Bài Học Kinh Nghiệm Về Tiếp Cận Tín Dụng Nh Của Dnnnvv


tiền được vay (Hồ Kỳ Minh, 2013; Nguyễn Thị Minh Huệ, 2012). Trên thực tế, nhiều NHTM đã triển khai các gói tín dụng không cần TSĐB và phần nào đã giải quyết được nhu cầu vốn của DNNVV. Tuy nhiên, chính sách này chưa nhiều và có những ràng buộc đặc thù nên không phải DN tiếp cận được.

c. Các yếu tố từ phía DNNVV

Tài sản đảm bảo của DNNVV

Các DN có giá trị TSĐB lớn thường có khả năng vay vốn NH dễ dàng hơn vì NH nhận thấy DN đảm bảo trả nợ cao hơn, rủi ro tài chính thấp hơn...Hơn nữa, khi DN sở hữu nhiều tài sản cố định hữu hình bị phá sản, giá trị tổn thất thường thấp hơn các DN sở hữu nhiều tài sản cố định vô hình (De Jong và cộng sự, 2008; Daskalakis và Psillaki, 2009; Bevan và Danbolt, 2004). Với thị trường tiền tệ và thị trường vốn thiếu thông tin, chất lượng thông tin thiếu minh bạch như ở Việt Nam vấn đề thông tin bất đối xứng trở nên rõ rệt nên yêu cầu TSĐB gần như trở thành điều kiện bắt buộc cho bất cứ DN tìm kiếm các khoản vay. DN sở hữu các tài sản cố định có giá trị cao dùng làm tài sản thế chấp sẽ dễ dàng tiếp cận vốn vay NH hơn.

Mối quan hệ của DN với NH

Hiện nay, việc DN thường xuyên vay vốn tại một số NH chiếm tỷ lệ khá nhiều. Chủ DN tạo được mối quan hệ thân thiết với NH việc huy động vốn có nhiều thuận lợi hơn (Khalid Hassan Abdesamed, 2014). Theo chủ DN nếu có quan hệ tốt với NH sẽ giúp DN hoàn thiện nhanh hơn các thủ tục do đã nắm được quy định của NH. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp sẽ có những khoản ưu đãi vay được giới thiệu từ lãnh đạo NH do DN có mối quan hệ thân thiết với NH. Nghiên cứu của Wagema

G. Mukiri (2011) cho rằng những đặc điểm của chủ DN sẽ hình thành phong cách kinh doanh và cách thức vay vốn của DN. Bằng phương pháp phân tích hồi quy đa biến, Trần Quốc Hoàn (2018) đã chỉ ra mối quan hệ giữa DN và NH có tác động thuận chiều đến tiếp cận vốn tín dụng NH của DNNVV.

Năng lực sản xuất kinh doanh của DN

Theo Huang và Song (2006), Qian và các cộng sự (2009), Trần Đình Khôi Nguyên và Ramachandran (2006), Võ Trí Thành (2011) các DN với lợi nhuận cao sẽ tăng cường vay NH để mở rộng SXKD. Ngoài ra, nếu DN có năng lực kinh doanh tốt sẽ khiến cho lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai sẽ cao, làm tăng khả năng vay được vốn so với các DN khác. Như vậy, năng lực kinh doanh của DN có quan hệ thuận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.


chiều với tỷ lệ nợ và tín dụng NH. Ricardo N. Bebczuk (2004) chỉ ra rằng những yếu tố như: doanh thu DN, sự quay vòng vốn, mối quan hệ với NH, sử dụng tín dụng thấu chi đóng vai trò quyết định đến khả năng vay vốn của DNNVV. Hiện nay, với quy mô vốn nhỏ, TSĐB ít, khả năng lập dự án còn yếu, thông tin thiếu minh bạch…đã làm cho NH không thật sự tin vào khả năng trả nợ cũng như sự phát triển của DN dẫn đến việc tiếp cận vốn NH là rất khó khăn (Nguyễn Hồng Hà, 2013).

Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - 7

Báo cáo tài chính của DN

Theo Nguyễn Thị Minh Huệ, (2012), Nguyễn Hồng Hà (2013), Trần Trung Kiên (2015), Phạm Ngọc Long (2015)…báo cáo tài chính (BCTC) là một trong những yếu tố cản trở việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của DNNVV tại NH do những quy định mang tính cơ học khiến DN khó đáp ứng yêu cầu từ phía NH. CBTD thường quan tâm đến các chỉ tiêu kinh tế trong BCTC của DN theo đó các chỉ số cần lớn hơn 1 hoặc đáp ứng sự tăng trưởng dương sẽ đủ điều kiện để được chấp nhận. Tuy nhiên, BCTC lại liên quan đến nhiều bên và cần phản ánh tình hình SXKD của DN nên đa số các chỉ tiêu kinh tế không đáp ứng yêu cầu của NH. CBTD hướng dẫn chỉnh sửa, DN lúng túng trong quá trình hoàn thiện BCTC làm mất nhiều thời gian và thậm chí DN không đáp ứng được yêu cầu nên để hoàn thành hồ sơ nhiều DN đã bỏ ra một số chi phí ngoài cho CBTD hoặc 1 bên thứ 3 giúp hoàn thiện nhằm rút ngắn thời gian vay vốn.

Quy mô của DN

Quy mô của DN liên quan đến nhiều nội dung như: quy mô vốn, tài sản, số lượng lao động. thời gian hoạt động, ngành nghề kinh doanh…Nghiên cứu của Đặng Thị Huyền Thương (2015) đã chỉ ra rằng: đặc điểm kinh doanh của DN; thời gian hoạt động của DNNVV; lịch sử tín dụng của DN có tác động không nhỏ đến tiếp cận tín dụng NH của DN. Hơn nữa, thời gian hoạt động, nguồn vốn DN cũng như ngành nghề kinh doanh của DN quyết định DN được vay vốn ra sao. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng có một mối quan hệ tích cực giữa sự vay vốn với quy mô DN (Darwin và Rodolfo, 2009; Ozkan, 2001; Fama và French, 2002; Chen, 2004; Trần Đình Khôi Nguyên và Ramachandran, 2006…)

Phương án sản xuất kinh doanh của DN

Một DN xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, rõ ràng sẽ giúp quá trình vận hành của DN thuận lợi hơn. Hơn nữa, phương án kinh doanh tốt là cơ sở để xác định lượng vốn mà NH có thể cho DN vay, khi đã có sự chuẩn bị trước thì phương


án kinh doanh khả thi sẽ giúp DN có hướng sản xuất hiệu quả trong thời gian tới. Nguyễn Hồng Hà (2013) nhận thấy phương án kinh doanh tốt sẽ giúp DN dễ dàng vay vốn NH hơn với hạn mức tín dụng cao hơn. Theo Hồ Minh Kỳ (2013) lý do phương án kinh doanh không khả thi vì hạn chế về tầm nhìn, không có chiến lược cụ thể, rõ ràng, rất nhiều DN không có kế hoạch kinh doanh cụ thể trong ngắn hạn và chiến lược trong dài hạn. Việc xây dựng phương án kinh doanh thực chất chỉ là đối phó với yêu cầu từ phía NH. Điều này làm giảm độ tin cậy của NH vào năng lực kinh doanh và sự trả nợ của DN, ảnh hưởng đến tiếp cận vốn NH của DNNVV.

Trình độ của chủ DN

Trình độ, chuyên môn, giới tính, kinh nghiệm kinh doanh của chủ DN ảnh hưởng lớn đến sự vay vốn của DN đặc biệt trong vấn đề liên quan đến tính pháp lý, thủ tục trong quá trình vay vốn. Theo Ajagbe.F.A (2012) giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, lịch sử gia đình, vốn, tài sản, lãi suất và mức độ giáo dục là những đặc điểm ảnh hưởng đến tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng của DN có quy mô nhỏ. Wagema G. Mukiri (2011) cho rằng những đặc điểm của chủ DN sẽ hình thành phong cách kinh doanh và cách thức vay vốn của DN. Độ tuổi, giới tính, kinh nghiệm của chủ DN đôi khi cũng tác động đến tiếp cận vốn của DNNVV mặc dù chủ yếu sẽ là yếu tố tác động, thúc đẩy việc xây dựng mối quan hệ mật thiết với NH. Theo Trần Quốc Hoàn (2018) năng lực của lãnh đạo DN và đội ngũ cố vấn có tác động thuận chiều đến tiếp cận vốn tín dụng NH của DNNVV. Tuy nhiên trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu, sự thay đổi trong chính sách diễn ra liên tục với sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã khiến chủ DN cần thường xuyên cập nhật và nắm bắt xu thế. Do vậy, tác giả nhận thấy nếu Chủ DN xử lý tốt các tình huống phát sinh trong kinh doanh sẽ giúp DN có nhiều cơ hội trong phát triển. Vì trong quá trình sản xuất cơ hội và thách thức luôn song hành nếu chủ DN tỉnh táo, nhạy bén trong việc xử lý các vấn đề sẽ thúc đẩy sự phát triển của DN. Khi DN có vị thế, DN sẽ có điều kiện tiếp cận tốt hơn với các nguồn tín dụng trong đó có tín dụng NH. Hơn nữa, những năm gần đây Chính phủ Việt Nam đưa ra nhiều văn bản luật về phát triển DNNVV trong đó có hỗ trợ tài chính, từ đó NHNN đã chỉ đạo các NHTM đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đa dạng, hấp dẫn cho DNNVV. Các chính sách ưu đãi tín dụng tại mỗi NHTM có sự khác biệt về đối tượng, mục đích, nguồn vốn, thời hạn…nếu Chủ DN nắm bắt thông tin về chính sách tín dụng của NH kịp thời sẽ giúp DN có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với các gói tín dụng ưu đãi, nhờ đó giảm


thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm giúp DNNVV có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. 02 quan sát này theo tác giả nghiên cứu có ý nghĩa phản ảnh trình độ của Chủ DN tại các DNNVV tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Mà các nghiên cứu trước đây hầu như chưa đề cập. Vì vậy, luận án sẽ bổ sung 02 quan sát Chủ DN xử lý tốt các tình huống phát sinh, Chủ DN luôn chia sẻ thông tin với người lao động trong yếu tố Trình độ của chủ DN làm nội dung phân tích mới trong luận án nhằm nghiên cứu mức độ tác động của 02 quan sát đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên.

2.2. Bài học kinh nghiệm về tiếp cận tín dụng NH của DNNNVV

2.2.1. Kinh nghiệm của Chính phủ các nước

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy các quốc gia thường sử dụng các biện pháp như: bảo lãnh tín dụng, cho vay trực tiếp, hỗ trợ lãi suất vay vốn…(Phụ lục 02). Tùy vào đặc thù của các quốc gia và DN, sức ảnh hưởng của các chính sách có sự khác biệt. Đối với đặc thù của Việt Nam, tác giả nhận thấy một số chính sách của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan có những nét tương đồng và khả năng áp dụng nhằm tăng cường tiếp cận tín dụng NH của DNNVV.

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia được biết đến với cái tên “Vương quốc của các doanh nghiệp”. Trong đó, DNNVV Nhật Bản chiếm 99,7% (tương đương 4,21 triệu DN) tổng số DN của cả nước, sử dụng 70% lao động của cả nước (24,7 triệu lao động) và tạo ra hơn 50% giá trị gia tăng trong ngành sản xuất (56.000 tỷ yên, tương đương khoảng 721 tỷ USD) (Nguyễn Hà Phương, 2012). Điều này có được là do Chính phủ Nhật Bản luôn duy trì những chính sách hỗ trợ tối đa cho khối DN này trong đó chính sách hỗ trợ tại chính được Chính phủ quan tâm rất nhiều. Cụ thể: Chính phủ cho vay tiến hành cho DNNVV vay trực tiếp thông qua NH với các khoản vay dài hạn không có lãi hoặc lãi suất rất thấp để nâng cao trình độ công nghệ của DN nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh (Phạm Thái Hà, 2018). Việc cho vay không cần tài sản thế chấp tương đối phổ biến và hiệu quả: Các tổ chức tài chính, NH Nhật Bản có thể tiến hành cho vay chỉ dựa trên tín chấp hoặc thông qua việc đánh giá phương án SXKD của DN. NH hợp tác Trung ương Công thương Nhật Bản thường hỗ trợ cho các DNNVV đang bị suy yếu với những khoản vay tín chấp nhằm hỗ trợ DN trong thời kỳ khó khăn hoặc các DN mới thành lập có thể


được NH chấp thuận cho vay không cần tài sản đảm bảo tối đa khoảng 10 triệu Yên...Hệ thống bảo lãnh đặc biệt hoạt động từ năm 1998 có chức năng như một mạng lưới an toàn, nhằm giảm nhẹ những rối loạn về tín dụng và góp phần làm giảm các vụ phá sản của DNNVV (Vũ Quốc Tuấn, 2009).

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Vào đầu những năm 1980, Hàn Quốc đã thực hiện các chính sách khuyến khích DNNVV nâng cao vị thế của mình nhằm tương xứng với kỳ vọng của Chính phủ, qua đó định hướng phát triển DNNVV trở thành những doanh nghiệp vệ tinh cung cấp bán thành phẩm cho các tập đoàn lớn. Trong đó hệ thống hỗ trợ tài chính cho DNNVV bao gồm: hệ thống bảo lãnh tín dụng trực thuộc NH Trung ương, các cơ cấu tài chính khác thuộc Chính phủ và chính sách thuế. Chính phủ bắt buộc các NH dành 35% toàn bộ vốn vay của mình cho DNNVV, đối với các NH nước ngoài và tổ chức bảo hiểm tỷ lệ là 25%. Các Quỹ bảo lãnh tín dụng tạo điều kiện cho DNNVV có điều kiện vay vốn với lãi suất ưu đãi. Hệ thống bảo lãnh tín dụng của Hàn Quốc cho đến nay đã hỗ trợ tài chính cho DNNVV được thành lập và chia theo ba kênh chính: Quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc, Quỹ bảo lãnh tín dụng công nghệ Hàn Quốc và Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương. Ngoài ra, các DNNVV có thể huy động vốn qua các kênh như phát hành trái phiếu, tiền gửi nhận được từ Quỹ quản lý vốn theo Luật Quản lý quỹ công cộng…(Trần Trọng Huy, 2013). Chính phủ thiết lập hệ thống thanh tra hợp nhất, tái cấp vốn cho các NH cung ứng tín dụng ra thị trường và thực hiện mua bán các khoản nợ xấu của NH qua các công ty KAMCO - Công ty mua bán nợ xấu (Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2016). Với những chính sách ưu đãi không chỉ trong lĩnh vực tài chính mà chính phủ Hàn Quốc tính đến hết năm 2017, số lượng DNNVV chiếm khoảng 99,9% tổng số DN, đóng góp trên 102,9 triệu đô la Mỹ từ việc xuất khẩu và giải quyết được việc làm cho hơn 87,7% trên tổng dân số đang ở độ tuổi lao động.

2.2.1.3. Kinh nghiệm của Đài Loan

Chính quyền đã thực hiện các biện pháp khuyến khích NH cung cấp tín dụng cho DNNVV như: điều chỉnh lãi suất, quy định tỷ lệ cung cấp tín dụng cho DNNVV tăng lên hàng năm. NH Trung ương yêu cầu NHTM phải thành lập phòng tín dụng dành cho DNNVV tạo điều kiện cho khu vực DN này tăng khả năng tiếp cận với nguồn vốn NH. Nhằm khuyến khích việc thiết lập quan hệ dài hạn giữa các NH và DNVVN, Đài Loan đã khởi xướng một một dự án đặc biệt vào ngày


1/7/2005 với tiêu đề “NH địa phương tăng vốn vay cho DNNVV”, với mục tiêu ban đầu là các NH trong nước giải ngân số vốn vay 6,24 tỷ USD cho DNNVV từ tháng 6/2005 đến tháng 6/2006. Kết quả hoạt động của từng NH sẽ được đánh giá làm cơ sở để đưa ra những phần thưởng tương ứng cho các NH. Đối với DNNVV, Chính phủ thành lập trung tâm hướng dẫn và hỗ trợ chung cho DNNVV nhằm cung cấp cách thức tiếp cận các nguồn tài chính cho DN, phối hợp với các tổ chức tài chính giải quyết khó khăn về cung cấp tín dụng, hỗ trợ đào tạo quản lý tài chính. Đồng thời, có các chương trình miễn phí cho các DNNVV cải thiện hệ thống kế toán, tăng cường sự vạch kế hoạch kinh doanh, cải thiện các biện pháp thu hồi vốn (Nguyễn Thế Bính, 2013).

2.2.2. Kinh nghiệm tại các địa phương trong nước

Hỗ trợ tín dụng NH cho các DN du lịch tại Bắc Ninh: đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực du lịch được ngân sách tỉnh xem xét hỗ trợ 100% phần chênh lệch giữa lãi suất vay vốn ưu đãi của Nhà nước và lãi suất vay vốn của các NH mà cơ sở kinh doanh vay để đầu tư xây dựng khu du lịch trên địa bàn tỉnh trong 3 năm đầu. Từ khi chính sách ra đời năm 2008, một số DN tại các huyện có địa điểm du lịch tâm linh, làng nghề truyền thống đã tiếp cận được nguồn vốn, tập trung xây dựng các khu vực thăm quan, nghỉ dưỡng kết hợp ăn uống phục vụ du khách khi đến những địa điểm du lịch trên. Nhờ đó, số lượng du khách dừng chân tại Bắc Ninh nhiều hơn với thời gian lâu hơn và chi tiêu cho các dịch vụ du lịch tăng lên. Điều này đã góp phần giúp du lịch của tỉnh đạt được một số chỉ tiêu như: thu nhập du lịch đến năm 2018 đạt 2.800 tỷ đồng, tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP của tỉnh đạt xấp xỉ 4%.

Nâng cao giá trị chương trình đối thoại giữa NH - DN và hỗ trợ phương thức vay vốn cho DNNVV tại Khánh Hòa: chính quyền địa phương tổ chức chương trình DN - NH đối thoại và ký hợp đồng vay vốn; hỗ trợ DN vay vốn lãi suất ưu đãi; gắn kết Chương trình kết nối NH - DN với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hỗ trợ các NHTM tổ chức những lớp tập huấn cho DN về quy trình và thủ tục vay vốn, kiến thức và kỹ năng xây dựng - quản lý dự án đầu tư. Khuyến khích các NHTM đơn giản hóa thủ tục vay vốn; đổi mới các dịch vụ cung cấp cho DNNVV như dựa trên tài sản cho vay, dựa trên tài sản cố định, cho thuê tài chính (UBND tỉnh Khánh Hòa, 2015). Tính đến hết năm 2018, đã có hơn 4.000 DN mới thành lập và tạo thêm gần 20.000 chỗ làm việc mới, 65% số lượng DNNVV được


vay tại các tổ chức tín dụng, dư nợ cho vay các DNNVV chiếm 40% tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh. Đóng góp của các DN chiếm 30% tổng thu ngân sách trên địa bàn.

Phát huy sức mạnh tổng thể của các ban ngành tại tỉnh Lạng Sơn trong hỗ trợ DN vay vốn các tổ chức tín dụng: Với đặc thù DN có quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh và tiếp cận vốn của DN kém, những năm gần đây chính quyền và các cơ quan liên quan tỉnh Lạng Sơn đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm giúp DN tiếp cận tốt hơn các nguồn tín dụng, đặc biệt là tín dụng NH. Cụ thể: Về phía UBND tỉnh, tỉnh đã xây dựng Đề án phát triển DN Lạng Sơn đến năm 2025; thành lập tổ công tác giải quyết khó khăn, vướng mắc về vốn cho DN, thực hiện các chương trình kết nối NH - DN. Tỉnh thực hiện ký kết bảo lãnh cho DN vay vốn NH để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến hết năm 2020. Tỉnh cũng quan tâm, hướng dẫn và hỗ trợ DN tiếp cận các nguồn vốn của Quỹ phát triển DNNVV Trung ương và nguồn từ các quỹ hỗ trợ do tỉnh thành lập. Về phía NH, chủ động kết nối, đối thoại với DN để nâng cao hiệu quả phối hợp, tăng trưởng tín dụng, tạo thuận lợi cho các DN có triển vọng phát triển nhưng đang gặp khó khăn về tài chính vay được vốn NH để phục vụ sản xuất, kinh doanh; NH đã chủ động tiếp cận DN để tìm hiểu tình hình sản xuất, kinh doanh, nhu cầu vay vốn, tư vấn, giúp DN tiếp cận được các gói vay ưu đãi. Kết quả: trong 6 tháng đầu năm 2019, các NH trên địa bàn đã thực hiện tốt công tác huy động vốn và đẩy mạnh hoạt động cho vay; kết quả, tổng nguồn vốn huy động của các NH trên địa bàn là 27.830 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng dư nợ cho vay là 28.625 tỷ đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ 2018, trong đó, mức lãi suất huy động và cho vay tương đối ổn định. Tính đến ngày 15/6/2019, toàn tỉnh có 950 DN có quan hệ vay vốn với các NH với tổng dư nợ gần 10.000 tỷ đồng, chiếm 34,8% tổng dư nợ (Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNN tỉnh Lạng Sơn, 2019).

2.2.3. Kinh nghiệm tại các NH

Kinh nghiệm của các NH Hàn Quốc: để tăng cường quan hệ tín dụng giữa NH và DN, các NH thực hiện một số biện pháp sau: tăng cường công tác phát triển công nghệ thông tin, sản phẩm ngày càng đa dạng, có phòng VIP để phục vụ những đối tượng DN khác nhau…thay vì tập trung vào các tập đoàn kinh tế lớn (Chaebol) như trước đây. Hơn nữa, để nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV các NH Hàn Quốc rất chú trọng việc tự cải tổ chính hệ thống NH bằng cách công bố những NH có nợ xấu cao và cho phá sản NH yếu kém. Ngoài ra Chính phủ khuyến khích


NH cạnh tranh ra thị trường thế giới và tăng lòng tin của DN đối với NH…(Trần Trọng Huy, 2013).

Kinh nghiệm của NH Wells Fargo, Mỹ: Wells Fargo được thành lập năm 1852, là một trong năm NH lớn nhất tại Mỹ. Để gia tăng số lượng DNNVV vay vốn tại NH, NH đã thực hiện nhiều chiến lược marketing như sau: phân nhóm DN để có sự tư vấn phù hợp; chú trọng đổi mới tiếp thị sản phẩm đến từng DNNVV thông qua việc gửi thông tin sản phẩm trực tiếp qua đường bưu điện và gọi điện thoại tiếp thị; tiếp xúc trực tiếp DNNVV qua các cuộc hội thảo, hội nghị để giới thiệu và hướng dẫn DNNVV về các lựa chọn tài chính, phát triển thị trường, kỹ năng quản lý…(Trần Quốc Hoàn, 2018).

Kinh nghiệm của NH ICICI, Ấn Độ: ICICI được thành lập năm 1955, là NH tư nhân lớn nhất Ấn Độ. ICICI đã bắt đầu chiến lược hướng vào khách hàng DNNVV từ năm 2003 và chỉ sau đó 4 năm, dư nợ tín dụng DNNVV tăng gấp 3 lần (International Finance Corporation, 2009). Kinh nghiệm của ICICI nổi bật ở 2 nội dung: Thứ nhất, phân chia DNNVV thành ba nhóm nhằm phát triển các hệ thống quản lý rủi ro và hệ thống thông tin quản lý riêng biệt. Thứ hai, đánh giá xếp hạng tín nhiệm DNNVV bằng việc phát triển hệ thống “Đánh giá rủi ro tín dụng 360 độ” nhờ đó giúp ICICI có thể mở rộng tín dụng DNNVV, gia tăng lợi nhuận cho NH.

Kinh nghiệm của Vietinbank: Hiện nay, ngoài tập trung vào hỗ trợ lãi suất thông qua các Chương trình Kết nối NH - DN, NH còn “mở lối riêng” bằng nhiều gói dịch vụ khác nhau tập trung hỗ trợ rất mạnh nhóm DNNVV. Cụ thể: ngoài chương trình ưu đãi lãi suất dành riêng cho phân khúc SME hay các sản phẩm đặc thù, VietinBank còn tung ra “Combo 6 trong 1” dành riêng cho khách hàng SME mới, theo đó lãi suất vay ưu đãi của Chương trình Đồng hành của khách hàng vừa và nhỏ, DN được hỗ trợ, giảm chi phí các dịch vụ quản lý dòng tiền, tài trợ thương mại...NH đã ra mắt VietinBank SME Club với sự tham gia của 800 thành viên cao cấp SME, chiếm 1,8% khách hàng SME tại VietinBank. Hiệu quả là khá rõ rệt khi số lượng DNNVV vay được vốn tăng mạnh với tổng dư nợ cho vay SME của VietinBank đã tăng tới 16.000 tỷ đồng, đạt gần 165.000 tỷ đồng tính đến hết tháng 6/2017. “Mảnh đất” SME màu mỡ từ chỗ chỉ được các NH cỡ vừa và nhỏ khai thác, nay đang thực sự được khai phá và mở rộng bởi các NH lớn, không chỉ bằng dòng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2023