Tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp phi tổ chức niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam - 6

28


giám s át, các khuyết điểm của hệ thống K SNB cần phải được báo cáo lên cấp trên và nếu là những vấn đề quan trọng hơn sẽ báo cáo cho Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị.

Giám s át cá KS là quy tr ình ĐG HQ HĐ của K SNB trong từng giai đoạn. Quy tr ình này bao gồm việc ĐG tính HQ của các KS một cách kịp thời và tiến hành các biện pháp khắc phục cần thiết. Ban giám đốc thực hiện việc giám s át các KS thông qua các HĐ liên tục, các ĐG riêng biệt hoặc kết hợp cả hai. Giám s át thường xuyên gắn liền với các HĐ lặp đi lặp lại của một đơn vị và bao gồm các HĐ QL và giám s át thường xuyên.

2.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.1.1. Khái niệm

Theo Guerrien (2007), “HQ là khái niệm dùng để chỉ phân bổ nguồn lực trong số những phân bổ tốt nhất có thể”. Còn theo từ điển kinh tế Anh Việt, NXB khoa học kỹ thuật (1996) “HQ là mối tương quan giữa đầu vào của các yếu tố khan hiếm với đầu ra của những hàng hóa và dịch vụ. HQ có thể chia thành HQ kỹ thuật (đo lường bằng hiện vật) hoặc HQ kinh tế (đo lường bằng giá trị)”.

Từ những n ăm 1930, HQ H ĐKD đã được các nhà kinh tế thế giới đi sâu NC. Đặc biệt trong những n ăm 1960 HQ H ĐKD được tập trung NC với nhiều nội dung được đặt ra như: thế nào là kinh doanh có HQ? HQ kinh doanh được đo lường qua các chỉ tiêu nào?

Có rất nhiều quan điểm về HQ H ĐKD, có thể hiểu là một trong những nội dung sau:

(i) HQ H ĐKD là KQ của một hành động;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

(ii) HQ H ĐKD được phản ánh qua khả năng cạnh tranh của một DN trong việc đạt được HQ trong việc duy trì sự tồn tại trên thị trường;

(iii) HQ H ĐKD là KQ của quá trình TC, điều khiển và thực hiện các HĐ theo những yêu cầu nhất định của công việc.

Tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp phi tổ chức niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam - 6

Theo quan điểm truyền thống, “HQ H ĐKD là phản ánh giá trị gia tăng về kinh tế hoặc lợi tức đầu tư”. Theo Kaplan và David (1996), “HQ H ĐKD gồm cả HQ về mặt tài chính và HQ về mặt phi tài chính”.

HQ H ĐKD của DN là thuật ngữ dùng để mô tả việc TC, điều khiển và thực hiện các HĐ của DN theo những yêu cầu nhất định sao cho các nguồn lực của DN (nguồn nhân lực và vật lực) có thể phát huy một cách tối đa vai trò và công suất của nó. HQ H ĐKD được dùng để ĐG tình hình QL, các HĐ chung của DN trong các

29


thời kỳ khác nhau, hoặc trong quan hệ so sánh với các DN cùng loại. HQ của quá trình sản xuất thỏa mãn các cổ đông, bảo đảm thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng và tăng trưởng của DN, năng lực phát triển, cải cách, tận dụng cơ hội.

HQ H ĐKD là một phạm trù của nền kinh tế hàng hóa, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực như máy móc, thiết bị, lao động, nguồn vốn… nhằm đạt được MT của DN trong từng thời kỳ phát triển. Bản chất của HQ H ĐKD là HQ kinh tế được xem xét trong phạm vi DN và được thực hiện thông qua nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí trong quá trình tiến hành SXKD của DN. Việc khan hiếm nguồn lực, việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu cần phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. HQ H ĐKD không chỉ là thước đo trình độ TC QL kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của DN. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cách tiếp cận và mục đích NC mà có nhiều quan điểm khác nhau về HQ H ĐKD kinh doanh:

Vào thế kỷ 18, Smith (1997) cho rằng “HQ H ĐKD là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa. Nếu cùng 1 kết quả kinh doanh nhưng có 2 mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này chúng có cùng hiệu quả. Như vậy, theo quan điểm này đã đồng nhất HQ H ĐKD với kết quả kinh doanh”.

Theo Samuelson & Nordhaus (2011) “Hiệu quả là sử dụng một cách hiệu quả nhất các nguồn lực của nền kinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu mong muốn của con người”. Như vậy, theo quan điểm này, ĐG HQ thông qua cách sử dụng nguồn lực của nền kinh tế nhưng NC này chưa cho biết các chỉ tiêu cụ thể nào để xác định HQ.

Ở nước ta, nhiều NC về HQ H ĐKD cho rằng, HQ H ĐKD được đo thông qua hiệu số giữa KQ đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được KQ đó. Tác giả Ngô Đình Giao (1984) cho rằng: “hiệu quả của một quá trình nào đó theo nghĩa chung nhất là quan hệ tỷ lệ giữa kết quả với những điều kiện, nhân tố chi phí vật chất sử dụng để đạt được KQ theo mục đích của quá trình đó”. Như vậy, các quan điểm trên khái quát được mối quan hệ bản chất HĐ của DN, gắn được KQ với toàn bộ chi phí, coi HQ H ĐKD là trình độ sử dụng chi phí, xem xét HQ H ĐKD trong sự vận động tổng thể với các yếu tố khác, nhưng đã bỏ qua và không đề cập đến trình độ sử dụng các nguồn lực, tức vẫn chưa biểu hiện được tương quan về lượng và chất giữa KQ và chi phí. Ngoài ra, theo quan điểm này, phạm trù HQ H ĐKD của DN đồng nhất với phạm trù lợi nhuận nên rất khó khăn cho công tác ĐG và TC QL DN.

30


Nguyễn Văn Công (2013), Nguyễn Ngọc Quang (2011), “HQ H ĐKD phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được KQ kinh doanh cao nhất với chi phí thấp nhất. Từ quan điểm này có thể nói rằng, DN muốn phát triển bền vững, ổn định thì phải sự dụng h ợp lý các nguồn lực của quá trình SXKD”.

Nguyễn Ngọc Tiến (2015) cho rằng “HQ H ĐKD là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của DN và H ĐKD sao cho hao phí nguồn lực, tài lực là thấp nhất với lợi ích mang lại là cao nhất, lợi lịch mang lại bao gồm lợi ích của DN và lợi ích của cả xã hội”.

Từ những phân tích trên, có thể khái quát về khái niệm HQ H ĐKD như sau: “HQ H ĐKD là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các

nguồn lực sẵn có nhằm đạt được kết quả cao nhất trong H ĐKD với chi phí bỏ ra thấp nhất để đạt được kết quả đó”.

Từ khái niệm trên thấy rằng HQ H ĐKD của DN là một khái niệm rất rộng, bao hàm HQ H ĐKD cả về mặt kinh tế, xã hội, là thước đo tăng trưởng của DN, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các MT đã định. Có thể hiểu HQ H ĐKD là thước đo trình độ QL, sử dụng các nguồn lực của DN để tối đa hóa KQ đạt được và tối thiểu hóa chi phí để đạt được MT của DN.

2.1.2. Chỉ tiêu đo lường

Đo lường HQ H ĐKD qua các chỉ tiêu TC

Dixon và cộng sự (1990) cho rằng các biện pháp thực hiện phù hợp là những biện pháp cho phép các TC chỉ đạo hành động của họ để đạt được các MT đã đặt ra. Reid & Ashelby (2002) cho rằng hiệu suất được đo bằng tiêu chí chủ quan hoặc khách quan, lập luận cho các biện pháp chủ quan bao gồm khó khăn trong việc thu thập dữ liệu hiệu suất chất lượng từ các DN nhỏ và độ tin c ậy của các dữ liệu đó phát sinh từ sự khác biệt trong phương pháp kế toán được sử dụng bởi các công ty.

Để tồn tại và phát triển trong một thị trường cạnh tranh, các DN phải tập trung vào tối đa hóa lợi nhuận hoặc cuối cùng họ sẽ bị đẩy ra khỏi kinh doanh. Dutta & Radner (1999). Jovanovic (1982) ủng hộ tuyên bố này bằng cách nói rằng chỉ những công ty HQ mới có mặt trên thị trường, và rằng các công ty kém HQ hơn cuối cùng cũng sẽ ra khỏi nhiều thị trường. Các biện pháp thực hiện cung cấp một cơ chế để TC QL HQTC và phi TC của TC. Trách nhiệm giải trình được tăng lên và nâng cao, đảm bảo rằng các dự án hỗ trợ chiến lược TC và các dịch vụ hỗ trợ tốt hơn và sự hài lòng các bên liên quan lớn hơn được cung cấp cho khách hàng.

31


Whittington (2001) đã phát hiện ra rằng các biện pháp HQ khách quan bao gồm các chỉ số như: tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng lợi nhuận, .... Giá trị thị trường đã thêm (MVA), thước đo giá trị vượt quá mà công ty đã cung cấp cho các cổ đông của mình trong tổng số tiền đầu tư của họ Morris (2011). Thứ hạng này dựa trên một số truyền thống các khía cạnh của HĐ TC bao gồm: tăng trưởng doanh thu, tổng lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận ròng và lợi tức trên vốn chủ sở hữu.

Dwivedi (2002) lập luận rằng các biện pháp TC khác nên bao gồm giá trị đầu tư dài hạn, tính thanh khoản TC, sử dụng tài sản DN. Morris (2011) đã thảo luận về hiệu suất dựa trên kế toán bằng cách sử dụng ba chỉ số:

Lợi nhuận trên tài sản (ROA) = LNST / TS

Trong đó, LNST: Lợi nhuận sau thuế. TS: tổng tài sản

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ HQ sử dụng tài sản tốt, HQ H ĐKD cao. Đây là yếu tố cơ bản để nhà quản trị đầu tư theo chiều rộng như xây dựng thêm nhà xưởng, mua thêm máy móc thiết bị….

Lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) = LNST / vốn CSH

Khả năng tạo lợi nhuận từ CSH là vấn đề mà các nhà quản trị DN hướng tới. Chỉ tiêu này càng cao thì HQ sử dụng vốn chủ sở hữu tốt, HQ H ĐKD cao. Điều này góp phần nâng cao khả năng huy động vốn CSH để đầu tư càng lớn, uy tín TC cao và cũng dễ dàng huy động nguồn lực TC từ các đối tượng bên ngoài.

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) = LNST/doanh thu thuần

Khả năng tạo ra doanh thu của DN là những chiến lược dài hạn, quyết định tạo lợi nhuận, nâng cao HQ H ĐKD. Song MT cuối cùng của nhà quản trị không phải là doanh thu mà là lợi nhuận sau thuế. Để tăng lợi nhuận sau thuế cần duy trì tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí, khi đó DN mới có sự tăng trưởng bền vững. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu thể hiện trình độ KS chi phí của các nhà quản trị nhằm tăng sự cạnh tranh trên thị trường. Tỷ suất này càng cao thể hiện HQ sử dụng chi phí càng tốt. Đây là yếu tố giúp nhà quản trị tăng cường KS chi phí của các bộ phận.

Mỗi số đo được tính bằng cách chia thu nhập ròng cho tổng tài sản, tổng vốn chủ sở hữu và tổng doanh thu thuần, tương ứng. NC ĐG HQ H ĐKD của công ty bằng cách sử dụng các chỉ số sau đây được đưa ra bởi các học giả khác nhau trong các NC trước đây; lợi nhuận, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu.

32


Tỉ suất lợi nhuận gộp là một chỉ số được sử dụng để ĐG KD và sức khỏe TC của DN bằng cách tiết lộ số tiền còn lại từ doanh thu sau khi trừ đi giá vốn hàng bán.

Tỉ suất LNG (%) = LNG / DT

Trong đó, LNG = DTT- GVHB (COGS)

LNG: Lợi nhuận gộp. DT: Doanh thu. DTT: doanh thu thuần. Giá vốn hàng bán Các chỉ tiêu lợi nhuận mà các nhà phân tích theo dõi để ĐG HQ H ĐKD của

một DN, như lợi nhuận gộp, lợi nhuận HĐ và thu nhập ròng. Mỗi chỉ tiêu lợi nhuận cung cấp thông tin về lợi nhuận của một DN.

Lợi nhuận gộp là mức lợi nhuận đầu tiên, cho chúng ta biết công ty tạo ra sản phẩm tốt như thế nào hoặc cung cấp dịch vụ HQ ra sao so với đối thủ cạnh tranh.

Ngoài ra, một số chỉ tiêu TC hiện đại, thường sử dụng trong đầu tư và phân tích chứng khoán được sử dụng ĐG HQTC như lợi nhuận cổ phần (EPS)

EPS = (Thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông.

Giá cổ phiếu trên thu nhập, tổng lợi nhuận cổ đông (TSR), tỷ lệ giá trị thị trường và cổ tức và tỷ lệ lợi nhuận trên dòng tiền, giá mỗi cổ phần trên thu nhập mỗi cổ phần (P/E) Abdel Shahid & Shahira (2003)

Theo lý thuyết, giá trị sổ sách của một cổ phần là tổng số tiền thu được nếu thanh lí toàn bộ tài sản và sau khi trừ đi hết các khoản nợ phải trả của công ty. Đây là khoản tiền mà các chủ nợ và cổ đông công ty có thể nhận được trong trường hợp công ty bị giải thể, phá sản…

Hoặc Trong đó Tài sản vô hình Tài sản cố định vô hình Nguyên giá – Giá 1


Hoặc:


Trong đó Tài sản vô hình Tài sản cố định vô hình Nguyên giá – Giá trị 2


Trong đó

Tài sản vô hình (Tài sản cố định vô hình) = Nguyên giá – Giá trị hao mòn luỹ kế Nợ (Nợ phải trả) = Nợ dài hạn + Nợ ngắn hạn

33


BVPS là yếu tố quan trọng cấu thành nên chỉ số P/B được dùng để so sánh giá cổ phiếu trên thị trường với giá trị sổ sách (giá trị đích thực) của DN.

Chỉ số P/E là 1 chỉ số quan trọng được sử dụng trong định giá cổ phiếu. Dùng để đo lường mối quan hệ giữa Giá thị trường của cổ phiếu (Price) và Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS). Cụ thể:

P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (Price)/Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)

Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu.

Tỷ số giá thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu (MBVR), và chỉ số Tobin’s Q. Bên cạnh đó, HQ H ĐKD được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng doanh thu và tốc độ tăng trưởng thị phần được xem như một định nghĩa rộng hơn về HQ H ĐKD Hofer & Sandberg (1987).

Việc đo lường HQ H ĐKD có thể bị tác đ ộng bởi MT của DN mà MT này có thể ảnh h ưởng đến việc lựa chọn cách đo lường HQ H ĐKD của DN. Hai chỉ tiêu phản ánh HQ kế toán đại diện đo lường HQ H ĐKD kinh doanh là ROA và ROE đã được nhiều nhà NC sử dụng (Demsetz & Lehn (1985); Gorton & Rosen (1995); Mehran (1995); Ang và cộng sự (2000)) và trong thực tiễn, các nhà QL DN thường sử dụng những chỉ tiêu TC để đo lường, báo cáo và cải thiện HQ H ĐKD của DN.

Đo lường HQ H ĐKD qua các chỉ tiêu phi TC

Bắt đầu được ứng dụng rộng rãi vào thế kỷ 20 khi phương thức “thẻ điểm cân bằng” của Kaplan & Norton (1992). Dựa vào đó, các phương pháp khác được xây dựng để đo lường HQ H ĐKD thông qua các chỉ tiêu phi TC như phương pháp “Just in time” và “Total quality management environments - TQM”. Các chỉ tiêu phi TC được sử dụng rộng rãi và bao quát tất cả HĐ SXKD của DN. Tuy nhiên, có thể chia chỉ tiêu phi TC thành các nhóm cơ bản:

Nhóm về Khách hàng: Khách hàng luôn luôn có tầm quan trọng đặc biệt đối với các TC, DN. Do đó, việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng là vấn đề luôn được các nhà quản trị DN lưu tâm. Các thước đo và chỉ tiêu cụ thể phản ánh HQ H ĐKD cần chú trọng đến mức độ hài lòng của khách hàng, giữ chân khách hàng, khả năng khảo sát khách hàng, lợi nhuận từ khách hàng, tỷ trọng khách hàng MT, thu hút khách hàng mới, thị phần trong thị trường...

Nhóm về quy tr ình nội bộ: là yếu tố rất quan trọng ảnh h ưởng đến mọi hành động của DN cũng như hành vi của mỗi cá nhân trong DN, từ đó tác đ ộng mạnh

34


đến sự hài lòng của khách hàng và HQ thực hiện các MT HĐ của DN. Nội dung quy tr ình nội bộ phải thể hiện qua các thước đo, chỉ tiêu đo lường cụ thể như thời gian thực hiện một chu trình công việc, lượng kỹ thuật công nghệ mới được ứng dụng hướng đến khách hàng, thời gian đáp ứng yêu cầu của khách hàng, cách thức và chất lượng thông tin đến khách hàng, năng suất lao động của DN, MT HĐ của DN, t uân thủ các quy định, mức độ hài lòng của NLĐ,…

Nhóm về học tập và phát triển: Thông qua nhóm chỉ tiêu TC, khách hàng và quy tr ình nội bộ, khoảng cách giữa năng lực con người, hệ thống và quy tr ình DN với MT cần đạt sẽ bị bộc lộ. Để thu hẹp khoảng cách này, DN sẽ phải tái đầu tư vào việc tăng cường hệ thống công nghệ thông tin, liên kết các quy tr ình, th ủ tục của TC, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho NV. Do vậy, học tập và phát triển luôn là chính s ách quan trọng để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho mỗi DN mà các nhà quản trị nguồn nhân lực nói chung và các nhà quản trị các cấp nói riêng phải luôn đặc biệt lưu ý đến HĐ này.

HQ H ĐKD đo lường theo sự hài lòng được xem xét các khía cạnh: Đơn vị luôn xâm nhập thị trường một cách nhanh chóng; Đơn vị luôn đem đến các sản phẩm, nhiều dịch vụ mới tới thị trường nhanh hơn các nhà cung cấp khác; Những sản phẩm và dịch vụ mới có tỷ lệ thành công cao; Năng suất (lao động, doanh thu) cao hơn đối thủ cạnh tranh; sự hài lòng của NLĐ. Nhìn chung đơn vị có KQ kinh doanh cao hơn đối thủ nhà cung cấp khác nghiệp (Keh và cộng sự, 2007; Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

Tóm lại, hệ thống chỉ tiêu ĐG HQ H ĐKD rất đa dạng, phong phú. HQ HDDKD có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của DN. Khi ĐG HQ DN tùy từng điều kiện cụ thể, cho phép sử dụng những chỉ tiêu cơ bản nhất để thỏa mãn mục đích NC và phù hợp nhất.

Trong NC này, tác giả xem xét các chỉ tiêu phi TC dựa trên các chỉ tiêu cơ bản: Năng suất lao động; mức độ hài lòng của NLĐ; DN đạt được MT HĐ, DN t uân thủ các quy định; khách hàng hài lòng về sản phẩm, dịch vụ của công ty là các chỉ tiêu phi TC để NC tác đ ộng của K SNB đến HQPTC DN.

2.3. Mối quan hệ giữa K SNB và HQ H ĐKD

2.3.1. K SNB với HQ H ĐKD

35


Đã có nhiều NC về tác đ ộng của K SNB tới HQ H ĐKD. Các NC đều chứng mình rằng K SNB có ảnh h ưởng đến HQ H ĐKD, cụ thể như: Wang (2015), Srisawangwong & Ussahawanitchakit (2015), Wambugu (2014)….

Khi DN HĐ liên tục, DN sẽ phải đối mặt với những phát sinh RR bên trong và ngoài DN. K SNB HQ là một trong những vấn đề quan trọng và hàng đầu trong công tác QL DN. Các vấn đề mà DN cần hướng tới như đảm bảo HQ H ĐKD, t uân thủ pháp l uật, đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của thông tin kế toán…

Ngày nay, DN đã và đang nhận thức tầm quan trọng của K SNB, bởi vì K SNB h ữu hiệu sẽ giúp DN tránh được những RR ngoài kỳ vọng và là nền tảng giúp DN HĐ HQ, bền vững và an toàn. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng có thể tìm ra cách thức có thể KS phù hợp và HQ. Với các DN, câu trả lời không chỉ dừng lại ở việc liệu DN đó có thể KS được các RR tiềm tàng hay không, mà DN có thể KS RR đó như thế nào để HQ H ĐKD vẫn được đảm bảo.

Tác giả phân tích, xem xét K SNB với HQ H ĐKD dựa vào các thành phần của K SNB như: MTKS, ĐGRR, HĐKS, TTTT, GS với HQ H ĐKD

2.3.2. Môi trường KS với HQ H ĐKD

MTKS ảnh h ưởng đến cách thức QL của một TC nên tác đ ộng trực tiếp đến HQ H ĐKD của DN. MTKS khoa học rất quan trọng để đạt được HQ H ĐKD cao.

Theo COSO, MTKS đặt ra sắc thái của một TC, ảnh h ưởng đến ý thức KS của cán bộ công NV trong công ty. Đây là nền tảng cho tất cả các thành phần khác của K SNB, cung cấp kỷ luật và cấu trúc. KS các yếu tố môi trường bao gồm tính toàn vẹn và giá trị đạo đức, năng lực; triết lý, phong cách điều hành của QL; cách QL giao quyền hạn, trách nhiệm; TC’ phát triển con người; sự chú ý, chỉ đạo được cung cấp bởi ban giám đốc.

MTKS phản ánh sắc thái chung của một TC. Vì vậy, MTKS chịu ảnh h ưởng của văn hoá và lịch sử của DN, nó cũng ảnh h ưởng đến ý thức của NV trong TC đó và là nền tảng đối với các bộ phận khác của K SNB.

Một NC của Khamis (2013) phát hiện ra rằng có một mối quan hệ tích cực đáng kể giữa hệ thống K SNB (MTKS) và HQ H ĐKD của TC TC. Trong NC của Mawanda (2008) đã thiết lập rằng có một mối quan hệ tích cực giữa MTKS và HQ H ĐKD của các cơ sở học tập cao hơn ở Uganda như được mô tả trong NC trường hợp của ông về Đại học Uganda ở mức ý nghĩa 5%.

Hơn nữa, một số NC khác cũng chứng minh được mối quan hệ giữa các thành phần của MTKS với HQ H ĐKD, cụ thể:

Xem tất cả 223 trang.

Ngày đăng: 20/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí