Quan Điểm, Định Hướng Và Mục Tiêu Phát Triển Công Nghiệp Nông Thôn Vùng Ven Đô Hà Nội


Chương 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM TỚI

4.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI

4.1.1. Quan điểm chung về phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà Nội

Nghị quyết 15/NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị khóa VIII về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô trong thời kỳ 2001 - 2010 đã nêu rõ về nội dung phát triển kinh tế ngoại thành: “… Phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại thành theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái. Thủ đô Hà Nội phải đi đầu trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, từng bước nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp,... phát triển các nghề, làng nghề truyền thống... gắn đô thị hoá với xây dựng nông thôn mới theo hướng văn hoá, sinh thái. Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp”.

Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội cũng đã nêu rõ: “… Phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại thành theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, ưu tiên phát triển nông nghiệp sạch, các nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề nông nghiệp du lịch sinh thái…”.

Nghị Quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh: “Ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, phát triển hợp lý công nghiệp sử dụng nhiều lao động góp phần chuyển dịch nhân cơ cấu lao động; phát triển công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường; tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút nhiều lao động; có cơ chế chính sách mở rộng thị trường nội địa, đẩy mạnh và khuyến khích xuất khẩu”.


Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 6 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã khẳng định: “Tiếp tục triển khai phát triển các làng nghề truyền thống theo hướng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao. kết hợp giữa phát triển các làng nghề với phát triển du lịch. Xây dựng các cụm sản xuất TTCN để tách việc sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các làng, các khu dân cư”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV khẳng định: “Phấn đấu hoàn thành trước từ 1 - 2 năm những mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, góp phần cùng cả nước để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” và “Củng cố phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, xuất khẩu”.

Phát triển nghề, làng nghề theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với nhu cầu và các nguyên tắc thị trường, trên cơ sở phát huy thế mạnh của mỗi vùng, mỗi địa phương là một vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới tính hiệu quả, khả năng cạnh tranh và tính bền vững của sản xuất trong làng nghề. Với tinh thần đó, mỗi làng nghề, mỗi địa phương cần tập trung phát triển những ngành nghề, những sản phẩm mà mình có thế mạnh.

Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội - 15

Hiện đại hoá làng nghề truyền thống là từng bước đổi mới trang thiết bị, lựa chọn, ứng dụng rộng rãi những công nghệ kĩ thuật tiến bộ, phù hợp vào quy trình sản xuất, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ với công nghệ truyền thống, để vừa đảm bảo nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, vừa đảm bảo tính chất truyền thống và giá trị của các loại sản phẩm đặc thù.

Cùng với những mục tiêu kinh tế, văn hoá, xã hội, việc đảm bảo môi trường phải được coi là mục tiêu quan trọng của phát triển làng nghề. Nói cách khác, quá trình phát triển nghề, làng nghề ở Hà Nội không thể tách rời vấn đề môi trường, mà phải đặt nó trong sự phát triển tổng thể, coi đó là một yếu tố


quan trọng của sự phát triển bền vững đối với nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng.

Phát triển nghề, làng nghề phải gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời, việc kết hợp giữa nhà nước và nhân dân là phương thức tốt nhất để phát huy tốt các nguồn lực, tạo những động lực mạnh mẽ cho sự phát triển hiệu quả và bền vững của làng nghề trên địa bàn thủ đô.

Trên tinh thần đó, xin được đưa ra một số quan điểm về phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội như sau:

Một là, phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội với trọng tâm là phát triển nghề, làng nghề Hà Nội, sản xuất tiểu thủ công, công nghiệp nhỏ của Thành phố phải gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô và quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn, quy hoạch phát triển nghề, làng nghề trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cả nước và các quy hoạch có liên quan nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH, đồng thời gắn với sự phát triển làng nghề chung cả nước.

Hai là, phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội phải trên cơ sở phát huy sự tham gia của cộng đồng, với sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế. Nhà nước hỗ trợ đầu tư một phần mang ý nghĩa như nguồn vốn “mồi”, còn lại chủ yếu huy động vốn trong dân và các thành phần kinh tế khác, nguồn vốn viện trợ của các cá nhân và tổ chức quốc tế.

Ba là, phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội phải gắn với việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân, xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn theo phương châm “ly nông bất ly hương”, phù hợp với chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bốn là, phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội phải gắn liền với khôi phục, bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống, trong đó ưu tiên tập trung phát triển các nghề, làng nghề truyền thống, có giá trị văn


hóa, lịch sử, thu hút du lịch và đạt giá trị kinh tế cao, ổn định thị trường tiêu thụ và đảm bảo an toàn về môi trường sinh thái.

Năm là, phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội phải gắn liền với phát triển du lịch, tạo thành các Tour du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với làng nghề, sử dụng sản phẩm và dịch vụ của làng nghề.

Sáu là, phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội phải có định hướng, nghiên cứu và phát triển thêm các nghề, làng nghề mới gắn với xây dựng nông thôn mới theo phương châm mỗi làng một sản phẩm tiêu biểu.

Bảy là, phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội cần có chiến lược và nghiên cứu để không khuyến khích, hạn chế, thậm chí cương quyết chấm dứt sự tồn tại, phát triển các nghề, làng nghề gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế - xã hội đạt thấp.

Tám là, phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội cần gắn với việc bảo tồn, duy trì phát triển các phố nghề truyền thống thuộc 36 phố cổ, theo hướng thương mại hoặc chuyên doanh, liên kết với các làng nghề truyền thống nhằm giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm làng nghề truyền thống và thu hút khách du lịch; không phát triển nghề trong các khu đô thị mới.

4.1.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà Nội

Mục tiêu chung

Phát triển nghề công nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà Nội mà trọng tâm là phát triển làng nghề và làng có nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm bảo tồn các giá trị truyền thống, những bản sắc văn hoá của làng xã; chú trọng phát triển các sản phẩm thủ công tiêu biểu thế mạnh của Hà Nội, có giá trị kinh tế cao như: gốm sứ, đồ gỗ, mây tre đan, sơn mài, khảm trai, dệt lụa, hàng mỹ nghệ… gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hoá, lễ hội truyền thống; Đồng thời phát triển các làng có nghề mới nhằm chuyển dịch mạnh cơ


cấu kinh tế, cơ cấu lao động giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông nghiệp bị thu hồi đất sản xuất do quá trình đô thị hoá.

Rà soát phân loại các nghề, làng nghề cần duy trì, bảo tồn hoặc chuyển nghề khác để giải quyết vấn đề trước trước mắt, lâu dài nhằm bảo đảm yêu cầu phát triển nghề, làng nghề một cách bền vững.

Mục tiêu cụ thể

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực xung quanh Thành phố Hà Nội theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - thương mại, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP Thành phố. Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhỏ của các cụm Tiểu thủ công nghiệp, khu công nghiệp nhỏ, của làng nghề chú trọng sản xuất theo hướng tinh xảo, độc đáo, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.

- Phát triển lực lượng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở khu vực nông thôn. Mở rộng với các hình thức đào tạo, theo phương thức truyền nghề, cấy nghề tại chỗ và đào tạo tập trung; mô hình đào tạo dựa trên cơ sở kết hợp giữa doanh nghiệp, hộ gia đình với các trường, các trung tâm, các cơ sở đào tạo nghề. Tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động ở làng nghề. Hình thành đội ngũ doanh nhân có trình độ quản lý, trình độ tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, tạo mẫu mã sản phẩm tại các làng nghề.

- Duy trì và phát triển các sản phẩm của làng nghề truyền thống đang có thị trường tiềm năng, gắn với khôi phục nét văn hoá truyền thống của làng nghề, bên cạnh việc duy trì và phát triển các phố nghề truyền thống khu vực nội thành; các nghề, làng nghề có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, có cảnh quan và vị trí thích hợp liên kết với các tuyến du lịch theo quy hoạch của cả nước và của Thành phố Hà Nội để xây dựng và phát triển các vùng du lịch, văn hoá và sinh thái kết hợp với làng nghề.

- Tiến hành rà soát, phân loại các làng nghề về ô nhiễm môi trường trên địa bàn có biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nhằm bảo đảm về môi trường trong phát triển nghề, làng nghề.


- Xây dựng chương trình và kế hoạch triển khai thực hiện nhằm hạn chế tối thiểu tác động của sản xuất làng nghề đến môi trường. Từng bước khắc phục các làng nghề ô nhiễm trầm trọng, cải thiện môi trường sống cho nhân dân.

4.1.3. Định hướng phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà Nội

Về thị trường

Tăng cường khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường trong nước và thị trường nước ngoài thông qua hình thức quảng bá thương hiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin (đài, báo, internet...), triển lãm, hội chợ trong nước và quốc tế, tổ chức nghiên cứu, nắm bắt và cung cấp thông tin về thị trường như các thông tin chủng loại, mẫu mã, chất lượng và giá cả hàng hoá; Quan tâm, đẩy mạnh công tác thiết kế, sáng tác mẫu mã đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, chú trọng đến những thị trường tiềm năng. Tăng cường sự hỗ trợ có hiệu quả của các cơ quan thương vụ Việt Nam tại nước ngoài; xây dựng mối liên kết hữu cơ giữa các cơ sở sản xuất trong làng nghề với nhau, giữa các cơ sở sản xuất của làng nghề với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, với các tổ chức xúc tiến thương mại, tạo nên hệ thống hoàn chỉnh từ cung cấp nguyên, vật liệu đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Về vốn

Thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, từ các nguồn tự có trong dân, vay ngân hàng, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước Trung ương và địa phương, từ các tổ chức khác v.v..

Về nguồn nguyên liệu

Liên doanh, liên kết với một số tỉnh bạn để nhận cung cấp nguyên liệu thô và nguyên liệu sơ chế cung cấp cho các làng nghề. Xác định để hình thành các vùng nguyên vật liệu tập trung trên cơ sở thực hiện phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất, đồng thời cần phải tiêu chuẩn hoá các loại nguyên liệu để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiết kiệm cho sản xuất. Hình thành các tổng đại lý, chợ đầu mối cung cấp ổn định nguyên liệu cho làng nghề, đồng thời quản lý được nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, tạo được nhiều việc làm cho lao động.


Về kỹ thuật, công nghệ

Với những ngành nghề có thể tham gia vào sản xuất các sản phẩm phục vụ công nghiệp phụ trợ, cần được khuyến khích đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến, xây dựng cơ chế hỗ trợ phù hợp để tăng cường nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ sản xuất của làng nghề, nhằm nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường; Với các sản phẩm của ngành nghề truyền thống, cần áp dụng công nghệ tiên tiến để giảm nhẹ sức lao động trong những công đoạn không ảnh hưởng đến giá trị truyền thống của sản phẩm.

Về sử dụng lao động và đào tạo lao động

Sử dụng tốt nguồn lao động tại chỗ, hạn chế di dân tự do; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân địa phương. Tăng cường công tác giới thiệu việc làm tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, (khu vực nông thôn) để cung cấp các thông tin về việc làm cho người lao động, giúp người lao động tìm việc làm phù hợp với trình độ và khả năng nghề nghiệp của mình. Đa dạng hoá các hình thức dạy nghề như truyền nghề, cấy nghề theo nhiều cấp khác nhau, trên cơ sở lập kế hoạch về nhu cầu lao động cần được đào tạo trong từng ngành nghề. Hình thành đội ngũ doanh nhân có trình độ quản lý, trình độ tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, tạo mẫu mã sản phẩm tại các làng nghề; Định hướng đào tạo nguồn nhân lực cho làng nghề về lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, quản lý sản xuất, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất và kinh doanh của làng nghề.

Về phát triển cụm sản xuất TTCN

Xây dựng các cụm sản xuất TTCN trên cơ sở quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp của Thành phố, tạo mặt bằng cho các cơ sở và các tổ chức dịch vụ làng nghề, nâng cao sự phân công và hợp tác sản xuất giữa các cơ sở sản xuất với nhau, giữa các cơ sở sản xuất với các cơ sở dịch vụ, đồng thời có điều kiện xử lý chất thải theo hướng tập trung, đồng bộ.

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở sản xuất làng nghề hiện có trong vùng nông thôn: Kiểm tra các cơ sở sản xuất và các làng nghề hiện đang nằm


đan xen trong các làng xóm và điểm dân cư nông thôn để có biện pháp quản lý chặt chẽ về môi trường và hạ tầng. Giữ gìn và phát triển các nghề thủ công truyền thống, những làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường phải được đưa vào cụm sản xuất TTCN tập trung. Phát triển giao thông kết nối giữa điểm sản xuất với các tuyến đường chính, xây dựng trung tâm dịch vụ hỗ trợ tại chỗ để phục vụ cho khách tham quan làng nghề và giới thiệu mua bán sản phẩm.

Về môi trường

Phát triển, mở rộng sản xuất các làng nghề phải đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường, bảo đảm chất lượng sống khu vực dân cư tại địa phương có làng nghề. Từng bước xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, đồng thời nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển sản xuất.

Về phát triển làng nghề gắn với bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Các nghề thủ công của Hà Nội từ lâu đã trở thành một bộ phận không tách rời với truyền thống văn hóa dân tộc. Truyền thống đó không chỉ thể hiện trên sản phẩm mà còn là cách sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, cách chế tác và sử dụng công cụ lao động, các bí quyết nghề v.v.. Bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc thể hiện trên sản phẩm thông qua màu sắc, hoa văn, hình dáng sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị và tạo sự khác biệt của sản phẩm thủ công. Vì thế phát triển nghề thủ công không chỉ quan tâm đến các yếu tố kinh tế, kỹ thuật mà còn phải quan tâm đến các yếu tố văn hóa, nghệ thuật của sản phẩm. Ngoài ra phát triển nghề, làng nghề còn góp phần bảo tồn, tôn tạo và xây dựng các giá trị văn hoá truyền thống, các công trình văn hoá (như bảo tồn, tôn tạo khu phố cổ, làng cổ, làng văn hoá…) và lưu giữ những dấu ấn lịch sử của nghề (truyền thống nghề, tôn vinh tổ nghề…). Mặt khác đối với một số ngành nghề truyền thống lâu đời đã, đang bị mai một, nếu không có điều kiện để phục hồi, phát triển (do điều kiện hạn chế về công nghệ, nguyên liệu, thị trường không còn nhu cầu…) cần phải nghiên cứu, xem xét cụ thể, nếu sản phẩm thực sự tiêu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2022