TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
-------***-------
Đề tài:
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tập trung kinh tế: xu hướng và những vấn đề đặt ra tại Việt Nam
Họ và tên sinh viên : Lê Thanh Mai Lớp : Nhật
Khóa 42
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Ngô Quý Nhâm
Hà Nội - 11/2007
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ VÀ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ 3
I. Khái quát về tập trung kinh tế 3
1. Nguyên nhân 3
2. Mục đích của tập trung kinh tế 7
II. Khái niệm và các hình thức tập trung kinh tế 7
1. Khái niệm tập trung kinh tế 7
2. Đặc điểm pháp lý của tập trung kinh tế 9
3. Các hình thức tập trung kinh tế 10
III. Tác động của tập trung kinh tế đối với môi trường cạnh tranh 15
1. Tác động tích cực 15
2. Tác động tiêu cực 17
IV. Kiểm soát tập trung kinh tế 20
1. Sự cần thiết phải kiểm soát tập trung kinh tế 20
2. Quy định về kiểm soát tập trung kinh tế tại một số quốc gia 23
2.1 Kiểm soát tập trung kinh tế tại Hoa Kỳ 23
2.2 Kiểm soát tập trung kinh tế tại Pháp 24
2.3 Kiểm soát tập trung kinh tế tại Đức 25
2.4 Pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ ĐẶT RA TẠI VIỆT NAM 29
I. Thực trạng tập trung kinh tế tại Việt Nam 29
1. Về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp 30
2. Về việc tập trung kinh tế thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán 32
3. Về liên doanh 34
4. Về hợp nhất 34
5. Về thành lập tổng công ty 35
6. Về thành lập tập đoàn kinh tế 36
7. Các ngành có mức độ tập trung kinh tế cao nhất 38
II. Những vấn đề về tập trung kinh tế đặt ra tại Việt Nam 39
1. Xác định ranh giới giữa tập trung kinh tế bị cấm và quyền tự do thành lập, đổi mới doanh nghiệp 39
2. Về cơ sở pháp lý cho tập trung kinh tế 39
3. Vấn đề liên quan đến tiêu chí thị phần 40
4. Về thông báo tập trung kinh tế 41
5. Về loại tập trung kinh tế 42
6. Hệ thống thông tin chưa hoàn thiện 44
7. Bộ máy quản lý nhà nước về tập trung kinh tế ở Việt Nam 45
8. Vấn đề về tập trung kinh tế thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán 45
9. Vấn đề hình thành tập đoàn kinh tế 46
10. Vấn đề về liên doanh 48
11. Về các trường hợp miễn trừ 49
12. Tác động từ vấn đề hiệu lực không gian trong Luật Cạnh tranh .. 50 CHƯƠNG 3. XU HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM 51
I. Xu hướng tập trung kinh tế trên Thế giới 51
II. Xu hướng tập trung kinh tế tại Việt Nam 53
1. Tập trung kinh tế không ngừng phát triển 53
2. Hoạt động mua bán và sáp nhập có yếu tố nước ngoài sẽ tăng mạnh
.............................................................................................................. 56
3. Các vụ tập trung kinh tế nằm trong ngưỡng phải thông báo hoặc bị cấm đã bắt đầu xuất hiện và có xu hướng gia tăng. 58
III. Một số giải pháp nhằm kiểm soát tập trung kinh tế một cách hiệu quả 59
1. Giải pháp về chính sách và thiết chế kiểm soát tập trung kinh tế 59
1.1 Về chính sách và môi trường pháp lý 59
1.1.1 Xác định ranh giới hợp lý và hợp pháp đối với tập trung kinh tế
........................................................................................................ 59
1.1.2 Minh bạch và đơn giản hoá các thủ tục 60
1.1.3 Hoàn thiện một khung pháp lý thống nhất 61
1.1.4 Giải quyết khó khăn trong việc kiểm soát các trường hợp tập trung kinh tế theo tiêu chí thị phần 62
1.1.5 Tăng cường kiểm soát các hành vi tập trung kinh tế theo chiều dọc và khối (conglomerate) 64
1.1.6 Sửa đổi bổ sung quy định về hiệu lực không gian 65
1.2 Về thiết chế kiểm soát tập trung kinh tế 65
1.2.1 Nghiên cứu và dự đoán những lĩnh vực và doanh nghiệp có khả năng xảy ra hiện tượng tập trung kinh tế 65
1.2.2 Tiếp tục tuyên truyền phổ biến sâu rộng pháp luật cạnh tranh và các quy định về tập trung kinh tế 66
1.2.3 Tăng cường thẩm quyền và nâng cao tính độc lập của cơ quan quản lý cạnh tranh 66
1.2.4 Tăng cường hợp tác quốc tế 67
2. Các đề xuất đối với doanh nghiệp 68
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Công ty chứng khoán | |
UBCK | Ủy ban chứng khoán |
Công ty CP | Công ty cổ phần |
Công ty CPTĐ | Công ty cổ phần tập đoàn |
Công ty TNHH | Công ty trách nhiệm hữu hạn |
HĐQT | Hội đồng quản trị |
NHTM | Ngân hàng thương mại |
NHTMCP | Ngân hàng thương mại cổ phần |
WTO – World Trade Organization | Tổ chức Thương mại Thế giới |
EU | Liên minh châu Âu |
EC – European Commission | Ủy ban châu Âu |
ECMR – European Commission Merger Regulation | Các văn bản pháp luật của Ủy ban châu Âu về tập trung kinh tế |
VCA – Vietnam Competition Authority | Cục Quản lý cạnh tranh Việt Nam |
CR3 – Concentration Ratio 3 | Tỷ lệ tập trung mức 3 |
M&A | Mua bán, sáp nhập |
UBCKNN | Ủy ban Chứng khoán Nhà nước |
HRS - Hart-Scott-Rodino | Đạo luật nâng cao chống độc quyền Hart- Scoot-Rodino |
Có thể bạn quan tâm!
- Tập trung kinh tế: xu hướng và những vấn đề đặt ra tại Việt Nam - 2
- Tác Động Của Tập Trung Kinh Tế Đối Với Môi Trường Cạnh Tranh
- Quy Định Về Kiểm Soát Tập Trung Kinh Tế Tại Một Số Quốc Gia
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng | |
TKV | Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam |
EVN Telecom | Tập đoàn Điện lực Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Electricity) |
VNPT | Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam |
FPT | Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT |
FDI | Đầu tư trực tiếp nước ngoài |
VND | Việt Nam Đồng (đơn vị tiền tệ của Việt Nam) |
PwC – Pricewater house Coopers’ | Hãng kiểm toán Pricewater house Coopers’ |
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nếu không xét trên bình diện nền kinh tế toàn cầu đang chững lại vì khủng hoảng tài chính xảy ra thời gian qua, thì có thể thấy những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ. Việt Nam đã trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhất là từ khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việc cải cách thể chế kinh tế, trong đó có cải cách khu vực doanh nghiệp đã tạo ra môi trường thông thoáng, thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp để đổi mới hình thức tổ chức kinh doanh và thích ứng với thay đổi của thị trường, đáp ứng các yêu cầu về hội nhập. Một trong những hình thức có xu hướng ngày càng tăng trong nền kinh tế nước ta là hoạt động tập trung kinh tế.
Hoạt động tập trung kinh tế ít nhiều đều có tầm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, cho dù hoạt động này diễn ra ở các nước phát triển hay đang phát triển. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống nội dung của hoạt động tập trung kinh tế và nghiên cứu vấn đề kiểm soát hoạt động này là rất cần thiết, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi xu hướng tập trung kinh tế đang diễn ra dưới nhiều góc độ, nhiều hình thức đa dạng.
Xuất phát từ nhu cầu đó, em đã chọn chủ đề “Tập trung kinh tế: xu hướng và những vấn đề đặt ra tại Việt Nam” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đó, khoá luận hướng đến những mục đích cơ bản sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tập trung kinh tế dưới giác độ của Luật cạnh tranh.
- Phân tích những vấn đề đặt ra đối với hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam hiện nay và những ảnh hưởng của tập trung kinh tế đến cạnh tranh trên thị trường.
- Đề xuất những giải pháp kiểm soát nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi đối với cạnh tranh của tập trung kinh tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là hoạt động tập trung kinh tế dưới giác độ của pháp luật cạnh tranh
Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận tập trung nghiên cứu tập trung kinh tế trên thực tế cũng như những quy định pháp luật về tập trung kinh tế trong Luật cạnh tranh năm 2004 tại Việt Nam. Ngoài ra, khoá luận còn tìm hiểu một số các quy định pháp luật ở các nước khác như Hoa Kỳ, Pháp, Đức,…về tập trung kinh tế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khoá luận, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm phương pháp nghiên cứu thống kê, dự báo, phân tích - tổng hợp, đối chiếu, so sánh. Các số liệu trong khoá luận tổng hợp từ các tài liệu nghiên cứu đã được thực hiện.
5. Kết cấu của khoá luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bố cục của khoá luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về tập trung kinh tế và kiểm soát tập trung kinh tế
Chương 2: Thực trạng và những vấn đề về tập trung kinh tế đặt ra tại Việt Nam
Chương 3: Xu hướng và một số giải pháp kiểm soát tập trung kinh tế tại Việt Nam
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Tăng Văn Nghĩa, người đã nhiệt tình hướng dẫn em viết khóa luận, đồng thời em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khoá luận này.
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Hoàng Ngân