cảm, thị hiếu, ý chí, tính cách về thực chất chưa làm nổi bật lên nét đặc trưng, đặc thù của thái độ cũng như các hiện tượng tâm lý khác là chưa có cơ sở khoa học. Đây là một trong những điểm hạn chế của thuyết thái độ nhân cách.

Khi nghiên cứu nhân cách, Ph.Lomov (2000) đã phân tích vai trò định hướng của giá trị, sự liên kết, sự ràng buộc, tình cảm, ác cảm, hứng thú và các mặt khác trong nhân cách, từ đó ông cho rằng, khái niệm chung nhất chỉ rõ các đặc điểm nêu trên của nhân cách là khái niệm “thái độ chủ quan cá nhân”. Theo Lomov, “thái độ” ở đây không chỉ là mối quan hệ khách quan của cá nhân với xung quanh, mà còn bao hàm cả việc đánh giá, biểu hiện hứng thú của các cá nhân [79, tr.489]. Sự tham gia vào đời sống cộng đồng đã hình thành ở mỗi cá nhân các thái độ chủ quan nhất định, các thái độ chủ quan này có tính chất nhiều chiều, nhiều tầng và cơ động. Thái độ chủ quan là thuộc tính tương đối ổn định, phản ánh lập trường của cá nhân với hiện thực khách quan, nhưng có sự thay đổi, đổi mới thái độ chủ quan khi cá nhân có sự thay đổi vị trí của mình trong xã hội. Nếu không có sự thay đổi thái độ cá nhân đó thì có thể xảy ra xung đột giữa cá nhân với những người xung quanh hoặc xung đột nội tâm. Như vậy, trên cơ sở những đề xuất, quan điểm nghiên cứu nhân cách, trong đó có thái độ chủ quan của cá

nhân, B.Ph.Lomov đã vạch ra cơ sở khoa học, phương pháp luận cho việc nghiên cứu thái độ.

Nghiên cứu thái độ đối với sự lựa chọn của cá nhân còn có “Thuyết tâm thế” của D.N.Uznatze (1901) và “Thuyết định vị” của V.A.Iadov (1979). Dựa vào các cơ sở thực nghiệm, D.N.Uznatze đã đề ra học thuyết “tâm thế”. Theo ông, tâm thế là trạng thái sẵn sàng hướng tới một hoạt động nhất định, là cơ sở của tính tích cực có chọn lọc, có định hướng của chủ thể. Tâm thế xuất hiện khi có sự “tiếp xúc” giữa nhu cầu và các tình huống thoả mãn nhu cầu, giúp cá nhân thích ứng với các điều kiện của môi trường. Đồng thời, Uznatze cũng đưa ra phương pháp củng cố và thay đổi tâm thế, một phương pháp nghiên cứu tâm thế độc đáo. Tuy nhiên, khái niệm tâm thế mà Uznatze sử dụng lại là cái vô thức để giải thích hành vi của con người. Ông mới chỉ đề cập đến quá trình hiện thực hoá các nhu cầu sinh lý mà chưa tính đến một cách đầy đủ các hình thức hoạt động phức tạp, cao cấp khác cũng như sự tác động của các yếu tố xã hội, vai trò của quá trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội tới việc quy định các hành vi của con người. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng, với những phát hiện mới, Uznatze đã đặt cơ sở cho việc đưa ra khái niệm “Tâm thế xã hội” giúp cho việc nghiên cứu hiện tượng đó một cách khách qua hơn, đóng vai trò là phương pháp luận khoa học cho nhiều lĩnh vực cụ thể của tâm lý học hiện đại. [dẫn theo 71, tr.321].

Dựa trên “thuyết tâm thế” của Uznatze, V.A.Iadov (1979) đã phát triển khái niệm tâm thế và đưa ra “Thuyết định vị” [dẫn theo 71, tr.312 - 322] nhằm điều chỉnh các hành vi, hoạt động xã hội của cá nhân. Iadov cho rằng, hành vi của con người bị điều khiển bởi một hệ thống các định vị khác nhau, rất phức tạp bao gồm 4 bậc được xếp theo thứ tự từ thấp đến cao, bao gồm:

Bậc 1: Bao gồm các tâm thế bậc thấp, hình thành trên cơ sở các nhu cầu và tình huống đơn giản nhất;

Bậc 2: Các định vị phức tạp hơn, được hình thành trên cơ sở các tình huống giao tiếp của con người trong các nhóm nhỏ;

Bậc 3: Các định vị mà trong đó định hướng chung của các sở thích được hình thành trong các lĩnh vực hoạt động cụ thể;

Bậc 4: Bậc định vị cao nhất hình thành nên hệ thống định hướng giá trị của nhân cách, điều chỉnh hành vi và hoạt động của cá nhân trong những tình huống mà tính tích cực xã hội có giá trị nhất đối với nhân cách.

Theo Iadov hệ thống định vị từ thấp đến cao tạo nên sự định hướng giá trị của nhân cách, có tác dụng điều chỉnh hành vi và hoạt động trong những tình huống mà tính tích cực xã hội có giá trị nhất đối với nhân cách.

Như vậy có thể thấy, hệ thống “định vị” có thứ bậc từ thấp đến cao, điều chỉnh hành vi của cá nhân trong các điều kiện xã hội ngày nay càng được mở rộng và ổn định hơn. Từ hệ thống “định vị” chúng ta có thể lý giải một cách hợp lý hành vi xã hội của cá nhân, cũng như những mâu thuẫn giữa hành vi với thái độ của cá nhân. Đó là vì các “định vị” ở bậc thấp bị điều khiển, bị chi phối bởi các "định vị" ở bậc cao hơn. “Thuyết định vị” đã nghiên cứu thái độ ở một góc nhìn hoàn toàn mới, cho phép thiết lập mối liên hệ giữa những cách tiếp cận hành vi của nhân cách từ các góc độ khác nhau như tâm lý học đại cương, tâm lý học xã hội. Tuy nhiên thiếu sót chủ yếu của Iadov là đã chưa làm rõ khái niệm “định vị” là gì, đồng thời cũng chưa chỉ ra được cơ chế điều chỉnh hành vi bằng các “định vị” trong những tình huống xã hội.

*Tiếp cận nghiên cứu thái độ trong mối quan hệ với nhận thức

Thuyết bất đồng nhận thức của Leon Festinger (1957) và Thuyết cân bằng nhận thức của Heider (1958) [147, tr.192 - 193] đã lý giải mối quan hệ giữa thái độ và nhận thức. Hai ông đã đứng trên quan điểm nhận thức luận để nhấn mạnh vai trò của thành phần nhận thức (quan điểm, kiến thức, niềm tin...) trong việc giải thích sự hình thành, biến đổi thái độ và đề cao sự thống nhất, tính trọn vẹn, trạng thái cân bằng, ổn định, hài hòa, nhất quán của thái độ. Những hiểu biết, những thông tin mới mẻ mâu thuẫn với tình cảm và hành vi hiện có tất yếu sẽ làm thay đổi về thái độ.

Theo Leon Festinger (1957), bất đồng nhận thức là cảm giác hay trạng thái khó chịu khi con người nhận ra là hai suy nghĩ, niềm tin hay thái độ của anh ta không phù hợp với nhau, đối nghịch nhau. Bất đồng nhận thức thường diễn ra khi mâu thuẫn với thái độ. Chẳng hạn, khi một người nhận thấy rằng thuốc lá có hại cho sức khỏe nhưng anh ta vẫn hút....Festinger đã nhấn mạnh, chỉ cần một sự

không phù hợp, đối nghịch là có thể tạo ra bất đồng rồi. Ông đưa ra lập luận: động cơ của con người nhằm giảm đi tác động khó chịu của sự không phù hợp hay đối nghịch thường gây ra sự thay đổi thái độ. Theo học thuyết của ông thì sự căng thẳng giữa các hành vi và thái độ quan trọng thường được chúng ta làm giảm đi bằng cách bào chữa cho suy nghĩ chứ không phải hành động của họ. Học thuyết của Festinger có ý nghĩa rất lớn trong tâm lý học xã hội, nhất là trong các nghiên cứu nhằm tìm hiểu quá trình ảnh hưởng của hành vi đến thái độ như thế nào.

Heider (1958) đưa ra Thuyết cân bằng nhận thức, theo quan niệm của ông, tìm hiểu nhận thức hay quan điểm của con người về các mối quan hệ là tiền đề để tìm hiểu các hành vi của họ. Theo ông, con người có mong muốn thái độ của mình luôn nhất quán với nhau, do đó nếu không nhất quán sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng nhận thức, điều này có thể dẫn đến sự mệt mỏi, căng thẳng. Vì vậy, họ sẽ luôn có xu hướng tìm kiếm sự cân bằng trong thái độ. Để xác lập trạng thái cân bằng tâm lý giữa nhận thức, tình cảm và hành vi, chủ thể có thể thực hiện một số chiến lược như phớt lờ thông tin, thay đổi hành vi hoặc hạ thấp ý nghĩa của thông tin.

* Tiếp cận nghiên cứu chức năng và hành vi trong nghiên cứu thái độ

Năm 1934, R.T.La Piere đã đưa ra một thực nghiệm gây kinh ngạc khi ông đã chứng minh một điều là những gì chúng ta nói và những gì chúng ta làm (tức là thái độ và hành vi của cá nhân trong cùng một trường hợp) đôi khi lại rất khác nhau. Sự phát hiện này của ông được gọi là “nghịch lý La Piere”. R.T. La Piere đã rút ra kết luận: “Trong nhiều tình huống xã hội, các số liệu thu được qua bảng hỏi là không đáng tin cậy; thái độ nói chung phải được nghiên cứu bằng việc quan sát thực tế” [dẫn theo 147, tr.227].

G.P.Allport (1935) cho rằng, thái độ đóng vai trò quyết định chi phối hành vi của con người: “Thái độ có thể được xem như là nguyên nhân hành vi của người này với người khác hoặc một đối tượng khác; thái độ còn giúp lý giải hành vi kiên định của một người nào đó” [dẫn theo 145, tr.5]. Theo quan niệm của ông, thái độ bao hàm cả nghĩa thái độ là sự sẵn sàng phản ứng của hệ thần kinh cho hoạt động tâm sinh lý, chuẩn bị, định hướng cho hoạt động và điều chỉnh hành vi của con người. Quan niệm này của G.P.Allport được nhiều nhà tâm lý học thừa

nhận, tuy nhiên hạn chế trong quan niệm của Allport là chưa đề cập đến vai trò của môi trường xã hội, nhu cầu, động cơ trong quá trình hình thành thái độ.

Quan điểm xem thái độ là sự sẵn sàng phản ứng còn có T.M. Newcom (1935), nhà tâm lý học Mỹ và sau này là H. Fillmore (1965), hai ông quan niệm: “Thái độ là sự sẵn sàng phản ứng với những gì chúng ta xem là đúng và có một thái độ nhất định về một khách thể nào đó hay một nhóm nào đó sẽ đóng vai trò hiển nhiên trong sự quy định sẵn sàng phản ứng theo một cách thức nhất định của chúng ta” [dẫn theo 130, tr.319].

Trong những năm đầu thập kỷ 50 của thế kỷ XX cũng xuất hiện một số nhà tâm lý học nghiên cứu theo hướng tiếp cận chức năng của thái độ. Có thể kể đến một số đại diện như J.J. Sarno (1954); Bruner và White (1956); D. Katz (1960). Theo quan niệm của một số tác giả, sở dĩ con người có thái độ vì nó thỏa mãn nhu cầu tâm lý của con người và những nhu cầu này thì khác nhau ở mỗi cá nhân. Thái độ có chức năng đáp ứng nhu cầu nhận thức bằng cách hình thành nên một khuôn mẫu tư duy nhất định đối với đối tượng. Sau này Herek (1986) đã phân chia thái độ làm hai chức năng chính: chức năng phương tiện và chức năng biểu tượng [145, tr.326].

Ngoài những công trình trên, các nhà nghiên cứu thái độ cũng tập trung nghiên cứu cơ chế hình thành và thay đổi hành vi. Tuy nhiên, những công trình này chủ yếu được ứng dụng vào để giải quyết các vấn đề kinh tế hay chính trị như các chiến dịch tuyên truyền, vận động bầu cử, quảng cáo, tiếp thị...và nhấn mạnh mối quan hệ giữa thái độ và hành vi.

Một số công trình nghiên cứu đã tiếp tục chứng minh rằng, sự thay đổi thái độ không có nghĩa sẽ làm thay đổi hành vi. Chẳng hạn như, A.W.Wichker (1969) nhà tâm lý học xã hội đã nghiên cứu và đưa ra kết luận kinh ngạc: “thái độ của con người hầu như chẳng dự báo gì về hành vi của họ” [153, tr.327]. Trái ngược với quan điểm của A.W.Wichker, hai nhà tâm lý học là Icek Ajzen (1977) và Martin Fishbein (1982) đã tổ chức thực nghiệm 27 thí nghiệm, thì có 26 thí nghiệm cho kết quả: nếu thái độ xác định cụ thể cho một hành vi nào đó thì những gì “chúng ta nói” và những gì “chúng ta làm” là phù hợp với nhau [71, tr.329]

Xem tất cả 237 trang.

Ngày đăng: 12/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí