tế phát triển nhất nước ta, là nơi giao giữa điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của cả hai miền Nam – Bắc. TTH là một trong những trung tâm văn hóa, du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, y tế lớn của cả nước và là cực phát triển kinh tế phát triển quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. [30]
Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho TTH phát triển
ngành du lịch và mở rộng giao lưu kinh tế văn hóa xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.
Địa hình
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế
Ảnh 1.1: Bản đồ tỉnh Thừa Thiên Huế
Có thể bạn quan tâm!
- Thời Gian Thực Hiện Nghiên Cứu Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học
- Tác động của Festival đến đời sống người dân thành phố Huế Nghiên cứu trường hợp tại 2 phường Thuận Thành, Phú Hội - thành phố Huế - 4
- Lý Thuyết Bất Bình Đẳng Xã Hội Theo Quan Điểm Của Quan Điểm Max Weber
- Thống Kê Một Số Chỉ Tiêu Của Các Kỳ Festival Huế
- Thực Trạng Người Dân Quan Tâm Đến Festival Huế Sự Quan Tâm
- Tác Động Tích Cực Của Festival Huế Đến Đời Sống Người Dân
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
Thiên nhiên tỉnh TTH được hình thành qua tác động qua lại hết sức chặt chẽ giữa các hợp phần tự nhiên, cơ cấu địa hình của tỉnh khá đa dạng, bao gồm: đồi núi, đầm phá, duyên hải và biển liên kết với nhau trong một không gian hẹp. địa hình núi chiếm phần lớn diện tích (núi trung bình chiếm 255 diện tích, núi thấp và gò đồi chiếm 50% diện tích) và tập trung ở phía tây, đồng bằng duyên hải
chiếm 16% diện tích, đầm phá và duyên hải chiếm 9% diện tích, với địa hình đa dạng là tiền đề cho việc tổ chức và phát triển các loại hình du lịch khác nhau: du lịch leo núi, du lịch biển, du lịch sinh thái…[32].
Khí hậu
Khí hậu TTH mang tính chuyển tiếp và khá phức tạp, mang tính chất chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, không có sự phân chia bốn mùa rõ rệt, nhiệt độ
trung bình hằng năm
ở khu vực đồng bằng là 24,60C – 250C,
ở vùng núi là
21,60C220C. số giờ nắng trung bình hằng năm là 1600 – 1800 giờ. Lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 2800mm với số ngày trung bình là 158 ngày nhưng phân phối không đều giữa các tháng trong năm và giữa các vùng trong tỉnh. Độ ẩm tuyệt đối không khí tỉnh TTH không cao và có giá trị trung bình giao động trong khoảng từ 20,0mb đến 25,1mb độ ẩm tương đối trung bình là 84,5%. [30]
Đây là những chỉ số khí hậu xác định mức độ thuận lợi về điều kiện tự nhiên phục vụ hoạt động du lịch.
Đặc điểm kinh tế
TTH được xác định là một trong những khu kinh tế trọng điểm của miền Trung, cơ cấu kinh tế của tỉnh đang thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Sự phát triển với tốc độ cao của ngành du lịch đã và đang góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. [32]
Theo kế hoạch của tỉnh đề ra, trong cơ cấu kinh tế tỉnh TTH, ngành công
nghiệp xây dựng và dịch vụ du lịch sẽ tăng mạnh; ngành nông nghiệp lâm
ngư sẽ giảm đáng kể. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của đất nước, cũng như chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. [32]
Đặc điểm xã hội
Tính đến năm 2012, dân số
tỉnh Thừa Thiên Huế
có 1.115.523 người
(551.650 nam; 563.873 nữ). Về phân bố, có 538.791 người sinh sống ở thành thị và 576.732 người sinh sống ở vùng nông thôn.[44]
Tại TTH có 24 dân tộc cùng chung sinh sống trong cộng đồng, trong đó dân tộc kinh chiếm đa số, sau đó là các dân tộc: Cơtu, Tà Ôi, BruVân Kiều được xem là người bản địa sinh sống ở phía Tây của tỉnh. Trải qua quá trình sinh sống lâu dài, các dân tộc này đã tạo cho mình bản lĩnh dân tộc và nét văn hóa đặc trưng, thống nhất trong đa dạng, làm nên một tiểu vùng văn hoá ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là một lợi thế để khai thác phát triển du lịch.[44]
Nguồn nhân lực của thành phố có chất lượng khá cao về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Thành Phố Huế là nơi tập trung phần lớn nguồn nhân lực được đào tạo của tỉnh (chiếm khoảng 54% lao động đã qua đào tạo của tỉnh); trên địa bàn thành phố có 11 trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, trong đó Đại học Huế là Đại học của Vùng với hơn 40.000 sinh viên, là lực lượng quan trọng trong việc nghiên cứu, ứng dụng các kết quả của khoa học xã hộinhân văn, kiến trúc và khoa họccông nghệ phục vụ cho việc xây dựng Thành phố Festival, hình thành các chủ đề nội dung tổ chức Festival và trực tiếp tham gia các hoạt động của Festival.[44]
1.3.2 Tài nguyên du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế
TTH là một trong 3 cùng du lịch lớn của Việt Nam với tài nguyên thiên
nhiên phong phú và đa dạng cũng như mang đậm nét dân gian.
Tài nguyên du lịch tự nhiên
quần thể kiến trúc và văn hóa đặc sắc
Với một diện tích tự nhiên không lớn nhưng TTH có đầy đủ các dạng địa hình xen kẽ, quần hợp thành một quần thể kỳ thú. Tài nguyên thiên nhiên của tỉnh TTH được phân bố tương đối tập trung ở một số khu vực chính như TPH và phụ cận, Cảnh Dương – Bạch Mã, Lăng Cô – Hải Vân, A Lưới – Đường
mòn Hồ
Chí Minh.
Ở mỗi khu vực có những thế
mạnh riêng thuận lợi cho
phát triển du lịch tự nhiên, du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng.[30] Có thể kể đến một số tài nguyên nổi bật như sau:
Tài nguyên du lịch biển với các bãi biển đẹp nổi tiếng như: Lăng Cô, Cảnh Dương, Hàm Rồng, Quảng Ngạn (Quảng Điền)…
Các thắng cảnh như
đèo Hải Vân, núi Ngự
Bình, đồi Vọng Cảnh, đồi
Thiên An – hồ Thủy Tiên, núi Ngọc Trản, núi Thiên Thai…
Các nguồn nước khoáng có công năng chữa bệnh như: Thanh Tân, Mỹ An, Hương Bình, A Roàng…
Các điểm du lịch sinh thái như vườn quốc gia Bạch Mã với diện tích hơn
22.000ha, thác Phướn, thác Mơ, thác Trượt, thác Kazan, khu bảo tồn tự Phong Điền, khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước Bắc Biên (Quảng Điền),…
nhiên
Các điểm du lịch sông nước, đầm phá như sông Hương với cồn Hến, cồn Dã Viên,hồ Truồi, hệ thống Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai lớn nhất vùng Đông Nam Á , dài 68km, chạy dọc theo bờ biển, có hệ sinh thái đa dạng,…
Tài nguyên du lịch nhân văn
Có thể nói rằng TTH là một xứ sở đặc biệt của Việt Nam, một miền đất của lịch sử, của thơ văn, kiến trúc và nghệ thuật độc đáo, in đậm màu sắc dân gian. Đến với Huế là một vùng danh lam thắng cảnh kỳ thú hữu tình, đầy sức quyến rũ. Các di tích văn hóa, các công trình kiến trúc độc đáo, quần thể di tích triều Nguyễn bao gồm các cung điện đền đài, miếu mạo, thành quách, lăng tẩm, các kiến trúc chùa chiền, nhà thờ… vẫn giữ nguyên nét uy nghiêm, cổ kính, trang nghiêm. Các lễ hội dân gian truyền thống, lễ hội tôn giáo tín ngưỡng, các thể loại mỹ thuật rất đa dạng và đặc sắc, nghệ thuật cổ truyền dân gian và cung đình được lưu truyền. Khung cảnh nhà vườn – Huế, một mô hình sinh thái lý tưởng và hài hòa…
TTH là nơi lưu giữ nhiều di chỉ, hiện vật cổ của nền văn hoá Chăm. Mặt khác, đây cũng là nơi có truyền thống cách mạng oanh liệt, còn giữ nhiều di tích liên quan đến cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều nhà cách mạng tiền bối và nhiều địa danh lịch sử về hai cuộc chiến tranh chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ như: chiến khu Dương Hoà, Hoà Mỹ, A Lưới, đường mòn Hồ Chí Minh…
Đặc biệt, TTH là cố đô của Việt Nam hiện đang tập trung và lưu giữ khá nguyên vẹn nhiều tài nguyên văn hoá vật thể và phi vật thể truyền thống cung đình và dân gian nổi trội, đặc sắc rất tiêu biểu cho văn hoá dân tộc Việt Nam; là địa bàn duy nhất ở nước ta vừa có những tài nguyên văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Trong đó, hệ thống di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh đã được xếp hạng (tính dến 31/12/2010) là 132 gồm: Đình: 26, Chùa: 6, Đàn: 2, Tháp: 2, Di tích lịch sử, cách mạng: 94, Di
tích khác: 2.[30]
1.3.3 Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng phục vụ ngành du lịch
Hệ thống giao thông:
TTH là một tỉnh nằm giữa hai đầu đất nước với hệ thống giao thông thuận tiện cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Mặt khác, TTH còn nằm trên hành lang Đông –Tây, nối Việt Nam với Myanmar, Thái Lan, Lào. [30]
Đường bộ: Hệ thống đường quốc lộ I xuyên Việt đã được cải tạo, nâng cấp, mở rộng, trong đó đoạn thành phố Huế Phú Bài dài 17km được mở rộng cho 4 làn xe; tuyến đường tránh phía Tây thành phố tạo điều kiện cho sự thông thoáng trên các cửa vào – ra của thành phố nối với đường Hồ Chí Minh có tác dụng nâng cao năng lực thông thương giữa TPH nói riêng, tỉnh TTH nói chung với các vùng trên cả nước và nước ngoài. Từ những trục đường chính này, Huế kết nối với Lào qua các hành lang Đông – Tây quốc lộ 49 với cửa khẩu Hồng Vân – Koutai và bằng đường 9 với cửa khẩu Lao Bảo sang Lào, Thái Lan, Miến Điện và Ấn Độ.
Đường sắt: Đường sắt đóng vai trò quan trọng không chỉ trong vận chuyển hàng hóa mà còn là hành khách, đặc biệt là khách, đặc biệt là khách du lịch đến
Huế. TPH nằm trên điểm trung tâm của các tuyến đường Sắt xuyên Việt Nam hiện nay và sẽ được kết nối với tuyến đường sắt xuyên Á và hành lang Đông Tây. Bằng đường sắt, từ TPH có thể đi đến các nước trong khu vực và trên Thế giới.
Đường hàng không: Sân bay Phú Bài vừa được nâng cấp lên thành sân bay quốc tế có thể đón được các loại máy bay lớn như Boeng 777. Boeng 737. Airbus 321…có năng lực tiếp nhận trên 0,5 triệu khách và 15.000 tấn hàng hóa /năm.
Đường biển: Cảng Thuận An nằm cách trung tâm TPH khoảng 13km về phía Đông và cảng nước sâu Chân Mây cách TPH 49km về phía Nam với lợi thế nằm trên trục giao thông Bắc – Nam
Hệ thống cung cấp điện: TPH có 2 nhà máy nước sạch hoạt động cung cấp
nước cho toàn thành phố là nhà máy nước Dã Viên (công suất 14.400m3/ngày
đêm) và nhà máy Quảng Tế (công suất 24.300 m3/ngày đêm). Các vùng lân cận và huyện trong tỉnh đều có hệ thống cung cấp nước sạch phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.Thành phố cũng đã đầu tư xây dựng một hệ thống thoát nước đảm bảo cho vệ sinh môi trường thành phố.
Hệ thống thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc được hiên đại và thuận tiên với sự tham gia của nhiều nhà cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông như: Bưu điện TTH, công ty viễn thông quân đội, công ty viễn thông Sài Gòn, viễn thông FPT Huế. Đặc biệt từ nằm 2013 TPH đã bắt đầu phủ song Wifi miễn phí ở một số địa điểm trung tâm thành phố.
Hệ thống các cơ sở lưu trú, ăn uống và giải trí[30]
Tính đến năm 2012, toàn tỉnh TTH có 313 cơ sở lưu trú bao gồm khách sạn và nhà nghỉ, trong đó có 2 cơ sở đạt tiêu chuẩn 5 sao, 16 cơ sở đạt tiêu chuẩn 4 sao, 23 cơ sở đạt tiêu chuẩn khách sạn 3 sao. Tổng số phòng đạt đến 7.284 phòng với 13.246 giường.
THP có nhiều nhà hàng lớn nhỏ với phong phú các món ăn đặc sản địa
phương còn có các nhà hàng mang phong cách, đặc trưng của nước ngoài với đầu bếp người nước ngoài chế biến món ăn.
Trên địa bàn TPH ngoài những tụ
điểm vui chơi về
đêm như
Phố
đi bộ
Nguyên Đình Chiểu, Phố mua sắm Mai Thúc Loan,… Huế còn phát triển các hộp đêm giải trí dành cho khách du lịch về đêm như các quán Bar, Cafe tập trung chủ yếu ở Phố Phạm Ngũ Lão.
1.3.4 Chính sách phát triển Huế trở thành Thành phố Festival[34]
Ngày 25/04/2013, thủ
tướng Chính phủ
ban hành Quyết định số
597/QĐ
TTg phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Huế là thành phố Festival cấp quốc gia và mang tầm quốc tế, là đầu mối giao lưu kinh tế trong vùng và trong trục hành lang thương mại quốc tế…Với các mục tiêu cụ thể như sau:
Về văn hóa: xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa đồng bộ và hiệu quả; bảo tồn, phát triển và tôn vinh nền văn hóa dân tộc Việt Nam và xứ Huế; giới thiệu văn hóa Việt Nam với thế giới, thực hiện hợp tác và giao lưu văn hóa với các dân tộc trên thế giới; thúc đẩy việc phục dựng, tạo lập và phát triển các hoạt động lễ hội và sinh hoạt văn hóa cộng đồng truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và những nét độc đáo của xứ Huế với sự kế thừa, nâng cao chất lượng cả về nội dung và nghệ thuật, kết hợp với tính hiện đại và tiên tiến, đủ năng lực giao lưu với các nền văn hóa của các nước trong khu vực và quốc tế.
Về kinh tế: thành phố Festival Huế sẽ thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của thành phố Huế và tỉnh TTH theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực dịch vụ, du lịch. Chuyển các hoạt động văn hóa, du lịch, dịch vụ trở thành các ngành kinh tế chủ đạo của thành phố.Hình thành và phát triển các ngành kinh tế du lịch, dịch vụ và hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị phục vụ Festival và làm cho thành phố Huế phát triển bền vững.
Về xã hội: thành phố Festival Huế có môi trường lành mạnh, an ninh trật tự trị an được bảo đảm, không có các tệ nạn xã hội. Hình thành được nếp sống văn hóa phong phú, văn minh, lịch sự, đoàn kết tại cộng đồng dân cư trong thành phố, giữa các dân tộc trong nước và quốc tế.
Về kết cấu hạ tầng đô thị và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động Festival và du lịch: có được hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, cảnh quan không gian văn hóa, các công trình phục vụ trực tiếp Festival và các hoạt động du lịch đồng bộ, hiện đại và mang tính dân tộc.
Về phát triển nguồn nhân lực: có đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cao phục vụ cho các hoạt động Festival Huế, du lịch và dịch vụ.
Về quản lý, tổ chức Festival: có bộ máy quản lý Festival Huế hiệu lực, hiệu quả và đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về hoạt động Festival Huế trình độ cao; có đội ngũ nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp, trình độ cao để làm nòng cốt cho các hoạt động Festival Huế; thu hút được sự tham gia rộng rãi, tích cực và hiệu quả của các thành phần kinh tế và toàn dân trong việc xây dựng các công trình và tổ chức các hoạt động Festival Huế.
1.4 Giới thiệu Festival Huế
1.4.1 Sự ra đời của Festival Huế
“Ý tưởng tổ chức về Festival Huế được hình thành từ năm 1998, bắt nguồn từ kết quả liên hoan Việt – Pháp do Thành phố Huế cùng Hiệp hội Codev (Cộng hòa Pháp) phối hợp tổ chức năm 1992”[21].Đây là hoạt động văn hóa đầu tiên khai thác được đặc trưng văn hóa đặc sắc của địa phường Thừa Thiên Huế để giới thiệu với khách du lịch. Tuy là một liên hoan nhỏ, mang tầm vóc địa phương với sự tham gia của một số đoàn nghệ thuật của Thành phố Huế và vùng Poitou Charentes (Cộng hòa Pháp) nhưng đã gây được tiếng vang khá lớn, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với du khách và cộng đồng dân cư Tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến năm 1998, tỉnh Thừa Thiên Huế bắt đầu xây dựng nội dung, chương trình cho