Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng Trang

Bảng 3.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu là cha/mẹ học sinh 64

Bảng 3.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu là giáo viên chủ nhiệm 64

Bảng 3.3. Độ tin cậy của bảng hỏi về các nội dung được nghiên cứu trên mẫu cha mẹ học sinh 76

Bảng 3.4. Độ tin cậy của bảng hỏi về các nội dung được nghiên cứu trên mẫu giáo viên chủ nhiệm 77

Bảng 4.1. Đánh giá chung về thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp 88

Bảng 4.2. Đánh giá chung về các mặt biểu hiện thái độ hợp tác của cha/mẹ với giáo viên chủ nhiệm lớp 102

Bảng 4.3. Thái độ hợp tác của cha/mẹ với giáo viên chủ nhiệm (xét theo học lực của con) 93

Bảng 4.4. Thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp (xét theo khối lớp học sinh) 96

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

Bảng 4.5. Thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp (xét theo nghề nghiệp của cha/mẹ) 98

Bảng 4.6. Nhận thức trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét chung) 101

Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 2

Bảng 4.7. Nhận thức trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét theo khối lớp học sinh) 104

Bảng 4.8. Nhận thức trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét theo học lực của con) 107

Bảng 4.9. Nhận thức trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét theo nghề nghiệp của cha/mẹ) 110

Bảng 4.10. Xúc cảm trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét chung) 113

Bảng 4.11. Xúc cảm trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét theo khối lớp học sinh) 116

Bảng 4.12. Xúc cảm trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét theo học lực của con) 118

Bảng 4.13. Xúc cảm trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét theo nghề nghiệp của cha mẹ) 120

Bảng 4.14. Hành vi hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét chung) 123

Bảng 4.15. Hành vi hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét theo khối lớp học sinh) 126

Bảng 4.16. Hành vi hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét theo học lực của con) 127

Bảng 4.17. Hành vi hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét theo nghề nghiệp của cha/mẹ) 130

Bảng 4.18. Các yếu tố ảnh hưởng tới thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở. 132

Bảng 4.19. Kết quả sau tác động mặt nhận thức trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh 137

Bảng 4.20. Kết quả sau tác động mặt xúc cảm trong thái độ hợp tác của cha/ mẹ học sinh 139

Bảng 4.21. Kết quả sau tác động vào hành vi trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh 142

DANH MỤC CÁC BIỂU

Tên biểu Trang

Biểu đồ 4.1. Tác động nhận thức trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh trước và sau thực nghiệm 138

Biểu đồ 4.2. Tác động mặt xúc cảm trong thái độ hợp tác 140

của cha/mẹ học sinh trước và sau thực nghiệm 140

Biểu đồ 4.3. Tác động hành vi trong thái độ hợp tác 142

của cha/mẹ học sinh trước và sau thực nghiệm 142

Biểu đồ 4.4. Thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh 144

trước và sau thực nghiệm 144

Biểu đồ 4.5. Đường tích lũy kết quả trước tác động, đo lần 1, lần 2 145

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

1.1. Hợp tác giữa gia đình, nhà trường và xã hội là một nguyên lý đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục thế hệ trẻ có điều kiện đạt hiệu quả tốt, tạo môi trường thuận lợi, tích cực cho sự phát triển tâm lý của trẻ, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực, mặt trái của xã hội. Sự hợp tác chặt chẽ giữa ba lực lượng trên, trước là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hành động cùng một hướng, một mục đích, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ nói chung và học sinh trung học cơ sở nói riêng.

1.2. Đối với học sinh trung học cơ sở, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, là thời kỳ quá độ chuyển tiếp từ tuổi thơ lên tuổi tưởng thành, có nhiều khó khăn, biến động mà các nhà tâm lý học cảnh báo là thời kỳ “khủng hoảng”, trong đó xuất hiện nhiều biến đổi bất ngờ, khó lường trước. Các em thường có những ước mơ, hoài bão về viễn cảnh của cuộc sống, dự định nghề nghiệp trong tương lai…Những yếu tố đó chi phối rất nhiều đến hoạt động học tập của các em. Chính vì vậy, việc hợp tác chặt chẽ, thống nhất giữa gia đình và nhà trường, tạo môi trường thuận lợi, tích cực cho sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở có vai trò quan trọng hơn so với lứa tuổi khác.

1.3. Trong quá trình hợp tác giữa gia đình và nhà trường, thái độ hợp tác tích cực của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong hoạt động giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng. Nếu cha mẹ học sinh có thái độ tích cực, với sự đồng thuận cao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện nhân cách học sinh. Ngược lại, nếu cha mẹ có thái độ miễn cưỡng, thụ động, thờ ơ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì mối quan hệ hợp tác giữa gia đình, nhà trường và kết quả giáo dục học sinh. Mặc dù vậy, từ thực tiễn cho thấy, trong những năm qua, vẫn còn một bộ phận cha mẹ có biểu hiện thái độ thờ ơ, phó mặc, với suy nghĩ đóng góp đầy đủ các khoản kinh phí là hoàn thành nghĩa vụ với nhà trường, xem việc giáo dục học sinh là trách nhiệm của nhà trường và thầy cô giáo.

1.4. Trong những năm gần đây, nghiên cứu thái độ nói chung và nghiên cứu thái độ hợp tác được nhiều nhà tâm lý học trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về thái độ hợp tác của cha mẹ học

sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp đang còn ít, chưa được coi trọng theo đúng vai trò của nó và chủ yếu nhấn mạnh chiều thái độ hợp tác giữa nhà trường và gia đình với một số nội dung hạn hẹp. Hệ quả là làm hạn chế rất nhiều tác động và sự hợp tác tích cực của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong hoạt động giáo dục học sinh.

1.5. Nghiên cứu thái độ hợp tác của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS sẽ giúp chúng ta đánh giá đầy đủ, sâu sắc hơn về thực trạng, xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm lớp. Từ đó giúp cho các nhà quản lý giáo dục, các thầy cô giáo, cha mẹ học sinh và các cơ quan hữu quan đưa ra những giải pháp nâng cao thái độ hợp tác của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục học sinh. Đây là vấn đề cấp thiết, mang tích thời sự, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và tính cấp thiết của vấn đề, thúc đẩy chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở”

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Luận án nhằm xây dựng được khung lý luận về thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trường THCS trong hoạt động giáo dục; đánh giá được thực trạng mức độ và các biểu hiện thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trường THCS. Trên cơ sở đó đề xuất và thực nghiệm biện pháp tác động nâng cao thái độ hợp tác tích cực của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

2.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về thái độ, thái độ hợp tác của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS trong hoạt động giáo dục.

2.2.2. Nghiên cứu lý luận về thái độ, thái độ hợp tác trong tâm lý học; trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, phát triển những vấn đề lý luận về thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS

trong hoạt động giáo dục học sinh.

2.2.3. Khảo sát, đánh giá thực trạng thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS trong hoạt động giáo dục học sinh; xác định các yếu tố tác động đến thực trạng đó.

2.2.4. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp tác động nhằm nâng cao thái độ hợp tác tích cực của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Mức độ và các biểu hiện thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS trong hoạt động giáo dục.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu

Thái độ hợp tác là lĩnh vực rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu mức độ và các biểu hiện thái độ của cha/mẹ học sinh đối với sự hợp tác với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS, được biểu hiện qua các thành phần: Nhận thức, xúc cảm và hành vi hợp tác của cha/mẹ học sinh trong các lĩnh vực: Hoạt động học tập của học sinh; Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh; Đóng góp cơ sở vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục của nhà trường; Hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường.

3.2.2. Phạm vi địa bàn và khách thể nghiên cứu

*Phạm vi địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng được tiến hành đối với cha/mẹ học sinh và giáo viên chủ nhiệm lớp, từ lớp 6 đến lớp 9 ở các trường THCS Lý Tự Trọng, TP.Thanh Hóa; trường THCS Hoằng Châu, Hoằng Hóa, Thanh Hóa; trường THCS Cổ Nhuế, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội; trường THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Khách thể được lựa chọn để điều tra chính thức là những cha/mẹ học sinh và giáo viên chủ nhiệm lớp học sinh đang học từ lớp 6 đến lớp 9, trong năm học 2015-2016. Đây là những trường thuộc nhóm các tỉnh/thành phố có truyền thống hiếu học tuy nhiên lại có những đặc điểm rất khác nhau về các điều kiện giáo dục,

nghề nghiệp của cha/mẹ học sinh và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

*Phạm vi khách thể nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi lựa chọn tổng số mẫu khách thể khảo sát là 684, trong đó:

+ Mẫu điều tra thăm dò: 48 CMHS trường THCS Lý Tự Trọng, TP.Thanh Hóa; trường THCS Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa.

+ Mẫu điều tra định lượng: 586 CMHS trường THCS được khảo sát.

+ Mẫu điều tra định tính: 40 GVCN, 04 cán bộ quản lý, 6 học sinh. Đối với GVCN lớp, cán bộ quản lý và học sinh, chúng tôi chỉ phỏng vấn, quan sát, thu thập những thông tin định tính nhằm hỗ trợ cho việc đánh giá biểu hiện và mức độ thái độ hợp tác (TĐHT) của cha/mẹ học sinh với GVCN lớp.

+ Nghiên cứu thực nghiệm tác động: 50 CMHS thuộc trường THCS Hoằng Châu và trường THCS Lý Tự Trọng, TP.Thanh Hóa. Nhóm khách thể này là những cha/mẹ có TĐHT tiêu cực (mức độ 2) và rất tiêu cực (mức độ 1)

4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp tiếp cận

4.1.1. Tiếp cận hoạt động.

TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS được hình thành và biểu hiện thông qua thực tiễn hợp tác giữa cha/mẹ với GVCN trong hoạt động giáo dục. Vì vậy, để đánh giá mức độ và các biểu hiện TĐHT của CMHS phải được thực hiện thông qua sự hợp tác của CMHS với GVCN lớp trong các hoạt động giáo dục như: Hoạt động học tập của học sinh; Giáo dục đạo đức; Đóng góp cơ sở vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục của nhà trường; Hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường.

4.1.2. Tiếp cận hệ thống.

Con người là một hệ thống rất phức tạp trong hệ thống tự nhiên và xã hội. Thái độ (TĐ) của con người là một thuộc tính tâm lý được hình thành thông qua hoạt động và giao lưu, bao gồm rất nhiều thành phần, mỗi thành phần có chức năng riêng, có quan hệ, liên hệ tương tác với nhau tạo nên tính ổn định tương đối và bền vững của TĐ. Tuy nhiên, trong từng thời điểm, trong từng hoàn cảnh khác nhau mà thành phần nào chiếm ưu thế hơn so với các thành phần khác. Việc xác

định đúng vai trò, chức năng của từng thành phần trong cấu trúc của TĐ trong những hoàn cảnh cụ thể là rất cần thiết.

Trong nghiên cứu này, TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS trong hoạt động giáo dục được xem xét mức độ và các biểu hiện qua các thành phần: nhận thức, xúc cảm và hành vi của cha/mẹ học sinh trong các hoạt động hợp tác với GVCN lớp. Các thành phần này có quan hệ hữu cơ với nhau và quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực hoạt động của nhà trường, mà ở đó có sự hợp tác giữa cha/mẹ với GVCN lớp.

4.1.3. Tiếp cận thực tiễn

Tâm lý của cá nhân là quá trình chủ thể biến những kinh nghiệm lịch sử xã hội thành cái riêng của bản thân. TĐ là thuộc tính tâm lý nên cũng chịu sự chế ước bởi những điều kiện thực tiễn của cá nhân và cộng đồng. Chính vì vậy, khi đánh giá mức độ và các biểu hiện TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS chúng tôi đều lưu ý xem xét tới mức độ, biểu hiện, đặc điểm hoàn cảnh cụ thể của CMHS đang sống có ảnh hưởng đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục.

4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

4.2.1. Các phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

- Phương pháp quan sát

4.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

4.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học


5. Đóng góp của luận án

5.1. Đóng góp về lý luận

Luận án đã góp phần làm sáng tỏ được lí luận về thái độ của CMHS đối với

Xem tất cả 237 trang.

Ngày đăng: 12/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí