Nội Dung, Phương Thức Tạo Nguồn Cán Bộ, Công Chức Xã Người Dân Tộc Thiểu Số Ở Tây Nguyên


nguồn cán bộ cũng là một quá trình - một quá trình có kế hoạch, với nhiều khâu từ xác định tiêu chuẩn, cơ cấu đến xây dựng phong trào quần chúng, phát hiện, lựa chọn nguồn, từ quy hoạch nguồn đến đào tạo, luân chuyển, bố trí, rèn luyện, thử thách... để tạo ra một đội ngũ cán bộ dự bị cho các chức danh đủ tiêu chuẩn, điều kiện sẵn sàng cho việc bổ sung, bố trí, sắp xếp ổn định đội ngũ cán bộ của Đảng.

Với quan niệm ấy, khi xét phạm vi CB, CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây

Nguyên, thì:

Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên là một nhiệm vụ trong công tác cán bộ cơ sở của các cấp uỷ đảng địa phương, là quá trình gồm hệ thống các công việc, từ xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn, đến phát hiện, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, bố trí và sử dụng nguồn cho hệ thống chính trị nhằm tạo ra một đội ngũ những người trong các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức xã.

* Mục đích, yêu cầu của tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc

thiểu số ở Tây Nguyên

Định nghĩa trên cho thấy, tạo nguồn CB, CC nhằm mục đích xây dựng nên một đội ngũ những người trong các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm làm CB, CC xã.

Để có thể sẵn sàng cung cấp người đủ và liên lục cho công tác bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm CB, CC, nguồn phải đông đảo về số lượng và thường xuyên được bổ sung, nâng cao về chất lượng. Muốn vậy, công tác tạo nguồn phải được tiến hành một cách chủ động, có kế hoạch, hướng đến hai mục tiêu: trước mắt (phục vụ công tác nhân sự trong nhiệm kỳ) và lâu dài (cho cả một giai đoạn cách mạng).

Đội ngũ CB, CC xã cần có tính đồng bộ trong một cơ cấu tổ chức bộ máy, đảm bảo cho HTCT xã vận hành liên tục, nhịp nhàng, hiệu quả. Vì vậy, tạo nguồn phải hướng đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, của từng chức danh trong bộ máy HTCT mà xác định đối tượng tạo nguồn phù hợp. Quá trình tạo nguồn luôn phải tiên lượng được những biến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.


động cơ cấu theo nhu cầu của sự phát triển xã hội để chủ động nguồn cho đội ngũ CB, CC sau này không hụt hẫng, lệch lạc, chỗ thiếu, chỗ thừa. Muốn vậy, tạo nguồn phải đảm bảo tính động và mở. Người nằm trong dự kiến, quy hoạch nguồn có “vào” thì có thể có “ra” khi không còn đáp ứng được yêu cầu của tổ chức.

Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay - 9

Nguồn CB, CC xã người DTTS chỉ đạt yêu cầu khi phong phú về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo tiêu chuẩn đối với từng cá nhân và cả đội ngũ. Cho nên, xây dựng kế hoạch tạo nguồn phải chú ý mục tiêu số lượng nguồn gần phải gấp 2 đến 3 lần số chức danh CB, CC cần có (theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương trong quy hoạch cán bộ phải bảo đảm mỗi chức danh quy hoạch 2 đến 3 người); nguồn xa càng phải phong phú hơn nhiều để dự phòng những biến động. Cơ cấu nguồn đảm bảo tỷ lệ các thành phần DTTS, nữ, các độ tuổi, các địa bàn phân bố, chuyên môn nghiệp vụ, sở trường... Tiêu chuẩn cá nhân nguồn đáp ứng hoặc có thể đáp ứng trong tương lai các tiêu chí về phẩm chất, năng lực, trình độ của CB, CC xã.

Là công tác liên quan đến con người (quyết định sự phát triển của những cá nhân cụ thể, nhất là những người thuộc nhóm đối tượng được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt - người DTTS), liên quan đến tổ chức, đến nhiệm vụ chính trị của những địa phương cụ thể (nhất là Tây Nguyên - vùng có vị trí chiến lược quan trọng) nên công tác tạo nguồn phải được tiến hành cẩn trọng, nghiêm túc, khoa học, tránh sai lầm. Chủ trương, chính sách tạo nguồn phải công khai, minh bạch, định hướng rõ ràng.

* Chủ thể và các lực lượng tham gia tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Xuất phát từ quan điểm Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong HTCT, có thể xác định:

- Chủ thể tạo nguồn: Tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên là trách nhiệm của Đảng, từ Trung ương đến các tổ chức đảng cấp tỉnh, huyện, xã ở Tây Nguyên, nhưng trực tiếp và thường xuyên là các tỉnh uỷ, huyện uỷ và đảng uỷ xã. Thông qua công tác tham mưu của các ban đảng, nhất là ban tổ chức cấp uỷ, qua


việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các chi bộ, phát huy vai trò đảng viên đi đầu, gương mẫu, các cấp uỷ đảng nói trên định hướng chủ trương tạo nguồn bằng chỉ thị, nghị quyết, đề án; lãnh đạo các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, các lực lượng xã hội cụ thể hoá chủ trương thành chương trình hành động, chính sách, pháp luật hỗ trợ tạo nguồn; xây dựng bộ máy, con người trực tiếp làm công tác tạo nguồn; lãnh đạo và trực tiếp triển khai các hoạt động tư tưởng, dân vận, kiểm tra, giám sát nhằm thúc đẩy công tác tạo nguồn nhanh, hiệu quả và đúng mục tiêu.

- Các lực lượng tham gia tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây

Nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng:

Các cơ quan nhà nước: Ở cấp Trung ương là Chính phủ, các bộ ngành liên quan (như Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo…) có trách nhiệm chỉ đạo, hoạch định chính sách, phối hợp, hỗ trợ tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên. Ở Tây Nguyên, HĐND, UBND và các đơn vị trực thuộc HĐND, UBND các cấp từ tỉnh đến xã có vai trò trực tiếp và thường xuyên trong tổ chức triển khai nhiệm vụ tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên. Trên cơ sở nghị quyết của các cấp uỷ đảng mà các cơ quan nhà nước cụ thể hoá thành các chính sách, quy phạm pháp luật để đảm bảo về tổ chức, bộ máy, con người, về cơ chế, về điều kiện vật chất… cho việc thực hiện các nội dung tạo nguồn đạt mục tiêu.

Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, Nhà nước, đoàn thể, các ban, ngành (như các trường chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, trường thiếu sinh quân, các viện, trường đại học, cao đẳng, trung học…) là lực lượng tham mưu cho các cấp uỷ đảng về chương trình, kế hoạch tạo nguồn và trực tiếp tổ chức các lớp học nhằm giáo dục, rèn luyện phẩm chất, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các đối tượng tạo nguồn.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp góp phần vào việc phát hiện, thu hút, động viên các đối tượng là thành viên của tổ chức mình tham gia vào quá trình tạo nguồn; đồng thời tiến hành các hoạt động giám sát, phản biện xã hội về chủ trương, chính sách tạo nguồn của Đảng và Nhà nước.


Các lực lượng xã hội khác: Các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập; các tổ chức xã hội như hội phụ huynh, hội khuyến học, hội đồng hương, hội đồng gia tộc; các già làng, trưởng bản, lực lượng cốt cán thôn, người có uy tín trong cộng đồng, các nhà hảo tâm… đều có thể trở thành lực lượng tham gia vào công tác tạo nguồn CB, CC bằng hoạt động nghiệp vụ (đào tạo, bồi dưỡng) hay động viên, khuyến khích, giúp đỡ tinh thần, vật chất để định hướng và tạo điều kiện cho đối tượng an tâm tham gia vào quá trình tạo nguồn để trở thành CB, CC xã.

Chất lượng tạo nguồn CB, CC xã người DTTS xét đến cùng được quyết định bởi vai trò, trách nhiệm lãnh đạo và tổ chức thực hiện của tổng hoà các chủ thể, các lực lượng tham gia.

* Đối tượng tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở

các tỉnh Tây Nguyên

Tạo nguồn CB, CC nói chung chia thành hai loại: tạo nguồn gần và tạo nguồn xa. Tạo nguồn gần là tạo lực lượng những người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sẵn sàng ngay cho việc bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm làm CB, CC. Tạo nguồn xa là tạo ra lực lượng những người có triển vọng đủ điều kiện, tiêu chuẩn cho việc bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm làm CB, CC trong tương lai.

CB, CC xã đều là cán bộ của Đảng, phân biệt chủ yếu qua chức danh, chức nghiệp, còn yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ học vấn, bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị nói chung mang tính đồng nhất. Vì vậy đối tượng tạo nguồn xa cho cán bộ hay công chức xã người DTTS ở Tây Nguyên đều giống nhau, là người DTTS, trong độ tuổi học sinh, sinh viên hoặc những lao động trẻ, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự sinh sống ở địa phương; đoàn viên, hội viên các đoàn thể quần chúng; cán bộ hoạt động không chuyên trách ở xã và thôn, buôn.

Để tạo nguồn gần cho CB, CC xã người DTTS, có thể phân biệt hai nhóm đối tượng người DTTS chủ yếu:

Đối tượng tạo nguồn công chức: là những học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học đáp ứng yêu cầu


chuyên ngành các chức danh chuyên môn của cấp xã; những cán bộ hoạt động không chuyên trách ở xã đang hưởng phụ cấp từ ngân sách Nhà nước (như phó chỉ huy trưởng quân sự; phó trưởng công an xã; công an viên; cán bộ đài truyền thanh - quản lý nhà văn hoá; cán bộ văn phòng đảng uỷ; cán bộ thủ quỹ - văn thư

- lưu trữ; cán bộ kế hoạch - giao thông - thuỷ lợi).

Đối tượng tạo nguồn cán bộ: là những CB, CC xã, những cán bộ hoạt động không chuyên trách có uy tín, triển vọng ở xã và thôn, buôn (như cán bộ cấp phó các đoàn thể quần chúng; trưởng ban tổ chức đảng uỷ; trưởng ban thanh tra nhân dân; trưởng ban tuyên giáo; trưởng ban dân vận; bí thư chi bộ; trưởng thôn, buôn; trưởng ban công tác Mặt trận). Ngoài ra có thể tạo nguồn cán bộ chủ chốt cho cấp xã từ lực lượng giáo viên phổ thông, sĩ quan, hạ sĩ quan quân đội, CB, CC trẻ có triển vọng đang công tác ở cấp huyện.

Phân loại đối tượng tạo nguồn trên chỉ có tính tương đối. Trong quá trình thực hiện các bước tạo nguồn, tuỳ theo khả năng cá nhân, xu hướng, điều kiện phát triển của đối tượng mà tiếp tục sàng lọc, phân loại để tạo nguồn cho những chức danh cụ thể.

1.2.2. Nội dung, phương thức tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Tạo nguồn CB, CC nói chung, CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên nói riêng là một công tác bao gồm hệ thống các công việc cùng biện pháp, cách thức thực hiện công việc đó, hướng đến nhiều loại đối tượng tạo nguồn khác nhau, vì một mục tiêu chung là xây dựng đội ngũ nguồn CB, CC đáp ứng nhu cầu sẵn sàng bổ sung các chức danh CB, CC cho HTCT trong những giai đoạn nhất định. Toàn bộ những công việc và biện pháp, cách thức đó tạo thành nội dung và phương thức tạo nguồn CB, CC. Xác định đầy đủ các nội dung, phương thức tạo nguồn có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể trong định hướng mục tiêu, xây dựng và thực hiện kế hoạch tạo nguồn hợp lý.

Theo quan niệm thông thường, để tạo ra những nhóm nguồn khác nhau

cần có những nội dung và phương thức tạo nguồn nhất định. Tạo nguồn cán bộ


xã hướng đến mục tiêu tạo ra đội ngũ những người lãnh đạo, quản lý có năng lực bao quát tất cả các mặt của đời sống xã hội cơ sở, đồng thời chuyên sâu đối với mỗi chức danh. Nếu tính từ xa đến gần, tạo nguồn cán bộ thường được thực hiện theo các nội dung: xác định mục tiêu tạo nguồn phát hiện, rèn luyện nguồn trong phong trào quần chúng quy hoạch, bố trí vào bộ máy qua các vị trí khác nhau luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo trình độ các mặt. Tạo nguồn công chức xã hướng đến mục tiêu tạo ra đội ngũ những người làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ của bộ máy hành chính cơ sở, nên nội dung tạo nguồn công chức chủ yếu là: xác định mục tiêu tạo nguồn giáo dục, đào tạo đảm bảo đạo đức công vụ và trình độ chuyên môn thu hút vào bộ máy. Ngoài ra, tạo nguồn cán bộ hay công chức đều cần đến việc thực hiện các chính sách ưu đãi tạo nguồn.

Tuy nhiên, CB, CC xã là một đội ngũ có tính ổn định thấp, việc chuyển đổi vị trí công việc giữa hai bộ phận CB, CC và trong nội bộ mỗi bộ phận diễn ra thường xuyên. Cơ cấu của đội ngũ CB, CC cũng đa diện, hoạt động của họ không hoàn toàn tách biệt chức năng, nhiệm vụ theo kiểu “mỗi việc mỗi người”. Nhiệm vụ chính trị ở cơ sở trong những giai đoạn nhất định là một khối công việc thống nhất, đòi hỏi sự nỗ lực của cả bộ máy, nên hoạt động của cả đội ngũ CB, CC xã sẽ là “mỗi người mỗi tay”. Để tạo nên đội ngũ có khả năng chung tay thực hiện nhiệm vụ chung của xã, nội dung và phương thức tạo nguồn CB và tạo nguồn CC không thể tách bạch một cách thuần tuý. Mặt khác, với đặc thù của người DTTS vùng miền núi, việc tạo nguồn phải tiến hành từ rất xa, nên mục tiêu tạo nguồn ban đầu là chung cho tất cả đối tượng, nội dung và phương thức tạo nguồn cũng thống nhất. Chỉ khi đối tượng đã nằm trong quy hoạch để tạo nguồn gần, thì tạo nguồn cán bộ so với tạo nguồn công chức có một số khác biệt.

Từ quan điểm, chủ trương, quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ và thực tiễn tạo nguồn CB, CC xã người DTTS trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên, có thể xác định 6 nội dung và phương thức thực hiện từng nội dung tạo nguồn chủ yếu như sau:


1.2.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Trong tạo nguồn CB, CC xã, xây dựng tiêu chuẩn và cơ cấu nguồn là việc tạo cơ sở định hướng toàn bộ các khâu còn lại. Tiêu chuẩn nguồn phân biệt 2 nhóm nguồn khác nhau: nguồn gần và nguồn xa của cán bộ và của công chức. Tiêu chuẩn nguồn đặt ra yêu cầu về trình độ, phẩm chất, năng lực, là cơ sở để đối tượng tạo nguồn phấn đấu, là căn cứ mang tính pháp quy để các chủ thể tạo nguồn đánh giá, thu hút, tuyển dụng, hay bố trí cho nguồn đi đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách phù hợp. Cơ cấu nguồn xác định chỉ tiêu, nhóm đối tượng, tỷ lệ thành phần (trẻ, nữ, chuyên môn, người tại chỗ, người thu hút về…) nhằm tạo ra sự đồng bộ của đội ngũ CB, CC về sau.

Việc xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn CB, CC xã người DTTS trên địa bàn Tây Nguyên là trách nhiệm của các tỉnh uỷ, với sự tham mưu, giúp việc của các ban tổ chức cấp uỷ, sở nội vụ và các sở, phòng, ban liên quan khác. Trên cơ sở nghiên cứu văn bản của Đảng và Nhà nước liên quan đến CB, CC (đặc biệt là Nghị quyết Trung ương ba khoá VIII của Đảng, Luật Cán bộ, công chức, các nghị định hướng dẫn của Chính phủ, bộ, ngành đối với từng chức danh CB, CC); nghiên cứu tình hình thực tế, xu thế phát triển của Tây Nguyên, nắm vững luật tục, tâm lý tư tưởng người DTTS; tiếp thu ý kiến của chuyên gia, người có kinh nghiệm, uy tín và đội ngũ CB, CC của HTCT địa phương, ngành, giới, dân tộc... để xây dựng các tiêu chí phẩm chất, trình độ, năng lực đội ngũ nguồn CB, CC xã người DTTS đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tương lai. Tiêu chuẩn và cơ cấu nguồn sau khi ban hành được công khai rộng rãi, được giám sát, kiểm tra việc thực hiện.

1.2.2.2. Phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tạo nguồn xa và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nguồn gần

Tây Nguyên có mặt bằng dân trí tương đối thấp nên phát triển giáo dục -

đào tạo để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài là biện pháp quan trọng trong tạo


nguồn CB, CC người DTTS từ xa. Dân trí lên cao, chất lượng đầu vào của nguồn

cao là tiền đề quan trọng để đảm bảo chất lượng CB, CC xã người DTTS về sau. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn thường xuyên sẽ nâng cao trình độ học vấn,

chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, kỹ năng hoạt động cho đảng viên, cán bộ ở thôn, buôn, lực lượng nòng cốt của Mặt trận và các chi hội đoàn thể, người có uy tín trong cộng đồng DTTS, công chức tập sự, cán bộ giữ chức danh ở vị trí thấp chuẩn bị nguồn cho công chức và cán bộ người DTTS có chức danh cao hơn trong HTCT các xã. Việc đào tạo, bồi dưỡng nằm trong kế hoạch công tác của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương. Trên cơ sở chỉ tiêu của tỉnh, xét điều kiện và nhu cầu của xã, các huyện phân bổ số lượng, thành phần, các loại lớp được tham gia về xã và triệu tập theo danh sách xã đề nghị. Chi phí ăn ở, đi lại, tài liệu học tập của học viên được hỗ trợ theo quyết định của HĐND các tỉnh, có thể được vận dụng thêm tuỳ khả năng huy động các nguồn kinh phí khác của huyện và xã.

Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn CB, CC xã người DTTS dựa vào hệ thống các trường học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là trường dân tộc nội trú; các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện; trường chính trị tỉnh; các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trong và ngoài công lập; các đơn vị vũ trang, các cơ quan văn hoá, thông tin, truyền thông đóng trên địa bàn.

Tuỳ theo khả năng nhận thức, xu hướng phát triển và nhu cầu nâng cao, bổ sung kiến thức của các đối tượng tạo nguồn khác nhau để lựa chọn nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng nguồn CB, CC xã người DTTS khác nhau. Đào tạo nguồn từ học sinh phổ thông người DTTS nói chung theo chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và đào tạo nghề của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan để trang bị kiến thức và kỹ năng hoạt động xã hội, nghề nghiệp một cách bài bản, liền mạch và đồng đẳng với học sinh khác. Tăng cường công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ, chống tái mù chữ. Mở rộng các chương trình có nội dung mang tính bổ khuyết, hỗ trợ như: tăng thời gian cho môn Tiếng Việt, mở thêm chương trình dự bị cho hệ cử tuyển. Với nguồn là CB, CC người DTTS chuyên trách và không chuyên trách ở xã, việc đào tạo chuyên môn, lý luận

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2022