(1) Về phạm vi không gian: luận án tập trung vào các DNPTCNY trên TTCK có tên trong danh sách niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán (GDCK) Thành phố Hồ Chí Minh (https://www.hsx.vn) và Sở GDCK Hà Nội (https://www.hnx.vn), các DNPTCNY trên sàn UPCOM không được đưa vào danh sách các DN nghiên cứu.
(2) Về phạm vi thời gian: tác giả nghiên cứu các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 5 năm (2015-2019) để hoàn thiện luận án.
(3) Về phạm vi nội dung: Nội dung nghiên cứu của luận án tập trung vào:
- Thứ nhất là TTK của DN: được đo lường bằng các tỷ lệ truyền thống và tỷ lệ dòng tiền;
- Thứ hai là HQTC của DN: được đo lường bằng giá trị sổ sách và giá trị thị trường;
- Thứ ba là chiều hướng tác động của TTK đến HQTC;
- Thứ tư là MĐTĐ của TTK đến HQTC của các DNPTCNY trên TTCK VN thuộc các nhóm ngành nghề khác nhau;
- Thứ năm là các giải pháp có thể thực hiện làm tăng TTK của DN để góp phần gia tăng HQTC của các DNPTCNY trên TTCK VN.
4. Phương pháp nghiên cứu
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của các Công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 1
- Tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của các Công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 2
- Các Nghiên Cứu Về Tác Động Của Tính Thanh Khoản Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Doanh Nghiệp Khi Đo Lường Tính Thanh Khoản Theo Tỷ Lệ Dòng Tiền
- Các Nghiên Cứu Về Tác Động Của Tính Thanh Khoản Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Doanh Nghiệp Khi Đo Lường Tính Thanh Khoản Theo Cả Tỷ Lệ Truyền Thống
- Cơ Sở Lý Luận Về Tác Động Của Tính Thanh Khoản
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trước, dựa vào cơ sở lý luận và lý thuyết có liên quan về tác động của TTK đến HQTC, tác giả đã lựa chọn và xác lập các vấn đề cần nghiên cứu của luận án. Từ đó xác định phương pháp để thực hiện nghiên cứu. Luận án sẽ sử dụng đồng thời cả phương pháp định lượng và phương pháp định tính để tìm hiểu về tác động của TTK đến HQTC của DN. Trong đó, nghiên cứu định lượng được sử dụng để xác định MĐTĐ của TTK đến HQTC trong khi có sự kiểm soát của các biến khác như ngành nghề, quy mô DN, tốc độ tăng trưởng, đòn bẩy tài chính. Tiếp sau đó, phương pháp định tính sẽ được sử dụng để đánh giá kết quả nghiên cứu định lượng có phù hợp với thực tế dưới góc nhìn của các nhà quản trị DN hay không.
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Về mặt khoa học và lý luận
- Thứ nhất, Luận án góp phần củng cố và vận dụng lý thuyết đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết ưa thích thanh khoản, lý thuyết đại diện và lý thuyết bất đối xứng thông tin thông qua việc giải thích tác động của TTK đến HQTC của các DNPTCNY trên TTCK VN.
- Thứ hai, Luận án tổng hợp được đầy đủ các thước đo TTK của các DNPTCNY, đặc biệt là ở VN – Quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, đang có những tiến bộ vượt bậc cả về nhận thức và sự phát triển kinh tế - một quốc gia có TTCK cận biên.
- Thứ ba, không chỉ áp dụng phương pháp hồi quy phổ thông như “ phương pháp hồi quy tác động cố định (FEM), phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM), tác giả còn áp dụng phương pháp hồi quy bình quân tối thiểu tổng quát (GLS) để khắc phục các khuyết tật của mô hình, từ đó cung cấp được bằng chứng đáng tin cậy hơn về tác động của TTK đến HQTC của các DNPTCNY.”
5.2. Về mặt thực tiễn
- Thứ nhất, nghiên cứu chỉ ra được thực trạng và xu hướng thay đổi TTK của các DN theo cả các thước đo truyền thống và các thước đo dòng tiền của các DNPTCNY nói chung; DN SX, DN XD, DN TM&DV nói riêng trong giai đoạn 2015-2019, cụ thể là qua 6 thước đo: hệ số KNTT hiện thời (CR), hệ số KNTT nhanh (QR), hệ số KNTT tức thời (CAR), chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC), “ hệ số đảm bảo thanh toán nợ từ dòng tiền thuần hoạt động (CFR) và hệ số đảm bảo nhu cầu tiền mặt cần thiết (CNCC).
- Thứ hai, cung cấp bằng chứng tại VN về tác động thuận chiều của TTK đến HQTC với 4 chỉ tiêu đại diện HQTC là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) và hệ số giá trị thị trường (Tobin’Q). Đồng thời nghiên cứu cũng tìm thấy sự khác biệt về tác động này giữa các DN thuộc các nhóm ngành khác nhau với mẫu nghiên cứu 527 DN, tương ứng 2.635 quan sát trong khoảng thời gian từ 2015-2019.
Với những đóng góp như trên về mặt lý luận và về mặt thực tiễn, nghiên cứu được kỳ vọng một mặt sẽ làm đầy và phong phú thêm cơ sở lý luận trong lĩnh vực nghiên cứu về TTK,” mặt khác sẽ là tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho các nhà quản trị tài chính, các NĐT, các bên liên quan nhằm tăng cường TTK của các DN vì mục tiêu thanh khoản bền vững.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án gồm 5 chương
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu về tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
Chương 2. Cơ sở lý luận về tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Chương 5. Các giải pháp quản lý tính thanh khoản nhằm nâng cao “hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.”
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan nghiên cứu về tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
Trên thế giới, vấn đề tác động của TTK đến HQTC đã được nhiều quốc gia, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu và phân tích. Các nghiên cứu đó hầu hết sử dụng các chỉ tiêu đo lường truyền thống của TTK để xem xét. Đó là các chỉ tiêu được tính toán dựa trên số liệu từ Bảng cân đối kế toán (Bảng CĐKT) và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BC KQHĐKD). Tuy nhiên, gần đây, việc sử dụng các chỉ tiêu đo lường TTK dựa trên tỷ lệ dòng tiền đã xuất hiện và mang lại một góc nhìn toàn diện hơn đối với việc đo lường TTK. Đó là việc tính toán các chỉ tiêu thanh khoản dựa trên số liệu được cung cấp từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BC LCTT). Dần dần, chúng được cho là phản ánh bức tranh thanh khoản của DN tốt hơn so với các chỉ tiêu truyền thống (Phạm Quang Tin và cộng sự, 2017). Một kết luận chỉ dựa trên các thước đo truyền thống có thể dẫn đến một kết luận không chính xác về tình trạng thanh khoản của DN (Kirkham, 2012).
Vì vậy, để cung cấp một bức tranh toàn cảnh về tác động của TTK đến HQTC của DN, tác giả đã tiến hành tổng quan dựa trên 2 cách đo lường TTK là theo tỷ lệ truyền thống và theo tỷ lệ dòng tiền. Trong đó, HQTC được các nghiên cứu đo lường thông qua các tỷ suất lợi nhuận: ROA, ROE, ROS, tỷ suất lợi nhuận trên đầu tư (ROI), tỷ lệ thu nhập trên vốn sử dụng (ROCE) và thông qua giá trị thị trường Tobin’Q.
1.1.1. Các nghiên cứu về tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp khi đo lường tính thanh khoản theo tỷ lệ truyền thống
Các chỉ tiêu đo lường TTK theo tỷ lệ truyền thống là các chỉ tiêu được tính toán căn cứ vào số liệu từ bảng CĐKT và BC KQHĐKD. Tác giả Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển (2010) đưa ra 4 chỉ tiêu đo lường TTK của DN (hay còn gọi là nhóm hệ số KNTT) gồm: (1) Hệ số KNTT hiện thời (CR), (2) Hệ số KNTT nhanh (QR), (3) Hệ số KNTT tức thời (CAR), (4) Hệ số KNTT lãi vay. Tác giả Văn Thị Thái Thu và cộng sự (2015) cũng chỉ ra 4 chỉ tiêu dùng để đo lường TTK của DN, trong đó 3 chỉ tiêu (1), (2), (3) giống của các tác giả Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển (2010), chỉ tiêu thứ tư thay bằng CCC.
Hầu hết các công trình nghiên cứu trên thế giới và tại VN đều xem xét mức độ ảnh hưởng của TTK đến HQTC của các DN trên góc độ tỷ lệ truyền thống. Tuy nhiên,
kết quả của các nghiên cứu này lại không đồng nhất, thậm chí là có nhiều luống ý kiến trái chiều nhau.
Các chỉ tiêu tài chính giúp các NĐT và những người sử dụng BCTC đánh giá chính xác hơn về HQTC của một DN. Trong đó, các chỉ số TTK cung cấp cho họ một cái nhìn sâu sắc về khả năng đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn của DN và điều đó là cần thiết cho sự tồn tại của một DN. Việc đánh giá và đưa ra các quyết định sai lầm về TTK có thể làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến mức độ sinh lợi và tăng trưởng của DN (Umobong, 2015). Chính vì vậy, Umobong (2015) đã kiểm tra tác động của CR và QR đến sự tăng trưởng lợi nhuận của các DN dược phẩm niêm yết tại Sở GDCK Nigeria từ năm 2011 đến năm 2013. Nghiên cứu này dựa trên lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory) và lý thuyết đánh đổi (Trade – off Theory) để giải thích tác động của TTK đến HQTC của DN. Tác giả cho rằng các DN nhắm đến mục tiêu một mức độ thanh khoản tối ưu để cân bằng lợi ích và chi phí giữ tiền mặt. Do đó các DN sẽ có xu hướng tăng TTK của họ cho đến khi nó đạt đến mức tối ưu và tối đa hóa lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng mức độ thanh khoản của các DN dược phẩm tại Nigeria ảnh hưởng thuận chiều đến HQTC và mức độ tăng trưởng của các DN này. Phát hiện của nghiên cứu này phù hợp với phát hiện của Demirgünes (2016), Janjua và cộng sự (2016), Ismail (2016) và Khidmat and Redman (2014).
Demirgünes (2016) lại sử dụng duy nhất hệ số CR để làm đại diện cho TTK khi xem xét ảnh hưởng của TTK đến HQTC của các DN trong ngành bán lẻ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ngành bán lẻ của Thổ Nhĩ Kỳ phát triển làm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên từ năm 1990 đến năm 2000 đã chứng kiến sự nổi lên của các trung tâm mua sắm, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Trong giai đoạn thứ hai giữa năm 2000 và 2010, các trung tâm mua sắm đã phát triển mạnh mẽ hơn và xâm nhập cả các thành phố nhỏ. Đó là do chính sách tự do hóa và xu hướng toàn cầu hóa. Ông cũng nhận định, trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đó, TTK được đo bằng nhiều cách khác nhau, nhưng do mục đích và ngữ cảnh nghiên cứu khác nhau, nên việc chỉ sử dụng duy nhất CR làm đại diện cho TTK được Ông cho rằng, đó là chỉ tiêu đo lường TTK tối ưu và phổ biến nhất đối với ngành bán lẻ. Còn CCC, Ông không đưa vào mô hình vì Ông cho rằng chỉ tiêu đó chỉ nên dùng để đo lường TTK của các ngành công nghiệp khác, hơn là cho ngành bán lẻ. Ngành bán lẻ, với thời gian mua hàng và thanh toán tương đối ngắn so với ngành SX, “ nên yêu cầu TTK cao hơn đối với CR. Với dữ liệu mẫu từ quý 1 năm 1998 đến quý 3 năm 2015, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: CR có ý nghĩa thống kê và tác động thuận chiều đến ROA của DN, không chỉ trong giai đoạn khủng hoảng và còn cả trong thời điểm hiện tại.”
Janjua và cộng sự (2016) đã nghiên cứu ảnh hưởng của TTK, được đo bằng CR, QR đến ROA của các DN xi măng niêm yết trên Sở GDCK Pakistan trong thời gian lấy mẫu từ năm 2008 đến năm 2015 với độ tin cậy của mô hình là 73,7%. Ngành xi măng là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của Pakistan và đứng đầu thị trường quốc tế. Nó trở thành ngành chính thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của Pakistan thông qua XD. Chính vì vậy, các tác giả đã rất quan tâm đến MĐTĐ của TTK đến HQTC của các DN xi măng niêm yết trên Sở GDCK Pakistan. Janjua và cộng sự (2016) cho rằng TTK và HQTC là chủ đề cần được quan tâm nhiều nhất, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của một DN. Các tác giả sử dụng phân tích hồi quy với sự trợ giúp của kỹ thuật bình phương nhỏ nhất để xác định MĐTĐ của các biến số đến ROA. Kết quả nghiên cứu chỉ ra CR và QR có tương quan dương với ROA. Điều đó có nghĩa là các nhà hoạch định cần có sự quan tâm mạnh mẽ trong việc thúc đẩy việc quản lý hiệu quả TTK của DN nhằm nâng cao lợi nhuận. Các nhà quản trị cần phải xác định được cấu trúc thanh khoản tối ưu cho DN để tối đa hóa giá trị DN.
Ismail (2016) đã vận dụng lý thuyết đánh đổi và lý thuyết trật tự phân hạng để giải thích tác động của TTK đến ROA của các DNPTCNY tại Sở GDCK Karachi của Pakistan từ năm 2006 đến năm 2011, khi đang xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng đã khiến việc huy động vốn bên ngoài từ thị trường tài chính trở lên khó khăn. Các ngân hàng tỏ ra bất lực trong việc cung cấp vốn cho thị trường và nguồn vốn mà DN dễ tiếp cận nhất khi đó chính là các tài sản có tính lỏng trong nội bộ DN. Tác giả đã sử dụng cả 4 chỉ tiêu: CR, QR, CAR và CCC để đo lường TTK. Nghiên cứu cho thấy CR, QR, CAR có tác động thuận chiều đáng kể đến ROA. Việc DN có sẵn các tài sản có TTK cao giúp cho các DN chịu đựng và sống sót trong tình trạng khó khăn về tài chính. Ngoài ra, các dự án đầu tư, mở rộng kinh doanh đòi hỏi phải có đủ tiền mặt để duy trì hoạt động hàng ngày cùng với các nguồn tài chính dài hạn bên ngoài của các DN đã lấy mẫu. Hơn nữa, kết quả hồi quy cũng cho thấy có một tác động thuận chiều đáng kể của CCC đến ROA. Sự tác động thuận chiều này cho thấy rằng một CCC dài hơn sẽ dẫn đến sự gia tăng doanh thu và lợi nhuận. CCC dài hơn có thể làm cho các DN tiếp cận được với số lượng lớn khách hàng; mà lần lượt có thể tăng khối lượng doanh thu phát sinh trong kỳ.
Khidmat and Redman (2014) đã phân tích và giải thích tác động của TTK đến HQTC (đo bằng ROA và ROE) của ngành hóa chất tại Pakistan. Phân tích này được tiến hành dựa trên số liệu của 10 DN hóa chất trong 9 năm từ năm 2000 đến năm 2009 trong lĩnh vực hóa chất của Pakistan. Kết quả cho thấy TTK (được đo bằng CR và QR) có tác động thuận chiều đến ROA và ROE. Bởi khi có tiền mặt và các tài sản lỏng khác, DN
dễ dàng xử lý các vấn đề liên quan đến tiền, dễ dàng khiến DN giàu có hơn và đạt được HQTC cao hơn. Các bên liên quan đều quan tâm đến tình hình thanh khoản của một DN. Các nhà cung cấp hàng hóa sẽ xác minh khả năng thanh khoản của DN trước khi bán hàng hóa chịu. Nhân viên cũng phải quan tâm TTK của DN để xác định xem DN có thể đáp ứng nghĩa vụ của mình đối với người lao động hay không (tiền lương) v.v... Do đó, một DN cần đảm bảo TTK đủ để không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN, đến sự phát triển liên tục và KNTT.
Trái ngược với các nghiên cứu trên, Eljelly (2004) lại chỉ ra tác động nghịch chiều của TTK đến HQTC của DN. Lợi nhuận của DN bị mất đi và phải gánh thêm nhiều chi phí không cần thiết do việc nắm giữ thanh khoản quá mức. Tác giả đã nghiên cứu, khảo sát tác động của TTK (được đo bằng CR và CCC) đến HQTC trên một mẫu gồm 29 DN cổ phần ở Ả-rập Xê-út trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2000 ở 3 ngành: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Sử dụng phân tích hồi quy, nghiên cứu đã tìm thấy tác động nghịch chiều đáng kể của TTK, được đo bằng CR, đến HQTC. Nghiên cứu cho thấy CR là thước đo TTK quan trọng nhất ảnh hưởng đến HQTC của các DN cổ phần ở Ả-rập Xê-út. Sự tác động này rõ ràng hơn trong các DN có CR cao và CCC dài hơn. Tuy nhiên, ở cấp ngành công nghiệp, nghiên cứu cho thấy CCC có tầm quan trọng lớn hơn như một thước đo TTK so với CR, ảnh hưởng đến HQTC, trong khi đó, đối với ngành dịch vụ, CCC lại không có ý nghĩa đối với HQTC của các DN đó. Như vậy, tác động của TTK đến HQTC phụ thuộc nhiều vào ngành, lĩnh vực hoạt động của DN. Có một sự thay đổi lớn giữa các ngành đối với các thước đo TTK khác nhau (Eljelly, 2004).
Bolek and Wili’nski (2011) phân tích tác động của TTK tới HQTC trong các DN hoạt động trong lĩnh vực XD và cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi liệu có tác động của TTK đến HQTC hay không và sự tác động đó có chiều hướng nào. Ngành XD là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất trên thị trường, do đó nếu một DN XD quản lý được TTK ở mức tối ưu mà vẫn đảm bảo tối đa hóa giá trị cho cổ đông thì các DN này có thể đảm bảo sự phát triển và việc làm ổn định cho rất nhiều lao động của đất nước đó. Chính vì vai trò quan trọng của các DN trong ngành XD nên Bolek and Wili’nski (2011) đã tiến hành cuộc khảo sát trên các DN trong ngành XD được niêm yết trên Sở GDCK War-saw trong giai đoạn 2000-2010. Dữ liệu phân tích được thu thập dựa trên BCTC của 44 DN XD và từ số liệu thống kê của Cục Thống kê Trung ương. Các tác giả xác định TTK cần phải được đo bằng cả các thước đo truyền thống (CR, QR) và thước đo hiện đại (CCC), tuy nhiên, CR tính đến cả HTK, trong khi đó HTK lại có TTK rất thấp, nên các tác giả chỉ lựa chọn QR và CCC là 2 thước đo để đo lường TTK và ROA được sử dụng để đo lường HQTC của các DN XD bởi đó là chỉ tiêu sinh
lời tổng hợp nhất, phản ánh tốt nhất nguồn lực và hiệu quả hoạt động (HQHĐ) của một DN. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu chỉ ra cả QR và CCC đều có tác động nghịch chiều đến HQTC của các DN XD.
Ngành hàng tiêu dùng nhanh đã nổi lên là một trong các ngành công nghiệp lớn nhất trong nền kinh tế Ấn Độ với mức tăng trưởng đáng kinh ngạc lên đến 2 con số trong vài năm qua. Do đó, quản lý TTK là một trong các vấn đề quản trị cần được ưu tiên hàng đầu. Bagchi and Chakrabarti (2014) đã nghiên cứu để tìm kiếm tác động của TTK đến lợi nhuận của 18 DN trong ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Ấn Độ trong thời gian 2001- 2011 thông qua mô hình toán kinh tế lượng. Tác giả cũng sử dụng cả 4 tỷ lệ thanh khoản truyền thống (CR, QR, CAR, CCC) để tìm kiếm tác động của TTK đến ROI. Kết quả cho thấy cả CR, QR, CAR, CCC đều có tác động nghịch chiều với ROI, thông qua mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM).
Irawan and Faturohman (2015) lại nghiên cứu đến bản chất tác động của TTK đến HQTC ở thị trường nông nghiệp và hàng tiêu dùng của Indonesia từ năm 2005 đến năm 2013. Trong đó mẫu được chọn gồm 11 DN trong ngành nông nghiệp và 27 DN trong ngành tiêu dùng. Đối với cả hai ngành này thì TTK, được đo bằng CCC, CR và QR, đều có ảnh hưởng nghịch chiều đến HQTC của các DN trong ngành, được đo bằng ROA và ROE. Trong lĩnh vực nông nghiệp, CCC và CR là 2 thước đo ảnh hưởng nhiều nhất đến ROE, trong khi ROA lại chỉ bị ảnh hưởng bởi CR. Trong khi đó, đối với lĩnh vực hàng tiêu dùng, ROE bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi CCC, còn ROA lại chỉ bị ảnh hưởng bởi CCC. Như vậy, trong 3 thước đo TTK, thước đo quan trọng nhất phản ánh tác động của TTK đến HQTC của các DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và hàng tiêu dùng của Indonesia là CCC, sau đó đến CR và cuối cùng là QR.
Cuộc tranh luận ngày càng trở lên gay gắt hơn, bởi một số nhà khoa học cho rằng tác động của TTK đến HQTC có thể là cả thuận chiều lẫn nghịch chiều, tùy thuộc vào thước đo của TTK. Bhunia và cộng sự (2011) đã nghiên cứu 4 DN trong ngành thép của Ấn Độ, với dữ liệu thời gian từ năm 1997 đến năm 2006. Đó là các DN: Tata Steel, Lloyds Steel Inds, Kalyani Steels và JSW Steel. Kể từ khi mở rộng tư nhân hóa, khu vực đầu tư tư nhân ở Ấn Độ đã tăng lên nhanh chóng nhưng năng lực SX và tốc độ phát triển lại không tăng trưởng mạnh do việc sử dụng và quản trị tài chính kém, đặc biệt về TTK và HQTC trong ngành thép Ấn Độ. Các tác giả lựa chọn ngành thép vì cho rằng thép là ngành công nghiệp xương sống, tạo ra tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhất ở bất kỳ quốc gia công nghiệp nào. Một mối quan hệ chặt chẽ đã được tìm thấy giữa mức tăng trưởng kinh tế và lượng tiêu thụ thép ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển (Bhunia và cộng sự, 2011). CR và CAR được sử dụng như 2 chỉ tiêu đại điện để đo