Chỉ Tiêu Đánh Giá Chất Lượng Tín Dụng Nh Của Dnnvv


vốn huy động hay chưa. Chỉ tiêu này lớn thể hiện sự tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này > 1 thì NH chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, nếu chỉ tiêu này < 1 thì NH chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí.

- Tỷ lệ nợ quá hạn (%): Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại NH. Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại NH, đồng thời phản ánh năng lực quản lý tín dụng của NH. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của NH càng kém và ngược lại.


Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn =

* 100%

Tổng dư nợ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - 11

- Tỷ lệ nợ xấu (%): Tổng nợ xấu của NH bao gồm: nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn. Chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực trạng chất lượng tín dụng tại NH, đồng thời phản ánh năng lực quản lý tín dụng của NH trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của NH đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của NH càng kém và ngược lại.


Tổng nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu =

* 100%

Tổng dư nợ

3.4.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng NH của DNNVV

- Tỷ trọng nợ xấu của DNNVV/ tổng dự nợ của DNNVV cho biết: khi cho DNNVV vay 100 đồng thì có bao nhiêu đồng chuyển sang nợ xấu, qua đó thấy được mức độ rủi ro khi cho DN vay để đánh giá năng lực của DN, sự trả nợ của DN và lịch sử tín dụng làm căn cứ cho các khoản vay tiếp theo của NH.


Tỷ trọng nợ xấu của DNNVV =

Dư nợ của DNNVV trong năm

* 100%

Tổng dư nợ năm

- Tỷ trọng nợ xấu của DNNVV/ tổng nợ xấu của NH cho biết: trong 100 đồng nợ xấu của NH có bao nhiêu đồng nợ xấu đến từ DNNVV, qua đó thấy được mức độ rủi ro khi cho DNNVV vay vốn để có điều chỉnh chính sách phù hợp.


Tỷ trọng nợ xấu của DNNVV =

Nợ xấu cho vay của DNNVV

* 100%

Nợ xấu của NH



TỔNG KẾT NỘI DUNG CHƯƠNG 3


Trong phần trình bày tại Chương 3, luận án đã đặt các câu hỏi nghiên cứu, xây dựng quy trình nghiên cứu, khung phân tích và các giả thuyết nghiên cứu phù hợp. Bằng hai phương pháp phân tích được sử dụng trong luận án là phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng, tác giả tiến hành xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích; xây dựng thang đo, câu hỏi trong phiếu điều tra, khảo sát dựa vào các tài liệu nghiên cứu trước đây và thông qua phỏng vấn chuyên gia. Tác giả quyết định kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu trong đó tập trung sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy đa biến, kiểm định Oneway – Anova. Quá trình tính toán dựa vào các chỉ tiêu phân tích phù hợp với mục đích đánh giá thực trạng tiếp cận tín dụng và yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên thời gian qua. Thông qua điều tra sơ bộ, tác giả đã hoàn chỉnh bộ phiếu điều tra DNNVV với mục đích đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố từ phía DNNVV và sự khác biệt trong quy mô, loại hình DN đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên.



Chương 4

THỰC TRẠNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Thái Nguyên nằm ở đông bắc Việt Nam, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực trung du và miền núi phía bắc. Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km² phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Do đó, việc giao thương giữa các tỉnh rất thuận lợi, tạo điều kiện cho DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ phát huy được lợi thế và đem lại lợi nhuận cao.

Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nắng ẩm và mưa nhiều. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm. Nguồn nước dùng để sinh hoạt và tưới tiêu khá dồi dào chủ yếu lấy từ sông Cầu, sông Công, hồ Núi Cốc. Là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình Thái Nguyên lại không quá phức tạp với nhiều dãy núi cao chạy theo hướng bắc - nam và thấp dần xuống phía nam. Cấu trúc vùng núi phía bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là

356.282 ha với 3 loại đất chính là: đất núi, đất đồi và đất ruộng, trong đó đất đã sử dụng là 246.513 ha và đất chưa sử dụng là 109.669 ha. Trong đất chưa sử dụng, có 1.714 ha đất có sự sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có sự sản xuất lâm nghiệp. Nhìn chung, điều kiện tự nhiên phù hợp rất thuận lợi cho Thái Nguyên trong canh tác nông lâm ngư nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội so với các tỉnh trung du miền núi khác trong khu vực. Vì vậy các cây trồng đặc trưng như: chè, rau màu, cây dược liệu, cây lâm nghiệp…có điều kiện phát triển tại nơi đây. Đây là điều kiện tiên quyết để DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp có cơ hội thành công.

Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại như: than đá, vàng, quặng, đá vôi...Được khai thác và chế biến từ những năm 60 của thế kỷ XX, công trường khu Gang thép Thái Nguyên được ra đời từ thời kỳ này - tiền thân của Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên, đây được coi là niềm tự hào của tỉnh


trong một thời gian dài. Đặc biệt, mỏ Núi Pháo trên địa bàn các xã phía đông của huyện Đại Từ được cơ quan chuyên môn đánh giá có trữ lượng Vonfram khoảng 21 triệu tấn, lớn thứ 2 trên thế giới, ngoài ra mỏ còn có trữ lượng Flo lớn nhất thế giới khoảng 19,2 triệu tấn và trữ lượng đáng kể bismuth, đồng, vàng cùng một số kim loại khác. Nhờ đó, các DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp luôn chiếm vị thế quan trọng đối với kinh tế của tỉnh, giải quyết việc làm và an sinh xã hội. Sự phát triển của 2 nhóm ngành nghề chính là nông nghiệp và công nghiệp sẽ tạo cơ hội cho các DN thương mại dịch vụ hoàn thiện, khẳng định vai trò cầu nối giữa người sản xuất - người tiêu dùng.

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Về điều kiện kinh tế

Trong giai đoạn 2013 - 2018, dưới sự lãnh đạo của UBND tỉnh cùng với sự đồng lòng cố gắng của nhân dân địa phương vị thế của tỉnh Thái Nguyên ngày càng được nâng cao. Thái Nguyên đứng thứ 2 cả nước về tăng trưởng, thứ ba cả nước về giá trị kim ngạch xuất khẩu. GDP bình quân đầu người và giá trị sản xuất công nghiệp lần lượt đứng thứ 4 và thứ 3 trong số 10 tỉnh thuộc vùng Thủ đô. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố năm 2016 (Báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013- 2018). Trong 3 năm liên tiếp, tỉnh Thái Nguyên nằm trong số 10 tỉnh, thành có chất lượng điều hành tốt nhất. Tỉnh đã quy hoạch 06 Khu công nghiệp (KCN) (KCN Sông Công I, KCN Sông Công II, KCN Yên Bình I, KCN Điềm Thuỵ, KCN Quyết Thắng), 32 Cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.638 ha, thu hút 178 dự án đi vào hoạt động. Đặc biệt, từ khi tập đoàn Samsung đầu tư gần 7 tỉ đô la Mỹ tại Khu công nghiệp Yên Bình để xây dựng 2 nhà máy SEVT, SEMV và tổ hợp khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo được đầu tư, mở rộng thu hút rất nhiều lao động, hoàn thiện hệ thống hạ tầng, tăng thu ngân sách…Nhờ vậy, hàng loạt các DN đã được thành lập, với các ngành nghề kinh doanh đa dạng, mang lại diện mạo mới cho công nghiệp Thái Nguyên, đóng góp đáng kể cho NSNN. Với ưu thế trong trồng và chế biến chè, thương hiệu chè Thái Nguyên đã khẳng định thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Các DN, HTX chế biến chè đang tiến hành đầu tư vào chất lượng, đóng gói, mẫu mã sản phẩm để nâng cao giá trị. Ngoài ra, nhiều DN nông nghiệp đang đầu tư sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao mang lại giá trị kinh tế lớn.



Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2018‌

Chỉ tiêu

ĐVT

2013

2014

2015

2016

2017

2018

1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

(GDP) trên địa bàn


%


6,7


22,4


25,2


15,2


12,6


10,2

2. GDP bình quân đầu người

Tr.đồng

29

37,3

46,4

52

65

76

3. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm

2010)


Tỷ đồng


30.880


178.822


365.203


477.000


571.400


661.000

- Công nghiệp TW

Tỷ đồng

15.676

12.681

15.568

16.218

16.800

17.400

- Công nghiệp địa phương

Tỷ đồng

12.950

12.860

14.525

17.172

21.400

25.100

- Công nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài

Tỷ đồng


2.254


153.281


335.110


443.610


533.200


618.000

4. Giá trị xuất

khẩu trên địa bàn

Tr.USD

173

7.930,5

17.500

19.100

23. 000

52.066

Trong đó địa phương

Tr.USD

122

255,2

257,3

300

312

448

5. Thu ngân sách trong cân đối

Tỷ đồng

3.700

4.915,8

6.800

8.500

12.000

14.000

6. Các chỉ tiêu về

nông, lâm, thủy sản








- Tốc độ tăng giá

trị sản xuất

%

6,2

6,1

5,7

5,3

4,1

4,1

+ Tốc độ tăng giá

trị sản xuất ngành chăn nuôi


%


9


6,8


9


9,1


4,5


5,3

+ Tốc độ tăng giá

trị sản xuất ngành trồng trọt


%


5,0


4,7


2,7


2,34


2,1


1,8

- Giá trị sản

phẩm/ha đất trồng trọt


Tr.đồng


80


78


84


88


91,4


95

- Sản lượng lương thực có hạt

Ng.tấn

443

448,1

465,6

435

462

464

- Diện tích trồng

rừng mới tập trung

Ha

6.553

6.495

6.234

5.3

7.391

5.946

+ Địa phương

ha

6.000

6.064

5.848

4.695

4.464,2

3.164


Chỉ tiêu

ĐVT

2013

2014

2015

2016

2017

2018

trồng








- Diện tích chè

trồng mới và trồng lại


Ha


1.553


1.796


1.200


1.229


1.055


1.037

+ Trong đó trồng

chè mới

Ha

500

714

213

342

211

370

- Tỷ lệ độ che phủ rừng

%

50

47,9

50,04

50,01

50

51,9

7. Nhóm chỉ tiêu xã hội








- Tỷ lệ hộ dân ở nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp

vệ sinh


%


79


82


85


87


89


91

- Giảm tỷ suất sinh thô bình quân

trong năm


%0


- 0,2


-0,24


-0,7


-0,10


-0,10


-0,10

- Tạo việc làm mới

Người

22.000

25.564

26.742

15.000

15.000

18.000

+ Trong đó Xuất khẩu lao động

Người

1.768

1.597

1.610

1.000

1.000

1.000

- Giảm tỷ lệ hộ

nghèo trong năm

%

2,1

2,54

2

2

2

2

- Giảm tỷ lệ trẻ

em suy dinh dưỡng trong năm


%


16


13,8


13,5


13


12,5


11,9

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên)


Dưới sự phát triển chung của tỉnh đã giúp các NHTM trên địa bàn luôn thu lợi nhuận cao. Tính đến tháng 12 năm 2018 đã có 27 chi nhánh của các NH đang hoạt động kinh doanh tại Thái Nguyên nhằm điều hòa dòng tiền giữa người cho vay và người đi vay, đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong nền kinh tế. Tuy nhiên, năm 2017 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Thái Nguyên đứng thứ 15 giảm 8 bậc so với năm trước, một số chỉ số luôn có mức điểm thấp của tỉnh những năm qua đó là: gia nhập thị trường, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng…Nguyên nhân là do sự cứng nhắc trong quản lý điều hành của một số lãnh đạo tỉnh vẫn tồn tại, gây cản trở thu hút đầu tư cho Thái Nguyên. Vấn đề phiền hà, sách nhiễu trong cán bộ làm việc tại các cơ quan Nhà nước vẫn còn khiến nhiều DN cảm thấy sự công bằng và ưu đãi chưa thực sự rõ nét làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của DN. Điều này đã hạn chế sự


phát triển chung đối với kinh tế xã hội của tỉnh. Mặc dù con số này rất nhỏ nhưng cũng có tác động một phần nào đó làm giảm năng lực cạnh tranh của Thái Nguyên.

4.1.2.2. Về điều kiện xã hội

Tỉnh Thái Nguyên bao gồm: 2 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện. Các đơn vị hành chính này được chia tiếp thành 180 đơn vị hành chính cấp xã (gồm có 32 phường, 9 thị trấn, và 139 xã trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Theo Tổng cục Thống kê năm 2016, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.227.400 người, trong đó nam có 602.700 người và nữ là 624.700 người. Tổng dân số đô thị là 421.100 người (34,31%) và tổng dân cư nông thôn là

806.300 người (65,69%). Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2016 của Thái Nguyên là 0,99%. Trên địa bàn tỉnh hiện có 46 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam sinh sống, trong đó 8 dân tộc đông dân nhất: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, H’Mông, Hoa. Với số dân như vậy, việc cung cấp lao động trong các DN trên địa bàn tỉnh không khó khăn. Các DN hầu như dễ dàng tuyển dụng lao động với nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Hơn nữa từ khi các khu công nghiệp được xây dựng, nhiều DN được thành lập nên lao động tại Thái Nguyên có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm và thu hút lao động đến từ các tỉnh lân cận.

Tỉnh Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tổng số sinh viên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ước tính vào khoảng trên 150.000 người. Thái Nguyên là trung tâm giáo dục lớn với 9 trường đại học, 11 trường cao đẳng và nhiều trường trung cấp nghề. Nhờ vậy, đáp ứng được nhu cầu lao động có chất lượng cho các doanh nghiệp, khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh cũng như nguồn lao động có trình độ cao cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Ngoài ra, với lao động có trình độ cao với chuyên ngành phù hợp đều tham gia làm việc tại các NHTM trên địa bàn tỉnh.

Dịch vụ y tế được xây dựng chặt chẽ từ xã đến tỉnh với hơn 6000 giường bệnh của 22 bệnh viện, 13 phòng khám khu vực và 181 trạm y tế đã đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Nhờ đó, giúp người lao động yên tâm công tác, công hiến cho sự phát triển của DN, NH và lựa chọn Thái Nguyên là nơi định cư lâu dài. Hiện nay, chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực, toàn tỉnh đã có khoảng 50 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt trên 30% số xã. Công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển đô thị được tăng cường đầu tư, nhất là về hạ tầng giao thông; hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn được cải


thiện đáng kể; hạ tầng thuỷ lợi và công trình cấp nước sinh hoạt được đầu tư đảm bảo. Hệ thống lưới điện được đầu tư nâng cấp, đã có 100% xã, phường, thị trấn có lưới điện quốc gia, trên 98% số hộ được sử dụng điện. Hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin được đầu tư bài bản, chất lượng tốt đã hỗ trợ rất lớn cho sự phát triển trong các vấn đề liên quan đến giao thông, xây dựng cơ sở sản xuất, thông tin liên lạc của các DNNVV và NH trên địa bàn tỉnh.

4.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của DNNVV và ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

4.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các DNNVV tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2018

Theo kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2018 được công bố của Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, tổng số DN trên toàn tỉnh là 3.659 DN; trong đó, DN đang hoạt động là 3.370 và 289 DN đang trong quá trình đầu tư chưa đi vào sản xuất kinh doanh. Dựa vào tiêu chí phân loại DNNVV theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP, tác giả đã tính toán số lượng DNNVV tỉnh Thái Nguyên theo tiêu chí số lượng lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội bình quân/năm của DN đang hoạt động với số liệu được công bố tại Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2018 theo đó, số lượng DNNVV tính đến 31/12/2018 đạt 3.201 DN chiếm 95% tổng số DN đang hoạt động. Cụ thể: số lượng DNNVV đang hoạt động trong năm 2013 đạt 2014 DN nhưng sau đó giảm 68 DN trong năm 2014 do nhiều DN tạm ngừng kinh doanh, sáp nhập, giải thể bởi tốc độ phục hồi của nền kinh tế chậm đã tác động mạnh đến kết quả kinh doanh của nhiều DN. Số lượng DN đã tăng lên vào giai đoạn 2015 - 2018 nhờ nhiều chính sách hỗ trợ của Chính phủ và địa phương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2023