Tăng cường công tác quản lý các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tình Hòa Bình - 2

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


Hình 1.1 Hình ảnh về mô hình cấp nước sạch liên xã cho nông thôn tỉnh Nam Định (Nguồn: http://www.trungtamnuocsach.vn) 22

Hình 2.1: Vị trí địa lý tỉnh Hòa Bình 28

Hình 3.1. Mô hình hợp tác công tư trong quản lý vận hành công trình NSNT63 Hình 3.2. Mô hình tư nhân hóa cung cấp NS&VSMTNT 69

PHẦN MỞ ĐẦU


1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Việt Nam là một quốc gia có nhiều hệ thống sông, suối, hồ, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Vì vây, tạo điều kiện thuận cho việc đảm bảo nguồn cung cấp nước sinh hoạt nông thôn, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe người dân, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.

Trong thời gian qua, Chính phủ đã tập trung nhiều nguồn lực để phát triển mạng lưới cấp nước sạch nông thôn, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Việc bảo vệ, sử dụng, khai thác hiệu quả, bền vững, gắn với huy động các nguồn lực ngoài ngân sách cùng Nhà nước đầu tư phát triển, khai thác công trình nước sạch là rất cần thiết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Công tác quản lý, sử dụng, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, Nhà nước từng bước nắm được số lượng, chất lượng, hiện trạng sử dụng, tình hình biến động của công trình để phục vụ công tác đầu tư, quản lý, khai thác, xác lập hồ sơ công trình và chủ thể được giao quản lý công trình, bước đầu xã hội hóa việc đầu tư, vận hành công trình nước sạch nông thôn. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện còn một số hạn chế dẫn đến nhiều công trình hoạt động không hiệu quả và xuống cấp nghiệm trọng. Để tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng bền vững công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 27/12/2016 về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng bền vững công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung

Trong những năm gần đây, tỉnh Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo công tác nâng cấp và quản lý các công trình cấp nước sạch nông thôn như: Công văn số 5829/VPUBND- NNTN Ngày 02/11/2017 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, về việc thực hiện Thông tư số 76/2017/TT-BTC; Yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chù trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố khẩn trương

Tăng cường công tác quản lý các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tình Hòa Bình - 2

thực hiện một số nội dung theo Thông tư 76/2017/TT-BTC ngày 26/7/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của của Thông tư 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung. Đến nay một số công trình được xây mới sử dụng vốn vay của ngân hàng Thế giới (WB), ADB; vốn các tổ chức nước ngoài và các nguồn vốn khác của địa phương. Tuy nhiên, hiệu quả quản lý và sử dụng khai thác các công trình cấp nước sạch nông thôn còn thấp, chỉ mới tập trung cho đầu tư mà chưa coi trọng công tác nâng cấp, quản lý khai thác, duy tu, bảo dưỡng công trình; việc giao các công trình cho các đơn vị quản lý còn nhiều hạn chế về năng lực tài chính, con người. Dẫn đến nhiều công trình không đủ kinh phí để sữa chữa thường xuyên và sữa chữa định kỳ nên xuống cấp nghiêm trọng. Mặt khác, là chưa làm rõ vai trò của người dân trong việc xây dựng, vận hành và quản lý công trình nước sạch, họ coi công trình nước sạch là của Nhà nước, chứ không phải là tài sản chung của cộng đồng mà trong đó họ là người trực tiếp hưởng lợi.

Xuất phát từ vấn đề lý luận và thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tăng cường công tác quản lý các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tình Hòa Bình”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý và sử dụng các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh.

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý và sử dụng các công trình nước sinh hoạt nông thôn.

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý và sử dụng các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý và sử dụng các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2013-2017.

Cơ sở lý thuyết về công tác quản lý và sử dụng các công trình nước sinh hoạt nông thôn

3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

+ Phạm vi về nội dung: Đề tài đi sâu đánh giá thực trạng công tác quản lý và sử dụng các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Hoàn Bình, từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng, những thuận lợi khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng các công trình nước sinh hoạt nông thôn. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh.

+ Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hòa Bình.


+ Phạm vi về thời gian: Số liệu thu thập của đề tài được lấy từ tài liệu đã công bố và số liệu điều tra trong khoảng thời gian năm 2013-2017. Đề xuất giải pháp tăng cường cho giai đoạn 2018-2020.

4 Nội dung nghiên cứu

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý và sử dụng các công trình nước sinh hoạt nông thôn.

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý và sử dụng các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

- Xác định những yếu tố ảnh hưởng, thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh.

5 Phương pháp nghiên cứu

- Điều tra khảo sát thực tế ở một số trung tâm cấp nước sạch nông thôn;


- Thu thập các văn bản về công tác quản lý, cơ chế tài chính;


- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh;


- Phương pháp chuyên gia.


6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý các công trình nước sinh hoạt nông thôn

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Chương 3: Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN


1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số khái niệm

- Công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung (sau đây gọi tắt là công trình): Là một hệ thống gồm các công trình khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước sạch đến nhiều hộ gia đình hoặc cụm dân cư sử dụng nước ở nông thôn và các công trình phụ trợ có liên quan; bao gồm các loại hình: cấp nước tự chảy, cấp nước sử dụng bơm động lực, cấp nước bằng công nghệ hồ treo.

- Công trình cấp nước bằng động lực: Là công trình sử dụng máy bơm, bơm nước vào đường ống dẫn nước và phân phối nước.

- Công trình cấp nước bằng trọng lực: Là công trình được sử dụng nước tự chảy, chảy vào đường ống dẫn nước và phân phối nước.

- Công trình cấp nước sạch nông thôn nhỏ lẻ: à công trình cấp nước cho một hoặc một vài hộ gia đình sử dụng nước ở nông thôn; bao gồm các loại hình: công trình thu và chứa nước hộ gia đình, giếng thu nước ngầm tầng nông (giếng đào, giếng mạch lộ), giếng khoan đường kính nhỏ.

- Nước sinh hoạt: Là nước có nguồn gốc tự nhiên hoặc đã qua xử lý có các chỉ tiêu đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành do Bộ Y tế ban hành.

- Nước hợp vệ sinh: Là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các yêu cầu chất lượng: Không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi (Quyết định số 2570/2012/QĐ-BNN ngày 22/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Nước ăn uống: Là nước tự nhiên hoặc đã qua xử lý có các chỉ tiêu đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành do Bộ Y tế ban hành.

- Mạng lưới cấp nước: Là hệ thống đường ống truyền dẫn nước sinh hoạt từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.

- Sửa chữa nhỏ: Là loại sửa chữa mang tính chất thường xuyên trong năm nhằm duy trì sự hoạt động bình thường cho công trình.

- Sửa chữa lớn: Là loại sửa chữa mang tính chất định kỳ nhằm bảo đảm công trình hoạt động như công suất thiết kế.

- Bảo trì công trình: Là tập hợp các hoạt động gồm: bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật và hoạt động bình thường của công trình.

- Đơn vị quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng công trình cấp nước tập trung nông thôn: Là cơ quan, tổ chức, đơn vị được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định giao công trình để trực tiếp quản lý, sử dụng và khai thác; gồm:

+ Đơn vị sự nghiệp công lập, gồm: Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Ban quản lý nước sạch, đơn vị sự nghiệp công lập khác.

+ Doanh nghiệp, gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.

+ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã).


- Khách hàng sử dụng nước: Là tổ chức, cá nhân và hộ gia đình mua nước sinh hoạt của đơn vị cấp nước.

1.1.2 Vai trò và đặc điểm của công trình nước sinh hoạt nông thôn

Nước sạch đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và cuộc sống của con người. Nước sạch giúp cho con người duy trì cuộc sống hàng ngày bởi con người sử dụng nước sạch để cung cấp cho các nhu cầu ăn uống, hoặc sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt như tắm rửa, giặt giũ, rửa rau, vo gạo... Để thỏa mãn các nhu cầu vệ sinh cá nhân và sinh hoạt, mỗi người cần tới khoảng 120 lít nước/ngày. Nước sạch không chỉ là trong, không màu, không mùi, không vị mà còn phải an toàn đối với sức khỏe của người sử dụng. Nếu sử

dụng nước không sạch thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, vì nước là môi trường trung gian chuyển tải các chất hóa học và các loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây bệnh mà mắt thường không nhìn thấy được.

Nước sạch là nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người như nước dùng để ăn, uống, tắm rửa, giặt, chuẩn bị nấu ăn, cho các khu vệ sinh, tưới đường, tưới cây…Loại nước này chiếm đa số trong các khu dân cư. Hệ thống cấp nước sinh hoạt là phổ biến nhất và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các hệ thống cấp nước hiện có. Nưới dùng trong sinh hoạt phải đảm bảo các tiêu chuẩn về hóa học, lý học và vi sinh theo các yêu cầu của quy phạm đề ra, không chứa các thành phần lý, hóa học và vi sinh ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Đối với hệ thống cấp nước sinh hoạt hoàn chỉnh và hiện đại, nước ở bất kỳ điểm lấy nước nào trên mạng lưới đều là nước uống trực tiếp được. Yêu cầu này thường đạt được ở các nước phát triển. Ở nước ta, nước tại trạm sử lý nơi phát vào mạng lưới tại một số công trình cấp nước cũng đạt được tiêu chuẩn vệ sinh cần thiết để có thể uống trực tiếp được, nhưng tại các nơi tiêu dùng nước chưa đảm bảo được độ tin cậy cần thiết do đường ống cũ nát, bị rò rỉ nhiều tại các mối nối và các phụ kiện.

Nước chiếm tỷ trọng lớn trong cơ thể con người (70% -75%). Thiếu nước sẽ gây ra các bệnh về da, não, nội tiết... Nước đưa các chất dinh dưỡng vào cơ thể và giúp thải các chất cặn bã ra ngoài để duy trì sự sống. Nhu cầu nước uống cho một người là từ 1,5 đến 2,5 lít mỗi ngày. Bộ y tế đã ban hành một số thông tư ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng nước như: Thông tư 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt gồm 14 chỉ tiêu; Thông tư 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống gồm 109 chỉ tiêu.

1.1.3 Hiệu quả quản lý và sử dụng công trình nước sinh hoạt nông thôn

Trong những năm trước đây, các công trình cấp nước sạch nông thôn sau khi đầu tư xây dựng đều được bàn giao lại cho ủy ban nhân dân xã tổ chức quản lý theo các mô hình như thành lập tổ quản lý vận hành hoặc giao cho Hợp tác xã dịch vụ hoặc cộng đồng quản lý. Tuy nhiên những mô hình này đã bộc lộ nhiều hạn chế như: công tác quản lý, bảo vệ công trình bị buông lỏng; phân công trách nhiệm không rõ ràng; năng lực chuyên môn nghiệp vụ của những người trực tiếp quản lý vận hành công trình

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí