Tập trung kinh tế: xu hướng và những vấn đề đặt ra tại Việt Nam - 2

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ VÀ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ.‌‌


I. Khái quát về tập trung kinh tế

1. Nguyên nhân

Nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho cạnh tranh phát triển. Các doanh nghiệp trong ngành tăng lên về số lượng và ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh. Để nhanh chóng gia nhập và cạnh tranh với các đối thủ sẵn có trong ngành, các doanh nghiệp mới tham gia muốn tập trung, liên kết lại với nhau hoặc đôi khi do chính nhu cầu liên kết của một số doanh nghiệp hiện tại trong ngành nhằm đối phó lại doanh nghiệp mới tham gia cũng là nguyên nhân xuất hiện hiện tượng tập trung kinh tế.

Bên cạnh đó, mục đích của các doanh nghiệp bao giờ cũng là mở rộng và phát triển hơn trong việc kinh doanh trên thị trường nhằm tăng lợi nhuận. Do vậy, các chủ thể tham gia cạnh tranh thường có xu hướng sáp nhập lại với nhau vừa để làm bàn đạp chinh phục thị trường mới vừa để có thể tập trung về nguồn lực, về vốn và các yếu tố khác trong quá trình tái sản xuất. Trong một vài trường hợp, các doanh nghiệp nhỏ có kế hoạch mở rộng thị trường nhưng lại bị các hàng rào về tài chính cũng như thanh danh, uy tín cản trở. Cho nên, những doanh nghiệp này chủ động tìm kiếm các đối tác lớn hơn để có những khoản vốn đầu tư cần thiết. Và đến một lúc nào đó, biện pháp sáp nhập sẽ là phương án được ưu tiên hàng đầu. Mặt khác, các doanh nghiệp luôn có xu hướng tăng quy mô để giảm chi phí sản xuất hàng hoá. Họ nhận ra rằng thông qua tập trung kinh tế, họ mới có điều kiện tập trung hơn vào nghiên cứu phát triển sản phẩm phục vụ cho việc cạnh tranh trên thị trường, hoặc tạo ra được mô hình kinh doanh lớn có thể tăng số lượng bán ra để bù đắp cho phần lợi nhuận giảm đi vì phải đầu tư cho nghiên cứu, hoặc tự bảo vệ trước nguy cơ bị nắm quyền kiểm soát tài chính bởi một tập đoàn khác. Ví dụ như tập đoàn HP đã thể hiện rõ mục tiêu này khi sáp nhập với Compaq. Thông qua vụ sáp nhập, riêng trong những tháng đầu tiên, HP đã tiết kiệm được gần 700 triệu USD.

Một năm sau ngày chính thức sáp nhập, tập đoàn HP đã giảm được khoản chi phí lên tới 3,5 tỉ USD. Bởi vậy, tiết kiệm chi phí là một trong những yếu tố khá quan trọng khiến cho nhu cầu tập trung kinh tế hình thành. Và ngoài ra, còn có nhiều vụ sáp nhập mang tính chất phòng thủ, phản ứng lại các cuộc sáp nhập khác đang được tiến hành mà trong tương lai có thể đe doạ đến vị trí cạnh tranh của một công ty.

Thực tế cho thấy, từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhờ tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, lực lượng sản xuất phát triển nhanh hơn thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, việc hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn cũng diễn ra nhanh hơn. Giai đoạn này đã đánh dấu thời kỳ đỉnh cao trong quá trình tập trung tư bản của nền kinh tế thế giới cùng sự phát triển với tốc độ “nóng” của các cường quốc mới nổi như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản. Đây là thời kỳ vẫn được coi là chuyển giao từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền với sự hình thành của các tập đoàn công nghiệp khổng lồ (trust, consortium). Đó chính là làn sóng đầu tiên về mua bán sáp nhập trên thế giới được nhận biết một cách rõ nét. Cuộc Đại sáp nhập này (1895-1905) bắt nguồn từ tình trạng khủng hoảng thừa năm 1893 khi lượng cầu suy yếu kéo theo giá tiêu dùng giảm mạnh. Đứng trước nguy cơ này, hàng loạt công ty Mỹ đã thực hiện sáp nhập ngang nhằm tạo ra những dây chuyền sản xuất khổng lồ. PepsiCo. mua 80% cổ phần nước uống hoa quả Sandora LLC Ucraina, 542 triệu USD, tối đa hóa hiệu suất lao động, khai thác lợi thế kinh tế nhờ quy mô nhằm giảm thiểu chi phí trên đơn vị sản phẩm. Với quy mô sản xuất và quyền lực thị trường mới sau sáp nhập, họ hy vọng sẽ kìm hãm được tốc độ giảm giá, và duy trì lợi nhuận trên nền tảng chi phí tối thiểu. Họ cũng hiểu rằng với góc độ là doanh nghiệp lớn, mạnh, họ sẽ tìm cách thôn tính các doanh nghiệp nhỏ, yếu hơn để tăng vốn và trình độ tập trung hoá sản xuất cũng như nâng cao vị thế của mình trên thương trường bằng cách nhận sáp nhập hoặc mua lại các công ty con. Họ có thể mua toàn bộ hoặc mua một phần công ty đủ để nắm quyền kiểm soát và chi phối các công ty bị thôn tính. Nhưng ở một khía cạnh khác, trước nguy cơ bị thôn tính do sức ép cạnh tranh của các công ty lớn, các công ty nhỏ để tăng khả năng sản xuất nhằm cạnh tranh với các công ty lớn thường có xu hướng liên kết nhau lại. Các công ty này tự nguyện đàm phán, sáp nhập, hợp nhất thành một công ty mới lớn hơn

hoặc liên kết xung quanh một công ty đầu đàn. Kết quả của quá trình tích tụ và tập trung sản xuất này là hàng loạt tổ chức độc quyền ra đời. Quá trình này đặc biệt phát triển mạnh vào những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai khi một số quốc gia khuyến khích việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp để hình thành các công ty lớn. Làn sóng hợp nhất mạnh mẽ chưa từng có đã diễn ra và hình thành các tập đoàn tư bản độc quyền cực lớn. Rất nhiều tập đoàn hùng mạnh phát triển bằng con đường này như General Motor (Mỹ), Samsung (Hàn Quốc), Mitshubishi (Nhật Bản) …

Như vậy, tự do cạnh tranh là cội nguồn dẫn đến tập trung sản xuất. Sự tích tụ và tập trung sản xuất phát triển đến mức độ nhất định sẽ dẫn đến độc quyền. Có thể nói tập trung kinh tế là kết quả của quá trình tích tụ và tập trung tư bản, là nhu cầu của nền sản xuất hàng hoá và cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên không phải sự tích tụ, tập trung sản xuất nào cũng dẫn đến tập trung kinh tế. Ví dụ cartel là thoả thuận kinh tế giữa các công ty để thống nhất về giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm, quy cách hàng hoá… nhưng không hình thành bộ máy quản lý thống nhất, do vậy không phải là tập trung kinh tế1. Quá trình tập trung kinh tế đã và đang diễn ra trên khắp thế giới, ở các nước kinh tế phát triển cũng như ở các nước đang phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Ở Việt Nam, hình thức tập trung kinh tế đầu tiên xuất hiện là các Tổng công ty 90, 91; sau đó việc sáp nhập, hợp nhất các loại hình doanh nghiệp trở nên phổ biến hơn; rồi gần đây xuất hiện hình thức công ty mẹ - công ty con, mô hình tập đoàn.

Một cách khái quát, tập trung kinh tế xuất hiện khi các doanh nghiệp tham gia muốn nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường, muốn dành được lợi thế hơn so với các chủ thể khác. Tập trung kinh tế có thể về vốn, kỹ thuật, công nghệ,… nhằm mục đích khai thác lợi thế về quy mô, giảm chi phí. Trong các giai đoạn của thị trường, tập trung kinh tế luôn xuất hiện từ những cơ sở kinh tế cơ bản sau:

Tập trung kinh tế: xu hướng và những vấn đề đặt ra tại Việt Nam - 2



1 Ts.Tăng Văn Nghĩa, Tài liệu học tập môn Pháp luật cạnh tranh, Trường Đại học Ngoại Thương - Khoa Quản trị kinh doanh, Hà Nội 2008, tr. 82.

Một là, do sức ép của cạnh tranh trong đời sống kinh doanh. Có hai mức độ tập trung có thể xảy ra là: các nhà kinh doanh tìm mọi cách với thời gian ngắn nhất để có được vị trí cạnh tranh tối ưu trên thị trường, và các doanh nghiệp đang yếu thế cần tập hợp thành liên minh hoặc đơn vị lớn hơn nhằm tìm kiếm cơ hội tồn tại trước đối thủ lớn hơn đang chèn ép họ. Cả hai trường hợp nói trên đều dẫn đến kết quả là các doanh nghiệp đang từ đối đầu trở thành những đơn vị liên kết và không còn cạnh tranh với nhau nữa. Bởi vậy, tập trung kinh tế bắt nguồn ở cạnh tranh nhưng kết quả của nó lại có tác động tiêu cực đến cạnh tranh.

Hai là, do sức ép của các cuộc khủng hoảng kinh tế. Lịch sử đã chứng minh rằng, mỗi khi thị trường xảy ra khủng hoảng thì một trong những giải pháp hiệu quả mà các doanh nghiệp thường sử dụng là tập trung lại để nương tựa vào nhau nhằm tìm kiếm cơ hội tồn tại.

Ba là, do nhu cầu phát triển năng lực kinh doanh của thị trường. Dưới góc độ pháp lý, tập trung kinh tế được các doanh nghiệp thực hiện dựa trên những nguyên tắc căn bản mà pháp luật đã thừa nhận. Đó là: quyền tự do kinh doanh mà hiến pháp và các văn bản pháp luật thừa nhận đã tạo ra chủ quyền cho doanh nghiệp trước nhà nước và pháp luật. Trong đó, doanh nghiệp có quyền tự do liên kết trong kinh doanh, theo đó, quyền tự do khế ước bao gồm sự tự chủ trong việc liên kết đầu tư để mua doanh nghiệp khác hoặc liên minh góp vốn thành lập các chủ thể kinh doanh mới. Đồng thời, pháp luật về doanh nghiệp của tất cả các quốc gia đều đã trao cho doanh nhân (trong đó có các doanh nghiệp) quyền được thay đổi quy mô theo nhu cầu kinh doanh. Trên cơ sở đó, các biện pháp tổ chức lại như sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức kinh doanh… được ghi nhận như là các biện pháp căn bản để doanh nghiệp chủ động thích ứng với các biến động thị trường, phù hợp với năng lực kinh doanh của mình.

Trên thực tế, người ta có thể đưa ra một số phương pháp đo lường mức độ tập trung kinh tế trên thị trường. Theo đó, mức độ tập trung kinh tế lệ thuộc vào số lượng các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường và sự phân bổ thị trường của những doanh nghiệp đó.

2. Mục đích của tập trung kinh tế

Tập trung kinh tế ngày càng trở nên thường xuyên và có quy mô ngày càng lớn. Thực tế này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, nhưng chủ yếu vì tập trung kinh tế luôn mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp. Những mục đích chính của tập trung kinh tế, đó là:

- Tập trung kinh tế giúp cho doanh nghiệp tạo ra mô hình kinh doanh lớn nhằm tăng lợi thế kinh tế nhờ quy mô.

- Tự bảo vệ trước nguy cơ bị nắm quyền kiểm soát tài chính bởi một tập đoàn khác mà doanh nghiệp không mong muốn.

- Tập hợp các doanh nghiệp phân phối hoặc khách hàng vào một mối để đảm bảo tốt hơn nguồn cung ứng hoặc khả năng tiêu thụ sản phẩm (economics of distribution).‌

- Triển khai các chiến lược tập trung vào một số hoạt động hoặc đa dạng hoá hoạt động.

- Đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn nước ngoài chiếm được chỗ đứng trên thị trường.

- Tạo ra cơ hội xâm nhập vào các thị trường mới.

II. Khái niệm và các hình thức tập trung kinh tế

1. Khái niệm tập trung kinh tế

Trong kinh tế học và khoa học pháp lý, khái niệm tập trung kinh tế tại Việt Nam được xem xét với ba cách tiếp cận cơ bản.

Một là, với tính chất là quá trình gắn liền với việc hình thành và thay đổi của cấu trúc thị trường, tập trung kinh tế trên thị trường được hiểu là quá trình mà số lượng các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường bị giảm đi thông qua các hành vi sáp nhập (theo nghĩa rộng) hoặc thông qua tăng trưởng nội sinh của doanh nghiệp trên cơ sở mở rộng năng lực sản xuất2. Cách nhìn nhận này đã làm rõ



2 Lê Viết Thái, Chuyên đề về hành vi tập trung kinh tế, Đề tài nghiên cứu về thể chế cạnh tranh trong điều kiện phát triển thị trường tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu thương mại - Bộ Thương mại, 2005

nguyên nhân và hậu quả của tập trung kinh tế đối với cấu trúc thị trường cạnh tranh. Tuy nhiên, dường như quan điểm trên đã coi hiện tượng tích tụ tư bản là một phần khái niệm tập trung kinh tế.

Hai là, với tính chất là hành vi của các doanh nghiệp, tập trung kinh tế (còn gọi là tập trung tư bản) được hiểu là tăng thêm tư bản do hợp nhất nhiều tư bản lại. Tư bản được hiểu là các giá trị kinh tế trên thị trường được sử dụng để tìm kiếm giá trị thặng dư như vốn, công nghệ, trình độ quản lý..) hoặc một tư bản này thu hút một tư bản khác3. Khái niệm này đã không đưa ra các biểu hiện cụ thể của tập trung kinh

tế, nhưng lại cho thấy bản chất và phương thức của hiện tượng.

Ba là, dưới góc độ pháp luật, Luật Cạnh tranh năm 2004 không quy định thế nào là tập trung kinh tế mà chỉ liệt kê các hành vi được coi là tập trung kinh tế. Theo đó, khoản 3 Điều 3 khẳng định tập trung kinh tế là hành vi hạn chế cạnh tranh; Điều 16 quy định tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: (i) Sáp nhập doanh nghiệp; (ii) Hợp nhất doanh nghiệp; (iii) Mua lại doanh nghiệp; (iv) Liên doanh giữa các doanh nghiệp; (v) Các hành vi tập trung khác theo quy định của pháp luật. Sự liệt kê này đã xác định rõ các hình thức tập trung kinh tế.

Tại Pháp, theo quy định của Bộ luật thương mại Pháp và Pháp lệnh 86-1243 ngày 1/12/1986 thì “tập trung kinh tế là kết quả của bất cứ hành vi nào, bất kể hình thức, nhằm chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng toàn bộ hoặc một phần tài sản, các quyền và nghĩa vụ của một doanh nghiệp hoặc hành vi nhằm cho phép một doanh nghiệp hoặc một tập đoàn kinh doanh bằng cách trực tiếp hay gián tiếp tạo được ảnh hưởng nhất định đối với một hoặc nhiều doanh nghiệp khác.” Theo quy định này thì tập trung kinh tế phải là kết quả của một hành vi pháp lý giữa hai doanh nghiệp độc lập. Hành vi này được thực hiện nhằm chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản, quyền và nghĩa vụ của một doanh nghiệp cho một doanh nghiệp khác bằng cách hợp nhất, sáp nhập; cho phép một doanh nghiệp có quyền kiểm soát đối với một hoặc nhiều doanh nghiệp khác, tức là có quyền tác động đến hoạt động của doanh nghiệp đó bằng cách mua cổ phần…Còn theo luật pháp châu Âu, “tập trung kinh tế xuất hiện quyền kiểm soát và sự thay đổi này bắt nguồn từ: (i) việc sáp

3 Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, tr. 870

nhập của từ hai doanh nghiệp trở lên; hoặc (ii) việc mua bán quyền kiểm soát hay quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần của một hoặc nhiều doanh nghiệp, việc mua bán này được thực hiện bởi một hoặc nhiều người/ một hoặc nhiều doanh nghiệp dưới hình thức mua lại tài sản hoặc cổ phiiêú, thông qua hợp đồng hoặc thoả thuận dạng khác. Tập trung kinh tế cũng xuất hiện khi thành lập một liên doanh4.”

Như vậy, cho dù được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau và diễn tả bằng những ngôn ngữ pháp lý khác nhau thì tập trung kinh tế được hiểu một cách chung nhất là khái niệm dùng để chỉ những cách thức tích tụ, tập trung của doanh nghiệp trên thị trường nhằm hình thành doanh nghiệp lớn hơn hoặc liên kết các doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, giữ vững và phát triển vị thế của mình trên thương trường.

2. Đặc điểm pháp lý của tập trung kinh tế

Có thể thấy tập trung kinh tế luôn là chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đạt được vị trí hoặc sức mạnh thị trường nhất định. Các biểu hiện của nó chủ yếu như sáp nhập, hợp nhất, liên doanh, mua cổ phần, góp vốn nhằm mục đích thay đổi chủ sở hữu hoàn toàn hoặc một phần đủ để kiểm soát và cuối cùng là quyết định được hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp khác. Tập trung kinh tế có những đặc điểm pháp lý sau đây:

- Thứ nhất, chủ thể của tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh là các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường. Như vậy, chỉ có các doanh nghiệp mới có thể là chủ thể của tập trung kinh tế. Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có thể là các doanh nghiệp hoạt động trong cùng hoặc không cùng thị trường liên quan.

- Thứ hai, về mục đích của tập trung kinh tế: có thể thấy tập trung kinh tế thường nhằm khai thác lợi ích kinh tế theo quy mô, qua đó tạp ra lợi thế cạnh tranh của chủ mới sau khi tập trung kinh tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng có thể thực hiện tập trung kinh tế nhằm mục đích sở hữu toàn bộ một doanh nghiệp khác



4 Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương, Kiểm soát tập trung kinh tế. Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội-2007, tr.121

hoặc một phần đủ để kiểm soát, chi phối hoạt động của doanh nghiệp đó. Điều này cũng làm cho doanh nghiệp có được lợi thế mới trong cạnh tranh trên thị trường.

- Thứ ba, về giá trị tài sản: giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi tập trung kinh tế phải đạt đến một mức độ nhất định thì chúng mới bị coi là đối tượng xem xét của cơ quan quản lý cạnh tranh.

- Thứ tư, về con đường hình thành: tập trung kinh tế có thể được tiến hành thông qua những con đường như sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đã chủ động tích tụ các nguồn lực kinh tế như vốn, lao động, kỹ thuật, năng lực quản lý, tổ chức kinh doanh…mà chúng đang nắm giữ riêng lẻ để hình thành một khối thống nhất hoặc phối hợp hình thành các nhóm doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế. Dấu hiệu này giúp khoa học pháp lý phân biệt tập trung kinh tế với việc tích tụ tư bản trong kinh tế học. Tích tụ tư bản là tăng thêm tư bản dựa vào tích luỹ giá trị thặng dư, biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản. Một doanh nghiệp có thể tích tụ tư bản để có được vị trí đáng kể trên thị trường, song để điều đó xảy ra đòi hỏi một khoảng thời gian khá dài vì tích tụ tư bản là quá trình phát triển nội sinh của doanh nghiệp theo thời gian bằng kết quả kinh doanh. Trong khi đó tập trung kinh tế cũng có dấu hiệu của sự tích tụ nhưng không từ kết quả kinh doanh mà từ hành vi của doanh nghiệp.

- Thứ năm, tập trung kinh tế hình thành nên doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tổng hợp hoặc liên kết thành nhóm doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, từ đó làm thay đổi cấu trúc thị trường và tương quan cạnh tranh hiện có trên thị trường. Điều này có thể gây ra cả mặt tích cực cũng như mặt hạn chế.

3. Các hình thức tập trung kinh tế

Do sự phát triển đa dạng và phức tạp của các quan hệ trong thương mại và công nghiệp hiện nay, tập trung kinh tế diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.

Dựa vào mức độ liên kết, hành vi tập trung kinh tế được chia thành hai loại là tập trung kinh tế chặt chẽ (tổ hợp) và tập trung kinh tế không chặt chẽ.

Dựa vào vị trí của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong các cấp độ kinh doanh của ngành kinh tế - kỹ thuật, tập trung kinh tế thường được phân chia

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí