Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp

dịch vụ chịu thuế bán ra tương ứng

2.2.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Đối tượng của thuế tiêu thụ đặc biệt gồm thuốc lá điếu, rượu, bia các loại, xăng dầu, vàng mã….

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) được tính và thu một lần ở ngay từ khâu sản xuất hoặc nhập khẩu, sau đó thuế TTĐB được chuyển dịch sang cho người chịu thuế thông qua giá bán hàng hoá, dịch vụ.


Số thuế tiêu thụ

=

đặc biệt phải nộp

Số lượng hàng hóa tiêu thụ

Giá tính thuế

x

đơn vị hàng hóa

Thuế

x

suất


(2.19)


Ví dụ:

Doanh nghiệp sản xuất bia hơi, giá bán tại nơi sản xuất là 15.000đ/lít (giá đã có thuế TTĐB). Thuế suất thuế TTĐB là 50%. Trong kỳ tiêu thụ 50.000 lít. Tính số thuế TTĐB phải nộp trong kỳ như sau:

- Giá tính thuế 1 lít bia = 15.000/(1+0,5) = 10.000 (đồng/lít)

- Số thuế TTĐB phải nộp = 50.000 x 10.000 x 50% = 250.000.000 (đồng)

2.2.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập của doanh nghiệp.

Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập. Đối tượng không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã có thu nhập từ các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủ sản trừ các hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất hàng hóa lớn có thu nhập cao theo quy định của Nhà nước.


Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp


= Thu nhập chịu thuế x Thuế suất (2.30)


Thu nhập chịu thuế

Doanh thu để tính

=

thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu

+ -

thuế khác

Chi phí hợp lý


(2.31)


Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, cung ứng dịch vụ, kế cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà tổ chức kinh doanh được hưởng (doanh thu không bao gồm thuế giá trị gia tăng). Trong trường hợp doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là giá bên mua thực thanh toán có cả thuế giá trị gia tăng.

Thu nhập chịu thuế khác bao gồm: thu nhập từ mua bán chứng khoán, quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, lãi về chuyển nhượng, cho thuê hay thanh lý tài sản, tiền gửi, tiền cho vay, bán ngoại tệ, số thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, đã xóa sổ nhưng nay đòi được…

Chi phí hợp lý bao gồm: chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí vật tư, năng lượng được tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho, tiền lương, tiền công, tiền phụ cấp, chi phí nghiên cứu khoa học…

2.2.4. Một số loại thuế khác

2.2.4.1. Thuế xuất, nhập khẩu

Đối tượng chịu thuế là tất cả hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới quốc gia theo quy định của Nhà nước.


Số thuế xuất, nhập khẩu phải nộp

Số lượng hàng hóa

= x

xuất, nhập khẩu

Giá tính thuế đơn vị hàng hóa

Thuế

x

suất


(2.32)


Giá tính thuế:

- Với hàng xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu Việt Nam, không bao gồm chi phí vận chuyển, tiền mua bảo hiểm từ cửa khẩu tới cảng, bến của bên mua.

- Với hàng nhập khẩu là giá mua của hàng hoá, bao gồm cả các chi phí về đến cửa khẩu Việt Nam.

2.2.4.2. Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên áp dụng cho mọi loại tài nguyên thiên nhiên được khai thác như dầu khí, than, quặng, hải sản, sa khoáng...

Thuế tài nguyên phải nộp được tính trên cơ sở sản lượng tài nguyên khai thác, giá tính thuế cho một đơn vị tài nguyên và thuế suất thuế tài nguyên.


Số thuế tài nguyên phải nộp

Sản lượng tài

=

nguyên khai thác

Giá tính thuế đơn

x

vị tài nguyên

Thuế

x

suất


(2.33)


- Sản lượng tài nguyên khai thác không kể mục đích sử dụng vào việc gì, được trừ đi phần tạp chất (chỉ tính phần nguyên khai có ích).

- Giá tính thuế được tính theo giá bán ở thời điểm tính thuế, có trừ đi chi phí vận chuyển, sàng tuyển, thuế giá trị gia tăng nếu có.

2.3. DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP

2.3.1. Khái niệm doanh thu của doanh nghiệp

Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản thu được do hoạt động của doanh nghiệp mang lại trong một thời kỳ nhất định.

Hoạt động của doanh nghiệp bao gồm hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ và các hoạt động khác. Do đó, cấu thành nên doanh thu cũng bao gồm các bộ phận khác nhau là doanh thu về kinh doanh (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính) và thu nhập khác không có tính chất kinh doanh.

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ các khoản thu được về việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Đây là bộ phận doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp.

- Doanh thu hoạt động tài chính: bao gồm những khoản thu do hoạt động từ đầu tư tài chính mang lại như các khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi do bán ngoại tệ, lãi được chia từ việc đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp….

- Thu nhập khác: là những khoản thu từ các hoạt động ngoài các hoạt động trên, là những khoản thu không mang tính chất thường xuyên như: thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, bán các loại vật liệu thừa, thu về tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế với doanh nghiệp…

Đối với doanh nghiệp, doanh thu có ý nghĩa lớn đối với toàn bộ hoạt động vì nó là nguồn tài chính quan trọng để trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp tiếp tục tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, góp vốn cổ phần, tham gia liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp khác…

2.3.2. Doanh thu về kinh doanh

2.3.2.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

a. Khái niệm

Bán hàng và cung cấp dịch vụ (tiêu thụ sản phẩm) là quá trình doanh nghiệp xuất bán sản phẩm cho đơn vị mua để nhận được số tiền về sản phẩm đó. Quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được coi là hoàn thành khi doanh nghiệp nhận được chấp nhận trả tiền của đơn vị mua sản phẩm. Khi tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có một khoản tiền doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hay còn gọi là doanh thu tiêu thụ sản phẩm.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu tiêu thụ sản phẩm) là toàn bộ số tiền thu được trong kỳ do hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và cung ứng dịch vụ; kể cả số tiền chưa nhận được trong kỳ nhưng bên mua đã chấp nhận thanh

toán, kể cả giá trị hàng hoá tiêu thụ nội bộ và giá trị hàng hoá đem biếu, tặng để giới thiệu sản phẩm.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ sau đây (nếu có) gọi là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ:

- Chiết khấu thương mại: là khoản giảm trừ (hoặc đã thanh toán) cho người mua theo thoả thuận trên hợp đồng để khuyến khích việc mua với khối lượng lớn.

- Trị giá hàng bán bị trả lại: là giá trị số hàng hoá bị người mua trả lại do các nguyên nhân: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.

- Giảm giá hàng bán: là giá trị giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách như hợp đồng nhưng người mua đã nhận hàng.

- Các loại thuế: thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp đã tính vào giá bán.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp. Vì vậy, cần quản lý tốt hoạt động kinh doanh bằng các biện pháp tăng doanh thu. Những doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề khác nhau thì doanh thu cũng có những đặc thù, chẳng hạn:

- Ngành xây dựng: doanh thu phụ thuộc vào thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành. Vì vậy, rút ngắn thời gian và tiến độ thi công (nhưng phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật) có ý nghĩa quyết định tới doanh thu.

- Ngành thương mại: doanh thu có thời gian thu tiền thường nhanh hơn sản xuất nhưng phụ thuộc vào phương thức bán hàng, phương thức mua hàng và dự trữ.

b. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Số lượng sản phẩm bán ra trong kỳ: nhân tố này chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sản lượng sản xuất.

- Chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm ảnh hưởng đến doanh thu do nó liên quan trực tiếp tới giá cả sản phẩm.

- Giá cả sản phẩm: việc thay đổi giá bán sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu. Giá cả sản phẩm một mặt phải bù đắp được chi phí bỏ ra, mặt khác phải tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp để thực hiện tái sản xuất mở rộng.

- Thị trường và phương thức tiêu thụ, thanh toán tiền hàng: sản phẩm có thị trường rộng lớn thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm cao làm cho doanh nghiệp có khả năng tiêu thụ khối lượng sản phẩm lớn giúp tăng doanh thu. Phương thức tiêu thụ và thanh toán cũng ảnh hưởng tới việc tiêu thụ nên doanh nghiệp cần phải có những sự ưu đãi nhât định đối với người mua.

- Uy tín của doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm: là một tài sản quý giá làm cho khách hàng và người tiêu dùng tin tưởng, sẵn sàng sử dụng sản phẩm.

2.3.2.2. Doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính thực chất cũng là loại doanh thu về hoạt động kinh doanh nhưng có tính chất đặc thù là doanh thu do các hoạt động tài chính mang lại. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, bảo hiểm thì hoạt động tài chính là chủ yếu. Các doanh nghiệp sản xuất xây dựng, thương mại, dịch vụ khác thì hoạt động tài chính là hoạt động kinh doanh hỗ trợ.

Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:

- Tiền thu lãi các loại, thu chiết khấu thanh toán được hưởng.

- Thu nhập về hoạt động đầu tư như mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn (số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá gốc, tiền lãi về trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu).

- Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác (chênh lệch lớn hơn giữa khoản nhượng bán với khoản đầu tư gốc).

- Lãi về tỷ giá hối đoái.

- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ (doanh thu này chỉ có đối với doanh nghiệp được phép kinh doanh tiền tệ).

2.3.3. Thu nhập khác

Thu nhập khác là các khoản thu nhập không mang tính chất kinh doanh (không gọi là doanh thu) và không phải là phát sinh thường xuyên, chẳng hạn:

- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.

- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi liên doanh, liên kết.

- Thu nhập từ nghiệp vụ bán và cho thuê lại tài sản.

- Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng.

- Thu được các khoản nợ đã xoá.

- Các khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn nhập.

- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.

- Thu về tiền thưởng của khách hàng về tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ nhưng không tính trong doanh thu.

- Thu về quà biếu, quà tặng.

2.4. LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

2.4.1. Khái niệm lợi nhuận của doanh nghiệp

Lợi nhuận của doanh nghiệp là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được xác định là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đạt được doanh thu đó.

Lợi nhuận của doanh nghiệp được hình thành bởi hai bộ phận, đó là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác.

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: đây là bộ phận lợi nhuận chủ yếu, kết quả của hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp dưới hình thức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ và đầu tư tài chính.

- Lợi nhuận khác là bộ phận lợi nhuận do các hoạt động không thường xuyên đem lại, hình thành từ chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khác trong kỳ của doanh nghiệp.

2.4.2. Ý nghĩa của lợi nhuận

- Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

- Lợi nhuận là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệp tăng trưởng một cách ổn định, vững chắc đồng thời cũng là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước.

- Lợi nhuận còn là nguồn lực tài chính chủ yếu để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong doanh nghiệp.

- Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm sẽ làm lợi nhuận tăng lên một cách trực tiếp khi các điều kiện khác không đổi. Do đó, lợi nhuận là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.4.3. Phương pháp xác định lợi nhuận

Hàng năm, sau khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải lập "Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh" theo quy định của Bộ Tài chính. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện các chỉ tiêu có liên quan đến lợi nhuận của doanh nghiệp sau một năm. Cơ sở để lập báo cáo là:

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước.

- Số liệu trên sổ sách kế toán đến thời điểm lập báo cáo.

Sau đây là mẫu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và phương pháp xác định lợi nhuận doanh nghiệp:

Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp



CHỈ TIÊU

số

Thuyết

minh

Năm

nay

Năm

trước

1

2

3

4

5

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

01




2. Các khoản giảm trừ doanh thu

02




3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

(10= 01-02)

10




4. Giá vốn hàng bán

11




5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

(20=10 - 11)

20




6. Doanh thu hoạt động tài chính

21




7. Chi phí tài chính

22




- Trong đó: Chi phí lãi vay

23




8. Chi phí bán hàng

24




9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

25




10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

{30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}

30




11. Thu nhập khác

31




12. Chi phí khác

32




13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)

40




14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40)

50




15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại

51

52




17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

(60=50 – 51 - 52)

60




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Tài chính doanh nghiệp - 6


Tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở 2 bộ phận cấu thành lợi nhuận và tính như sau:


Tổng lợi nhuận trước

=

thuế TNDN

Lợi nhuận thuần từ

+

hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận khác


(2.34)

(50) (30) (40)

Trong đó:



Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh


Doanh

= thu thuần


Giá vốn

-

hàng

bán

Doanh thu hoạt

+

động

tài chính


Chi phí

- -

tài

chính


Chi phí bán hàng

Chi phí quản

-

doanh nghiệp


(2.35)

(30) (10) (11) (21) (22) (24) (25)

(Chỉ tiêu: Doanh thu thuần (10) - trị giá vốn hàng hoá (11) = lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ(20)).

Lợi nhuận khác

=

(40)

Thu nhập khác (31)

Chi phí khác

-

(32)


(2.36)

Sau khi xác định được "Tổng lợi nhuận trước thuế" (50) căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hiện hành (51) và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho năm trước còn thiếu (52) tính được chỉ tiêu "Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp" (60), còn gọi là lợi nhuận ròng hay lợi nhuận thuần.


Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (lợi nhuận ròng)

Tổng lợi

= nhuận trước thuế

Thuế thu

- nhập doanh nghiệp


(2.37)

(60) (50) (51 và 52)

2.4.4. Một số biện pháp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Những yếu tố bên ngoài là sự cạnh tranh, giá cả, thị trường... Những yếu tố bên trong là chi phí, doanh thu, công nghệ, trình độ tổ chức kinh doanh và quản lý... Vì vậy, để tăng lợi nhuận, doanh nghiệp phải phối hợp nhiều biện pháp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình.

Sau đây là một số biện pháp chủ yếu có thể nghiên cứu để vận dụng.

2.4.4.1. Những biện pháp liên quan tới chi phí, giá thành

Giảm chi phí tới mức hợp lý và hạ giá thành sản phẩm là nhóm giải pháp quan trọng nhất làm tăng lợi nhuận. Doanh nghiệp cần rà soát chi phí ở tất cả các khâu của quá trình kinh doanh như khâu dự trữ, khâu sản xuất và khâu lưu thông để giảm tới mức thấp nhất có thể được các loại chi phí mà không ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm, chẳng hạn:

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí