Khung Phân Tích Các Yếu Tố Từ Phía Dn Ảnh Hưởng Đến Tiếp Cận Tín Dụng Nh Của Dnnvv


Trên sơ sở tham khảo ý kiến của những người được phỏng vấn trong giai đoạn nghiên cứu định tính, nội dung các câu hỏi được xây dựng đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo đúng hàm ý của cơ sở lý thuyết. Trong giai đoạn thiết kế thang đo của bản khảo sát, tác giả đã tiến hành tham khảo ý kiến về văn phong trong bản câu hỏi, có hiện tượng trùng lặp trong bảng hỏi hay nội dung câu hỏi có dễ hiểu để từ đó xây dựng và điều chỉnh cho phù hợp hơn.

3.3.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

3.3.2.1. Phân tổ thống kê

Là một phương pháp quan trọng trong quá trình lập và xử lý các bảng số liệu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Tác giả sử dụng nhằm xây dựng các nội dung sau: phân loại nguồn vốn của NH theo năm, loại vốn, cơ cấu vốn; Phân loại DNNVV theo loại hình DN, ngành nghề kinh doanh, quy mô, phân theo năm…

3.3.2.2. Phương pháp đồ thị

Đây là phương pháp tổng hợp số liệu nhưng được mô hình hóa thành các biểu đồ khác nhau như: đồ thị hình tròn, đồ thị hình cột, thanh biểu diễn để tổng hợp các giá trị như: tổng nguồn vốn, vốn huy động, vốn vay, phần trăm giá trị dư nợ tín dụng, cơ cấu dư nợ…Sử dụng phương pháp này giúp tạo sự đa dạng trong quá trình tổng hợp số liệu, tránh sự trùng lặp và nâng cao tính khoa học của luận án.

3.3.3. Phương pháp phân tích định tính

3.3.3.1. Phương pháp so sánh

Được sử dụng để chỉ ra xu hướng và mức độ biến động của các hệ thống chỉ tiêu. Trong phạm vi luận án, phương pháp này được dùng để so sánh biến động số lượng DN phân theo loại hình, ngành nghề quy mô tình hình vay vốn của DNNVV trong giai đoạn 2013 - 2018; So sánh cơ cấu vốn của NH qua các năm, cơ cấu cho vay phân theo địa bàn, loại hình DN, quy mô DN…

Trong quá trình phân tích, tác giả tìm hiểu lý do để giải thích cho sự khác biệt kết quả giữa các giai đoạn. Phương pháp này được tác giả sử dụng nhiều trong nội dung mục 4.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các chi nhánh NH và DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyênvà mục 4.3. Thực trạng tiếp cận tín dụng NH của DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 -2018 trong Chương 4 của luận án. Với mục đích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của các chi


nhánh NHTM và DNNVV trên địa bàn tỉnh và phân tích thực trạng hoạt động tiếp cận tín dụng NH của DNNVV.

3.3.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả cung cấp các chỉ số cơ bản của biến số với dữ liệu của mẫu nghiên cứu nhằm giúp người đọc hiểu về dữ liệu sử dụng từ phần mềm SPSS 22.0. Đối với biến có giá trị liên tục các chỉ số có như chỉ số trung bình (mean), cao nhất (max), thấp nhất (min) và độ lệch chuẩn (standard deviation) của biến để có các đánh giá khái quát về vấn đề nghiên cứu. Một trong những phân tích quan trọng trong phần này là kiểm tra phân bố của các biến, nhất là biến phụ thuộc cần có phân bố chuẩn không, việc kiểm tra giúp có phương án xử lý phù hợp trước khi tiến hành phân tích (Saunder, 2010). Tác giả sẽ sử dụng linh hoạt phương pháp này trong nội dung Chương 4. Cụ thể, với kết quả tổng hợp được từ phiếu điều tra cán bộ NH, tác giả sẽ phân tích mức độ đánh giá của người trả lời về các yếu tố từ phía NH ảnh hưởng đến tiếp cận vốn của DNNVV từ đó làm căn cứ xây dựng giải pháp trong Chương 5. Ngoài ra, tác giả tổng hợp một số kết quả điều tra từ phía DNNVV để làm cơ sở phân tích 1 số nội dung liên quan. Phương pháp này được tác giả sử dụng trong nội dung 4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH của DNNVV của Chương 4.

3.3.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng

3.3.4.1. Mô hình phân tích

Dựa trên nền tảng lý thuyết, kết quả nghiên cứu của Ajagbe (2012) và kế thừa nghiên cứu của Ricardo (2004), Võ Trí Thành (2011), Khalid (2014), Hạ Thị Thiều Dao (2014), Nguyễn Hồng Hà (2013), Đặng Thị Huyền Thương (2015), Trần Quốc Hoàn (2018)...đã được luận án tổng hợp tại Chương 1 cùng với kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia ở mục 3.3.1.1 của Chương 3, tác giả đưa các yếu tố từ phía DNNVV ảnh hưởng đến tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH gồm: Tài sản đảm bảo (CO), Mối quan hệ của DN với NH (RE), Năng lực của DNNVV (CA), Báo cáo tài chính (FI), Quy mô của DNNVV (SZ), Phương án SXKD của DN (BP), Trình độ của chủ DN (QU).

Mô hình phân tích

- Biến phụ thuộc: AC: Tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH của DNNVV


- Biến độc lập:

CO: Tài sản đảm bảo

RE: Mối quan hệ giữa DN và NH CA: Năng lực SXKD của DNNVV FI: Báo cáo tài chính

SZ: Quy mô của DN

BP: Phương án SXKD của DN QU: Trình độ của chủ DN

- Mô hình hồi quy mẫu:

AC = α0 + α1* CO + α2* RE + α3*CA + α4*FI + α5*SZ + α6* BP + α7*QU + zi


Tài sản đảm bảo

Mối quan hệ giữa DN và NH

Năng lực SXKD của DNNVV

Tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng của DNNVV

Báo cáo tài chính

Quy mô của doanh nghiệp

Phương án SXKD của DN

Trình độ của chủ DN

Sơ đồ 3.3. Khung phân tích các yếu tố từ phía DN ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV


(Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu)

Giả thuyết nghiên cứu


H1: Tài sản đảm bảo có ảnh hưởng thuận chiều đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên.


H2: Mối quan hệ thân thiết của DN với NH có ảnh hưởng thuận chiều đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên.

H3: Năng lực SXKD của DNNVV tốt có ảnh hưởng thuận chiều đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên.

H4: Báo cáo tài chính đúng quy định có ảnh hưởng thuận chiều đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên.

H5: Quy mô của DNNVV lớn có ảnh hưởng thuận chiều đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên.

H6: Phương án SXKD của DN khả thi có ảnh hưởng thuận chiều đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên.

H7: Trình độ của chủ DN cao có ảnh hưởng thuận chiều đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên.

3.3.4.2. Phương pháp phân tích sơ bộ thang đo

Tác giả tiến hành đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo trong bộ phiếu điều tra tiếp cận vốn tín dụng NH của DNNVV từ kết quả phỏng vấn lãnh đạo DNNVV thông qua phân tích hệ số tin cậy - Cronbach’s alpha bằng phần mềm SPSS 22.0 để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn (biến rác). Trong đó, Cronbach’s alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (sự giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát (các câu hỏi) trong thang đo. Hair & ctg (2010) và Kline (2005) cho rằng khi hệ số Cronbach’s alpha có giá trị từ >0,8 là thang đo tốt, từ 0,7 - 0,8 là sử dụng được. Tuy nhiên, nếu Cronbach’s alpha quá cao (>0,95) thì có sự xuất hiện biến quan sát thừa ở trong thang đo. Biến quan sát thừa là biến đo lường một khái niệm hầu như trùng với biến đo lường khác, tương tự như trường hợp cộng tuyến (collinearity) trong hồi quy, khi đó biến thừa nên được loại bỏ. Mặt khác, Cronbach’s alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ, biến nào nên giữ lại. Bởi vậy, bên cạnh hệ số Cronbach’s alpha, người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (iterm - total correlation) và những biến nào có tương quan biến tổng <0,3 sẽ bị loại bỏ (Ramanathan, R., 2002).

Kết quả thu được từ kiểm định sơ bộ với 30 phiếu điều tra phỏng vấn lãnh đạo DNNVV như sau: Trong lần kiểm định lần thứ nhất hệ số tin cậy của thang đo,


có 03 biến quan sát ít có ý nghĩa thống kê giải thích trong mô hình do Corrected Item-Total Correlation đạt dưới 0,3 và Cronbach's Alpha if Item Deleted đạt giá trị cao hơn hệ số Cronbach’s alpha của nhóm biến gồm: RE4 (DN thường được NH đánh giá mức tín nhiệm tốt), SZ6 (Doanh thu của DN tăng theo năm), QU8 (Chủ DN luôn đề cao văn hóa DN). Do đó, tác giả đã loại 3 biến quan sát ra khỏi mô hình và tiến hành kiểm định lần 2. Phụ lục 06a trình bày đầy đủ kết quả Cronbach’s Alpha của từng nhóm biến. Bảng 3.6 tổng hợp kết quả chính tại lần kiểm định thứ 2 cho thấy: hệ số Cronbach’s alpha của các thành phần từ phía DNNVV đều đạt tiêu chuẩn (>0,70), đồng thời tương quan biến - tổng của các biến đều đạt yêu cầu và độ tin cậy (>0,40). Như vậy, mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV từ phía DNNVV có 8 thang đo đảm bảo chất lượng tốt với 40 biến đặc trưng và bảng hỏi của nghiên cứu được xây dựng khoa học, các câu hỏi có tính gắn kết, có thể phản ánh chính xác thực tế tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH của DNNVV. Thang đo chính thức được sử dụng để tiến hành phỏng vấn ban giám đốc DNNVV tác giả trình bày tại Phụ lục 06b.

Bảng 3.6. Các biến đặc trưng và thang đo chất lượng tốt


TT

Tên biến

hóa

Biến đặc trưng

Cronbach’s

Alpha

Ghi chú

1

Tài sản đảm

bảo

CO

CO1, CO2,CO3,CO4,CO5,CO6

0,893

Chấp nhận


2

Mối quan hệ

của DN với ngân hàng


RE


RE1, RE2, RE3,RE5


0,841


Chấp nhận

3

Năng lực của

DNNVV

CA

CA1,CA2, CA3, CA4,

CA5,CA6

0,900

Chấp nhận

4

Báo cáo tài

chính

FI

FI1, FI2, FI3, FI4

0,868

Chấp nhận

5

Quy mô của

DNNVV

SZ

SZ1, SZ2, SZ3, SZ4,SZ5

0,882

Chấp nhận

6

Phương án

SXKD của DN

BP

BP1, BP2, BP3, BP4

0,863

Chấp nhận

7

Trình độ của

chủ DN

QU

QU1, QU2, QU3, QU4, QU5,

QU6, QU7

0,825

Chấp nhận


8

Tiếp cận vốn tín dụng NH

của DNNVV


AC


AC1, AC2, AC3, AC4


0,829


Chấp nhận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - 10

(Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm SPSS 22.0)


3.3.4.3. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis

- viết tắt là EFA) là tập hợp những kỹ thuật phân tích thống kê có liên hệ với nhau dùng để rút gọn một tập K biến quan sát thành một tập F (F < K) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ của các nhân tố với biến phụ thuộc. Phương pháp EFA thuộc nhóm các phương pháp phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau vì các biến được đưa vào phân tích không có biến độc lập và phụ thuộc mà chúng cùng phụ thuộc lẫn nhau (Nguyễn Quan Dong, 2012). Để chọn số lượng nhân tố, ba phương pháp thường sử dụng là:

- Tiêu chí E = Eigenvalue

- Tiêu chí điểm uốn

- Xác định trước số lượng nhân tố.

Để diễn giải dễ dàng kết quả EFA, ta thường dùng phương pháp xoay nhân tố để diễn giải kết quả, có thể xoay vuông góc hay không vuông góc. Để xác định sự phù hợp khi dùng EFA, có thể dùng kiểm định Bartlert hoặc KMO (Kaiser -Meyer- Olkin). KMO có giá trị từ 0,5 - 1, các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại và kiểm tra tổng phương sai trích được (>=50%), hệ số Eigenvalue >=1 đối với mỗi nhân tố mới đạt yêu cầu.

3.3.4.4. Phương pháp phân tích hồi quy đa biến

Để mô hình hồi quy đảm bảo độ tin cậy và hiệu quả, luận án thực hiện các kiểm định sau:

- Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy.

Khi mức ý nghĩa của hệ số hồi quy từng phần có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig.≤0,05) thì ta kết luận tương quan có ý nghĩa thống kê giữa biến độc lập và biến phụ thuộc (Hoàng Trọng, 2008).

- Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình.

Mô hình được xem là không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng không và mô hình được xem là phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy khác không. Sử dụng phân tích phương sai để kiểm định, nếu mức ý nghĩa đảm bảo có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig. ≤ 0,05) thì mô hình được xem là phù hợp (Hoàng Trọng, 2008).


- Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập.

Khi hệ số phóng đại phương sai VIF > 10 thì đó là dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập (Nguyễn Trọng Hoài, 2009). Tuy nhiên trong thực tế, nếu VIF > 2, thì cần phải xem xét các hệ số tương quan của biến đó với biến phụ thuộc để so sánh chúng với trọng số hồi quy để xác định có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay không (Ramanathan, R., 2002).

- Kiểm định phương sai phần dư thay đổi.

Phương sai phần dư thay đổi là hiện tượng các giá trị phần dư có phân phối không giống nhau và giá trị phương sai không như nhau. Khi phương sai phần dư thay đổi sẽ làm cho các ước lượng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) của các hệ số hồi quy không hiệu quả, các kiểm định giả thuyết không còn giá trị, các dự báo không còn hiệu quả.

3.3.4.5. Phân tích phương sai một yếu tố

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One - Way Anova) để xác định sự khác nhau về tiếp cận vốn tín dụng NH giữa các nhóm DNNVV.

- Kiểm định Levene test dùng kiểm định phương sai bằng nhau hay không giữa các nhóm. Nếu Sig. > 0,05 thì kết luận phương sai giữa các nhóm không có sự khác biệt, đủ điều kiện để phân tích Anova.

- Kiểm định Anova: Nếu Sig. ≤ 0,05 thì kết luận đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt giữa các nhóm đối với biến phụ thuộc. Khi có sự khác biệt thì thực hiện phân tích sâu hơn để tìm ra sự khác biệt như thế nào giữa các nhóm quan sát bằng các kiểm định Tukey, LSD…

3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh quá trình phát triển và kinh doanh của DNNVV

- Số lượng DNNVV phân theo loại hình DN, ngành nghề kinh doanh, quy mô DN, địa bàn.

- Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể - Chiết khấu bán hàng - Hàng bán bị trả lại - Giảm giá hàng bán - Thuế gián thu

- Thu nhập bình quân của lao động trong 1 tháng:



Tổng thu nhập của người lao động trong năm

Thu nhập bình quân =

12


- Tỷ lệ DNNVV so với tổng số DN đang hoạt động trên địa bàn


Số DNNVV đang hoạt động

Tỷ lệ DNNVV =

* 100%

Tổng số DN

- Các chỉ tiêu về số vốn đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu doanh thu, nộp ngân sách Nhà nước, giải quyết lao động…

- Tốc độ tăng trưởng bình quân:


GM = n GTNC - 1

GTNĐ

Trong đó: GTNC : giá trị năm cuối

GTNĐ: giá trị năm đầu


3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của NH

- Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%): Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá sự cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của NH.


(Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước)

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ =

* 100%

Dư nợ năm trước

Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

- Tỷ lệ vốn huy động NHTM/tổng nguồn vốn huy động các TCTD (%): chỉ tiêu này cho biết mức độ huy động vốn của các NHTM so với tổng vốn huy động của các tố chức tín dụng. Chỉ tiêu càng lớn thể hiện mức độ quan trọng của NH trong công tác huy động vốn của các TCTD.

- Tỷ lệ dư nợ NHTM/tổng dư nợ các TCTD (%): chỉ tiêu này cho biết mức độ cho vay của các NHTM so với tổng vốn vay của các tố chức tín dụng. Chỉ tiêu càng lớn thể hiện mức độ quan trọng của NH trong phát triển tín dụng của các TCTD.

- Tỷ lệ dư nợ/vốn huy động (%): Chỉ tiêu này phản ánh NH cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của NH, thể hiện NH đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 15/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí