Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Và Sử Dụng Công Trình Nước Sinh Hoạt Nông Thôn

chưa đáp ứng yêu cầu, chưa qua đào tạo chuyên môn, thiếu kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; thiếu công cụ và phương tiện kiểm tra, xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành; kinh phí hoạt động không được hạch toán độc lập và quyền tự chủ về tài chính không rõ ràng; không được xét nghiệm, kiểm tra và giám sát của cơ quan chuyên môn về chất lượng nước; mức lương của người tham gia quản lý vận hành công trình thấp nên không gắn bó trách nhiệm với công trình… khiến cho nhiều công trình hoạt động kém hiệu quả, nhanh xuống cấp thậm chí hư hỏng không còn sử dụng được, làm lãng phí nguồn vốn ngân sách Nhà nước, tạo ra dư luận xấu trong nhân dân.

Để khắc phục những hạn chế đó, cùng với việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng các công trình nước sạch cho khu vực nông thôn, nhiều địa phương từng bước tiến hành chuyển đổi mô hình quản lý vận hành với việc giao một số công trình cho các doanh nghiệp và Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn quản lý. Ngay sau khi được giao quản lý, các đơn vị đã thành lập các trạm cấp nước để vận hành, khai thác công trình. Hiện các trạm đang hoạt động ổn định, đảm bảo cung cấp nước sạch 24/24h cho người dân. Nhiều hộ dân ban đầu còn lo ngại, hoài nghi về tính hiệu quả của công trình nhưng giờ đây đã hoàn toàn tin tưởng và ngày càng có nhiều hộ dân đăng ký đấu nối để được sử dụng nước sạch. Mô hình Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn quản lý công trình cấp nước nông thôn tập trung có nhiều ưu điểm như: tính ổn định, chuyên nghiệp; được trang bị đầy đủ công cụ và phương tiện kiểm tra, xử lý kịp thời sự cố xảy ra trong quá trình vận hành; chất lượng nước được xét nghiệm định kỳ tại Phòng xét nghiệm nước của Trung tâm, chịu sự giám sát của người dân và các cơ quan chuyên môn; công tác duy tu bảo dưỡng được thực hiện thường xuyên, máy móc, thiết bị được bảo dưỡng định kỳ; có nhiều điều kiện thuận lợi để cải tiến công nghệ, nâng cấp thiết bị…, áp dụng công nghệ thông tin, chuyên môn hóa về lĩnh vực dịch vụ cấp nước nông thôn.

Mô hình doanh quản lý lý công trình cấp nước nông thôn tập trung có nhiều ưu điểm như giao cho Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn quản lý. Tuy nhiên, đối với các tỉnh miền núi do dân cư sống không tập trung, mật đô dân cơ thấp, thu nhập đời sống của nhân dân thấp, giá thành nước lại không cao, dẫn đến chi phí quản lý lớn, rễ bị thua lỗ, trong khi đó nhà nước lại không có chính sách trợ giá dẫn

đến các doanh nghiệp không mặn mà trong việc tiếp nhận công trình ở vùng sâu, vùng xa; họ chỉ quan tâm đến các công trình tập trung ở thị trấn, thị tứ hoặc các xã có mật độ dân cư đông, có kinh tế khá giả hoặc chỉ tiếp nhận các công trình cấp nước trọng lực, rễ vận hành.

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng công trình nước sinh hoạt nông thôn

1.1.4.1 Yếu tố về tự nhiên, xã hội.

Tình trạng ô nhiễm nước bề mặt và nước ngầm ngày càng gia tăng. Ô nhiễm nguồn nước do chất thải rắn và lỏng từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, bệnh viện. được thải trực tiếp vào môi trường mà không qua bất kỳ một khâu xử lý nào. Các loại hóa chất độc hại và các vi sinh vật gây bệnh sẽ xâm nhập vào các nguồn nước ngầm nông trong khi đó nước ngầm là nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho các nhà máy nước và các trạm cấp nước tập trung. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác bừa bãi nguồn nước ngầm bằng các giếng khoan tự phát của các hộ gia đình, các cơ quan xí nghiệp, các cơ sở sản xuất phục vụ cho mục đích sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất đã và đang làm cho nguồn tài nguyên nước đang bị mất cân bằng nghiêm trọng và tăng nguy cơ ô nhiễm tầng nước ngầm thông qua các giếng khoan. (Nguồn: Tạp chí Môi trường)

1.1.4.2 Yếu tố về công nghệ, năng lực

Công nghệ, năng lực, quy trình xử lý của nhiều cơ sở cung cấp nước còn hạn chế. Trong khi một số nhà máy nước ở các thành phố lớn được đầu tư quy trình công nghệ xử lý hiện đại có thể loại bỏ được hầu hết các chất độc hại trong quá trình xử lý, thì nhiều các nhà máy nước đô thị và trạm cấp nước tập trung ở nông thôn có năng lực xử lý nước còn hạn chế, chưa có khả năng loại bỏ được tất cả các hóa chất độc hại ra khỏi nước. Nhiều cơ sở cấp nước chưa tuân thủ quy trình công nghệ, ví dụ chưa có biện pháp bổ sung, duy trì hàm lượng clo dư trong toàn bộ hệ thống cấp nước đạt tiêu chuẩn cho phép 0,3 - 0,5 mg/l để có thể diệt khuẩn trong nước.

Hệ thống đường ống phân phối và bể chứa nước đã cũ, xuống cấp gây vỡ, rò rỉ đường ống làm cho các chất ô nhiễm từ bên ngoài thấm ngược vào trong đường ống gây ô nhiễm nước. Tại nhiều khu đô thị, khu chung cư, các hệ thống bể chứa đã cũ, nứt vỡ,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

thiếu nắp đậy, hư hỏng thì dù nước cấp có đảm bảo chất lượng cũng sẽ bị ô nhiễm nếu các bể chứa nước không được quản lý tốt. (Nguồn: Tạp chí Môi trường)

1.1.4.3 Yếu tố về con người, nguồn nước

Tăng cường công tác quản lý các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tình Hòa Bình - 3

Ý thức bảo vệ hệ thống đường ống cấp nước của một số người dân chưa cao. Nhiều nơi có hiện tượng tự ý khoan đục đường ống để đấu nối trái phép gây thất thoát nước, giảm áp lực nước làm trào ngược nước bẩn và chất ô nhiễm vào trong đường ống.

Nguồn nước bị ô nhiễm tự nhiên. Bên cạnh các yếu tố ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động của con người gây nên, nguồn nước cũng có thể bị ô nhiễm tự nhiên từ các lớp trầm tích trong lòng đất hoặc các quá trình hóa học xảy ra trong tự nhiên. Ví dụ ô nhiễm asen hiện nay trong nước ngầm chủ yếu là nhiễm asen tự nhiên. (Nguồn: Tạp chí Môi trường)

1.1.4.4 Điều kiện thi công

Các công trình nước sinh hoạt nông thôn ở miền núi có điều kiên thi công vô cùng phức tạp, địa điểm xây dựng khu vực đàu mối (nhận nước) thường là ở ngay lòng sông, lòng suối, luôn luôn bị nước lũ uy hiếp, đặc biệt là công tác chặn dòng khi thi công đập dâng kết hợp thủy lợi.

1.2 Nội dung quản lý và sử dụng công trình nước sinh hoạt nông thôn

Các nội dung chính trong công tác quản lý và sử dụng công trình nước sinh hoạt nông thôn, đó là:

- Lập kế hoạch: Là một hoạt động của quá trình quản lý mà con người cần hướng vào mục tiêu để đạt được mục đích chung của công trình thủy lợi

- Tổ chức: Là quá trình hoạt động liên quan đến mục tiêu, kế hoạch và xác định trao trách nhiệm quyền quản lý cho các tổ chức cá nhân để có hiệu quả nhất

- Điều hành: Là những hoạt động để xác định phạm vi, quyền hạn ra quyết định, phân bổ và sử dụng các nguồn lực hợp lý, tăng cường quản lý có sự tham gia của cộng đồng và đảm bảo đúng mức độ, mục đích phục vụ của các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.

- Thúc đẩy: Nhằm tìm ra được những mặt lợi để thúc đẩy cộng đồng tham gia quản lý sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn đạt được hiệu quả nhất.

- Kiểm soát và theo dõi: Là một quá trình theo dõi và đánh giá các kết quả đạt được từ các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn

- Sử dụng công trình: Dựa vào tình hình và đặc điểm công trình, điều kiện dự báo khí tượng thủy văn và nhu cầu nước trong hệ thống bộ phận quản lý phải xây dựng kế hoạch lợi dụng nguồn nước. Trong quá trình lợi dụng tổng hợp cần có tài liệu dự báo khí tượng thủy văn chính xác để nắm vững tình hình và xử lý linh hoạt nhằm đảm bảo công trình làm việc an toàn.

- Bảo dưỡng: Cần thực hiện chế độ bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ thật tốt để công trình luôn làm việc trong trạng thái an toàn và tốt nhất. Hạn chế mức độ hư hỏng các bộ phận công trình

- Sữa chữa: Phải sữa chữa kịp thời các bộ phận công trình hư hỏng, không để hư hỏng mở rộng, đồng thời sửa chữa thường xuyên, định kỳ.

- Sử dụng công trình: Cần có một kế hoạch dùng nước cụ thể để đảm bảo công trình làm việc đúng theo chỉ tiêu thiết kế, an toàn và kéo dài thời gian phục vụ, đồng thời gắn việc sử dụng nước với công tác quản lý hệ thống công trình vào nề nếp, tạo dựng tác phong làm việc theo kiểu công nghiệp và nâng cao nghiệp vụ quản lý cán bộ. Bên cạnh xây dựng kế hoạch dùng nước phải có phương án bảo vệ công trình và thực hiện ký kết hợp đồng cung cấp nước sinh hoạt cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và nhân dân trong vùng; tổ chức hợp tác dùng nước, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ môi trường nước.

1.3 Nội dung và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý khai thác công trình nước sinh hoạt nông thôn

1.3.1 Nội dung đánh giá

* Bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm và loại bỏ phơi nhiễm Asen:


- Thực tế, nước ngầm thường ít bị ô nhiễm kim loại do nguyên nhân trực tiếp từ các nguồn thải trên mặt đất. Tuy nhiên, các hoạt động gây tác động thay đổi địa chất có thể

là nguyên nhân khiến một số kim loại như As, Mn, ... xuất hiện với mức độ đột biến trong nước ngầm.

- Việc khai thác tài nguyên nước ngầm phục vụ cho cấp nước sinh hoạt từ các công trình cấp nước nhỏ lẻ của các hộ gia đình đã ảnh hưởng xấu đến nền địa chất, báo động nguy cơ sụt giảm mạch nước ngầm, ảnh hưởng nghiêm trọng ở những khu vực có nền địa chất yếu. Vì vậy các công trình cấp nước tập trung tỏ ra ưu việt hơn.

- Hiện tượng khai thác nguồn nước ngầm từ các công trình cấp nước nhỏ lẻ của các hộ dân phục vụ cấp nước sinh hoạt đã gây nên những tác động tiêu cực đến tài nguyên nước ngầm và phát tán ô nhiễm Asen đến tài nguyên đất, nông nghiệp.

* Nước sạch và sức khoẻ của người hưởng lợi Các công trình cấp nước tập trung hoạt động đấu nối nguồn nước sạch cho người dân đã giảm hẳn các loại bệnh tật phổ biến thường gặp trước đây: bệnh về đường tiêu hoá, hô hấp, mắt, da, phụ khoa và đặc biệt bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ.

* Tác dụng tích cực đến hệ thống giáo dục tại địa phương Chương trình cấp nước sạch và VSMTNT nói chung, các công trình cấp nước tập trung nói riêng đã và đang kết hợp với hiệu quả truyền thông tích cực thay đổi hành vi sử dụng nước sạch của người dân thông qua việc giáo dục các em học sinh ở các nhà trường.

1.3.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá

1.3.2.1 Hiệu quả trong quản lý

Giảm chi phí vận hành, bảo dưỡng công trình làm giảm giá thành sử dụng nước.


1.3.2.2 Hiệu quả trong sử dụng

Đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho các hộ dân, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe người dân, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.

1.3.2.3 Một số chỉ tiêu khác

- Tính bền vững của công trình: Sau khi công trình hoàn thành, giao cho doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập hoặc giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã có đủ năng lực để quản lý, khai thác, sử dụng và duy tu công trình được lâu dài.

- Hiệu quả về môi trường sinh thái: Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất và nước.


1.4 Cơ sở thực tiễn

1.4.1 Thực tiễn quản lý và sử dụng công trình nước sinh hoạt nông thôn ở Việt Nam

Chương trình MTQG nước sạch và VSMT nông thôn đã được triển khai gần 15 năm, Chương trình đã được thực hiện trong phạp vi cả nước với nhiều loại hình xây dựng và nhiều quy mô khác nhau. Ở miền núi, xây dựng công trình cấp nước tập trung cấp cho 01 bản, liên bản đến xã và liên xã. Ở đồng bằng, xây dựng công trình cấp nước cho 01 thôn, liên thôn, xã, liên xã, cấp cho cả huyện và liên huyện...Vì vậy, từ khi chưa có Chương trình đến nay đã có rất nhiều công trình cấp nước tập trung và theo đó là rất nhiều mô hình quản lý khác nhau. Theo một số tài liệu nghiên cứu, đến nay có thể tổng hợp một số mô hình quản lý cấp nước sạch nông thôn ở Việt Nam hiện nay theo các loại như sau:

a) Cộng đồng quản lý: Hình thức quản lý này thường ở miền núi, cộng đồng quản lý với các công trình cấp nước công cộng, người dân phải lấy nước ở các bể chứa nước sạch trên địa bàn thôn hoặc đầu vòi cấp nước tập trung. Hình thức quản lý này thường áp dụng cho các công trình cấp nước quy mô nhỏ và có sự tham gia của trưởng thôn, trưởng bản, già làng, các đơn vị, tổ chức của bản.

b) HTX quản lý: Hình thức HTX quản lý được áp dụng khá phổ biển trên phạm vi cả nước, Các công trình cấp nước giao cho HTX quản lý thường có nguồn vốn của nhà nước, các nhà tài trợ nhưng đặc biệt là có nguồn vốn đóng góp của nhân dân để xây dựng công trình. Mô hình này được áp dụng với các công trình có quy mô nhỏ hơn 500 m3/ngày-đêm và cấp cho thôn, liên thôn và có thể trong phạm vi cả xã. HTX chủ động việc hoạt động kinh doanh theo Luật HTX và đảm bảo việc duy tu, bảo dưỡng công trình.

c) UBND xã quản lý: Mô hình UBND xã quản lý cũng được áp dụng phổ biến, Các công trình áp dụng mô hình này thường có cấp nước cho toàn xã và cũng được xây dựng bằng một nguồn vốn của địa phương, nhân dân đóng góp. Mọi vấn đề về tài chính và duy tu bảo dưỡng công trình do UBND xã đảm nhiệm.

d) Tư nhân quản lý: Mô hình này được áp dụng ở một số tỉnh trước kia chỉ với quy mô nhỏ, thường cấp cho thôn, bản nhưng hiện nay đã được mở rộng, một công trình cấp nước của tư nhân có thể cấp nước trong phạm vi xã hoặc nhiều hơn một xã. Tại tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp,... mô hình này được áp dụng đem lại hiệu quả: dân có nước sạch, người đầu tư có hiệu quả kinh tế.

Tại tỉnh Bình Thuận, một số hộ dân ở Mũi Né đã tự đầu tư khoan giếng, xử lý thủ công rồi cấp cho nhân dân xung quanh. Mô hình này cũng đã xuất hiện ở Phú Hài, Hàm Đức; Mộc Châu, Sơn La;... [14] .

e) Đơn vị sự nghiệp quản lý: Hiện nay mô hình này được áp dụng tương đối rộng rãi và chủ yếu là do Trung tâm nước sạch và VSMT nông thôn các tỉnh thực hiện. Mô hình này khá phổ biến ở các tỉnh phía Nam: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tầu quản lý 13 nhà máy cấp nước, tỉnh Bình Thuận hơn 30 xã, tỉnh Ninh Thuận.

f) Doanh nghiệp quản lý: Mô hình doanh nghiệp quản lý công trình cấp nước sạch nông thôn được áp dụng khá phố biến trong thời gian gần đây. Mô hình này ra đời nhằm mục đích xã hội hóa đầu tư và quản lý vận hành công trình nước sạch nông thôn, xác định nước sạch nông thôn là hàng hóa và vận hành theo cơ chế thị trường, tiến tới đảm bảo chất lượng nước tương đương với đô thị. Chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn; Tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định 12/2007/QĐ-UBND ngày 04/9/2007 và Quyết định số 29/2012/QĐ- UBND ngày 10 tháng 12 năm 2012 về việc ban hành quy định chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn, đến nay đã có một số địa phương xuất hiện các mô hình cấp nước do Doanh nghiệp tư nhân tự bỏ vốn đầu tư xây dựng sau đó cấp nước, thu tiền để sửa chữa, bảo dưỡng và chi cho quản lý, ở một số công trình đã đem lại lợi nhuận.

1.4.2 Hệ thống quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương

* Cấp Trung ương: Ba Bộ chính có chức năng nhiệm vụ liên quan đến quản lý CLNSHNT là:

- Bộ Y tế : Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ đã xây dựng, ban hành,

hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định liên quan đến quản lý CLN sinh hoạt, nước ăn uống. Bộ đã xây dựng và ban hành 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới là: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT)

[3] và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02: 2009/BYT) [4]. Các quy chuẩn này đã góp phần tích cực vào việc tăng cường quản lý CLNSHNT hiện nay. Cục Y tế dự phòng và môi trường của Bộ có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước các hoạt động chuyên môn về lĩnh vực y tế dự phòng trong phạm vi cả nước, trong đó có nhiều hoạt động liên quan đến quản lý CLNSHNT, đã có tác dụng nâng cao hiệu lực giám sát CLNSHNT và VSMTNT.

- Bộ NN&PTNT: Có chức năng quản lý nhà nước (QLNN) về hoạt động cấp nước tại khu vực nông thôn; đầu mối chủ trì, phối hợp thực hiện nhiệm vụ CNS&VSMTNT. Theo quyết định số 03/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng Cục Thuỷ lợi [9], một trong những chức năng nhiệm vụ của Tổng Cục là tham mưu cho Bộ trưởng về lĩnh vực “cấp thoát nước, NS&VSMTNT”; thực hiện nhiệm vụ Văn phòng thường trực Chương trình mục tiêu Quốc gia NS&VSMTNT. Bên cạnh đó, Trung tâm Quốc gia NS&VSMTNT của Bộ thực hiện nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước của Bộ trong lĩnh vực CN&VSMTNT trên phạm vi cả nước [3].

- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Có chức năng quản lý nhà nước ở lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường; hướng dẫn về quản lý, khai thác sử dụng nguồn nước bảo đảm bền vững, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc xử lý môi trường làng nghề, môi trường nông thôn và các nguồn nước bị ô nhiễm nặng, cảnh báo về các nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.

* Cấp địa phương


- Cấp Tỉnh: Các tỉnh đã thực hiện các biện pháp tổ chức, kiện toàn các mô hình quản lý công trình cấp nước nông thôn tại địa phương; Quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Trung tâm NS&VSMTNT cấp tỉnh; Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước và môi trường nông thôn cho Chi cục Môi trường tỉnh.v.v.

- Cấp huyện: Ở cấp huyện, tuy chưa có cán bộ chuyên trách QLNN về NS&VSMTNT

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí