Bảng Câu Hỏi Và Kết Quả Phỏng Vấn Thử


Vì vậy, nếu khách hàng càng dễ dàng có thông tin về sản phẩm tour du lịch của công ty và dễ dàng mua tour du lịch của công ty thì ý định mua lại sản phẩm tour du lịch của công ty đó càng cao và ngược lại. Tác giả đề xuất giả thuyết:

H5: Giá cả hành vi có tác động cùng chiều lên ý định mua lại.


Chất lượng cảm nhận

H1

Giá trị cảm xúc

H2

Danh tiếng

H3

Ý định mua lại

H4

Giá cả tiền tệ

H5

Giá cả hành vi


Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu


TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương hai trình bày một số lý thuyết cần thiết cho đề tài nghiên cứu như các khái niệm giá trị cảm nhận của khách hàng và ý định mua lại. Thông qua nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, tác giả trong nước về giá trị cảm nhận của khách hàng và đặc điểm của sản phẩm ngành dịch vụ du lịch, tác giả đề xuất mô hình lý thuyết nghiên cứu dựa trên mô hình SERV-PERVAL của Petrick (2002) đo lường giá trị cảm nhận khách hàng đến ý định mua lại sản phẩm tour du lịch bao gồm các thành phần: chất lượng cảm nhận, phản ứng cảm xúc, danh tiếng, giá cả mang tính tiền tệ và giá cả hành vi.

Ở chương tiếp theo, tác giả sẽ trình bày về quy trình và phương pháp nghiên cứu của đề tài.



GIỚI THIỆU

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trên nền tảng cở sở lý thuyết ở chương 2, chương 3 sẽ xây dựng quy trình nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính để khám phá, điều chỉnh, bổ sung các thành phần của bảng câu hỏi khảo sát, sau đó xây dựng các bước thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu thu thập được để kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết đã đặt ra.

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU


Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở khoa học

Thang đo nháp 1

Thang đo nháp 2

Nghiên cứu định tính

Phỏng vấn thử n = 20

Nghiên cứu định lượng

Kiểm định thang đo

- Kiểm định hệ số Cronbach alpha

- Phân tích nhân tố EFA

Kiểm định mô hình lý thuyết

- Phân tích hồi quy

- Kiểm định giả thuyết

- Phân tích sự khác biệt

Thảo luận kết quả và kiến nghị

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu


Quy trình nghiên cứu được thực hiện thông qua 3 bước:


- Xây dựng thang đo nháp


- Nghiên cứu định tính


- Nghiên cứu định lượng


Bước 1: Xây dựng thang đo nháp 1

Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Likert 5 mức độ từ 1 đến 5, trong đó 1 là “hoàn toàn không đồng ý”, 5 là “hoàn toàn đồng ý”. Căn cứ xây dựng thang đo nháp 1 dựa vào cơ sở lý thuyết và thực tiễn trình bày trong chương 2, trọng tâm là mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu được trình bày ở mục 2.5 của chương 2.

Thang đo giá trị cảm nhận khách hàng được tác giả xây dựng dựa vào thang đo SERV-PERVAL nghiên cứu giá trị cảm nhận khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ du lịch của Petrick (2002:128). Thang đo giá trị cảm nhận khách hàng gồm 5 thành phần (chất lượng cảm nhận, giá trị cảm xúc, danh tiếng, giá cả tiền tệ, giá cả hành vi) đo lường giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm tour du lịch với 25 biến quan sát.

Nghiên cứu ý định mua lại sản phẩm tour du lịch dựa trên giá trị cảm nhận của khách hàng sau khi sử dụng và cảm nhận về tour du lịch là mục tiêu lớn của nghiên cứu này. Để đo lường ý định mua lại dịch vụ tour du lịch của khách hàng, tác giả dựa vào thang đo Petrick (2004b:401) và Zeithaml et al. (1996:38) với 4 biến quan sát.

Thang đo nháp 1 được xác định với 29 biến quan sát (xem phụ lục 1).


Bước 2: Nghiên cứu định tính

Bước 3: Nghiên cứu định lượng

Nội dung cụ thể của bước 2 và bước 3 được trình bày trong mục 3.2 và 3.3 của chương này.


3.2 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH‌


3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính


Nghiên cứu định tính được tiến hành thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn sâu các khách hàng đã sử dụng dịch vụ du lịch của BenThanh Tourist trong thời gian 2 năm trở lại đây và đang có ý định mua lại. Nghiên cứu định tính được tiến hành như sau:

- Tác giả tiến hành thảo luận nhóm tập trung với hai nhóm.


+ Nhóm 1: gồm 8 khách du lịch đã sử dụng dịch vụ tour du lịch của các công ty du lịch và đang có ý định mua lại tour du lịch.

+ Nhóm 2: gồm 5 người đang làm việc trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, lữ hành.

- Mục đích của phỏng vấn tập trung nhằm:


+ Trước tiên là khám phá những yếu tố nào đo lường giá trị cảm nhận của khách hàng và ý định mua lại đối với dịch vụ du lịch.

+ Khẳng định các thành phần tạo nên giá trị cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ du lịch mà tác giả nêu ở chương 2, điều chỉnh và bổ sung các biến đo lường của thang đo đối với dịch vụ tour du lịch. Kết quả thảo luận nhóm giúp hoàn thiện thang đo nháp 1.

- Trước khi thảo luận, tác giả trình bày khái quát về mục đích và ý nghĩa của buổi thảo luận, cũng như một số nguyên tắc của việc thảo luận. Việc thảo luận được tiến hành dưới sự chủ trì của tác giả dựa vào dàn bài thảo luận (xem phụ lục 2). Tác giả bắt đầu với các câu hỏi mở có tính chất khám phá để các thành viên phát hiện giá trị cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ du lịch bao gồm những yếu tố nào. Sau đó, tác giả lần lượt giới thiệu các thành phần giá trị cảm nhận khách hàng đối với dịch vụ du lịch và các biến đánh giá các thành phần này để các thành viên thảo luận. Những yếu tố và biến đo lường được chọn khi có ít nhất 2/3 đồng ý.


- Sau thảo luận tập trung, thang đo nháp 1 được hoàn chỉnh thành thang đo nháp 2. Tác giả lập bảng câu hỏi dựa trên thang đo nháp 2 để phỏng vấn thử 20 khách hàng có đi du lịch của các công ty du lịch trong thời gian từ 2 năm trở lại đây nhằm đánh giá nội dung, hình thức các phát biểu của bản câu hỏi để hoàn chỉnh thành thang đo chính thức cho nghiên cứu.

3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính


3.2.2.1 Kết quả thảo luận nhóm tập trung


Qua thảo luận nhóm tập trung, các thành viên ở hai nhóm đều thống nhất với các thành phần tạo nên giá trị cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ du lịch theo như tác giả đề xuất ở mô hình nghiên cứu của chương 2. Kết quả thảo luận các biến đo lường các thành phần tạo nên giá trị cảm nhận, cũng như ý định mua lại đối với sản phẩm tour du lịch theo thang đo nháp 1 tác giả đề xuất ở mục 3.1 chương này như sau:

Chất lượng cảm nhận:

Bỏ biến “Chất lượng tour du lịch là nổi bật” vì khó có thể nhận định được đối với những người không thường xuyên đi du lịch hoặc không hiểu rõ được ý.

Bổ sung thêm 3 biến sau:


- “Hướng dẫn viên có chuyên môn tốt, nhiệt tình”


- “Chất lượng khách sạn đúng như cam kết”


- “Chất lượng dịch vụ ăn uống tốt”


Lý do bổ sung: vì chất lượng hướng dẫn viên, chất lượng dịch vụ khách sạn và chất lượng dịch vụ ăn uống cũng ảnh hưởng nhiều đến cảm nhận khách hàng về chất lượng tour du lịch.

Giá trị cảm xúc:

Bỏ 2 biến “Tour du lịch cho tôi sự vui sướng” và “Tour du lịch cho tôi sự hạnh phúc” vì không phù hợp với việc cảm nhận về một tour du lịch.


Bổ sung thêm 2 biến sau:


- “Tour du lịch tạo được sự ấn tượng đối với tôi”


- “Tour du lịch để lại kỷ niệm đẹp cho tôi”


Lý do bỏ và bổ sung: một khách hàng có thể có ấn tượng hay một kỷ niệm đẹp về một chuyến đi, không có cảm nhận về sự vui sướng hay hạnh phúc vì du lịch là một hành trình, không phải một sự việc đến bất ngờ.

Danh tiếng:

Bỏ biến “Có vị trí cao trong ngành” vì khách du lịch ít có thông tin và không quan tâm nội dung này nhiều.

Điều chỉnh biến “Công ty có danh tiếng tốt” thành “Thương hiệu công ty được nhiều người biết đến” để dễ hiểu.

Giá cả tiền tệ:

Đồng ý với đề xuất, không có điều chỉnh, bổ sung.


Giá cả hành vi:

Gộp 2 biến “Mất ít công sức để mua tour” và “Ít tốn thời gian để mua tour” thành “Mất ít thời gian và công sức để mua tour” vì theo khách hàng việc tốn thời gian và công sức là giống nhau.

Ý định mua lại:

Đồng ý với đề xuất, không có bổ sung, điều chỉnh.


3.2.2.2 Kết quả phát triển thang đo


Sau khi thảo luận nhóm tập trung, thang đo nháp 1 được phát triển thành thang đo nháp 2 như sau:


Bảng 3.1 Thang đo nháp 2


Yếu tố

nghiên cứu

Ký hiệu

biến

Biến quan sát


Chất lượng cảm nhận (6 biến)

QP1

Chất lượng dịch vụ của tour du lịch đáng tin cậy

QP2

Hướng dẫn viên có chuyên môn tốt, nhiệt tình

QP3

Dịch vụ tour du lịch tốt

QP4

Công ty giữ đúng cam kết về chất lượng dịch vụ tour du lịch

QP5

Chất lượng khách sạn đúng như cam kết

QP6

Chất lượng dịch vụ ăn uống tốt


Giá trị cảm xúc (5 biến)

ER1

Tour du lịch làm tôi cảm thấy thoải mái

ER2

Tour du lịch cho tôi sự thích thú

ER3

Tour du lịch tạo được sự ấn tượng đối với tôi

ER4

Tôi hài lòng về tour du lịch của công ty

ER5

Tour du lịch để lại kỷ niệm đẹp cho tôi


Danh tiếng (4 biến)

RE1

Công ty có thương hiệu tốt

RE2

Công ty được đánh giá cao

RE3

Thương hiệu công ty được nhiều người biết đến

RE4

Công ty đạt nhiều giải thưởng


Giá cả tiền tệ (6 biến)

MP1

Giá của tour du lịch rẻ

MP2

Giá của tour du lịch phù hợp với tôi

MP3

Công ty có khuyến mãi tốt

MP4

Giá của tour du lịch hợp lý so với dịch vụ của tour

MP5

Công ty có tour du lịch giá tiết kiệm

MP6

Tour du lịch bán đúng giá

Giá cả hành vi (4 biến)

BP1

Dễ dàng tìm thấy thông tin tour du lịch của công ty

BP2

Mất ít thời gian và công sức để mua tour du lịch của công ty

BP3

Dễ dàng tìm thấy địa điểm bán tour du lịch của công ty

BP4

Thủ tục mua tour du lịch của công ty dễ dàng


Ý định mua lại (4 biến)

BI1

Khi đi du lịch thì công ty sẽ là lựa chọn hàng đầu của tôi

BI2

Tôi sẽ nói tốt về tour du lịch của công ty với người khác

BI3

Tôi sẽ giới thiệu về tour du lịch của công ty cho người khác

khi muốn đi du lịch

BI4

Tôi khuyên bạn bè và người thân nên đi du lịch với công ty

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Tác động của giá trị cảm nhận đến ý định mua lại của khách hàng đối với sản phẩm tour du lịch: nghiên cứu trường hợp BenThanh Tourist tại TP.HCM - 5


3.2.2.3 Bảng câu hỏi và kết quả phỏng vấn thử


Căn cứ vào thang đo nháp 2, tác giả xây dựng bảng câu hỏi bao gồm các câu hỏi: câu hỏi lọc, câu hỏi về nhân khẩu học và câu hỏi xác định mức độ bằng thang đo Likert với 5 mức độ chứa 29 biến quan sát của thang nháp 2. Trong đó:

- 25 biến quan sát các yếu tố tạo nên giá trị cảm nhận theo thang đo SERV- PERVAL được hiệu chỉnh cho phù hợp nghiên cứu

- 4 biến quan sát ý định hành vi của khách hàng theo thang đo Pertrick (2004b:401) và Zeithaml et al. (1996:38)

Dựa vào bản câu hỏi, tác giả tiến hành phỏng vấn thử 20 người. Kết quả cho thấy tất cả người được phỏng vấn đều hiểu được nội dung của câu hỏi và đưa ra được câu trả lời.

Từ kết quả trên, tác giả tiếp tục hoàn chỉnh bản câu hỏi (xem phụ lục 3) để tiến hành nghiên cứu định lượng.

3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG


Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua các giai đoạn: thiết kế mẫu nghiên cứu; thu thập thông tin từ mẫu khảo sát những khách hàng ở TP.HCM đã đi du lịch của công ty BenThanh Tourist trong thời gian 2 năm trở lại đây; phân tích dữ liệu bằng phần mềm xử lý SPSS 20, nhằm khẳng định các yếu tố cũng như các giá trị và độ tin cậy của thang đo tác động của giá trị cảm nhận đến ý định mua lại sản phẩm tour du lịch của khách hàng; kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu được thiết kế và đề xuất trong nghiên cứu định tính; cuối cùng là kiểm định có hay không sự khác biệt về ảnh hưởng của giá trị cảm nhận đến ý định mua lại đối với tour du lịch của BenThanh Tourist của các đối tượng khách hàng có đặc điểm khác nhau.

3.3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu


Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện và phi xác suất. Tác giả thu thập ý kiến của những khách hàng đã từng sử dụng tour du lịch của

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 25/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí