Số Lượng Dnnvv Phát Phiếu Điều Tra, Phỏng Vấn Theo Địa Bàn


DNNVV tại NH, phân tích định tính các yếu tố ảnh hưởng từ phía NH đến tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH của DNNVV để làm căn cứ xây dựng giải pháp từ phía NH.

(2) Đối với phiếu điều tra, khảo sát DNNVV: đánh giá nhu cầu vốn, lượng vốn vay, khó khăn trong quá trình vay vốn của DN; sử dụng mô hình hồi quy đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng từ phía DNNVV đến tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH; sử dụng kiểm định One - way Anova test để đánh giá sự khác biệt giữa ngành nghề kinh doanh, quy mô DN đến mức độ tiếp cận tín dụng NH của DNNVV nhằm chỉ ra thuận lợi, hạn chế khi tiếp cận vốn để có giải pháp cụ thể.

b. Xây dựng thang đo

Đối với phiếu điều tra NH: dựa trên các lý thuyết nền, kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu đã công bố trước đó của Nguyễn Hồng Hà (2013) Nguyễn Thị Minh Huệ (2012), Hạ Thị Thiều Dao (2014), Trần Quốc Hoàn (2018)...luận án đã điều chỉnh và bổ sung một số biến quan sát phù hợp. Kết quả xây dựng 05 biến đại diện với 22 biến quan sát sẽ được sử dụng làm căn cứ phân tích định tính của nghiên cứu. Cụ thể:

- Thang đo 1: Lãi suất (Rate of bank - RA). Gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ RA1 đến RA4 được sử dụng của Ajagbe.F.A (2012), Nguyễn Hồng Hà (2013).

- Thang đo 2: Thủ tục cho vay (Loan procedures - PR). Gồm 5 biến quan sát, ký hiệu từ PR1 đến PR5 được sử dụng của Hạ Thị Thiều Dao (2014).

- Thang đo 3: Mức độ đa dạng của các gói tín dụng (Variety of credit packages - VA). Gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ VA1 đến VA4 được tổng hợp từ phân tích định tính.

- Thang đo 4: Trình độ của cán bộ tín dụng (Qualification of credit officers - QO). Gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ QO1 đến QO4 được sử dụng của Nguyễn Hồng Hà (2013), Hạ Thị Thiều Dao (2014).

- Thang đo 5: Quy định của NH về tài sản đảm bảo (Regulations on secured assets - RE). Gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ AS1 đến AS4 được sử dụng của Trần Quốc Hoàn (2018).

Đối với phiếu điều tra, khảo sát DNNVV: Dựa trên các lý thuyết nền, kế thừa kết quả nghiên cứu của Ajagbe (2012) trong đó nhấn mạnh các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV như: Năng lực SXKD của DNNVV,


Trình độ của chủ DN, Quy mô của DNNVV cùng với việc kế thừa nghiên cứu của Ricardo (2004), Võ Trí Thành (2011), Khalid (2014), Hạ Thị Thiều Dao (2014), Nguyễn Hồng Hà (2013), Đặng Thị Huyền Thương (2015), Trần Quốc Hoàn (2018)...và đặc điểm của DNNVV, tín dụng NH đối với DNNVV (quy mô nhỏ, khả năng huy động các nguồn tài chính thấp, năng lực DN còn hạn chế, chưa có chiến lược kinh doanh dài hạn đã ảnh hưởng đến quá trình vay vốn của DN) kết hợp với kết quả phỏng vấn chuyên gia được trình bày tại Phụ lục 03b. Luận án đã điều chỉnh và bổ sung một số biến quan sát, trong đó 02 biến quan sát: Chủ DN nắm bắt thông tin về chính sách tín dụng của NH Chủ DN xử lý tốt các tình huống phát sinh trong kinh doanh được bổ sung thêm vào thang đo Trình độ của chủ DN trong nội dung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV từ phía NH. Kết quả luận án đã xây dựng được 07 thang đo đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng từ phía DNNVV (với 39 biến quan sát) và 1 thang đo đại diện cho tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tại tỉnh Thái Nguyên. Toàn bộ nội dung các thang đo được luận án trình bày tại Phụ lục 05.

- Thang đo 1: Tài sản đảm bảo (Collateral - CO). Gồm 6 biến quan sát, ký hiệu từ CO1 đến CO6 được sử dụng của Đỗ T.T Vinh (2014), Hạ T.T Dao (2014) và sự góp ý của các chuyên gia trong nghiên cứu định tính. Nhóm chuyên gia - nhà quản lý cho rằng câu hỏi CO4 nên điều chỉnh lại văn phong cho dễ hiểu.

- Thang đo 2: Mối quan hệ của DN với NH (The relationship of enterprises with banks - RE). Gồm 6 biến quan sát, ký hiệu từ RE1 đến RE6 được sử dụng của Khalid Hassan (2014), Đặng T.H. Thương (2016) và sự góp ý của các chuyên gia trong nghiên cứu định tính. Các chuyên gia cho rằng biến RE6 nên chuyển sang thang đo Trình độ của chủ DN thì phù hợp hơn.

- Thang đo 3: Năng lực SXKD của DNNVV (Capacity of SMEs - CA). Gồm 5 biến quan sát, ký hiệu từ CA1 đến CA5 được sử dụng của Ajagbe (2012), V.T. Thành (2012), Hạ T.T. Dao (2014), Đặng T.H. Thương (2015) và sự góp ý của các chuyên gia trong nghiên cứu định tính. Các chuyên gia cho rằng nên bổ sung câu hỏi: DN có xu hướng đổi mới KHCN hiện đại trong quá trình sản xuất thành biến CA6.

- Thang đo 4: Báo cáo tài chính (Financial report - FI). Gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ FI1 đến FI4 được sử dụng của Nguyễn Hồng Hà (2013), Đặng T.H. Thương (2015) và sự góp ý của các chuyên gia trong nghiên cứu định tính. Các


chuyên gia cho rằng nên chỉnh sửa văn phong của biến FI3 và FI4 cho sát nội dung nhằm giúp người trả lời dễ dàng hơn.

- Thang đo 5: Quy mô của DNNVV (The size of SMEs - SZ). Gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ SZ1 đến SZ4 được sử dụng của Khalid Hassan (2014), Ajagbe.F.A (2012), Ricardo N. Bebczuk, (2004) và sự góp ý của các chuyên gia trong nghiên cứu định tính. Các chuyên gia cho rằng nên bổ sung thêm thêm biến SZ5, SZ6 liên quan đến sản lượng sản xuất và doanh thu của DN vào thang đo.

- Thang đo 6: Phương án SXKD của DN (Business plan - BP). Gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ BP1 đến BP4 được sử dụng của Nguyễn Hồng Hà (2013) và sự góp ý của các chuyên gia trong nghiên cứu định tính. Các chuyên gia đều nhất trí với các câu hỏi của thang đo.

- Thang đo 7: Trình độ của chủ DN (Qualification of business owner - QU). Gồm 8 biến quan sát, ký hiệu từ QU1 đến QU8 được sử dụng của Ajagbe.F.A (2012), Trần Quốc Hoàn (2018) và sự góp ý của các chuyên gia trong nghiên cứu định tính. Hai biến quan sát Chủ DN xử lý tốt các tình huống phát sinh, Chủ DN luôn chia sẻ thông tin với người lao động được bổ sung vào thang đo là kết quả của quá trình thảo luận chuyên gia, các chuyên gia - nhà quản lý cho rằng với điều kiện kinh tế hội nhập toàn cầu hiện nay và ứng dụng khoa học công nghệ tại Thái Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung 02 quan sát này có mức ảnh hưởng nhất định tiếp cận tín dụng NH của DNNVV.

- Thang đo 8: Tiếp cận vốn tín dụng NH của DNNVV (Access credit - AC). Gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ AC1 đến AC4 được sử dụng của Nguyễn Hồng Hà (2013), Trần Quốc Hoàn (2018) và sự góp ý của các chuyên gia trong nghiên cứu định tính. Các chuyên gia đều nhất trí với các câu hỏi của thang đo.

c. Nghiên cứu thang đo sơ bộ

Mục đích chính của nghiên cứu sơ bộ nhằm phát hiện và khắc phục các lỗi có thể xảy ra trong thiết kế bảng câu hỏi trước khi tiến hành khảo sát chính thức với mong muốn đảm bảo độ tin cậy và giá trị của các thang đo (Malhotra, 2005; Polit, Beck & Hungler, 2001). Ngoài ra, nghiên cứu sơ bộ sử dụng để ước lượng tỷ lệ hồi đáp cho các phiếu khảo sát và xác định cỡ mẫu cho của nghiên cứu chính thức. Do đó, nghiên cứu sơ bộ có vai trò quan trọng và là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của các công cụ khảo sát (Green & ctg, 1988).


Trong nghiên cứu sơ bộ, Green & ctg (1988) cho rằng đối tượng nghiên cứu sơ bộ nên càng giống mẫu chính thức càng tốt. Tuy nhiên, theo Calder & ctg (1981) lấy mẫu thuận tiện cũng thường được sử dụng để tạo ra một mẫu cho nghiên cứu sơ bộ với kích thước mẫu đề nghị từ 12 đến 30 hoặc từ 25 đến 100 (Nguyễn Đình Thọ 2009). Phiếu điều tra đối với NH tác giả không sử dụng để phân tích định lượng nên sẽ không nghiên cứu thang đo sơ bộ. Đối với phiếu khảo sát DNNVV, dựa vào những nghiên cứu trước đây và để đảm bảo độ tin cậy cho phiếu điều tra chính thức tác giả tiến hành phỏng vấn 30 nhà quản lý tại 30 DNNVV tỉnh Thái Nguyên đã từng vay vốn NH trong tháng 03 năm 2017.

d. Lựa chọn mẫu điều tra

Đối với phiếu điều tra cán bộ NH, nhằm phản ánh kết quả khách quan trong nội dung phân tích định tính, tác giả tiến hành khảo sát một số thông tin trực tiếp từ cán bộ NH, cụ thể: tác giả tiến hành khảo sát tổng thể 21 chi nhánh NHTM đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bằng 01 bộ phiếu (Phụ lục 12) được tổng hợp từ nền tảng lý thuyết và các công trình nghiên cứu trước đây. Trong đó, phỏng vấn 03 phiếu/ NH tổng số 63 phiếu điều tra.

Đối với phiếu điều tra DNNVV, căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, thời gian và mục tiêu nghiên cứu, luận án không tiến hành điều tra của tổng thể toàn bộ các DNNVV trên địa bàn tỉnh mà lựa chọn phương pháp điều tra chọn mẫu có chọn lọc với cách thức phi ngẫu nhiên. Tác giả tiến hành điều tra các DNNVV đã từng vay vốn tại NH trong giai đoạn 2013 – 2018 để xác định kích cỡ mẫu nghiên cứu, tác giả sử dụng công thức Solovin như sau (Nguyễn Đình Thọ 2009):

n = Trong đó N Tổng thể n Kích cỡ mẫu ∆ Giới hạn sai số chọn mẫu Kích cỡ 1

Trong đó:

N: Tổng thể

n: Kích cỡ mẫu

∆: Giới hạn sai số chọn mẫu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - 9

Kích cỡ mẫu được chọn thường nhỏ hơn so với tổng thể đối tượng nghiên cứu nên luôn tồn tại sự không chính xác tuyệt đối về kết quả nghiên cứu. Vì vậy, theo Daniel và Gate (2004), trong các nghiên cứu xác suất, thống kê, khi xác định kích cỡ mẫu, mức giới hạn sai số chọn mẫu thường là 5% hoặc 3%. Theo NHNN chi nhánh Thái Nguyên, giai đoạn 2013 – 2018 đã có khoảng 1500 DNNVV vay vốn tại các NHTM trên địa bàn, do vậy cỡ mẫu là 315 DN. Vì vậy, luận án phát ra


350 phiếu điều tra DNNVV đã từng vay vốn tại các NHTM và để tránh sự trùng lặp về thông tin mỗi DN tác giả sẽ sử dụng 01 phiếu điều tra.

e. Phương pháp và thời gian khảo sát

Để đảm bảo tính chính xác và lượng thông tin đa dạng, tác giả tiến hành 02 cách thức điều tra: phỏng vấn trực tiếp (gửi và nhận phiếu trực tiếp) và phát phiếu khảo sát (gửi, nhận phiếu thông qua các hình thức gián tiếp). Quá trình điều tra, khảo sát chính thức được thực hiện trong khoảng thời gian từ 06/2017 đến 12/2017.

Đối với phiếu điều tra cán bộ NH: phương pháp điều tra là phỏng vấn trực tiếp. Số phiếu phát ra 63 phiếu, số phiếu thu về và đạt yêu cầu 63 phiếu.

Đối với phiếu phỏng vấn DNNVV: tác giả tiến hành 02 cách thức điều tra: phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu khảo sát. Số phiếu phát ra 350 phiếu, số phiếu thu về 320 phiếu trong đó 300 phiếu hợp lệ đạt 95,2% đáp ứng yêu cầu khi phân tích.

f. Đối tượng thu thập thông tin

Đối với phiếu điều tra cán bộ NH: đối tượng phỏng vấn gồm 03 đối tượng: Ban giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch; Trưởng phó phòng kinh doanh, phòng tín dụng; Cán bộ tín dụng NH. Các thông tin chung về đối tượng phỏng vấn được tổng hợp từ các phiếu đạt yêu cầu và trình bày tại bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thông tin về cán bộ NH phỏng vấn



Chỉ tiêu

Giới tính

Tuổi

TỔNG

Nam

Nữ

< 30

Từ 30

đến 40

Từ 40

đến 50

Từ 50

đến 60

Số lượng

(Người)

Tỷ lệ

(%)

TỔNG

42

21





63

100

Trình độ chuyên môn

Đại học

23

14

9

15

13

3

40

63,5

Sau đại học

19

7

2

10

10

1

23

36,6

Thâm niên công tác

Dưới 5 năm

6

4

4

5

0

0

10

15,9

Từ 5 đến 10 năm

18

10

2

13

10

3

28

44,4

Từ 10 đến 15 năm

15

6

0

7

9

5

21

33,3

Trên 15 năm

3

1

0

1

1

2

4

6,3

Vị trí công tác

Giám đốc, phó GĐ

16

5

0

7

9

5

21

33,3

Trưởng, phó phòng

12

9

0

8

9

4

21

33,3

Chuyên viên

14

7

9

7

4

1

21

33,3

(Nguồn: Kết quả điều tra cán bộ NH và tính toán của tác giả)


Đối với phiếu điều tra DNNVV: để đảm bảo thông tin cho nghiên cứu, đối tượng phỏng vấn là ban giám đốc của DNNVV tỉnh Thái Nguyên đã từng vay vốn tại NH. Do có sự biến động khác nhau về số lượng DNNVV vay được vốn NH theo năm nên quá trình điều tra DN mang tính tương đối trong các chỉ tiêu phân loại về quy mô, ngành nghề, địa bàn. Tác giả căn cứ vào quy mô DN để lựa chọn các DNNVV tham gia điều tra, khảo sát. Theo đó, tỷ lệ lựa chọn mẫu căn cứ vào số lượng DNNVV đang hoạt động đã từng vay vốn NH phân theo quy mô từ Niêm giám thống kê năm 2017, cụ thể: số DN có quy mô vừa được khảo sát 112 DN (chiếm 30% số lượng phiếu), DN có quy mô nhỏ 167 DN (chiếm 45% số lượng phiếu), DN có quy mô siêu nhỏ 93 DN (chiếm 25% số lượng phiếu). Về địa bàn điều tra, tác giả tiến hành điều tra, khảo sát trên phạm vi toàn tỉnh (02 thành phố và 7 huyện, thị xã), số lượng DN điều tra, khảo sát phân bổ giữa các huyện, thành phố căn cứ theo tỷ lệ số lượng DNNVV đang hoạt động đã từng vay vốn NH được luận án tổng hợp từ Báo cáo của NHNN chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2018.

Bảng 3.2. Số lượng DNNVV phát phiếu điều tra, phỏng vấn theo địa bàn


Huyện/Thành phố

Số DN phỏng vấn (DN)

Tỷ lệ (%)

TP Thái Nguyên

91

26

TP Sông Công

49

14

TX Phổ Yên

61

17,5

Huyện Định Hóa

18

5

Huyện Võ Nhai

18

5

Huyện Phú Lương

26

7,5

Huyện Đồng Hỷ

35

10

Huyện Đại Từ

25

7

Huyện Phú Bình

28

8

TỔNG

350

100

(Nguồn: Tổng hợp của luận án)

Kết quả thu được với 300 phiếu điều tra, khảo sát đạt yêu cầu, tác giả đã tổng hợp và đưa ra các thông tin chung về đặc điểm của DNNVV được phỏng vấn đã tổng hợp tại Bảng 3.3. Đặc điểm cán bộ được phỏng vấn (Bảng 3.4) như sau: có 192 nhà quản lý là nam giới nhiều hơn nữ giới 84 người. Cán bộ quản lý được phỏng vấn có trình độ đại học chiếm lớn nhất 46,7%, điểm đáng lưu ý những người có trình độ trên đại học chủ yếu nằm trong độ tuổi dưới 45 tuổi - điều đó chứng tỏ sự nhạy bén của những người trẻ trong sự nghiệp kinh doanh. Các nhà


quản lý được phỏng vấn có thâm niên quản lý tính từ khi giữ các chức vụ trưởng phó phòng trở lên chiếm tỷ lệ lớn nhất từ 5 đến 15 năm với 152 người ở độ tuổi từ 35 đến 55 tuổi chiếm 50%.

Bảng 3.3. Đặc điểm DNNVV phỏng vấn


ĐVT: Doanh nghiệp


Ngành nghề kinh doanh

Quy mô

Công nghiệp, xây dựng

Nông, lâm, ngư nghiệp

Thương mại, dịch vụ

TỔNG

Số lượng

Tỷ lệ

(%)

DN siêu nhỏ

24

10

37

71

23,7

DN nhỏ

53

0

75

128

42,7

DN vừa

57

0

44

101

33,7

TỔNG

134

10

156

300

100

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra và tính toán của tác giả)

Bảng 3.4. Đặc điểm cán bộ quản lý DNNVV phỏng vấn



Chỉ tiêu

Giới tính

Tuổi

TỔNG


Nam


Nữ


< 35

Từ 35

đến 45

Từ 45

đến 55


≤ 55

Số lượng

(Người)


Tỷ lệ (%)

TỔNG

192

108





300

100


Trình độ chuyên môn

Sau đại học

46

24

20

27

18

5

70

23,3

Đại học

91

49

41

48

34

17

140

46,7

Cao đẳng

47

26

5

17

22

29

73

24,3

Trung cấp

8

9

0

0

3

14

17

5,7

PTTH

0

0

0

0

0

0

0

0,0


Thâm niên quản lý

Dưới 3 năm

23

9

18

11

3

0

32

10,7

Từ 3 đến 5 năm

36

16

19

22

11

0

52

17,3

Từ 5 đến 10 năm

65

35

16

39

32

13

100

33,3

Từ 10 đến 15 năm

41

30

2

24

26

19

71

23,7

Trên 15 năm

27

18

0

10

18

17

45

15,0

(Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả)

g. Thiết kế phiếu khảo sát


Để nắm được thông tin từ 02 phía NH và DNNVV về thực trạng tiếp cận vốn tác giả đã xây dựng 02 bảng khảo sát dành cho 02 nhóm đối tượng nghiên cứu. Trong đó, với phiếu khảo sát cán bộ NH, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp và


thống kê mô tả nhằm phân tích một số vấn đề thực tế. Với phiếu khảo sát DNNVV, tác giả sử dụng nhiều phương pháp phân tích định lượng để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố từ phía DN đến tiếp cận tín dụng NH như: phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy đa biến, kiểm định One - way Anova test. Hình thức chung của phiếu khảo sát như sau:

- Phần đầu nhằm thu thập thông tin chung của các đối tượng khảo sát, phục vụ cho công tác thống kê mô tả.

- Phần thứ hai được thiết kế nhằm thu thập ý kiến của các đối tượng khảo sát về tình hình tiếp cận vốn NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên thời gian qua. Đánh giá mức độ đồng ý về các yếu tố trong mô hình ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tại tỉnh Thái Nguyên.

Ba loại thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo quãng, thang đo định danh và thang đo thứ tự.

Dạng thang đo định danh nhằm mô tả đặc điểm mẫu (giới tính, cấp bậc, tuổi, loại hình sở hữu…).

Dạng thang đo thứ tự nhằm sắp xếp đặc điểm mẫu (thâm niên công tác, quy mô doanh nghiệp…).

Dạng thang đo quãng Likert năm điểm dùng để đo lường mức độ đồng ý của đối tượng nghiên cứu, biến thiên từ rất không đồng ý đến rất đồng ý.

Xác định khoảng đo bằng cách xác định giá trị khoảng như sau:

Giá trị khoảng cách = 0 8 Bảng 3 5 Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý Thang đo Khoảng đo 2 = 0.8

Bảng 3.5. Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý


Thang đo

Khoảng đo

Mức độ đồng ý

Mức đánh giá

1

1,00 - 1,80

Rất không đồng ý

Rất thấp

2

1,81 - 2,60

Không đồng ý

Thấp

3

2,61 - 3,40

Đồng ý một phần

Trung bình

4

3,41 - 4,20

Đồng ý

Cao

5

4,21 - 5,00

Hoàn hoàn đồng ý

Rất cao

(Nguồn: Nguyễn Đình Thọ, 2009; Hoàng Trọng, 2008)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2023