TÊN ĐẦY ĐỦ | |
HQTC | Hiệu quả tài chính |
HTK | Hàng tồn kho |
ICP | Kỳ luân chuyển hàng tồn kho |
KNSL | Khả năng sinh lời |
KNTT | Khả năng thanh toán |
LEV | Đòn bẩy tài chính |
MHHQ | Mô hình hồi quy |
MQH | Mối quan hệ |
MĐTĐ | Mức độ tác động |
NGANH | Ngành kinh doanh |
NĐT | Nhà đầu tư |
NNH | Nợ ngắn hạn |
NOI | Thu nhập hoạt động ròng |
NVL | Nguyên vật liệu |
OLS | Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất |
PDP | Kỳ trả tiền bình quân |
P/E | Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu |
QR | Hệ số khả năng thanh toán nhanh |
QUYMO | Quy mô doanh nghiệp |
RCP | Kỳ thu tiền bình quân |
REM | Phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên |
ROA | Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản |
ROCE | Tỷ lệ thu nhập trên vốn sử dụng |
ROE | Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu |
ROI | Tỷ suất lợi nhuận trên đầu tư |
ROS | Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu |
SX | Sản xuất |
SXKD | Sản xuất kinh doanh |
TM & DV | Thương mại và dịch vụ |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của các Công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 1
- Tổng Quan Nghiên Cứu Về Tác Động Của Tính Thanh Khoản Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Doanh Nghiệp
- Các Nghiên Cứu Về Tác Động Của Tính Thanh Khoản Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Doanh Nghiệp Khi Đo Lường Tính Thanh Khoản Theo Tỷ Lệ Dòng Tiền
- Các Nghiên Cứu Về Tác Động Của Tính Thanh Khoản Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Doanh Nghiệp Khi Đo Lường Tính Thanh Khoản Theo Cả Tỷ Lệ Truyền Thống
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
TÊN ĐẦY ĐỦ | |
TNDN | Thu nhập doanh nghiệp |
TSNH | Tài sản ngắn hạn |
TOBIN’Q | Hệ số giá trị thị trường |
TSCĐ | Tài sản cố định |
TTCK | Thị trường chứng khoán |
TTK | Tính thanh khoản |
XD | Xây dựng |
VLĐ | Vốn lưu động |
VN | Việt Nam |
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tổng hợp các bằng chứng thực nghiệm về tác động của tính thanh khoản
đến hiệu quả tài chính 24
Bảng 3.1: Tổng hợp các chỉ tiêu đo lường biến phụ thuộc 55
Bảng 3.2: Tổng hợp các chỉ tiêu đo lường biến độc lập 59
Bảng 3.3: Tổng hợp các chỉ tiêu đo lường biến kiểm soát 62
Bảng 3.4: Tổng hợp phân ngành của các DNPTCNY trên HNX 66
Bảng 3.5: Tổng hợp phân ngành của các DNPTCNY trên sàn HOSE 66
Bảng 3.6: Tổng hợp phân ngành của các DNPTCNY trên TTCK VN theo ICB 68
Bảng 3.7: Tổng hợp DN theo nhóm ngành 68
Bảng 4.1: Các chỉ số của TTCK VN năm 2019 77
Bảng 4.2: Tổng hợp giao dịch hợp đồng tương lai VN giai đoạn 2017-2019 78
Bảng 4.3: Tổng tài sản của các ngành phi tài chính niêm yết giai đoạn 2015-2019 80
Bảng 4.4: Tốc độ tăng trưởng của các ngành phi tài chính niêm yết giai đoạn 2015-2019 80
Bảng 4.5: Hiệu quả tài chính của các ngành phi tài chính niêm yết giai đoạn 2015-2019 81
Bảng 4.6: Thực trạng tính thanh khoản của các DNPTCNY bình quân giai đoạn 2015-2019.82 Bảng 4.7: Ma trận hệ số tương quan 85
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định VIF với các biến phụ thuộc 87
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định VIF với các biến phụ thuộc sau mô hình điều chỉnh 87
Bảng 4.10: Bảng thống kê mô tả dữ liệu chung 90
Bảng 4.11: Bảng thống kê mô tả dữ liệu ngành SX 91
Bảng 4.12: Bảng thống kê mô tả dữ liệu ngành XD 92
Bảng 4.13: Bảng thống kê mô tả dữ liệu ngành TM&DV 92
Bảng 4.14: Kết quả hồi quy mô hình với BPT ROA 96
Bảng 4.15: Tổng hợp kết quả tác động của TTK đến ROA theo ngành nghề 97
Bảng 4.16: Kết quả hồi quy mô hình với BPT ROE 99
Bảng 4.17: Tổng hợp kết quả tác động của TTK đến ROE theo ngành nghề 100
Bảng 4.18: Kết quả hồi quy mô hình với BPT ROS 102
Bảng 4.19: Tổng hợp kết quả tác động của TTK đến ROS theo ngành nghề 103
Bảng 4.20: Kết quả hồi quy mô hình với BPT TOBIN’Q 105
Bảng 4.21: Tổng hợp kết quả tác động của TTK đến TOBIN’Q theo ngành nghề 106
Bảng 4.22: Tổng hợp kết quả tác động của các BĐL, BKS đến HQTC 107
Bảng 4.23: Tổng hợp sự khác biệt về MĐTĐ của CR tới HQTC theo nhóm ngành 108
Bảng 4.24: Tổng hợp sự khác biệt về MĐTĐ của CAR tới HQTC theo từng ngành 110
Bảng 4.25: Tổng hợp sự khác biệt về MĐTĐ của CCC tới HQTC theo từng ngành 111
Bảng 4.26: Tổng hợp sự khác biệt về MĐTĐ của CFR tới HQTC theo từng ngành 114
Bảng 5.1. Định hướng phát triển TTCK đến năm 2025 121
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Các chỉ tiêu đo lường HQTC của DN 38
Hình 2.2: Các khía cạnh đo lường HQTC của DN 38
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 50
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu 52
Hình 4.1: Tăng trưởng VN so với các khu vực trên thế giới 75
Hình 4.2: Diễn biến chỉ số VN-INDEX giai đoạn 2015-2019 78
Hình 4.3: Xu hướng biến động TTK của các DN 84
Hình 4.4: Xu hướng biến động CCC của các DN 84
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Tính thanh khoản (TTK) của các doanh nghiệp (DN) chính là khả năng DN chuyển đổi các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, ứng trước ngắn hạn và hàng tồn kho (HTK) của DN thành tiền một cách thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng cho việc kịp thời thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (NNH). Đó là điều kiện tiên quyết để đảm bảo DN thanh toán các khoản NNH và chính dòng chảy liên tục của nó sẽ đảm bảo một DN kinh doanh có lợi nhuận (Bibi and Amjad, 2017).
Theo Điều 4 - Luật Phá sản năm 2014: “DN, hợp tác xã mất khả năng thanh toán (KNTT) là DN, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”. Nghĩa là để có thể đảm bảo được quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD) luôn được diễn ra bình thường và liên tục, thì các DN luôn luôn phải đảm bảo, luôn luôn phải quan tâm đến TTK của DN mình. Trong hoạt động của một DN thì TTK chính là mạch máu duy trì sự sống còn của DN đó. Nếu không có lợi nhuận, một DN chỉ bị coi là yếu và vẫn hoạt động được trong một thời gian nhưng theo Agarwal and Mishra (2007) (trích dẫn trong Ware, 2015), nếu không có TTK, DN có thể sẽ phải ngừng hoạt động và sớm phá sản. Một tổ chức có chính sách thanh khoản phù hợp sẽ giúp cải thiện lợi nhuận, giảm nguy cơ thất bại của DN và cải thiện đáng kể cơ hội tồn tại. Theo Justyna (2013), TTK là then chốt cho sự sống còn của DN vì nó tác động đến doanh thu, tốc độ tăng trưởng và rủi ro của DN. Nó cũng giúp DN vừa tận dụng tốt các nguồn lực đương có và tạo ra lợi nhuận mà không có bất kỳ rủi ro nào (Ismail, 2016).
Như vậy, rõ ràng, TTK của một DN có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến sự tồn tại của một DN. Điều này được thể hiện rõ ràng cả về mặt thực tiễn và lý luận. Về mặt thực tiễn, một ví dụ sinh động về tầm quan trọng của TTK đến từ việc so sánh hai nhà bán lẻ lớn ở Mỹ, là Wal-Mart và Kmart. Năm 1994, họ có một cấu trúc vốn tương tự. Sự khác biệt chính là trong chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) - một thước đo của TTK: CCC của Kmart là khoảng 61 ngày, trong khi đối với Wal-Mart là 40 ngày. Kmart phải đối mặt với việc tăng chi phí vốn là 198,3 triệu một năm. Kết quả là, trong năm 2002 Kmart tuyên bố phá sản trong khi Wal-Mart nhanh chóng trở thành một nhà lãnh đạo ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Wal-Mart cuối cùng đã phát triển thành công nhờ vào quản lý TTK hiệu quả (Podilchuk, 2013). Hay tại Việt Nam, ngày
22/3/2012, Ủy ban chứng khoán nhà nước đã nhận được báo cáo, giải trình của Công ty Cổ phần Đầu tư Tổng hợp Hà Nội (HANIC), sau khi Công ty công bố mình đang bên bờ vực phá sản. Theo đó, đến ngày 22/03/2012, Công ty cổ phần Beta BQP (Beta) còn nợ HANIC số tiền là 349,05 tỷ đồng. Số tiền này đã đến hạn phải trả cho HANIC từ 9 tháng trước. Chính vì vậy, hiện nay HANIC đang trong tình trạng mất khả năng thanh toán, nợ thuế, thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thiếu tiền để thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội đúng thời hạn quy định. Nếu trong trường hợp Beta không có hành động trả dần số tiền nợ trên thì có thể đẩy HANIC đến bên bờ vực phá sản. Những ví dụ này cho thấy tính thanh khoản là rất quan trọng đối với tình hình tài chính thực tế của một công ty.
Về mặt lý luận, hiện vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm về tác động của TTK đến hiệu quả tài chính (HQTC) của các DN. Sanghani (2014), Umobong (2015) và Demirgünes (2016) cho rằng TTK có tác động đáng kể và thuận chiều đến khả năng sinh lời của DN, nhưng Eljelly (2004), Bibi và Amjad (2017) lại chứng minh rằng tác động đó là nghịch chiều, trong khi đó Bhunia và cộng sự (2011) lại tìm ra được cả tác động thuận chiều và nghịch chiều của TTK đến HQTC, còn Thuraisingam (2015) và Ware (2015) lại không tìm thấy sự tác động nào. Mặt khác, trong khi xem xét tác động đó, hầu hết các tác giả mới tập trung vào đo lường thanh khoản theo các chỉ số truyền thống. Trong khi đó, gần đây, việc sử dụng các chỉ tiêu đo lường thanh khoản theo tỷ lệ dòng tiền đã xuất hiện và mang lại một góc nhìn toàn diện hơn đối với việc đo lường TTK. Dần dần, chúng được cho là phản ánh bức tranh thanh khoản của DN tốt hơn so với các chỉ tiêu truyền thống (Phạm Quang Tin và cộng sự, 2017). Một kết luận chỉ dựa trên các thước đo truyền thống có thể dẫn đến một kết luận không chính xác về tình trạng thanh khoản của DN (Kirkham, 2012). Sự tác động đó là như thế nào, phụ thuộc vào tình hình cụ thể của từng nền kinh tế, từng khu vực, từng giai đoạn và còn phụ thuộc vào từng thước đo TTK và HQTC.
Hơn nữa, các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết (DNPTCNY) trên thị trường chứng khoán (TTCK) là các DN có ảnh hưởng lớn đến lợi ích công chúng. Thông tin do các DN này công bố có ảnh hưởng lớn đến nhiều đối tượng và quyết định của các nhà đầu tư (NĐT). Do đó, đảm bảo sự công khai, minh bạch số liệu và sự phát triển bền vững của các DN này là điều hết sức quan trọng, có ảnh hưởng đến sự ổn định của cả nền kinh tế. Mà thước đo sự tồn tại và phát triển bền vững hiệu quả nhất của các DN này trong một TTCK như của Việt Nam (VN) - TTCK cận biên - chính là HQTC. Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả
tài chính của các Công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm điểm nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
“ Mục tiêu tổng quát của luận án đánh giá ảnh hưởng của TTK đến HQTC của các DNPTCNY trên TTCK VN và sự tác động đó có khác biệt như thế nào giữa các nhóm ngành nghề khác nhau. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số giải pháp đối với các bên liên quan nhằm tăng TTK của DN, từ đó nâng cao HQTC.”
Với mục tiêu tổng quát như trên, mục tiêu cụ thể của luận án là:
- Đánh giá thực trạng tính thanh khoản và HQTC của các DNPTCNY trên TTCK VN giai đoạn 2015-2019;
- Xác định chiều hướng tác động của tính thanh khoản đến HQTC của các DNPTCNY trên TTCK VN;
- Xác định mức độ tác động (MĐTĐ) của TTK đến HQTC của các DNPTCNY trên TTCK VN thuộc các nhóm ngành nghề khác nhau thì khác nhau như thế nào;
- Đưa ra các giải pháp trong việc quản lý tính thanh khoản nhằm nâng cao HQTC của các DNPTCNY trên TTCK VN;
Để thỏa mãn được các mục tiêu trên, đề tài này được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
1. Thực trạng tính thanh khoản của các DNPTCNY trên TTCK VN như thế nào? Mô hình nào có thể được sử dụng để giải thích cho tác động của TTK đến HQTC của các DNPTCNY trên TTCK VN?
2. TTK có tác động như thế nào đối với HQTC của các DNPTCNY trên TTCK VN? Sự tác động đó giữa các nhóm ngành nghề khác nhau thì có khác nhau không nếu sử dụng các chỉ tiêu đo lường TTK và HQTC khác nhau?
3. Những giải pháp gì có thể thực hiện làm tăng TTK của DN để góp phần gia tăng HQTC của các DNPTCNY trên TTCK VN?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của TTK đến HQTC của các DNPTCNY trên TTCK VN.
Để đảm bảo phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu cụ thể của luận án như sau: