Đánh Giá Chung Về Quản Trị Chi Phí Tại Vnpt Bắc Ninh


* Kế toán phụ, nhân viên theo dõi nợ: thực hiện công tác theo dõi nợ, đôn đốc công tác thu nợ của các cộng tác viên, nhân viên KD, hỗ trợ các bộ phận về việc giải quyết khiếu nại, in chi tiết khi khách hàng yêu cầu, gạch nợ trên chương trình quản lý nợ và lập quyết toán về việc chi phí hoa hồng cho đại lý, cộng tác viên. Hàng tuần báo cáo giám đốc về công tác thu nợ, tình hình nợ đọng… Như vậy có thể thấy bộ máy quản trị chi phí của VNPT Bắc Ninh chưa được kiện toàn, các cán bộ đặc biệt là đối với các kế toán chưa được phân công nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng trong công tác quản trị chi phí. Ban lãnh đạo chưa nhận thức sâu sắc việc áp dụng quản trị chi phí trong quản lý. Hiện tại VNPT Bắc Ninh sử dụng phương pháp hoạch định chi phí từ trên xuống, tất cả các chỉ tiêu để hoạch định chi phí được ấn định từ trên xuống, đầu tiên là hội đồng quản trị, ban giám đốc sau đó đến các phòng ban chức năng. Mục tiêu cuối cùng cần đạt được trong năm kế hoạch của công ty là lợi nhuận, do đó tất cả các dự toán được lập đều hướng đến mục tiêu này. Cụ thể hàng năm hội đồng quản trị ấn định các chỉ tiêu cơ bản như sản lượng sản xuất, doanh thu, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế TNDN. Căn cứ các chỉ tiêu mà hội đồng quản trị giao, ban giám đốc công ty xem xét đưa ra các mục tiêu và chiến lược cụ thể về sản xuất cũng như tiêu thụ nhằm đạt được mức sản lượng sản xuất, doanh thu và lợi nhuận mong muốn. Trên cơ sở các mục tiêu và chiến lược đã đề ra, tổng giám đốc giao cho bộ phận kế toán đứng đầu là kế toán trưởng và trưởng các bộ phận có liên quan trong công ty tiến hành xây dựng dự toán chi tiết liên quan đến bộ phận mình quản lý trên cơ các chỉ tiêu đã được ấn định. Sau khi dự toán ở các bộ phận đã được lập xong, bộ phận kế toán tiến hành tổng hợp và lập dự toán tổng thể toàn công ty. Sau khi việc lập dự toán đã hoàn thiện, ban giám đốc cùng với kế toán trưởng và trưởng phòng ban có liên quan tiến hành họp bàn và thông qua. Nếu thống nhất thì đó chính là ngân sách chính thức cho năm kế hoạch trình hội


đồng quản trị phê duyệt để công ty thực hiện. Bên cạnh đó, trình độ tổ chức quản lý, trình độ chuyên môn của các cán bộ kế toán trong đơn vị Viễn thông còn hạn chế, do mới chia tách Bưu chính - Viễn thông nên nhiều nhân viên mới chưa nắm bắt được các đặc điểm công việc của viễn thông. Mặt khác, về quản trị chi phí cũng có nhiều quan điểm, định hướng khác nhau.

Có thể thấy rằng, mặc dù công tác quản trị chi phí đã hình thành và tồn tại ở VNPT Bắc Ninh nhưng nhìn chung công tác quản trị chi phí chưa nhận được sự quan tâm đúng mức theo đúng chức năng vốn có của nó. Bộ máy kế toán của đơn vị được xây dựng chủ yếu tập trung vào công tác thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán tài chính mà chưa xử lý cung cấp thông tin phục vụ cho yêu cầu quản trị và yêu cầu phân tích hoạt động kinh doanh.

b, Ảnh hưởng của đặc điểm ngành viễn thông

Đặc điểm cơ bản của sản phẩm viễn thông là không phải sản phẩm vật chất chế tạo mới, không phải là hàng hóa cụ thể, mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức từ người gửi đến người nhận, sản phẩm viễn thông thể hiện dưới dạng dịch vụ. Để duy trì và khai thác các dịch vụ thì việc cung cấp một hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp và đảm bảo đường truyền được thông suốt và liên tục thì đòi hỏi một chi phí rất lớn đối với các loại nguyên vật liệu cơ bản trong quá trình tạo ra sản phẩm. Điều này ảnh hưởng đến cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ viễn thông của VNPT Bắc Ninh khác so với các DN cung cấp các dịch vụ viễn thông khác : chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng khá cao trong chi phí sản xuất của đơn vị (chiếm trên 70% chi phí sản xuất) Một đặc điểm khác của ngành viễn thông là quá trình sản xuất của nó được phân bố trên khắp lãnh thổ đất nước, thậm chí ở tại nhiều quốc gia khác nhau chứ không kết thúc trong một DN, một công ty. Để cung cấp dịch vụ viễn thông cho khách hàng cần có sự phối hợp của nhiều đơn vị liên quan trong ngành viễn thông tham gia, mỗi đơn vị thực hiện một công việc nhất định trong quá trình truyền đưa tin tức hoặc là giai đoạn đi, hoặc giai


đoạn đến, giai đoạn quá giang. Từng cơ quan riêng biệt nói chung không thể tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, cũng như hiệu quả có ích cho người sử dụng, nhưng nó thực hiện những công việc cần thiết để xử lý lưu lượng, phục vụ hệ thống chuyển mạch và đường truyền dẫn, kết quả cuối cùng là đảm bảo hoàn thành dịch vụ - sản phẩm hoàn chình. Có nhiều bộ phận viễn thông tham gia vào quá trình truyền đưa một tin tức hoàn chỉnh, trong khi đó việc thanh toán cước chỉ diễn ra ở một nơi thường là nơi chấp nhận tin tức đi. Chẳng hạn như bộ phận thu cước khi chấp nhận cước điện thoại được thu ở thuê bao chủ gọi. Do đó việc quản trị chi phí của VNPT Bắc Ninh đòi hỏi phát sinh thêm một số các chi phí khác như chi phí trả tiền đấu nối với các doanh nghiệp viễn thông khác, và một số chi phí phát sinh khác. Đặc điểm thứ ba của ngành viễn thông là quá trình sản xuất sản phẩm dịch vụ viễn thông không tách rời quá trình tiêu thụ. Sản phẩm được luân chuyển trong dây chuyền công nghệ, sản xuất và tiêu thụ gần như đồng thời diễn ra. Sản phẩm sản xuất ra đến đâu được tiêu thụ ngay đến đấy. Không có tình trạng sản xuất xong chờ bán và không thể sản xuất hàng loạt để dự trữ trong kho. khi sản xuất bị ngừng trệ thì quá trình tiêu thụ cũng lập tức bị gián đoạn. Sản phẩm dịch vụ viễn thông chỉ tiêu dùng một lần không dùng lại như các sản phẩm công nghiệp khác. Mọi sản phẩm đều phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đã được xác định để phục vụ khách hàng. Do đó, chi phí hoạt động SXKD sản phẩm dịch vụ viễn thông không có chi phí cho sản phẩm dịch vụ phế phẩm như các ngành khác, không có chi phí ở khâu trung gian (chi phí lưu kho, chi phí bảo quản…). Đây cũng có thể coi là một lợi thế trong kinh doanh viễn thông. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng cũng như sẵn sàng cung cấp dịch vụ có chất lượng cho khách hàng thì chi phí cung cấp dịch vụ thường rất cao. Mặt khác, quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu dùng sản phẩm nên chi phí đan xen nhau, dẫn đến việc phân tách chi phí là rất phức tạp. Một số nhân tố ảnh hưởng khác

- Ảnh hưởng của yếu tố thuộc về sản xuất đến chi phí kinh doanh: Do đơn vị phục vụ tốt, kèm theo các chính sách khuyến mại khiến cho khách

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.


hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tăng lên đáng kể. Điều đó khiến cho thị phần của đơn vị được mở rộng.

Tăng cường quản trị chi phí tại VNPT Bắc Ninh - 13

- Ảnh hưởng của năng suất lao động đến chi phí kinh doanh: tại trung tâm, do phát sinh thêm nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ khiến cho năng suất lao động của nhân viên đồng nghĩa với chi phí tiền lương cũng phát sinh tăng theo.

- Ảnh hưởng của công tác khai thác nguồn hàng: Do tìm kiếm nguồn hàng chưa hợp lý dẫn đến giá cả tăng so với dự kiến ban đầu, tuy nhiên lại đáp ứng đủ nguồn hàng để cung cấp cho khách hàng kịp thời.

3.6. Đánh giá chung về quản trị chi phí tại VNPT Bắc Ninh

3.6.1. Kết quả đạt được

VNPT Bắc Ninh đã có hiệu quả sản xuất kinh doanh tương đối tốt ngay cả trong điều kiện nền kinh tế. Trong cả 3 năm mặc dù các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh đều có xu hướng giảm nhưng của đơn vị vẫn đạt mức cao so với các doanh nghiệp khác cùng ngành, đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho cán bộ công nhân viên, có mức tăng trưởng doanh thu tương đối cao qua các năm.

VNPT Bắc Ninh đã áp dụng hiệu quả phương pháp khoán trong quá trình quản lý chi phí. Kết quả thu được là đã tiết kiệm được phần nào chi phí và hạ được giá thành sản phẩm..

VNPT Bắc Ninh đã tiến hành lập được kế hoạch giá thành sản phẩm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.

3.6.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu VNPT Bắc Ninh đã đạt được trong thời gian qua trong việc quản lý chi phí nâng cao hiệu quả kinh doanh, thì vẫn còn tồn tại những hạn chế tồn tại nhất định. Đó là:

- Dự toán tại VNPT Bắc Ninh chỉ mang tính chất dự toán chi phí cho kỳ sau của đơn vị vì vậy không cung cấp đầy đủ tổng quát về tình hình hoạt động của trung tâm trong từng lĩnh vực cụ thể và từng thời kỳ. Dự toán các


khoản chi phí mua ngoài, chi phí khác bằng tiền, chi phí QLDN chưa có định mức cụ thể, chưa tiến hành phân tích các mục chi phí này để thành công cụ hữu ích trong quản trị DN. Dựa trên phương pháp chuyên gia, căn cứ kế hoạch hoạt động của các đơn vị, các chi phí phát sinh năm kế hoạch dựa trên số liệu của các năm trước và tình hình thực tế sẽ diễn ra trong năm kế hoạch, do vậy, số liệu còn mang tính ước lượng, chưa khoa học và bị động. KTQT chỉ mang tính chất thu nhận thông tin, chưa có sự kiểm tra đối chiếu cách lập dự toán ở các trung tâm. Phụ thuộc hoàn toàn vào phần mềm trong lập dự toán. Do đó đa số ý kiến được phỏng vấn đều cho rằng tính đầy đủ so với yêu cầu thực tế của các chi phí trong dự toán là chưa cao.

- Việc thực hiện quản trị chi phí tại VNPT Bắc Ninh cũng có một số tồn tại, hạn chế như: Nội dung phân tích còn đơn giản, các khoản mục chi phí chưa được phân tích đầy đủ nên thông tin thu thập được chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý một cách có hiệu quả. Việc phân tích ch phí tại đơn vị chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa thực hiện với kế hoạch chỉ nhằm mục đích đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị mà chưa phục vụ cho mục đích ra quyết định.

- Các quy định về kiểm soát chi phí tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam đưa ra không còn phù hợp so với yêu cầu thực tế như hiện nay. Do đó VNPT Bắc Ninh chưa có các quyết định thực sự chính sác trong quản trị chi phí trong thời gian qua.

- Trình độ cán bộ quản lý của VNPT Bắc Ninh nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều cán bộ chưa tích cực học tập, trong điều kiện khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển nhanh chóng.

- Bộ máy quản lý hiện còn nhiều cồng kềnh, tỷ trọng lao động gián tiếp tại các doanh nghiệp còn cao, hiệu quả quản lý thấp là nguyên nhân dẫn đến sự điều hành của các cấp hiện còn nhiều tồn tại.


Chương 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ VNPT BẮC NINH


4.1.Định hướng, mục tiêu phát triển dịch vụ viễn thông của VNPT Bắc Ninh

4.1.1.Định hướng

Quán triệt tinh thần chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính Trị về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Nghị quyết của Đại hội Đảng IX về phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015-2020. Trên cơ sở phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh, xu hướng và các nguồn lực, quan điểm phát triển của VNPT và Bưu điện tỉnh Bắc Ninh bao gồm:

Xác định việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng dịch vụ, mạng lưới thông tin quốc gia hiện đại, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt là phục vụ phát triển công nghệ thông tin là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ. Bưu chính, viễn thông trong mối liên kết với tin học, truyền thông phải thực sự là một ngành mũi nhọn, phải đi trước, đi tắt đón đầu phát triển mạnh hơn nữa góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế xã hội phát triển, phục vụ việc đẩy nhanh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực và trong toàn xã hội.

Tiếp tục lấy hợp tác quốc tế làm đòn bẩy cho việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển trên tinh thần độc lập tự chủ đi đôi với việc giữ gìn bảo đảm an ninh chủ quyền quốc gia, bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN. Các mạng thông tin đặc biệt phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, an ninh quốc phòng cần được phát triển hiện đại, có độ bảo mật và an toàn cao.

Phát huy nội lực, phát triển dựa vào nguồn lực trong nước là chủ yếu trên cơ sở tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài. Thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động, phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia. Thực hiện mở cửa thị trường từng bước,


“mở” đến đâu đảm bảo “quản” được đến đấy. Các hệ thống đường trục, quốc tế do Nhà nước trực tiếp quản lý. Mở cửa cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trong nước trước khi mở cửa cạnh tranh với bên ngoài. Phát triển nhanh, chiếm lĩnh, đứng vững ở thị trường trong nước đồng thời vươn ra hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế

4.1.2.Mục tiêu

4.1.2.1.Mục tiêu chung

Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo đưa ra các giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, chất lượng cao, với giá cước phù hợp đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn của khách hàng.

Luôn quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ và đáp ứng nhanh nhất mọi nhu cầu của khách hàng.

Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động nhân đạo, hoạt động xã hội.

Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển. Hơn nữa VT tỉnh còn chú trọng đẩy mạnh phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực, vị trí của công ty với mục tiêu phục vụ mọi nhu cầu, đối tượng khách hàng, đưa dịch vụ viễn thông tới khách hàng với chất lượng tốt nhất. Không dừng lại ở mục tiêu "vươn xa, toả rộng" đơn thuần, với sự quan tâm đầu tư thích đáng của viễn thông Phú Thọ, chất lượng mạng cũng không ngừng nâng cao, mở rộng dung lượng tổng đài.

4.1.2.2.Mục tiêu cụ thể

Năm 2020:

- Tổng doanh thu từ khách hàng đạt 690 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng năm bình quân đạt 19-21%.

- Tổng lợi nhuận đạt 47 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 25- 27%/ năm.

- Các chỉ số hiệu quả:


+ Lợi nhuận/ Doanh thu: 5% - 6%

+ Lợi nhuận/ lao động: 60 - 65 triệu VNĐ/lao động/năm.

+ Thị phần dịch vụ di động VNP chiếm trên 35%, dịch vụ băng rộng trên 75%.

Đến năm 2025:

- Tổng doanh thu đạt 1455 - 1480 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18-19%.

- Các chỉ số hiệu quả

- Lợi nhuận/ Doanh thu: 5,5% - 7%

- Lợi nhuận/ Lao động: 135-150 triệu VNĐ/lao động/năm.

4.2. Đề xuất giải pháp tăng cường quản trị chi phí tại VNPT Bắc Ninh

4.2.1.Hoàn thiện phân loại chi phí theo yêu cầu quản trị của VNPT Bắc Ninh

Đặc điểm kinh doanh viễn thông là tất cả các dịch vụ đều được cung cấp trên cùng cơ sở hạ tầng là một mạng viễn thông, cùng băng thông. Trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng, dù có người sử dụng hay không các thiết bị viễn thông đều phải vận hành 24/24 giờ nên các chi phí cho kinh doanh mạng viễn thông đều mang tính cố định. Tuy nhiên, đối với từng loại chi phí cụ thể, có thể phân loại chúng thành chi phí cố định và chi phí biến đổi căn cứ vào mối quan hệ của chúng với mức hoạt động được sử dụng làm căn cứ cho việc dự đoán chi phí. Chẳng hạn, chi phí nhiên liệu dùng cho phương tiện vận tải được coi là chi phí biến đổi nếu phân loại theo mối quan hệ với quãng đường vận chuyển. Tương tự, chi phí tiền lương bao gồm tiền lương làm việc trong giờ và tiền lương làm việc ngoài giờ do khắc phục sự cố mạng. Do vậy chi phí này là cố định với các thuê bao nhưng lại là chi phí hỗn hợp nếu dựa theo thời gian làm việc. Như vậy, để phục vụ cho việc ra quyết định quản trị của VNPT Bắc Ninh, các chi phí kinh doanh của các Trung tâm cần được phân loại thành chi phí cố định hay chi phí biến đổi phụ thuộc vào mục đích sử dụng thông tin chi phí của nhà quản trị. Các chi phí có thể được hạch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023