Biểu đồ 4.1. Số lượng DNNVV tỉnh Thái Nguyên phân theo loại hình DN
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2018)
Trong đó, số lượng công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) chiếm tỷ lệ lớn nhất dao động trong khoảng 40% tổng số DNNVV của tỉnh. Công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân (DNTN) có sự biến động tăng giảm nhiều hơn nếu như giai đoạn 2013 - 2015 số lượng DNTN lớn hơn so với công ty cổ phần (CTCP) do sự đơn giản hóa trong thủ tục thành lập và trách nhiệm kinh tế của chủ sở hữu thì từ 2016 đến nay xu hướng thành lập CTCP tăng nhanh - đây là hướng đi đúng trong nền kinh tế có sự gắn kết như hiện nay. Đặc biệt năm 2017, số lượng DNNVV đi vào hoạt động tăng gần 700 DN nhờ có ưu đãi từ chính quyền địa phương, sự phát triển của các KCN và sức ảnh hưởng lớn của Tập đoàn Samsung đến những DN vệ tinh. Riêng tại Thái Nguyên, trong nhiều năm qua loại hình Công ty hợp danh không có DN nào đăng ký hoạt động. Trong 9 đơn vị hành chính của tỉnh, thành phố Thái Nguyên là địa bàn có số DNNVV nhiều nhất, chiếm khoảng trên 55% tổng số DNNVV, tiếp theo là các huyện Phổ Yên, Sông Công, Phú Bình do các huyện có nhiều KCN và giao thông thuận lợi, gần quốc lộ 3 mới, giáp ranh Hà Nội. Tính đến hết năm 2018 có 67 DNNVV đang hoạt động trên địa bàn huyện Võ Nhai và 85 DNNVV tại Định Hóa - đây là 2 huyện có số lượng DN ít nhất do giao thông không thuận tiện; ít nguồn tài nguyên và lĩnh vực sản xuất chính là nông nghiệp nên không thu hút đầu tư của các DN.
Bảng 4.2. Số lượng DNNVV tỉnh Thái Nguyên đang hoạt động phân theo quy mô và ngành kinh tế
ĐVT: Doanh nghiệp
Siêu nhỏ | Nhỏ | Vừa | Tổng | |||
Năm 2013 | Nông, lâm nghiệp | 6 | 5 | 1 | 12 | 2014 |
Công nghiệp - Xây dựng | 341 | 379 | 97 | 817 | ||
Thương mại, dịch vụ | 746 | 393 | 46 | 1185 | ||
Năm 2014 | Nông, lâm nghiệp | 6 | 5 | 1 | 12 | 1946 |
Công nghiệp - Xây dựng | 315 | 353 | 91 | 759 | ||
Thương mại, dịch vụ | 742 | 389 | 44 | 1175 | ||
Năm 2015 | Nông, lâm nghiệp | 6 | 5 | 1 | 12 | 1971 |
Công nghiệp - Xây dựng | 319 | 356 | 92 | 767 | ||
Thương mại, dịch vụ | 748 | 395 | 49 | 1192 | ||
Năm 2016 | Nông, lâm nghiệp | 5 | 8 | 0 | 13 | 2090 |
Công nghiệp - Xây dựng | 309 | 389 | 122 | 820 | ||
Thương mại, dịch vụ | 774 | 431 | 52 | 1257 | ||
Năm 2017 | Nông, lâm nghiệp | 6 | 11 | 3 | 20 | 2779 |
Công nghiệp - Xây dựng | 387 | 538 | 159 | 1084 | ||
Thương mại, dịch vụ | 1042 | 574 | 59 | 1675 | ||
Năm 2018 | Nông, lâm nghiệp | 8 | 11 | 3 | 22 | 3201 |
Công nghiệp - Xây dựng | 422 | 624 | 224 | 1270 | ||
Thương mại, dịch vụ | 1144 | 656 | 109 | 1909 |
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Dnnvv Phát Phiếu Điều Tra, Phỏng Vấn Theo Địa Bàn
- Khung Phân Tích Các Yếu Tố Từ Phía Dn Ảnh Hưởng Đến Tiếp Cận Tín Dụng Nh Của Dnnvv
- Chỉ Tiêu Đánh Giá Chất Lượng Tín Dụng Nh Của Dnnvv
- Kết Quả Huy Động Và Cho Vay Vốn Tại Các Nhtm Tỉnh Thái Nguyên Giai Đoạn 2013 - 2018
- Số Lượng Vốn Vay Nh Của Các Dnnvv Tỉnh Thái Nguyên Phân Theo Thời Hạn Và Quy Mô
- Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tiếp Cận Tín Dụng Nh Của Dnnvv Từ Phía Nh
Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2018)
Tỉnh Thái Nguyên được coi là “cái nôi” của ngành công nghiệp nặng Việt Nam khi khu công nghiệp gang thép được Chính phủ đầu tư, xây dựng tại đây vào những năm 60 của thế kỷ XX, do vậy DNNVV hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chiếm số lượng lớn và đóng góp chính cho ngân sách cũng như giải quyết việc làm cho người lao động, cụ thể số lượng lao động đóng bảo hiểm chiếm khoảng 85% tổng lao động của các DNNVV tỉnh Thái Nguyên. Một số thế mạnh của các DN công nghiệp tại Thái Nguyên là: khai khoáng, chế biến gang, sắt thép…vì nguồn tài nguyên tại chỗ khá đa dạng. Số lượng DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm tỷ lệ nhiều nhất, luôn duy trì trên 1000 DN, riêng năm 2017 tốc độ tăng của nhóm DN lớn nhất trong các năm với 1675 DN tăng 38% so với năm 2016. Đặc điểm của DN thương mại tại Thái Nguyên là DN có khả
năng vừa sản xuất vừa cung ứng các sản phẩm nên nhiều DN có quy mô lao động khá lớn trên 100 lao động. Số lượng DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp gia tăng rất chậm với 22 DN trong năm 2018 và chủ yếu sản xuất, kinh doanh chè. Đây là một hạn chế đối với nông nghiệp của tỉnh khi tiềm năng trong nông nghiệp của Thái Nguyên rất dồi dào từ khí hậu, nguồn nước, đất đai và cây trồng đặc trưng.
Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu phán ánh kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV tỉnh Thái Nguyên phân theo ngành nghề
ĐVT: tỷ đồng
Năm Chỉ tiêu | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | |
Nông, lâm nghiệp | Thu nhập bình quân/ lao động (trđ/tháng) | 5,2 | 4,8 | 5,1 | 5,4 | 5,6 | 5,8 |
Doanh thu thuần | 77,1 | 92,1 | 101,0 | 140,2 | 175,7 | 187,5 | |
Đóng góp cho NSNN | 10,6 | 12,3 | 17,0 | 23,8 | 30,0 | 37,1 | |
Công nghiệp - Xây dựng | Thu nhập bình quân/ lao động (trđ/tháng) | 6,0 | 5,4 | 6,2 | 6,7 | 6,8 | 7,1 |
Doanh thu thuần | 22.278, 5 | 126.637, 9 | 273.607 ,5 | 335.639, 2 | 380.167 ,4 | 425.237, 6 | |
Đóng góp cho NSNN | 1.169,3 | 1.351,9 | 1.870 | 2.612,5 | 3.300 | 4.095 | |
Thươn g mại, dịch vụ | Thu nhập bình quân/ lao động (trđ/tháng) | 3,3 | 4,0 | 4,9 | 5,2 | 5,6 | 5,7 |
Doanh thu thuần | 6.106,5 5 | 6.532,97 | 17.517, 6 | 12.697,6 | 16.158, 4 | 19.201,3 | |
Đóng góp cho NSNN | 850,4 | 983,16 | 1.360 | 1.900 | 2.400 | 2.750 |
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên)
Từ năm 2014 khi tập đoàn Samsung đầu tư xây dựng tại Phổ Yên kéo theo hàng loạt các vendor của Samsung được thành lập nhờ đó tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm và gia tăng thu nhập cho lao động địa phương. Mặc dù mức tăng không nhiều bằng các DN có quy mô lớn, DN có vốn đầu tư nước ngoài nhưng nhìn chung thu nhập của người lao động tại DNNVV đều có xu hướng tăng theo năm tùy thuộc vào từng ngành nghề trong đó lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng cao nhất đạt 7,1 triệu đồng/tháng/lao động tăng 1,1 triệu đồng/tháng so với năm 2013, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân hàng năm giai đoạn 2013 - 2018 đạt 8,9%/năm; Tiếp theo là trong lĩnh vực nông lâm nghiệp khi thu nhập của người lao động giai đoạn 2013 - 2018 luôn ổn định quanh mức 5 triệu đồng/ lao động/ tháng; Cuối cùng là lao động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, cần lưu ý tốc độ gia tăng thu nhập của nhóm ngành này cao nhất khi có sự chênh lệch giữa ăm 2018 với 2013 là 2,4 triệu đồng/người/tháng. Lý do là những năm gần đây xu hướng vận chuyển hàng hóa dựa vào các DN vận chuyển hàng tăng nhanh với nhiều hình thức đa dạng giúp nâng cao doanh thu của DN đồng thời thu nhập của người lao động được cải thiện rõ nét. Doanh thu thuần tại các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đạt giá trị lớn khi có đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2013 - 2018 đạt 103,2%/năm. Sự tăng trưởng vượt bậc đến trong năm 2014 khi đã tăng gấp 4 lần so với năm 2013 và liên tục tăng cao trong các năm tiếp theo. Lý do: sự phát triển các KCN tại Thái Nguyên với nhiều ưu đãi về thuế, thuê đất, cơ sở hạ tầng…đã tạo điều kiện cho DN yên tâm mở rộng SXKD. Hơn nữa, các DN vệ tinh của Samsung đạt doanh thu không nhỏ khi nhận được hợp đồng có giá trị và lâu dài từ Tập đoàn. Doanh thu thuần của DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có sự biến động tăng giảm không đồng đều giữa các năm, đặc biệt năm 2015 doanh thu thuần đạt cao nhất với 17.517,6 tỷ đồng. Doanh thu thuần của các DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có sự tăng trưởng dương trong 6 năm qua với tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần bình quân hàng năm giai đoạn 2013 - 2018 đạt gần 23%/năm mặc dù vậy con số còn rất khiêm tốn so với 2 nhóm ngành nghề trên. Một số DN có doanh thu tốt cần phải kể đến những DN phát triển NH theo hướng công nghệ cao, cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, sử dụng công nghệ sạch và mang tính đặc trưng như: Công ty cổ phần chế biến nông sản Thái Nguyên, Công ty TNHH một thành viên Chè Sông Cầu, Hợp tác xã chè Tân Hương, Công ty TNHH công nghệ sinh học Phú Gia, Công ty cổ phần thực phẩm sạch Thái Nguyên…Nhìn chung, các DNNVV tỉnh Thái Nguyên đóng góp khoảng hơn 50%
cho NSNN, con số này liên tục tăng với cả 3 nhóm ngành kinh tế điều này cho thấy kết quả SXKD của DN 6 năm qua có nhiều khởi sắc, phần nào phản ánh đúng tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.
4.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 – 2018
4.2.2.1. Khái quát chung về chính sách tín dụng của các NHTM giai đoạn 2013 – 2018
Ra quyết định
tín dụng
Giải ngân
Chính sách tín dụng là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuếch trương hay hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạch định và hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh NH. Mỗi NHTM đều có các chính sách tín dụng khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh của NH nhưng vẫn phải tuân theo các quy định chung của NHNN. Cụ thể về quy trình cấp tín dụng mặc dù mỗi NH đều có những khác biệt nhưng cơ bản sẽ tuân thủ các bước chủ yếu sau:
Tiếp nhận hồ sơ
tín dụng
Thẩm định tín
dụng
Thanh lý hợp đồng
Giám sát tín dụng
Sơ đồ 4.1. Quy trình tín dụng của NH đối với DNNVV
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ tín dụng. DNNVV có nhu cầu vay lập bộ hồ sơ theo quy định của NH, sau đó gửi đến NH để được xem xét giải quyết, đáp ứng nhu cầu vay của mình.
Bước 2: Thẩm định tín dụng. Cán bộ tín dụng xác định khả năng sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay hiện tại và tương lai của DN. Từ đó có thể đưa ra quyết định có cho vay hay không? Số tiền cho vay là bao nhiêu? Thời hạn và mức lãi suất cho vay như thế nào?...
Bước 3: Ra quyết định tín dụng. Với kết quả có được ở bước 2, NH sẽ quyết định đồng ý hay từ chối cho vay đối với hồ sơ đã thẩm định của DN.
Bước 4: Giải ngân. NH sẽ tiến hành phát tiền cho DNNVV theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa, dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của DN và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho hoạt động SXKD của DN.
Bước 5: Giám sát tín dụng. Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của DN, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng...để đảm bảo khả năng thu nợ.
Bước 6: Thanh lý tín dụng. Đây là bước cuối cùng trong quy trình cho vay, khi DNNVV trả hết nợ và lãi cho NH.
Điều kiện vay vốn cũng sẽ có quy định chung như: Người đại diện DN vay tiền phải có đủ năng lực pháp luật dân sự; DN có tình hình tài chính lành mạnh; DN phải đảm bảo tài sản của mình phù hợp với các quy định của pháp luật…Khi đã đáp ứng đủ điều kiện vay vốn, DN sẽ tiến hành lập hồ sơ vay vốn với 04 nội dung cần đáp ứng: hồ sơ pháp lý, báo cáo tài chính của DN (ít nhất 02 năm gần nhất), phương án vay vốn, hồ sơ liên quan đến tài sản đảm bảo. Với mỗi NHTM, tùy thuộc vào đối tượng khách hàng, gói tín dụng…hồ sơ vay vốn sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên hoàn thiện hồ sơ vay vốn không hề dễ dàng đối với nhiều DN đặc biệt là các DN có siêu nhỏ, năng lực hạn chế và mới vay vốn lần đầu. Giai đoạn 2013 – 2018, NHNN thường xuyên có những điều chỉnh về lãi suất nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, theo đó lãi suất NH có xu hướng giảm điều đó tạo cơ hội cho DNNVV vay vốn, mở rộng SXKD.
Bảng 4.4. Biến động lãi suất NHTM giai đoạn 2013 – 2018
Đơn vị tính: %/năm
2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | ||
Lãi suất huy động VNĐ | Từ 1 – 6 tháng | 5,5 – 7,0 | 5,5 | 5,5 | 4,5 – 5,4 | 4,3 - 5,5 | 5,5, - 7,3 |
Từ 6 – 12 tháng | 6,5 – 7,5 | 5,7 – 6,8 | 5,7 – 6,8 | 5,4 – 6,5 | 5,5 – 6,8 | 5,5 – 8,4 | |
Từ 12 trở lên | 8 -9 | 6,8 – 7,5 | 6,8 – 7,5 | 6,4 – 7,2 | 6,8 – 7,5 | 6,8 – 8,4 | |
Lãi suất cho vay VNĐ | Ngắn hạn | 8 -11,5 | 5,5 – 9 | 6 -7 | 6 -7 | 5,5 – 6,5 | 5 - 6 |
Trung, dài hạn | 11,5 – 13 | 9,5 – 11 | 9 -10 | 9 -10 | 8 - 9 | 7 - 8 | |
Lãi suất huy động USD | Dân cư | 1,25 | 0,75 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Tổ chức kinh tế | 0,25 | 0,25 | 0 | 0 | 0 | 0 | |
Lãi suất cho vay USD | Ngắn hạn | 4 -6 | 3 – 5,5 | 3 – 5,5 | 4,2 – 4,8 | 4,0 – 4,5 | 4,2 – 4,8 |
Trung, dài hạn | 6 -7,5 | 5,5 – 6,7 | 5,5 – 6,7 | 5 – 6 | 4,7 – 5,8 | 4,5 – 5,5 |
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018)
Hiện nay, vai trò của DNNVV đối với nền kinh tế vô cùng quan trọng vì vậy các NHTM bắt đầu hướng tới nhóm khách hàng này và đưa ra nhiều chính sách tín dụng ưu đãi dành cho các DNNVV. Tác giả đã tổng hợp các chính sách tín dụng đang được triển khai có hiệu quả tại một số NHTM tại Phụ lục 7b. Điển hình như VPBank - “NH tốt nhất dành cho DNNVV” năm 2018 do Tạp chí The Asian Banker bình chọn. Ngoài việc đưa ra chương trình cho vay DNNVV vừa với lãi suất thấp thì điểm sáng của sự sáng tạo trong phân khúc DNNVV của VPBank là sự ra đời của sản phẩm dành riêng cho các DN do phụ nữ làm chủ và sản phẩm “Tài trợ hóa đơn VAT”. “Tài trợ hóa đơn VAT” là sản phẩm tài chính giao thoa giữa hình thức vay vốn có tài sản đảm bảo và không tài sản đảm bảo, với thủ tục vay vốn được tinh giản tối đa nhằm giúp các DN có thể lo được nguồn vốn nhanh chóng cho những đơn hàng trong ngắn hạn. NHTMCP Quân đội tập trung cho các DNNVV trong ngành nhựa, hạt điều vay vốn với lãi suất linh hoạt và giá trị vay lên đến 95%
giá trị LC nhập khẩu. NH Quốc Tế Việt Nam đẩy mạnh cho vay nhanh vốn lưu động DNNVV với lãi suất ưu đãi, mức tài trợ tối đa 90% tổng nhu cầu vay vốn và thời gian linh hoạt…Ngoài ra, còn rất nhiều các chính sách hỗ trợ DNNVV được triển khai trên toàn hệ thống NH nhằm tạo điều kiện giúp DN tiếp cận tốt hơn nguồn vốn phục vụ phát triển kinh doanh nhờ đó các DNNVV cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng có khả năng cạnh tranh tốt hơn.
4.2.2.2. Kết quả kinh doanh của các chi nhánh NHTM tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2018
Tính đến hết năm 2018, trên địa bàn tỉnh hiện nay có 27 chi nhánh NH thương mại, 01 chi nhánh NH Chính sách xã hội, 01 chi nhánh NH Phát triển khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên, 02 Quỹ tín dụng nhân dân, 01 tổ chức tài chính vi mô. Trong đó: 86 phòng giao dịch trực thuộc các NH có trụ sở tại tỉnh Thái Nguyên; 05 Quỹ tiết kiệm; 161 máy rút tiền tự động ATM và 347 máy POS được kết nối liên thông với nhau. Với hệ thống NH được cho là khá hùng hậu đã và đang tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho DN, người dân trong quá trình vay - cho vay, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Mức độ huy động vốn giai đoạn 2013 - 2018 của các các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đều tăng trung bình khoảng trên 6000 tỷ đồng/năm bao gồm các nguồn huy đồng từ: các NHTM, quỹ tín dụng nhân dân, tài chính vi mô, NH chính sách xã hội và NH phát triển. Đặc biệt khi Thông tư số 14/2013/TT-NHNN ngày 27/06/2013, số 06/2014/TT-NHNN và 07/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 được NHNN ban hành kèm theo đó là những nghị quyết, nghị định hướng dẫn nhằm cụ thể hóa nội dung thực hiện Thông tư nên lượng vốn huy động tăng mạnh.