+ Chi phí phân loại, chọn lọc, bao gói, bao bì (kể cả tiền lương, tiền công, các khoản có tính chất lương của nhân viên làm việc trên)
+ Chi phí bảo quản hàng hoá (kể cả tiền lương, tiền công, các khoản có tính chất lương của nhân viên bảo quản hàng hoá).
+ Chi phí trực tiếp khác.
- Chi phí bán hàng bao gồm:
+ Chi phí liên quan trực tiếp đến khâu bán hàng
+ Chi phí mua bảo hiểm và chi phí vận chuyển hàng hoá tới cửa khẩu nước ngoài (nếu bán hàng theo giá CIF).
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Khi lập kế hoạch chi phí lưu thông hàng hoá, tổng chi phí lưu thông hàng hoá trong kỳ kế hoạch (năm N + 1) được xác định như sau:
Tổng CPLTHH
=
trong kỳ kế hoạch
CPLTHH
phân bổ cho hàng hoá dự trữ đầu kỳ
Tổng
CPLTHH
+
phát sinh
trong kỳ
CPLTHH phân
- bổ cho hàng hoá dự trữ cuối kỳ
(2.2)
(A) (1) (2) (3)
Trong đó các yếu tố:
(1): Lấy số liệu ước tính đến cuối năm thực hiện (năm N) tức đầu kỳ kế hoạch năm N + 1
(2): Dự kiến CPLTHH phải bỏ ra trong năm kế hoạch (năm N +1).
(3) =
(1) + CPLTHH phát sinh trong kỳ
(chỉ ở khâu mua và khâu dự trữ)x Trị giá hàng hoá
(2.3)
Trị giá tổng lượng hàng hoá trong kỳ (4)
dự trữ cuối kỳ (5)
(Tỷ số trên cho biết 1 đồng hàng hoá trong kỳ phải chịu bao nhiêu đồng chi phí lưu thông).
Trị giá tổng lượng hàng hoá trong kỳ (4) tính bằng tiền theo một giá, hoặc giá mua bình quân hoặc giá bán lẻ bình quân theo từng nhóm hàng, mặt hàng rồi cộng lại.
Trị giá hàng hoá dự trữ cuối kỳ (5) cũng tính theo giá như trên.
Trị giá tổng lượng
=
hàng hoá trong kỳ (4)
Trị giá hàng hoá
+
dự trữ đầu kỳ
Trị giá hàng hoá mua vào trong kỳ
(2.4)
Khi lập kế hoạch chi phí lưu thông hàng hóa, ngoài chỉ tiêu tổng mức chi phí lưu thông hàng hóa trên đây (A), còn phải tính các chỉ tiêu khác để có cơ sở so sánh, quản lý tốt hơn chi phí lưu thông hàng hóa kỳ kế hoạch, đó là chỉ tiêu tỷ suất chi phí lưu
thông hàng hoá (B), chỉ tiêu mức độ giảm chi phí lưu thông hàng hóa (C) và chỉ tiêu tốc độ giảm chi phí lưu thông hàng hóa (D)
Phương pháp tính các chỉ tiêu trên như sau:
Tỷ suất CPLTHH kỳ kế hoạch (B)
= Tổng mức CPLTHH kỳ kế hoạch (A)x 100% (2.5) Doanh thu thuần kỳ kế hoạch
Trong công tác quản lý tài chính, khi lập kế hoạch chi phí lưu thông hàng hóa thường phải phấn đấu để giảm tỷ suất chi phí lưu thông hàng hóa so với kỳ trước.
Chỉ tiêu tỷ suất chi phí lưu thông hàng hóa cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thuần bán hàng thì phải bỏ ra chi phí là bao nhiêu ngoài giá vốn.
Mức độ giảm CPLTHH kỳ kế
=
hoạch so với kỳ gốc
(%) (C)
Tỷ suất CPLTHH kỳ kế hoạch
Tỷ suất CPLTHH
-
kỳ gốc
(2.6)
Chỉ tiêu này âm tức là kế hoạch chi phí lưu thông hàng hóa đã dự tính giảm hơn kỳ trước.
Tốc độ giảm CPLTHH kỳ kế hoạch so với kỳ gốc (D)
Mức độ giảm CPLTHH (C)
= Tỷ suất CPLTHH kỳ gốc
x 100% (2.7)
Chỉ tiêu tốc độ giảm chi phí lưu thông hàng hóa ngoài việc cho thấy mức độ giảm chi phí lưu thông hàng hóa còn chỉ rò mức độ giảm là nhanh hay chậm.
2.1.1.4. Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
a. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm hay một loại sản phẩm nhất định.
b. Phương pháp tính giá thành
Trong phạm vi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, có thể phân biệt giá thành sản xuất sản phẩm và giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ.
- Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm những khoản chi phí của doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất sản phẩm.
Giá thành sản
=
xuất sản phẩm
Chi phí vật tư trực tiếp
Chi phí nhân
+
công trực tiếp
Chi phí
+
sản xuất chung
(2.8)
(Giá thành sản xuất của khối lượng sản phẩm tiêu thụ đối với doanh nghiệp sản xuất còn được gọi là giá vốn hàng bán. Trong khi đối với doanh nghiệp thương mại, giá vốn là giá mua của hàng hóa bán ra).
- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ (giá thành tiêu thụ) bao gồm toàn bộ chi phí để hoàn thành việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Giá thành toàn bộ
=
của sản phẩm
Giá thành sản xuất sản phẩm
Chi phí
+ +
bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
(2.9)
Ví dụ về tính giá thành:
Căn cứ vào tài liệu sau đây của doanh nghiệp X:
- Số lượng sản phẩm sản xuất: 1.000 sản phẩm A.
- Định mức tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm:
Đơn vị tính: 1.000đ
Đơn giá | Định mức tiêu hao | |
1. Nguyên vật liệu chính | 40 | 20 kg |
- Trong đó: trọng lượng tinh (đã trừ phế liệu) | 16 kg | |
2. Vật liệu phụ | 10 | 6 kg |
3. Giờ công | 3 | 160 h |
Có thể bạn quan tâm!
- Tài chính doanh nghiệp - 2
- Tài chính doanh nghiệp - 3
- Phân Loại Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
- Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
- Những Biện Pháp Liên Quan Tới Doanh Thu
- Khái Niệm, Mục Tiêu Của Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
- Dự toán chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Đơn vị tính: 1.000đ
Chi phí sản xuất chung | Chi phí quản lý doanh nghiệp | |
1. Vật liệu phụ | 20.000 | 15.000 |
2. Nhiên liệu | 6.200 | 8.000 |
3. Tiền lương | 40.000 | 20.000 |
4. Các khoản trích theo lương | 9.600 | 4.800 |
5. Khấu hao tài sản cố định | 25.000 | 17.500 |
6. Chi phí bằng tiền khác | 40.000 | 5.100 |
Cộng | 140.800 | 70.400 |
- Dự toán phế liệu từ nguyên vật liệu chính thải ra có thể thu hồi được 50% và bán phế liệu theo đơn giá 10.000 đồng/kg.
- Chi phí bán hàng dự tính bằng 5% giá thành sản xuất.
Từ các dữ liệu trên đây, tính giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ của một đơn vị sản phẩm như sau (sản phẩm không có chi phí dở dang đầu kỳ):
- Tính giá thành sản xuất của 1 sản phẩm A:
Chi phí vật tư trực tiếp = (40.000 x 20) + (10.000 x 6) - (4 x 50% x 10.000)
= 840.000 (đồng)
Chi phí tiền lương công nhân = 3.000 x 160 = 480.000 (đồng) Các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất
= 480.000 x 24% = 115.200 (đồng)
Chi phí nhân công trực tiếp = 480.000 + 115.200 = 595.200 (đồng) Chi phí sản xuất chung = 140.800.000/1.000 = 140.800 (đồng)
Giá thành sản xuất của 1 sản phẩm = 840.000 + 595.200 + 140.800
= 1.576.000 (đồng)
- Tính giá thành toàn bộ của 1 sản phẩm A:
Chi phí bán hàng = 1.576.000 x 5% = 78.800 (đồng)
Chi phí quản lý doanh nghiệp = 70.400.000/1.000 = 70.400 (đồng) Giá thành toàn bộ của 1 sản phẩm = 1.576.000 + 78.800 + 70.400
= 1.725.200 (đồng)
Cần chú ý rằng trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm thì trước khi tính giá thành toàn bộ của từng loại sản phẩm phải phân bổ chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng cho từng loại sản phẩm. Tiêu thức phân bổ có thể là theo giờ công định mức hoặc theo tiền lương chính của công nhân sản xuất.
c. Ý nghĩa của giá thành
- Giá thành là thước đo mức hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là căn cứ để xác định hiệu quả kinh doanh.
- Giá thành là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét tính hiệu quả của các biện pháp tổ chức và kỹ thuật.
- Giá thành còn là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cả, thực hiện chính sách cạnh tranh sản phẩm trong cơ chế thị trường.
d.Hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
* Ý nghĩa của hạ giá thành
Hạ giá thành sản phẩm là một trong những mục tiêu quản lý tài chính doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện thị trường có sự cạnh tranh gay gắt. Việc hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp trên các mặt sau đây:
- Là cơ sở cho việc hạ giá bán sản phẩm, tăng lợi thế tiêu thụ chiếm thị phần, tăng năng lực cạnh tranh.
- Có thể tăng nhanh vòng quay của vốn nhờ tiết kiệm được vón và giảm bớt chi phí sử dụng vốn.
- Làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp ngay cả trong trường hợp hạ giá bán sản phẩm do việc tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn. Tuy nhiên điều này chỉ có ý nghĩa khi chất lượng sản phẩm không bị giảm theo việc hạ giá thành.
- Hạ giá thành từ các chi phí vật tư sẽ tiết kiệm được vật tư, đồng nghĩa với việc sử dụng số vật tư tiết kiệm để tăng sản lượng sản phẩm, mở rộng kinh doanh. Điều đó cũng có nghĩa như việc giảm nhu cầu vốn kinh doanh.
* Phương pháp xác định mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm
Hàng năm, khi lập kế hoạch giá thành, doanh nghiệp thường phải xác định mức hạ giá thành kế hoạch và tỷ lệ hạ giá thành kế hoạch của sản phẩm (sản phẩm mà kỳ trước đã sản xuất) để làm cơ sở phấn đấu hạ giá thành.
- Mức hạ giá thành của sản phẩm: là tổng số tiền mà doanh nghiệp có thể tiết kiệm được do việc hạ giá thành đơn vị sản phẩm so với kỳ trước tính cùng theo số lượng sản phẩm kỳ kế hoạch (cố định nhân tố số lượng sản phẩm).
Cách tính như sau:
MZ = Σ[(Qi1*Zi1) – (Qi1*Zi0)] (2.10)
Trong đó: MZ: mức hạ giá thành sản phẩm
Qi1: số lượng sản phẩm thứ i được sản xuất trong kỳ Zi1, Zi0: giá thành đơn vị sản phẩm kỳ này và kỳ trước. i: loại sản phẩm thứ i ( i = 1,n)
Có thể có loại sản phẩm không hạ được giá thành, nhưng khi tổng hợp nhiều loại sản phẩm lại mà MZ âm tức là đã xác định được cụ thể mức hạ giá thành.
- Tỷ lệ hạ giá thành của sản phẩm: là tỷ lệ tiết kiệm được do hạ giá thành sản
phẩm tính trên cơ sở mức hạ giá thành so với tổng giá thành tính theo số lượng sản phẩm kỳ kế hoạch và giá thành đơn vị sản phẩm kỳ trước.
Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm được xác định như sau:
TZ = MZ x 100% (2.11)
ΣQi1*Zi0
* Các biện pháp hạ giá thành
Có rất nhiều biện pháp để hạ giá thành sản phẩm. Có thể áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp trong các biện pháp sau đây:
- Đổi mới thiết bị, công nghệ: là một biện pháp quan trọng, bởi vì thông thường những thiết bị, công nghệ sản xuất quá cũ, quá lạc hậu thường tiêu tốn nguyên vật liệu mà sản phẩm làm ra lại kém chất lượng. Việc đổi mới thiết bị, công nghệ có thể khắc phục tình trạng này.
- Tổ chức tốt hơn việc sử dụng lao động: biện pháp này giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động. Có thể khi tăng năng suất lao động thì chi phí nhân công cũng tăng nhưng chi phí này tăng chậm hơn, giá thành sẽ hạ. Việc sử dụng lao động phải chú ý cả trình độ chuyên môn của người lao động, cả việc tổ chức sử dụng lao động và các biện pháp khuyến khích tích cực của người lao động.
- Biện pháp quản lý tài chính: quản lý tài chính liên quan tới mọi khâu của quá trình kinh doanh, từ việc quản lý vật tư, vốn, lao động tới việc quản lý quy trình sản xuất. Nhìn chung, biện pháp tài chính có hiệu lực mạnh mẽ. Vì vậy cần sử dụng biện pháp này để quản lý chi phí sao cho tiết kiệm, hiệu quả ở mọi khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh.
- Biện pháp tăng sản lượng sản phẩm: tăng sản lượng sản phẩm cũng làm tăng chi phí, nhưng có những chi phí không tăng hoặc tăng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng sản lượng đó là các chi phí cố định. Tăng sản lượng là biện pháp hạ giá thành, chủ yếu nhờ sự tận dụng các chi phí cố định.
2.1.2. Chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động khác
2.1.2.1. Chi phí hoạt động tài chính
Chi phí tài chính là những chi phí thuộc về hoạt động tài chính như các khoản chi hoặc khoản lỗ liên quan tới việc cho vay, đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, giao dịch mua bán chứng khoán, lỗ phát sinh do mua, bán ngoại tệ, tỷ giá hối đoái, chiết khấu thanh toán cho người mua...
2.1.2.2. Chi phí hoạt động khác
Chi phí hoạt động khác (chi phí khác) của doanh nghiệp là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ nhất định do các sự việc xảy ra không thường xuyên hoặc do các nghiệp vụ riêng biệt của doanh nghiệp.
Chi phí khác gồm các loại:
- Chi phí cho việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định hoặc giá trị tổn thất của tài sản cố định (giá trị còn lại chưa khấu hao hết khi thanh lý, nhượng bán sau khi bù đắp bằng các khoản thu hồi được).
- Phần lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn, liên doanh, liên kết.
- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.
- Bị phạt thuế, truy nộp thuế.
- Các chi phí không thường xuyên khác.
- Chi phí thuế doanh nghiệp phải nộp. Đây là số thuế trực thu mà doanh nghiệp có lãi phải nộp, được coi là một loại chi phí của doanh nghiệp, nhưng là chi phí lấy từ lợi nhuận kinh doanh.
2.2. CÁC LOẠI THUẾ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp các loại thuế cho Nhà nước theo pháp luật hiện hành. Có loại thuế doanh nghiệp phải nộp từ chính thu nhập của mình gọi là thuế trực thu (như thuế thu nhập doanh nghiệp). Có loại thuế mà doanh nghiệp chỉ là người nộp thuế hộ, còn người chịu thuế là người tiêu thụ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ gọi là thuế gián thu (thuế nhập khẩu, xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt...). Liên quan đến chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp có các loại thuế: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.2.1. Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là khoản thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng (trừ những hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng như hàng hóa, dịch vụ thuộc sản phẩm trồng trọt, giống cây trồng vật nuôi, muối, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do nhà nước bán cho người đang thuê, chuyển quyền sử dụng đất, dịch vụ y tế, dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư, hoạt động kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh, bảo hiềm cây trồng, các loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh, dạy học, dạy nghề…)
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.
Thuế giá trị gia tăng = Giá tính thuế x Thuế suất (2.12)
* Giá tính thuế giá trị gia tăng được quy định cho từng loại hàng hóa, dịch vụ:
- Hàng hóa, dịch vụ trong nước: giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng.
- Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu: tổng của giá hàng hóa nhập tại cửa khẩu và thuế nhập khẩu.
- Đối với hàng hóa dùng để trao đổi, biếu tặng: giá tính thuế là giá trị hàng hóa cùng loại trên thị trường tại thời điểm phát sinh.
- Đối với thuê tài sản: số tiền thu từng kỳ.
- Đối với hàng hóa mua trả góp: giá của hàng hóa tính theo giá bán trả một lần.
* Thuế suất thuế giá trị gia tăng: được quy định cho từng nhóm hàng, loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Thông thường có các mức thuế suất 0%, 5%, 10%.
Có 2 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
2.2.1.1. Phương pháp khấu trừ thuế
Thuế giá trị gia
=
tăng phải nộp
Thuế giá trị gia tăng đầu ra
Thuế giá trị gia tăng
-
đầu vào được khấu trừ
(2.13)
Trong đó:
Thuế giá trị gia tăng
=
đầu ra
Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra
x Thuế suất (2.14)
Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ
Tổng số thuế giá trị gia tăng đã thanh toán được ghi trên hóa
=
đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ.
Chú ý: Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào có chứng từ ghi giá thanh toán – là giá đã có thuế giá trị gia tăng, thì doanh nghiệp căn cứ vào giá đã có thế và thuế suất thuế giá trị gia tăng để xác định giá không có thuế và số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.
Giá mua chưa có thuế = Giá thanh toán (2.15)
1 + thuế suất
Thuế giá trị gia tăng
=
đầu vào được khấu trừ
Giá mua chưa có thuế giá trị gia tăng
x Thuế suất (2.16)
Ví dụ: Trong kỳ tính thuế, số hàng hoá bán được với doanh thu (chưa có thuế GTGT) là 200 triệu đồng. Các hoá đơn mua vào của vật tư, hàng hoá trong kỳ là 140 triệu đồng (giá mua chưa có thuế GTGT) và thuế GTGT đã tính là 14 triệu đồng. Thuế suất thuế GTGT của tất cả các mặt hàng là 10%.
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế tính như sau: Thuế GTGT phải nộp = (200 x 10%) - 14 = 6 (triệu đồng)
2.2.1.2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng
=
phải nộp
Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
x Thuế suất (2.17)
Giá trị gia tăng của hàng hóa,
Giá thanh toán của
=
hàng hóa, dịch vụ
Giá thanh toán của hàng
-
hóa, dịch vụ mua vào
(2.18)