Những Biện Pháp Liên Quan Tới Doanh Thu

- Khâu dự trữ: tìm nguồn cung ứng nguyên liệu và vật tư gần hơn, rẻ hơn để tiết kiệm vốn dự trữ.

- Khâu sản xuất: tìm công nghệ sản xuất tốt hơn để rút ngắn chu kỳ sản xuất và tiết kiệm vật tư tiêu hao. Trong điều kiện có thể, dùng vật tư rẻ hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm để thay thế vật tư đắt tiền.

Có thể sử dụng các biện pháp quản lý và công nghệ để kích thích việc tăng năng suất lao động vì tận đụng được chi phí cố định và tính tích cực của người lao động sẽ làm cho giá thành sản phẩm hạ xuống.

- Khâu lưu thông: có thể giảm được nhiều loại chi phí, tăng tính hiệu quả trong khâu lưu thông. Tiền mặt để tồn đọng quá lớn ở quỹ, ở các cửa hàng, đại lý, hoặc nợ nần lớn ở nợ phải thu của khách hàng, ở việc tạm ứng là bất lợi. Các chi phí cho công tác quản lý chung cũng cần có định mức hoặc khoán vì khâu này dễ lãng phí.

2.4.4.2. Những biện pháp liên quan tới doanh thu

Doanh thu tăng và tăng nhanh hơn tốc độ tăng giá thành là điều kiện để tăng lợi nhuận. Để tăng được doanh thu chưa tính tới các yếu tố thị trường, bản thân doanh nghiệp phải tìm các biện pháp hướng tới khả năng tăng doanh thu ở các bộ phận chủ yếu cấu thành doanh thu, đó là doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính (đã nghiên cứu ở mục "doanh thu" – 2.3).

Nhìn chung, biện pháp tăng lợi nhuận kinh doanh là tổng thể những kỹ năng quản trị doanh nghiệp mà doanh nghiệp cần quan tâm phân tích, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện cho tốt.

2.4.5. Phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp

2.4.5.1. Mục đích của phân phối lợi nhuận

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của quá trình kinh doanh. Việc phân phối lợi nhuận hợp lý, công bằng vừa có ý nghĩa đối với bản thân doanh nghiệp, vừa thể hiện rò được vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển của đất nước.

Vì vậy, việc phân phối lợi nhuận doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước với doanh nghiệp và với người lao động của doanh nghiệp. Yêu cầu này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện việc phân phối lợi nhuận theo quy định của pháp luật, thông qua việc làm nghĩa vụ với Nhà nước như nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, việc tạo lập các quỹ để duy trì và phát triển khuyến khích vật chất với người lao động trong doanh nghiệp.

- Xử lý quan hệ nội bộ doanh nghiệp một cách thoả đáng để vừa phát triển doanh nghiệp, vừa tạo động lực thông qua các hình thức khuyến khích tính tích cực của người lãnh đạo cũng như của người lao động khác trong doanh nghiệp.

2.4.5.2. Hướng phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp

Lợi nhuận thực hiện của doanh nghiệp (lợi nhuận trước thuế sau 1 năm kinh doanh), về nguyên tắc được thực hiện theo thứ tự sau:

- Bù lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Phần còn lại (lợi nhuận sau thuế) được sử dụng cho các nội dung:

+ Chia lãi cho các thành viên góp vốn (chia lãi liên doanh, liên kết, lãi cổ phần).

+ Bù đắp khoản lỗ của năm trước đã hết hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế.

+ Trích lập quỹ dự phòng tài chính, mức trích lập quỹ này được quy định trích 10% cho tới khi số tích luỹ bằng 25% vốn điều lệ thì ngừng trích.

+ Trích lập các quỹ đặc biệt (do loại hình kinh doanh đặc thù) chẳng hạn với tổ chức tín dụng thì được trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 5% lợi nhuận sau thuế cho tới khi số tích luỹ bằng vốn điều lệ thì ngừng trích.

Phần còn lại của lợi nhuận sau khi sử dụng cho các nội dung trên đây được phân phối tiếp cho các quỹ đầu tư phát triển, quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi. Việc trích các loại quỹ này tuỳ theo loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu khác nhau mà có các quy định khác nhau về mức được trích, mức sử dụng và quyền quyết định mức trích, mức sử dụng.

Việc chia cổ tức của công ty cổ phần cần lưu ý một số điểm sau:

- Chốt danh sách cổ đông trước khi chia cổ tức: công ty cổ phần phải thông báo cho cổ đông biết thời hạn cuối cùng chốt danh sách cổ đông, đó là thời điểm công ty công nhận những người có tên trong danh sách cổ đông được hưởng cổ tức. Những cổ đông đã được chốt danh sách chỉ có thể chuyển nhượng cổ phần sau ngày xác lập tư cách cổ đông này.

- Tính pháp lý của việc chia cổ tức: trong trường hợp pháp luật có quy định đối với doanh nghiệp không trả được nợ thì không được chia cổ tức, doanh nghiệp sẽ không được phép chia cổ tức để bảo vệ lợi ích của các chủ nợ. Cổ tức chỉ được chia khi doanh nghiệp có lãi và đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Hình thức chia cổ tức: cổ tức có thể trả bằng tiền hoặc trả bằng cổ phiếu.

+ Trường hợp trả bằng tiền: công ty phải trả cho cổ đông bằng tiền theo tỷ lệ và số lượng cổ phiếu của các cổ đông căn cứ vào số lợi nhuận dùng để chia cổ tức. Trường hợp này doanh nghiệp không tận dụng được khả năng tái đầu tư của cổ đông nhưng giá trị của mỗi cổ phiếu vẫn được giữ nguyên.

+ Trường hợp trả bằng cổ phiếu: công ty không trả cho cổ đông cổ tức bằng tiền mà trả bằng cổ phiếu mới căn cứ vào số lợi nhuận dùng để chia cổ tức. Mỗi cổ đông được nhận thêm cổ phiếu mới theo tỷ lệ sở hữu cổ phiếu cũ. Trường hợp này cổ đông không nhận được một khoản lợi nhuận bằng tiền nào cả nhưng công ty lại tận dụng

được cổ tức của cổ đông để tăng vốn (tái đầu tư), cổ đông kỳ vọng ở sự phát triển của doanh nghiệp, giá cổ phiếu sẽ tăng và sẽ được hưởng lợi tức cổ phần nhiều hơn từ số lượng cổ phiếu mới.

2.4.5.3. Mục đích sử dụng các quỹ

a. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm

- Trợ cấp cho người lao động đã làm việc tại doanh nghiệp từ một năm trở lên bị mất việc làm tạm thời theo quy định của Nhà nước

- Chi đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động do thay đổi công nghệ hoặc chuyển sang công việc mới, đặc biệt là đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ của doanh nghiệp. Quỹ này chỉ dùng trợ cấp cho người lao động mất việc làm do các nguyên nhân khách quan như: lao động dôi ra vì thay đổi công nghệ, do liên doanh, do thay đổi tổ chức trong khi chưa bố trí công việc khác, hoặc chưa kịp giải quyết cho thôi việc. Mức trợ cấp cho từng trường hợp cụ thể do giám đốc quyết định sau khi có ý kiến của chủ tịch công đoàn doanh nghiệp.

b. Quỹ phúc lợi

- Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa, bổ sung vốn xây dựng các công trình phúc lợi công cộng của doanh nghiệp, góp vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành, hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng thoả thuận.

- Chi cho các hoạt động thể thao, văn hoá, phúc lợi công cộng của tập thể công nhân viên doanh nghiệp.

- Đóng góp cho quỹ phúc lợi xã hội (các hoạt động từ thiện, phúc lợi xã hội công cộng...).

- Trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho các cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp.

- Ngoài ra có thể chi trợ cấp khó khăn cho người lao động của doanh nghiệp đã nghỉ hưu, mất sức lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa, xây nhà tình nghĩa, từ thiện.

-Giám đốc doanh nghiệp phối hợp với ban chấp hành công đoàn doanh nghiệp để quản lý và sử dụng quỹ này.

c. Quỹ khen thưởng

- Thưởng cuối năm hoặc thưởng thường kỳ cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.

- Thưởng cho những cá nhân và đơn vị bên ngoài doanh nghiệp có quan hệ kinh tế đã hoàn thành tốt những điều kiện của hợp đồng, đóng góp có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

d. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

- Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

- Trong thời hạn năm năm, kể từ khi trích lập, nếu quỹ phát triển khoa học và công nghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.

- Doanh nghiệp không được hạch toán các khoản chi từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.

- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp chỉ được sử dụng cho đầu tư khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

e. Quỹ đầu tư phát triển

- Để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và đổi mới công nghệ, trang thiết bị, điều kiện làm việc của doanh nghiệp.

- Góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, góp vốn cổ phần theo quy định hiện hành.

- Đối với các doanh nghiệp làm nhiệm vụ thu mua, chế biến nông, lâm, hải sản được dùng quỹ này để trực tiếp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, hoặc cho các thành phần kinh tế khác vay vốn phát triển vùng nguyên liệu cung cấp cho doanh nghiệp.

- Đối với doanh nghiệp nhà nước quy định trích tối thiểu 50% vào quỹ đầu tư phát triển.

f. Quỹ dự phòng tài chính

- Bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình kinh doanh sau khi đã được bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất và của tổ chức bảo hiểm.

- Đối với doanh nghiệp nhà nước quy định trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính.

Khi số dư của quỹ này bằng 25% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì không trích nữa.

g. Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

- Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu được hình thành từ lợi nhuận sau thuế và được sử dụng vào việc khen thưởng hoặc các mục đích khác phục vụ công tác điều hành của ban giám đốc, hội đồng quản trị như quỹ thưởng ban điều hành công ty. Việc trích và sử dụng quỹ khác thuộc nguồn vốn chủ sở hữu phải theo chính sách tài chính

hiện hành đối với từng loại doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân…

2.5. ĐIỂM HÒA VỐN

2.5.1. Khái niệm

Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng phải xác định mức doanh thu tối thiểu bù đắp chi phí. Việc xem xét điểm hòa vốn cho phép xác định được mức doanh thu với khối lượng và thời gian sản xuất để bù đắp chi phí đã bỏ ra, tức là đạt được mức hòa vốn.

Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu tiêu thụ sản phẩm bằng với chi phí đã bỏ ra. Tại điểm hòa vốn, doanh nghiệp không có lãi mà cũng không bị lỗ.

Khi xem xét điểm hòa vốn, cần phân biệt 2 trường hợp là điểm hòa vốn kinh tế và điểm hòa vốn tài chính.

- Điểm hòa vốn kinh tế: biểu thị doanh thu bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh chưa tính đến lãi vay vốn phải trả. Tại điểm hòa vốn kinh tế, lợi nhuận trước lãi vay và thuế bằng 0.

- Điểm hòa vốn tài chính: biểu thị doanh thu bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh và lãi vay vốn phải trả. Tại điểm hòa vốn tài chính, lợi nhuận trước thuế bằng 0.

2.5.2. Xác định điểm hòa vốn kinh tế

2.5.2.1. Sản lượng hòa vốn kinh tế

Gọi Qh: sản lượng cần tiêu thụ để được hòa vốn FC: tổng chi phí cố định

AVC: chi phí biến đổi tính trên một đơn vị sản phẩm P: giá bán tính trên một đơn vị sản phẩm

Tại điểm hòa vốn, tổng doanh thu bằng tổng chi phí nên: Qh*P = FC + Qh*AVC



→ Qh =


2.5.2.2. Công suất hòa vốn kinh tế

FC

P - AVC


(2.38)


Trong nhiều trường hợp, cần phải biết huy động bao nhiêu % công suất máy móc, thiết bị vào sản xuất sản phẩm sẽ đạt được hòa vốn.

Gọi Q: sản lượng đạt 100% công suất hoạt động của máy móc, thiết bị h: công suất tại điểm hòa vốn (%)


h = FC x 100% (2.39) Q x (P – AVC)

2.5.2.3. Thời gian hòa vốn kinh tế


Gọi

t:

thời gian đạt điểm hòa vốn (tháng)


Qh:

Q:

sản lượng cần tiêu thụ để được hòa vốn

sản lượng có thể sản xuất trong năm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Tài chính doanh nghiệp - 7


Qh x 12

t = Q


(2.40)


Ví dụ: Công ty A chuyên sản xuất một loại sản phẩm tiêu dùng với các dữ kiện sau đây:

- Tổng chi phí cố định (FC): 400.000.000 đồng.

- Chi phí biến đổi một đơn vị sản phẩm (V): 20.000 đồng.

- Giá bán 1 sản phẩm (P): 100.000 đồng.

Từ dữ liệu này, có thể dự kiến tình hình biến đổi giữa sản lượng tiêu thụ, doanh thu với chi phí trong 6 tháng như sau:

Đơn vị tính: 1.000 đồng


Tháng

Sản lượng tiêu thụ

(Q - chiếc)

Tổng chi phí cố định (FC)

Chi phí biến đổi

Tổng chi phí


Doanh thu

Lãi (+) Lỗ (-)

1

3.000

400.000

60.000

460.000

300.000

-160.000

2

4.000

400.000

80.000

480.000

400.000

-80.000

3

5.000

400.000

100.000

500.000

500.000

Hoà vốn

4

6.000

400.000

120.000

520.000

600.000

+80.000

5

7.000

400.000

140.000

540.000

700.000

+160.000

6

7.500

400.000

150.000

550.000

750.000

+200.000


Từ kết quả tính toán ở bảng trên, ta thấy Công ty A đạt điểm hoà vốn sau 3 tháng. Ở thời điểm hoà vốn, tổng doanh thu đạt 500 triệu đồng, bằng với tổng chi phí. Sau thời điểm hoà vốn, Công ty có lãi (từ tháng 4). Sản lượng sản phẩm cần tiêu thụ để đạt điểm hoà vốn là 5.000 sản phẩm. Còn trước đó, sản lượng tiêu thụ càng ít hơn 5.000 đơn vị thì mức lỗ càng nhiều.

Sản lượng cần tiêu thụ để hoà vốn (Qh)



Qh =

FC

P - AVC


= 5.000 (sản phẩm)

Như vậy, nếu công ty không tiêu thụ đạt mức 5.000 sản phẩm sẽ bị lỗ và nếu chi phí biến đổi tăng lên ở mỗi sản phẩmsản xuất thì số sản phẩm bán ra phải tăng lên lúc đó công ty mới hoà vốn.

2.5.3. Ý nghĩa của phân tích điểm hòa vốn

- Xem xét mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu và lợi nhuận để từ đó lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất.

- Giúp các nhà quản lý xem xét cần sản xuất bao nhiêu sản phẩm để không bị lỗ với các điều kiện tương ứng không thay đổi (như chi phí, giá bán…)

2.6. QUẢN LÝ NGÂN QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP

2.6.1. Khái niệm ngân quỹ

Nghiên cứu thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh chưa cho biết về khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong từng thời kỳ ngắn hơn (hàng tháng). Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu ngân quỹ doanh nghiệp. Nghiên cứu ngân quỹ trong doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được dòng tiền ra, dòng tiền vào, các khoản phải thu, phải trả phát sinh trong kỳ, đồng thời lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, dự báo các luồng thu, chi bằng tiền phát sinh trong các tháng, nhu cầu và khả năng tiền mặt, để chủ động trong đầu tư hoặc huy động vốn tài trợ.

Ngân quỹ là khoản chênh lệch giữa thực thu ngân quỹ và thực chi ngân quỹ tại một thời điểm nhất định của doanh nghiệp .

Để hiểu rò về ngân quỹ cần đi sâu vào hai khái niện hình thành nên ngân quỹ là thực thu ngân quỹ và thực chi ngân quỹ .

- Thực chi ngân quỹ: là những khoản doanh nghiệp thực chi ra trong kỳ, có thể bằng tiền, chuyển khoản (dòng tiền ra – xuất quỹ).

- Thực thu ngân quỹ: là những khoản doanh nghiệp thực thu được trong kỳ, có thể bằng tiền hoặc bằng chuyển khoản (dòng tiền vào – nhập quỹ).

Vì vậy, quản lý ngân quỹ liên quan đến các dòng tiền vào ra doanh nghiệp, quản lý mức cân đối tiền trong ngân quỹ.

2.6.2. Nội dung quản lý ngân quỹ

2.6.2.1. Thu ngân quỹ

a. Thực thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Là các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp trong kỳ từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể bao gồm các khoản chủ yếu sau:

- Thu tiền bán hàng trong kỳ: do thực thu tiền bán hàng kỳ này là khoản tiền khách hàng thực thanh toán cho doanh nghiệp nên thực thu tiền hàng của doanh nghiệp

sẽ bao gồm: giá bán sản phẩm và thuế gián thu (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu ...). Đây là khoản thu chủ yếu của doanh nghiệp.

- Thu tiền nợ tiền hàng kỳ trước của khách hàng (giảm các khoản phải thu): xuất phát từ việc áp dụng chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp nên những khoản tín dụng mà doanh nghiệp cấp cho khách hàng kỳ trước kỳ này sẽ được khách hàng thanh toán . Những khoản đó mặc dù phát sinh từ những hoạt động mua bán của kỳ trước nhưng do kỳ này mới được khách hàng thanh toán nên nó được coi là một khoản thực thu ngân quỹ của kỳ này.

- Thu tiền từ những hoạt động sản xuất kinh doanh khác: trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, trong mục các khoản phải thu, ngoài các khoản phải thu của khách hàng doanh nghiệp còn có các khoản phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác. Những khoản tiền thu được từ các khoản trên cũng được coi là thực thu ngân quỹ từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định theo công thức:


Thu bằng tiền

=

trong kỳ

Phải thu

+

đầu kỳ

Doanh thu bán hàng trong kỳ

Phải thu

-

cuối kỳ


(2.41)

Doanh thu bán

= +

hàng trong kỳ

Chênh lệch khoản phải thu


Phải thu đầu kỳ và cuối kỳ được thể hiện và phản ánh ở hai thời điểm bên phần tài sản của bảng cân đối kế toán. Doanh thu bán hàng trong kỳ được thể hiện và phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh.

Trên thực tế, người ta thường sử dụng phương pháp bảng để xác định thu bằng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu sau:

Bảng 2.3: Thu bằng tiền từ hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: …


STT

Chỉ tiêu

1 2 3…

Cuối kỳ

1

Thu từ doanh thu tháng m



2

Thu từ doanh thu tháng m + n







Thu khoản phải thu đầu kỳ




Tổng nhập quỹ




- Thu tháng m: số tiền thu được ngay tháng phát sinh doanh thu

- Thu tháng m + n: số tiền thu được sau n tháng của tháng phát sinh doanh thu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022