Vị Trí, Vai Trò Của Nvl – Ccdc Trong Sản Xuất Kinh Doanh

Căn cứ vào nguồn cung cấp, kế toán có thể phân loại NVL thành các nhóm sau:

NVL mua ngoài: là loại NVL do doanh nghiệp mua ngoài mà có, thông thường là mua của các nhà cung cấp.

NVL tự chế biến: do doanh nghiệp tự sản xuất ra để sản xuất sản phẩm.

NVL thuê ngoài gia công: là loại NVL không phải do DN SX, mà cũng không phải mua ngoài, mà do DN thuê ở các cơ sở gia công.

NVL nhận vốn góp liên doanh: là loại NVL do các bên liên doanh góp vốn theo thỏa thuận trên hợp đồng.

NVL được cấp, thưởng: là loại NVL do đơn vị cấp trên cấp theo quy định.

1.2.1.2 Phân loại CCDC

Tương tự NVL thì CCDC cũng được phân chia thành từng nhóm chi tiết tùy theo yêu cầu quản lý và công tác kế toán của từng DN. Để phục vụ cho công tác kế toán quản lý được thuận lợi thì toàn bộ CCDC được chia thành 3 loại:

- Công cụ dụng cụ lao động: dụng cụ gỡ lắp, dụng cụ đồ nghề, dụng cụ quản lý, dụng cụ áo bảo vệ lao động, khuôn mẫu, lán trai.

- Bao bì luân chuyển.

- Đồ nghề cho thuê

1.2.2 Đánh giá NVL – CCDC

1.2.2.1 Đánh giá NVL nhập kho

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cấu thành nên hàng tồn kho, do đó kế toán nguyên, vật liệu phải tuân thủ theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho. Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể được thực hiện thấp hơn giá trị gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ đúng. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở thời điểm và trạng thái hiện tại. Để có thể theo dòi sự biến động của nguyên, vật liệu và tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế có liên quan đến nguyên, vật liệu, doanh nghiệp cần thực hiện việc tính giá nguyên, vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu là phương pháp kế toán dùng thước đo tiền tệ để thể hiện trị giá của nguyên, vật liệu nhập - xuất và tồn kho trong kỳ.

Nguyên vật liệu của doanh nghiệp có thể được tính giá theo giá thực tế hoặc giá hạch toán. Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho được xác định tùy theo từng nguồn nhập, từng lần nhập cụ thể sau:

- Nguyên vật liệu mua ngoài:

Trị giá thực tế của NL, VL ngoại nhập

Giá mua trên hóa

= đơn (Cả thuế NK + nếu có)

Chi phí thu mua (kể cả hao mòn - trong định mức)

Các khoản giảm trừ phát sinh khi mua

+ Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế (GTGT) theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi dự án thì giá trị nguyên vật liệu mua vào được phản ánh theo tổng giá trị thanh toán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ (nếu có).

+ Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ thì giá trị của nguyên vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế. Thuế GTGT đầu vào khi mua nguyên vật liệu và thuế GTGT đầu vào của dịch vụ vận chuyển, bốc xếp, bảo quản… được khấu trừ và hạch toán vào tài khoản 133.

+ Đối với nguyên vật liệu mua ngoài bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch.


Giá gốc = Giá mua +

Thuế không hoàn lại (nếu có)

Chi phí mua

+ hàng (nếu có) -

Các khoản giảm trừ (nếu có)

- Vật liệu do tự chế biến: Trị giá thực tế vật liệu do tự chế biến nhập lại kho bao gồm trị giá thực tế của vật liệu xuất ra để chế biến và chi phí chế biến.

Giá thực tế nhập kho

= Giá thực tế vật liệu

xuất chế biến

+ Chi phí chế biến

- Vật liệu thuê ngoài gia công:

Trị giá thực tế vật liệu thuê ngoài gia công nhập lại kho bao gồm trị giá thực tế của vật liệu xuất ra để thuê ngoài gia công, chi phí gia công và chi phí vận chuyển từ kho của doanh nghiệp đối với gia công và từ nơi gia công về lại kho của doanh nghiệp.

Giá thực tế

=

Giá thực tế

+

Chi phí

+

Chi phí

nhập kho


thuê ngoài gia công


gia công


vận chuyển

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Kế toán nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh - 3

- Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh

Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần là giá thực tế các bên tham gia góp vốn chấp nhận.

Giá thực tế nhập kho

= Giá thỏa thuận giữa các bên tham gia góp vốn

+ Chi phí liên quan (nếu có)

1.2.2.2 Đánh giá NVL xuất kho

Vì nguyên vật liệu được nhập kho ở thời điểm khác nhau theo những nguồn nhập khác nhau và theo giá thực tế nhập kho khác nhau, nên doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá sau:

- Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh

Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh là xác định giá xuất kho từng loại nguyên, vật liệu theo giá thực tế của từng lần nhập, từng nguồn nhập cụ thể. Phương pháp này thường được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng, các mặt hàng có giá trị lớn hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.

Giá trị hàng xuất trong kỳ

= Số lượng hàng xuất trong kỳ

x Đơn giá xuất tương ứng

Ưu điểm: Xác định được chính xác giá vật tư xuất làm cho chi phí hiện tại phù hợp với doanh thu hiện tại.

Nhược điểm: Trong trường hợp đơn vị có nhiều mặt hàng, nhập xuất thường xuyên thì khó theo dòi và công việc của kế toán chi tiết vật liệu sẽ rất phức tạp.

- Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO)

Theo phương pháp này, giả thiết rằng số vật liệu vào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của lô hàng xuất. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kì hoặc gần cuối kỳ.

Ưu điểm

+ Phản ánh tương đối chính xác giá trị nguyên vật liệu xuất dùng và tồn cuối kỳ.

+ Khi giá nguyên vật liệu có xu hướng tăng, áp dụng phương pháp này sẽ có lãi nhiều hơn khi áp dụng phương pháp khác vì giá vốn bán hiện tại được tạo ra từ giá trị nguyên vật liệu nhập kho từ trước với giá thấp hơn hiện tại.

Nhược điểm

+ Phải theo dòi chặt chẽ chi tiết từng nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu.

+ Doanh thu hiện tại không phù hợp với chi phí hiện tại vì doanh thu hiện tại được tạo ra từ các chi phí trong quá khứ.

- Phương pháp nhập sau - Xuất trước (LIFO)

Phương pháp nhập sau - xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hay sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.

Ưu điểm: Đảm bảo nguyên tắc doanh thu hiện tại phù hợp với chi phí hiện tại. Chi phí của doanh nghiệp phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của nguyên vật liệu. Làm cho thông tin về thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trở nên chính xác hơn. Tính theo phương pháp này doanh nghiệp thường có lợi về thuế nếu giá cả vật tư có xu hướng tăng, khi đó giá xuất sẽ lớn, chi phí lớn dẫn đến lợi nhuận nhỏ và tránh được thuế.

Nhược điểm: Phương pháp này làm cho thu nhập thuần của doanh nghiệp giảm trong thời kỳ lạm phát và giá trị vật liệu có thể bị đánh giá giảm trên bảng cân đối kế toán so với giá trị thực của nó.

- Phương pháp bình quân gia quyền

Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng xuất kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ:

Giá thực tế NL-VL công cụ xuất dùng trong kỳ

= Số lượng vật liệu công

cụ xuất dùng

x Đơn giá bình quân



Đơn giá

bình quân =

Trị giá thực tế NL-VL CCDC tồn kho đầu kỳ


Số lượng NL-VL, CCDC tồn kho đầu kỳ

+ Trị giá thực tế NL-VL, CCDC nhập kho trong kỳ


+ Số lượng NL-VL, CCDC

nhập kho trong kỳ

Ưu điểm: Phương pháp này cho giá VL xuất kho chính xác nhất, phản ánh kịp thời sự biến động giá cả, công việc tính giá được tiến hành đều đặn.

Nhược điểm: Công việc tính toán nhiều và phức tạp, chỉ thích hợp với những doanh nghiệp sử dụng kế toán máy.

Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc là thời điểm phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền tự lựa chọn cho mình phương pháp tính giá thực tế xuất kho của nguyên vật liệu sao cho phù hợp với doanh nghiệp.

1.3 Vị trí, vai trò của NVL – CCDC trong sản xuất kinh doanh

Nguyên vật liệu là một bộ phận trọng yếu của tư liệu sản xuất, là đối tượng lao động đã qua sự tác động của con người. NVL được phân chia thành NVL chính và NVL phụ, việc phân chia này không phải dựa vào đặc tính vật lý, hóa học hoặc khối lượng tiêu hao mà dựa vào sự tham gia của chúng vào việc cấu thành nên sản phẩm mới.

- Khác với NVL, CCDC cũng là tư liệu lao động nhưng không có đủ những tiêu chuẩn quy định về giá trị và thời gian sử dụng của TSCĐ. Trong quá trình thi công xây dựng, chi phí sản xuất cho ngành xây dựng gắn liền với việc sử dụng nguyên-nhiên vật liệu, máy móc và các thiết bị thi công xây dựng. Trong quá trình đó, CCDC cũng là 1 trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm mới và cấu thành nên sản phẩm.

- Trong doanh nghiệp xây dựng, chi phí về NVL-CCDC thường chiếm tỷ trọng rất lớn ( khoảng 60-70% trong tổng giá trị công trình). Do vậy, NVL-CCDC có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu thiếu NVL-CCDC thì không thể tiến hành được các hoạt động sản xuất vật chất nói chung và quá trình thi công xây dựng nói riêng. Thông qua quá trình thi công xây dựng, kế toán NVL-CCDC có thể đánh giá những khoản chi phí chưa hợp lý, lãng phí hay tiết kiệm. Bởi vậy, doanh nghiệp cần tổ chức công tác kế toán quản lý chặt chẽ NVL-CCDC ở tất cả các khâu từ quá trình thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng NVL-CCDC nhằm hạ thấp chi phí sản xuất xuống một mức nhất định nào đó, giảm mức tiêu hao NVL-CCDC trong sản xuất còn là cơ sở để tăng sản phẩm mới. Qua đó, ta có thể nói rằng NVL-CCDC có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh nói chung và quá trình thi công xây dựng nói riêng.

1.4 Các chứng từ và sổ sách liên quan

1.4.1 Chứng từ

- Chứng từ nhập

+ Hóa đơn bán hàng thông thường hoặc hóa đơn giá trị gia tăng

+ Phiếu nhập kho

+ Biên bản kiểm nghiệm

- Chứng từ xuất

+ Phiếu xuất kho

+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

+ Phiếu xuất vật tư theo hạn mức

- Chứng từ theo dòi quản lý

+ Thẻ kho

+ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ

+ Biên bản kiểm kê hàng tồn kho

1.4.2 Sổ sách

- Thẻ kho (Sổ kho)

- Sổ chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.

- Bảng tổng họp chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

1.5 Phương pháp kế toán chi tiết NVL – CCDC

1.5.1 Phương pháp thẻ song song

Đặc điểm của phương pháp thẻ song song là sử dụng các sổ chi tiết để theo dòi thường xuyên, liên tục sự biến động của từng mặt hàng tồn kho cả về số lượng và giá trị.

Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi nhập chứng từ tại kho, kế toán tiến hành việc kiểm tra, ghi giá và phản ánh vào sổ chi tiết cả về mặt số lượng và giá trị.

Cuối tháng, kế toán đối chiếu số liệu tồn kho theo chi tiết từng loại trên các sổ chi tiết với số liệu tồn kho trên thẻ kho và số liệu kiểm kê thực tế, nếu có chênh lệch phải xử lý kịp thời. Sau khi đối chiếu và đảm bảo số liệu đã khớp đúng, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi tiết Nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu.

Số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết Nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu được dùng để đối chiếu với số liệu trên tài khoản 152 “Nguyên, vật liệu” trên sổ cái.

Phương pháp thẻ song song đơn giản, dễ dàng ghi chép và đối chiếu nhưng cũng có nhược điểm là sự trùng lặp trong công việc. Nhưng phương pháp này rất tiện lợi khi doanh nghiệp xử lý công việc bằng máy tính.

Thẻ kho

Chứng từ nhập

Chứng từ xuất

Sơ đồ 1.1: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song


Bảng kê tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn

Sổ kế toán chi tiết

Ghi chú:





Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu

1.5.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

Là sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để theo dòi sự biến động của từng mặt hàng tồn kho cả về số lượng và trị giá. Việc ghi sổ chỉ thực hiện một lần vào cuối tháng và mỗi danh điểm vật liệu được ghi một dòng trên sổ đối chiếu luân chuyển.

Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi nhận chứng từ tại kho, kế toán cần kiểm tra, ghi giá và phản ánh vào các bảng kê nhập, xuất cả về số lượng và giá trị theo từng loại vật liệu.

Cuối tháng, kế toán cần tổng hợp số lượng và giá trị từng loại nguyên vật liệu đã nhập, xuất trong tháng và tiến hành vào sổ đối chiếu luân chuyển. Kế toán cần đối chiếu số liệu tồn kho theo chi tiết từng loại trên sổ đối chiếu luân chuyển với số liệu tồn kho trên thẻ kho và số liệu kiểm kê thực tế, nếu có chênh lệch phải được xử lý kịp thời.

Sau khi đối chiếu và đảm bảo số liệu đã khớp đúng, kế toán tiến hành tính tổng trị giá nguyên vật liệu nhập - xuất trong kỳ và tồn kho cuối kỳ, số liệu này dùng để đối chiếu trên TK 152 trong sổ cái.

Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển đơn giản, dễ dàng ghi chép và đối chiếu, nhưng vẫn có nhược điểm là tập trung công việc vào cuối tháng nhiều, ảnh hưởng đến tính kịp thời, đầy đủ và cung cấp thông tin cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng khác nhau.

Sơ đồ 1.2: Kế toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển


Phiếu nhập

Bảng kê nhập


Thẻ kho

Bảng tổng hợp Nhập- Xuất-Tồn

Sổ đối chiếu luân chuyển

Ghi chú:





Phiếu xuất

Kế toán tổng hợp

Bảng kê xuất

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu

1.5.3 Phương pháp số dư

Đặc điểm của phương pháp sổ số dư là sử dụng sổ số dư để theo dòi sự biến động của từng mặt hàng tồn kho chỉ về mặt trị giá theo giá hạch toán, do đó phương pháp này thường được dùng cho các doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán vật liệu để ghi sổ kế toán trong kỳ.

Định kỳ, sau khi nhận chứng từ tại kho, kế toán cần kiểm tra việc ghi chép của thủ kho và ký vào phiếu giao nhận chứng từ và cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ.

Căn cứ vào các phiếu giao nhận chứng từ nhập (xuất), kế toán phản ánh số liệu vào bảng lũy kế nhập - xuất - tồn kho từng loại vật liệu. Cuối tháng, kế toán cần tổng hợp số liệu nhập, xuất trong tháng và xác định số dư cuối tháng của từng loại vật liệu trên bảng lũy kế số lượng tồn kho trên sổ số dư phải khớp với trị giá tồn kho trên bảng lũy kế, số liệu tổng cộng trên bảng lũy kế dùng để đối chiếu với số liệu trên TK 152 trong sổ cái.

Phương pháp sổ số dư thích hợp với các doanh nghiệp thực hiện công việc kế toán thủ công, hạn chế sự trùng lặp trong công việc giữa thủ kho và nhân viên kế toán.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí