Tác Động Của Tập Trung Kinh Tế Đối Với Môi Trường Cạnh Tranh

thành tập trung theo chiều ngang, tập trung theo chiều dọc hoặc tập trung theo khối (còn gọi là tập trung theo đường chéo, hỗn hợp, hay tập đoàn – conglomerate).

Tập trung kinh tế theo chiều ngang: là sự sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc liên doanh của các doanh nghiệp trong một thị trường liên quan (sản phẩm và không gian). Theo lý thuyết cạnh tranh thì sự gia tăng tập trung theo chiều ngang sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp hành động giữa các doanh nghiệp và từ đó dẫn đến hạn chế cạnh tranh theo giá. Như vậy, đặc điểm nổi bật của tập trung kinh tế là có sự hạn chế cạnh tranh về giá cả của sản phẩm trong một thị trường liên quan. Ở đây thị trường liên quan được hiểu là liên quan đến giác độ vật chất (thị trường sản phẩm); giác độ về địa lý và giác độ thời gian. Về giác độ vật chất bao gồm những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả. Về giác độ địa lý tức là đề cập đến thị trường địa lý: là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế được cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận5.

Tập trung kinh tế theo chiều dọc: là sự hợp nhất, sáp nhập, mua lại hoặc liên doanh giữa các doanh nghiệp nằm trên cùng một chuỗi giá trị, dẫn tới sự mở rộng về phía trước hoặc phía sau của công ty trên chuỗi giá trị đó. Các doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế theo chiều dọc thường có mối quan hệ cung ứng – tiêu thụ. Tập trung kinh tế theo chiều dọc đem lại cho công ty lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra sản phẩm, giảm chi phí trung gian, khống chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh...

Tập trung kinh tế dạng khối (conglomerate), là sự hợp nhất, sáp nhập, mua lại hoặc liên doanh của các doanh nghiệp không cùng hoạt động trên một thị trường sản phẩm hoặc không có mối quan hệ khách hàng với nhau. Mục tiêu của việc hợp nhất này thường là phân bổ rủi ro vào những thị trường khác nhau hoặc từ những lý do chiến lược thị trường của các doanh nghiệp này.


5 Điều 3 khoản I Luật cạnh tranh Việt Nam năm 2004

Song, dưới giác độ của pháp luật chống hạn chế cạnh tranh, để thuận lợi cho việc kiểm soát tập trung kinh tế, pháp luật quy định những hình thức tập trung cơ bản và phổ biến nhất xuất hiện trong nền kinh tế. Cụ thể là Luật cạnh tranh Việt Nam quy định các hành vi được coi là tập trung kinh tế, tức là việc tập trung kinh tế được thực hiện thông qua những hình thức bao gồm: sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp và các hình thức tập trung kinh tế khác nhằm kiểm soát hoặc chi phối hoạt động của doanh nghiệp khác. Điều 17 Luật Cạnh tranh của Việt Nam đưa ra định nghĩa cho từng hành vi tập trung kinh tế như sau:

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Theo tinh thần đó, doanh nghiệp sau khi sáp nhập sẽ tồn tại trên cơ sở tiếp nhận mọi tài sản cũng như các quyền, nghĩa vụ, lợi ích của doanh nghiệp bị sáp nhập trong khi doanh nghiệp bị sáp nhập không còn tồn tại và bị xoá tên trong sổ đăng kí kinh doanh.

Giả sử A là doanh nghiệp sáp nhập và B là doanh nghiệp bị sáp nhập thì hình thức sáp nhập có thể minh hoạ bằng sơ đồ sau:

A + B = A

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Sau khi bị sáp nhập, doanh nghiệp B sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình trên thị trường và tiếp tục hoạt động cùng với doanh nghiệp A.

Về cơ bản, pháp luật chống hạn chế cạnh tranh đều quy định sáp nhập là hành vi hạn chế cạnh tranh và đưa ra các biện pháp để kiểm soát nhóm hành vi này. Luật cạnh tranh năm 2004 cũng quy định về sáp nhập doanh nghiệp dựa trên nền tảng của pháp luật dân sự cũng như pháp luật doanh nghiệp.

Tập trung kinh tế: xu hướng và những vấn đề đặt ra tại Việt Nam - 3

Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất. Dưới giác độ của pháp luật chống hạn chế cạnh tranh, việc hợp nhất doanh nghiệp khá tương đồng với sáp nhập vì chúng đều là kết quả của việc tổ chức lại doanh nghiệp để hình thành một chủ thể mới có sức mạnh thị trường lớn hơn dựa trên thế mạnh

của các doanh nghiệp tham gia. Nhưng khác với trường hợp sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp lại dẫn tới việc hình thành một doanh nghiệp mới (C) được hưởng tất cả các quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp bị hợp nhất trong khi các doanh nghiệp bị hợp nhất (A,B) sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình.

A + B = C

Song hành với tiến trình này, cổ phiếu cũ của hai doanh nghiệp sẽ không còn tồn tại mà doanh nghiệp mới ra đời sẽ phát hành cổ phiếu mới thay thế.

Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp (gọi là doanh nghiệp mua lại) mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát , chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Như vậy mua lại doanh nghiệp gồm hai trường hợp là mua lại toàn bộ và mua lại một phần doanh nghiệp. Tuy nhiên, mua lại toàn bộ doanh nghiệp thì về bản chất chính là hình thức sáp nhập doanh nghiệp. Bởi vì khi mua lại toàn bộ doanh nghiệp, người mua trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp cũng như tài sản doanh nghiệp, được hưởng các quyền và nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp đó. Duy có một điểm khác biệt giữa hai thức này, đó là việc doanh nghiệp bị mua lại có chấm dứt tồn tại hay không. Tuỳ thuộc vào ý chỉ chủ quan của doanh nghiệp mua, nếu doanh nghiệp bị mua chấm dứt tồn tại thì đó chính là sáp nhập, còn nếu nó tiếp tục hoạt động như một chủ thể kinh doanh độc lập thì sẽ trở thành công ty con trong một tập đoàn kinh tế. Bên cạnh đó cần chú ý các hình thức mua lại không bị coi là tập trung kinh tế bao gồm: “Doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng mua lại doanh nghiệp khác nhằm mục đích bán lại trong thời hạn dài nhất là một năm; doanh nghiệp mua lại không thực hiện quyền kiểm soát hoặc chi phối doanh nghiệp bị mua lại, hoặc doanh nghệp thực hiện quyền kiểm soát, chi phối nhưng chỉ trong khuôn khổ bắt buộc để đạt được mục đích bán lại6.”

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là hai hình thức tập trung kinh tế phổ biến hiện nay, và thường được nhắc đến như một hình thức đại diện của hiện tượng



6 Điều 35 Nghị định 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 9 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh.

tập trung kinh tế. Sự mua bán sáp nhập giữa hai hay nhiều công ty với nhau thường được gọi với cái tên M&A, viết tắt của hai từ tiếng Anh: Merger and Acquisition. Mục tiêu cuối cùng của tất cả các thương vụ mua bán sáp nhập là tạo ra sự cộng hưởng và nâng cao giá trị lớn hơn nhiều so với giá trị của từng bên riêng lẻ. Thành công của mua bán hay sáp nhập phụ thuộc vào việc có đạt được sự cộng hưởng hay không. Trong M&A, một nguyên tắc chung là “1+1>2”. Công thức này không được logic về mặt toán học nhưng nếu xét về ý nghĩa kinh tế, chúng nói lên “năng lực chuyển hóa” đặc biệt từ sự kết hợp của hai tổ chức để hình thành một tổ chức có giá trị lớn hơn khi đứng riêng lẻ. Nghĩa là hai công ty sáp nhập cùng nhau sẽ có giá trị lớn hơn hai công ty đang hoạt động riêng lẻ. Đây cũng chính là lý do dẫn đến các hoạt động mua bán và sáp nhập giữa các công ty. Nguyên lý này đặc biệt hữu ích khi các công ty rơi vào những thời kỳ khó khăn do cạnh tranh, tác động thị trường hay bất kỳ yếu tố nào khác.

Một hành vi tập trung kinh tế khác đó là liên doanh. Điều 17 khoản 4 Luật cạnh tranh 2004 định nghĩa: liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.

Việc góp thêm vốn vào doanh nghiệp đang hoạt động không được coi là hình thức tập trung kinh tế. Chỉ khi nào góp vốn để thành lập một doanh nghiệp thì khi đó nó mới trở thành hành vi tập trung kinh tế dưới hình thức liên doanh. Điều này đã nhấn mạnh tới một mục đích của các bên liên doanh là thành lập một doanh nghiệp mới. Sự tồn tại của doanh nghiệp mới tạo nên mối liên kết giữa các doanh nghiệp tham gia. Điều này có khác ít nhiều so với cách hiểu về liên doanh nói chung trên thế giới, theo đó liên doanh được thành lập nhằm đáp ứng được mục đích của các bên tham gia mà khi các bên tham gia riêng lẻ tự mình xét về khả năng sẽ không đáp ứng được, nghĩa là hai hay nhiều hãng liên doanh với nhau để thực hiện một hoặc một số hoạt động kinh tế mà mỗi bên đạt được mục đích của mình trong đó. Ngày nay có thể thấy rất nhiều các liên doanh được thành lập nhằm đạt được mục đích kinh tế của các bên tham gia, chẳng hạn Sony Ericsson là liên doanh giữa Sony và Ericsson, công ty LG.Philips Components là liên doanh được thành lập giữa LG

Group và Royal Philips Electronics; NUMMI là liên doanh được thành lập giữa General Motors và Toyota…‌

III. Tác động của tập trung kinh tế đối với môi trường cạnh tranh

Tập trung kinh tế vốn là hiện tượng mang tính hệ quả của cạnh tranh, nó có thể diễn ra ở các mức độ cao thấp khác nhau đối với các lĩnh vực khác nhau của thị trường. Sự ra đời của hiện tượng tập trung kinh tế có tác động nhất định tới cơ cấu thị trường và qua đó có thể tác động rất lớn tới cạnh tranh. Tuy nhiên, tác động của tập trung kinh tế tới cạnh tranh cũng được thể hiện ở 2 mặt: tích cực và tiêu cực.

1. Tác động tích cực

Đánh giá dưới 2 góc độ sau:

Dưới góc độ lợi ích kinh tế

Bằng việc áp dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô mà tập trung kinh tế giúp các hãng giảm được chi phí sản xuất. Điều này cũng làm cho chính các doanh nghiệp khi tham gia vào tập trung kinh tế có được mức giá cạnh tranh tốt khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Tập trung kinh tế được coi là con đường ngắn nhất để giải quyết nhu cầu tích tụ các nguồn lực thị trường của các nhà kinh doanh nhằm nâng cao năng lực kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Vì vậy, các biện pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc liên doanh,.. được các lý thuyết kinh tế coi là cách thức không tốn kém nhiều thời gian để hình thành nên quyền lực thị trường. Nhờ tập trung kinh tế, doanh nghiệp có thể tăng cường tích tụ nguồn lực để đầu tư và thực hiện những dự án lớn đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và xã hội; tăng cường khả năng nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Chỉ thông qua tập trung kinh tế, các công ty mới có nguồn lực dồi dào để đầu tư cho việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại cũng như thúc đẩy sự đổi mới công nghệ nhằm tạo ra năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt; đồng thời tạo ra khả năng chuyên môn hoá sâu trong sản xuất và kinh doanh- điều mà các công ty riêng lẻ rất khó có thể thực hiện được. Đây cũng là giải pháp hữu ích giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng quy mô kinh doanh và tăng thêm sức mạnh tài chính, tiết kiệm chi phí sử dụng nhân sự, thiết bị chuyên môn, tăng

năng suất lao động, chia sẻ và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh đồng thời giúp doanh nghiệp này có cơ hội thâm nhập thị trường mới. Qua đó, tập trung kinh tế có thể làm tằng thêm lợi ích kinh tế - xã hội nói chung.

Tập trung kinh tế tạo ra khả năng hợp tác sâu sắc trong kinh doanh. Thông qua các hành vi mua lại, liên doanh, các doanh nghiệp tham gia hình thành nên các liên minh kinh doanh hoặc các nhóm doanh nghiệp có mối quan hệ sở hữu hoặc đầu tư với nhau, cho dù dưới góc độ pháp lý, chúng vẫn là những chủ thể có tư cách độc lập. Sự tồn tại của nhóm kinh doanh tạo ra các hình thức hợp tác kinh doanh khép kín nếu như sự tập trung diễn ra theo chiều dọc (giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành kinh tế - kỹ thuật nhưng ở những công đoạn khác nhau của quá trình kinh doanh); hoặc hỗ trợ trong quản lý, thực hiện chiến lược mở rộng, phát triển thị trường; hoặc hợp tác chia sẻ rủi ro khi thị trường có những biến động lớn nhằm tìm kiếm cơ hội vượt qua các cuộc khủng hoảng. Điều này nghĩa là, các doanh nghiệp thông qua hành vi tập trung kinh tế có thể tạo ra khả năng hợp tác sâu trong kinh doanh, mặc dù có thể chúng vẫn hoạt động độc lập về mặt pháp lý.

Khi tập trung kinh tế diễn ra giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành và ở cùng một công đoạn của quá trình kinh doanh (cùng thị trường liên quan), kết quả sẽ luôn là giữa chúng không còn tồn tại cạnh tranh, bởi sau khi sáp nhập, hợp nhất, các doanh nghiệp đã trở thành một chủ thể duy nhất, hoặc tạo ra mối quan hệ một nhà bằng hành vi mua lại hoặc liên doanh.

Tập trung kinh tế có thể là giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp trong việc cơ cấu lại hoạt động kinh doanh. Sự tác động từ thị truờng có thể tạo ra cho doanh nghiệp nhiều khó khăn và thuận lợi trong kinh doanh mà từ đó, họ cần thực hiện các chiến lược cơ cấu lại cho phù hợp với những thay đổi từ thị trường nhằm bảo đảm tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

Dưới góc độ của thị trường cạnh tranh

Tập trung kinh tế góp phần làm cho mức độ cạnh tranh trên thị trường sâu sắc hơn do sức cạnh tranh của các doanh nghiệp mạnh mẽ hơn. Bởi dựa vào tập trung kinh tế, các doanh nghiệp tham gia có thể khai thác được những lợi thế để cải thiện năng lực cạnh tranh của chính mình.

Tập trung kinh tế khiến các nguồn lực thị trường sẽ được sử dụng tập trung và hiệu quả hơn, tránh tình trạng manh mún, nhỏ lẻ của quá trình kinh doanh. Sự manh mún của quy mô đầu tư có thể sẽ làm cho thị trường kém phát triển, lúc đó, tập trung kinh tế lại được coi như giải pháp cho việc cơ cấu lại quy mô kinh doanh trên thị trường. Chính các lý thuyết về thị trường đôi khi cũng coi sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh như là các biện pháp cơ cấu lại thị trường.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc phải đương đầu với các tập đoàn kinh tế đa quốc gia có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm kinh doanh lâu đời sẽ là thách thức khá lớn đối với các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế thị trường chuyển đổi. Một trong những biện pháp mà nhiều nước (trong đó có cả các nước phát triển) sử dụng là tập trung các nguồn lực kinh tế để hình thành nên các tập đoàn hoặc liên minh có sức mạnh về tài chính, kỹ thuật, công nghệ. Các biện pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp một mặt có thể đáp những nhu cầu trên, mặt khác góp phần cơ cấu lại các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả song không làm giảm đi giá trị đầu tư của thị trường. Trong pháp luật kinh doanh, các chế định về giải thể và phá sản doanh nghiệp được coi như những phương thức giải quyết số phận của các doanh nghiệp gặp khó khăn và kinh doanh kém hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng triệt để hai biện pháp nói trên có thể gây ra hậu quả là, sau khi các doanh nghiệp bị giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại thì các giá trị đầu tư của họ sẽ chỉ được dùng để giải quyết trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp và trả lại cho các chủ đầu tư. Khi đó, giá trị đầu tư chung trên thị trường liên quan sẽ giảm đi tương ứng. Trong khi đó, sự sáp nhập, mua lại, hợp nhất có thể diễn ra với vai trò điều phối các nguồn lực kinh tế từ những người sử dụng kém hiệu quả để tập trung vào doanh nghiệp có khả năng sử dụng tốt hơn. Lúc này số lượng doanh nghiệp có thể giảm đi song giá trị đầu tư của thị trường không giảm sút.

2. Tác động tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực đã nêu thì không thể không nhắc tới những tác động tiêu cực của tập trung kinh tế.

Trước hết, tập trung kinh tế làm thay đổi số lượng doanh nghiệp hiện có trên thị trường. Khi đó cơ cấu cạnh tranh vốn có trên thị trường sẽ thay đổi về mặt cấu trúc - số lượng doanh nghiệp.

Tập trung kinh tế khiến tương quan cạnh tranh trên thị trường thay đổi. Sự tích tụ hoặc liên minh các nguồn lực kinh tế giữa các doanh nghiệp thông qua các biện pháp tập trung kinh tế đã đột ngột làm xuất hiện một doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh là tổng năng lực cạnh tranh của tất cả doanh nghiệp tham gia. Về căn bản, tập trung kinh tế sẽ không trực tiếp làm giảm vị trí cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp không tham gia, song chúng lại làm thay đổi quan hệ cạnh tranh giữa họ với doanh nghiệp sau khi tập trung kinh tế so với trước đó.

Ngoài ra, dưới tác động của tập trung kinh tế, hình thái thị trường cạnh tranh có thể sẽ thay đổi và chuyển sang mô hình độc quyền nhóm hoặc hình thành các doanh nghiệp có quyền lực thị trường. Bởi tập trung kinh tế là sự tập hợp các nguồn lực kinh tế bằng hành vi sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc liên doanh mà không phải là quá trình tích tụ tư bản thông thường. Nói cách khác, thông qua tập trung kinh tế, các doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh song không phải từ hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp. Do vậy, thực tế đã cho thấy, các biện pháp tập trung kinh tế đôi khi được sử dụng để hình thành nên các thế lực thống lĩnh hoặc độc quyền trên thị trường

Khi đã có sức mạnh thị trường, doanh nghiệp rất dễ lạm dụng sức mạnh thị trường để tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội cho mình. Điều này làm cạnh tranh trên thị truờng bị sai lệch hoặc bị tổn hại. Bên cạnh đó, việc tập trung kinh tế có thể dẫn đến độc quyền nhóm, làm cho cơ cấu thị trường bị mất cân đối. Cạnh tranh qua đó dễ bị tổn hại. Việc cản trở sự phát triển của cạnh tranh sẽ làm tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng.

Do tác động tiêu cực của tập trung kinh tế, nên chiến lược này thường bị coi là gây hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp. Pháp luật cạnh tranh của quốc gia đều có quy định kiểm soát đối với hành vi tập trung kinh tế nhằm khai thác những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó đối với thị trường.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí