LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những mục tiêu hàng đầu trong định hướng phát triển đất nước, đặc biệt là đối với Việt Nam. Trong xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam cũng từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới bằng việc tích cực tham gia kí kết các hiệp định song phương, đa phương, tham gia vào các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới. Việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, với số lượng đông đảo đã và đang khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã sản xuất nhiều loại hàng hóa, đa dạng phù hợp với quy mô và dung lượng thị trường phân tán, có khả năng giải quyết công ăn việc làm tại chỗ, khai thác các nguồn nguyên liệu địa phương, góp phần thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có những hạn chế về quy mô và tiềm lực vật chất, khó khăn về mặt công nghệ. Khi tham gia vào thương mại quốc tế, cơ hội và thị trường kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa được mở rộng nhưng những thách thức cũng tăng lên. Doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với những doanh nghiệp trên khắp thế giới nhiều kinh nghiệm với mức độ hiện đại hóa, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cao. Trong khi đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ với trình độ công nghệ còn lạc hậu và những hạn chế về ứng dụng công nghệ thông tin đã làm giảm năng lực cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài.
Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã đánh dấu một triển vọng mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, một thách thức mới đặt ra cho các doanh nghiệp là làm thế nào để có thể đi tắt đón đầu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình để chủ động tham gia thị trường thế giới?
Có rất nhiều biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng một trong những biện pháp quan trọng nhất là cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để tận dụng và khai thác tối đa những thành tựu của công nghệ thông tin cho hoạt động của doanh nghiệp. Trên thế giới, công nghệ thông tin đã được ứng dụng rộng rãi trong kinh doanh, trong quản lý doanh nghiệp nhưng ở Việt Nam, với doanh nghiệp vừa và nhỏ, vấn đề thật không đơn giản. Làm thế nào để doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam có thể tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình? Để trả lời câu hỏi này cần phải có sự nghiên cứu một cách cụ thể vấn đề này.
Với những lý do trên đây, em đã chọn đề tài: “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp đại học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam và sự cần thiết phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam và mối quan hệ giữa tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin với nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đề xuất giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong giai đoạn hậu WTO.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nêu trên, khóa luận có nhiêm vụ:
Làm rõ những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ, về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nêu bật vai trò của công nghệ thông tin trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Phân tích sự cần thiết phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin, thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đề xuất giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận:
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, đến công nghệ thông tin và mối quan hệ giữa nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.
- Phạm vi nghiên cứu của khóa luận:
Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp đại học, do thời gian và trình độ còn hạn hẹp, người viết không có tham vọng giải quyết mọi vấn đề liên quan đến đề tài của khóa luận. Giới hạn phạm vi của khóa luận, vì vậy, chỉ là những vấn đề sau đây:
Làm rõ doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung, không đi vào chi tiết về phạm vi hoạt động, vốn, nguồn lực, v.v…
Phân tích sự tác động của việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin đối với nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung, không đi sâu vào ngành nghề hoạt động.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận, các phương pháp nghiên cứu tổng hợp sau đây đã được áp dụng: phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp luận giải, so sánh và đưa ra nhận xét cá nhân.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chương 2: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường ứng dụng CNTT nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hậu WTO.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ, NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ
DNVVN trước hết cũng là một doanh nghiệp. Vì vậy, DNVVN mang đặc điểm của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp, theo qui định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, được hiểu là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Trong đó, kinh doanh được hiểu là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy, DNVVN trước hết cũng là một tổ chức kinh tế, được thành lập hợp pháp nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh để thu lợi nhuận.
Trong nền kinh tế thị trường, quá trình từ sản xuất đến lưu thông hàng hóa, dịch vụ đã hình thành nên các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có quy mô khác nhau tương ứng với nguồn lực của mình, từ đó có sự phân biệt giữa DNVVN song song tồn tại với doanh nghiệp lớn trong mọi nền kinh tế. Tuy còn nhiều khó khăn, song DNVVN ở Việt Nam đã và đang khẳng định vai trò, vị thế của mình trong nền kinh tế. Chính vì vậy việc đưa ra một khái niệm về DNVVN là cần thiết, tạo thuận lợi cho công tác quản lý, thống kê và xem xét quá trình phát triển của DNVVN.
Ở Việt Nam, cho đến trước năm 1998, khái niệm về DNVVN chưa được quy định trong một văn bản pháp lý nào. Quan niệm về DNVVN ở Việt Nam vì vậy mà rất khác nhau tùy theo cách xem xét và tiêu chí đánh giá. Điều này tạo ra sự thiếu nhất quán và khó khăn trong việc đưa ra khái niệm về DNVVN.
Ngày 20/06/1998, Thủ tướng Chính phủ đã có Quy định tại công văn 681/CP-KTN xác định tiêu thức về DNVVN tạm thời trong giai đoạn này, đó là: DNVVN là những doanh nghiệp có vốn điều lệ trung bình dưới 5 tỷ VNĐ và có số lao động trung bình dưới 200 người. Tuy mới chỉ là tiêu chí quy ước tạm thời mang tính hành chính để xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ DNVVN nhưng có thể coi đây là bước đi đầu tiên trong việc xác định DNVVN. Theo Quy định này, doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động dưới 30 người và vốn dưới 1 tỷ VNĐ, doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có vốn từ 1 đến 5 tỷ. Đối với doanh nghiệp công nghiệp thì doanh nghiệp nhỏ có vốn dưới 1 tỷ trở xuống, các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ thì số lao động dưới 30 người.
Ngày 23/11/2001, một mặt tham khảo quy định của nhiều nước trên thế giới, mặt khác, căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNVVN. Nghị định này là cơ sở pháp lý để xác định khái niệm về DNVVN ở Việt Nam hiện nay. Theo quy định tại điều 3 của Nghị định này: “doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc có số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.
Từ Quy định này, có thể hiểu DNVVN ở Việt Nam là các tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh và có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc có số lao động không quá 300 người. DNVVN ở Việt Nam bao gồm tất cả các doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện trên, không phân biệt hình thức sở hữu hay ngành nghề kinh doanh.
2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ
Căn cứ vào Nghị định số 90/2001/NĐ-CP nói trên về trợ giúp phát triển với DNVVN có hai tiêu chí để xác định DNVVN ở Việt Nam, đó là: tiêu chí về vốn và tiêu chí về số lượng lao động trung bình hàng năm. Cũng theo Nghị định này, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực
hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả 2 chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên.
Các tiêu chí để xác định DNVVN ở Việt Nam không có quy định về định lượng tối thiểu và do đó DNVVN theo định nghĩa của Việt Nam bao gồm cả các doanh nghiệp siêu nhỏ theo cách hiểu của nhiều quốc gia khác(1). Khái niệm về DNVVN ở Việt Nam tương tự như định nghĩa của Liên minh Châu Âu, xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ là các doanh nghiệp có ít hơn 250 lao động tồn tại dưới bất kì hình thức pháp lý và cơ cấu sở hữu nào(2).
Tuy nhiên, tiêu chí về DNVVN nêu trên đã và đang tỏ ra bất cập. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 90/2001/NĐ-CP nói trên là cần thiết. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra đề nghị sửa đổi tiêu chí xác định DNVVN trên nguyên tắc làm rõ hơn các tiêu thức đang được quy định tại Nghị định 90/2001/NĐ-CP. Cụ thể, tiêu chí vốn đăng ký thay vì mức cố định là không quá 10 tỷ đồng sẽ được xác định cho từng ngành theo hệ thống ngành cấp 1 của Hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân hoặc phân theo 3 khu vực theo hệ thống tài khoản quốc gia. Đối với tiêu chí số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị chỉ nên coi đây là một trong những thông tin ban đầu để phân loại đối tượng, vì pháp luật hiện hành không quy định doanh nghiệp đăng ký tiêu chí này khi đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, tiêu chí doanh thu cũng đang được đề xuất để coi như là một trong ba tiêu chí xác định DNVVN. Các doanh nghiệp chỉ cần thỏa mãn một trong ba tiêu chí này thì sẽ được coi là DNVVN và được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với DNVVN.
Theo hai tiêu chí phân loại trên, số lượng DNVVN ở Việt Nam chiếm tỷ lệ rất lớn (xem Bảng 1).
(1) Hoa Kỳ định nghĩa doanh nghiệp siêu nhỏ là một doanh nghiệp với 10 nhân viên trở xuống (kể cả những thành viên trong gia đình làm việc không lương) do người nghèo sở hữu và điều hành. (Nguồn: Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 2 năm 2004).
Bảng 1: Tỷ lệ doanh nghiệp phân theo quy mô lao động giai đoạn 2001-2006
Đơn vị tính: Tỷ lệ %
2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | |
Dưới 5 lao động | 24,5 | 23,1 | 19,2 | 18,2 | 19,6 | 20,5 | 12,8 |
5-9 lao động | 25,8 | 26,9 | 28,8 | 28,4 | 28,8 | 30,7 | 44,1 |
10-49 lao động | 28,5 | 30,5 | 32,9 | 35,0 | 35,4 | 34,5 | 30,0 |
50-199 lao động | 13,3 | 12,2 | 12,0 | 11,8 | 10,7 | 9,7 | 8,9 |
200-299 lao động | 2,7 | 2,3 | 2,2 | 2,0 | 1,7 | 1,4 | 1,3 |
Tổng số DNVVN | 94,3 | 94,9 | 95,1 | 95,4 | 96,1 | 96,8 | 97,2 |
300-499 lao động | 2,5 | 2,2 | 2,2 | 1,9 | 1,6 | 1,4 | 1,2 |
500-999 lao động | 1,9 | 1,7 | 1,7 | 1,6 | 1,3 | 1,1 | 1,0 |
1.000-4.999 lao | 1,2 | 1,0 | 1,0 | 0,9 | 0,8 | 0,7 | 0,7 |
5.000 lao động trở lên | 0,1 | 0,1 | 0,1 | 0,1 | 0,1 | 0,1 | 0,1 |
Tổng số DN không phải DNVVN | 5,7 | 5,1 | 4,9 | 4,6 | 3,9 | 3,2 | 2,8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - 1
- Số Lượng Dn Phân Theo Quy Mô Lao Động Giai Đoạn 2001-2006
- Khái Niệm Về Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp
- Sự Cần Thiết Phải Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Để Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng cục thống kê- Thực trạng DN qua kết quả điều tra năm 2001-2007
Nếu xem xét về quy mô lao động của DN, bảng 2 dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn cụ thể hơn về DNVVN ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2006.
Nhìn từ bảng 2, có thể thấy gần 87% tổng số doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2006 có từ 49 lao động trở xuống và 57% có dưới 10 lao động, trong khi đó có dưới 3% số doanh nghiệp có lao động thường xuyên trên 300 người.
Số lượng các DNVVN ngày càng tăng, đồng thời qui mô nguồn vốn các doanh nghiệp cũng mở rộng. Năm 2000, số DNVVN có nguồn vốn dưới 0,5 tỷ
(2) EU định nghĩa một doanh nghiệp với: 1-9 lao động là doanh nghiệp siêu nhỏ, 10 -49 lao động là doanh nghiệp nhỏ, và 50 – 249 lao động là doanh nghiệp vừa.