Thống Kê Một Số Chỉ Tiêu Của Các Kỳ Festival Huế


Festival quy mô lớn và đã được Chính phủ, các Bộ, Ngành trung ương ủng hộ, cho phép tổ chức vào tháng 4 năm 2000.

Có thể thấy ngây từ lần tổ chức đầu tiên, Festival Huế đã bao hàm nhiều mục tiêu như: Văn hóa nghệ thuật, củng cố, phát triển, hợp tác Quốc tế; Và mục

tiêu phát triển kinh tế, đặc biệt nhấn mạnh phát triển kinh tế du lịch của địa

phương. Như

lời phát biểu của đại sứ

Cộng hòa Pháp tại Việt Nam[23] Ông

Serge Degallaix: “Liên hoan hàm chứa nhiều kỳ vọng và ý nghĩa, mong muốn vừa chào đón năm 2000 lại vừa đánh dấu khởi điểm cho một cuộc giao lưu trao đổi sẽ trở thành định kỳ và mang tính đa văn hóa… Liên hoan sẽ tạo cơ hội thuận lợi mới mẻ cho Thành phố Huế và Tỉnh Thừa Thiên Huế, là một nhân tố đáng kể trong bổi cảnh phát triển kinh tế của địa phương”. Hay như lời phát biểu của ông

Chủ

tịch Tỉnh TTH [23]Nguyễn Văn Mễ: “Thành công của Festival Huế

năm

2000 sẽ là biểu hiện – Chí vươn lên mạnh mẽ của vùng đất vốn giàu truyền thống văn hóa và mong muốn vươn lên tự khẳng định mình là một trung tâm văn

hóa Du lịch của cả nước, là nơi tổ chức lễ hội định kỳ; các Festival văn hóa,

nghệ thuật góp phần phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, làm giàu thêm sản phẩm Du lịch – thế mạnh quan trọng nhất của địa phương trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn và văn minh”. Đến Festival 2014,Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như ban tổ chức lễ hội nhiều lần khẳng định rằng mục tiêu sau cùng của Festival Huế là thu hút nhiều du khách đến Huế thúc đẩy phát triển du lịch phát triển – ngành phát triển mũi nhọn của tỉnh.

Qua nghiên cứu tác động của Festival Huế đối với kinh tế tỉnh TTH của

tiến sĩ Trần Thị Mai [17]đã tóm tắt cụ thể mục tiêu của Festival Huế như sau:

Một là, Tạo cơ hội để gặp gỡ, giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền của Việt Nam và giữa các nền văn hóa trên Thế giới, đồng thời là dịp để giới thiệu, quảng bá


tinh hoa văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam, các sản phẩm du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế

Hai là, Festival Huế

góp phần phát triển kinh tế

xã hội theo hướng bền

vững khai thác thế mạnh văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam trên diện rộng và cả chiều sâu là động lực trực tiếp thúc đẩy phát triển các hoạt động du lịch và các ngành kinh tế của địa phương.

Ba là, hình thành công nghệ tổ chức Festival, tăng dần tính chuyên nghiệp trong công tác tổ chức Festival, tiến tới xây dựng Thành phố Huể trở thành Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

Bốn là, thông qua Festival Huế, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với các vùng miền trong nước và Quốc tế.

1.4.2 Công nghệ tổ chức Festival Huế

Đây là vấn đề cốt lõi của việc tổ chức Festival Huế, là điểm khác biệt

của Festival Huế

so với các Festival chuyên đề

được tổ

chức tại các địa

phương khác trên cả nước (Festival Hoa Đà Lạt, Festival Biển Nha Trang,

Festival Biển Vũng Tàu,…).

Để có được công nghệ tổ chức Festival Huế theo hướng Festival Quốc tế, Ban tổ chức Festival đã dày công nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của các Quốc gia có các lễ hội nổi tiếng trên Thế giới, vận dụng vào điều kiện thực tế của địa phương để tổ chức thành công 7 kỳ Festival Huế. Công nghệ tổ chức Festival Huế qua quá trình phát triển được định hình cơ bản như sau:


Đặc điểm và cơ cấu chương trình của Festival Huế

Festival Huế

là loại hình Festival nghệ

thuật tổng hợp, các chương trình

nghệ thuật tại Festival được phân thành hai nhóm: chương trình chính thức

(chương trình IN) và chương trình văn hóa lễ hội cộng đồng (chương trình OFF).

Chương trình IN: gồm các chương trình nghệ thuật có chất lượng cao, có tính chuyên nghiệp được lựa chọn từ các chương trình trong nước và Quốc tế đã


đăng ký có bán vé, được tổ chức chủ yếu vào ban đêm tại các địa điểm nằm

trong khuôn viên các di tích hoặc thắng cảnh nổi tiếng. Ngoài ra, còn kết hợp

giữa biểu diễn nghệ thuật với

ẩm thực, trưng bày triển lãm, nghệ

thuật, ánh

sáng, công nghệ hiện đại…tạo ra các sản phẩm đặc sắc.

Chương trình OFF: là sự

kết hợp giữa nghệ

thuật đường phố

với nghệ

thuật truyền thống, lễ hội, sinh hoạt cộng đồng, văn nghệ quần chúng. Hầu hết các chương trình nghệ thuật OFF không bán vé, được tổ chức tại các địa điểm cộng đồng, nơi công cộng, dễ tiếp cận nhằm tiếp cận phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân.Ngoài ra còn kết hợp với một số chương trình có bán vé, chương trình giao lưu từ IN ra OFF.

Quy trình tổ chức

Tất cả

các chương trình nghệ

thuật biểu diễn IN và OFF đều được xây

dựng kịch bản.Kịch bản cho các chương trình nghệ thuật IN có sự tham gia tư vấn của các nhà tổng đạo diễn, giám đốc biểu diễn, giám đốc kỹ thuật…khá nổi tiếng của Pháp. Sau khi có kịch bản, tất cả các yếu tố như: địa điểm, cơ sở vật chất, kỹ thuật (sân khấu, phương tiện kỹ thuật, âm thanh, ánh sáng, con người, hoạt động điều phối… liên quan đến tập luyện, tổng duyệt và triển khai các hoạt động biểu diễn được làm theo một quy trình khá hợp lý.

Thương mại hóa

Thông thường, việc tổ chức Festival tiêu tốn khoảng tiền lớn của ngân sách quốc gia và địa phương, Để góp phần giảm chi ngân sách cho Festival, việc tổ chức Festival Huế đã được tính đến mức độ thương mại hóa hợp lý một số hoạt động của Festival. Theo kinh nghiệm được tiếp nhận của các chuyên gia Pháp, các vấn đề liên quan đến việc tổ chức bán các “sản phẩm chính” của Festival và các sản phẩm kèm theo đã được đưa vào kế hoạch như: các chương trình có bán vé, mức giá (trọn gói và giá lẻ),tổ chức in ấn và quản lý vé, tổ chức phân phối sao cho tránh được vé giả, và đầu cơ vé, tổ chức soát vé, cách thức đổi hoặc trả lại vé…Bên cạnh đó, việc kiểm tra quy định khách sạn, nhà đủ điều kiện để đón


khách Festival được thực hiện; việc khuyến khích các cơ sở sản xuất hàng lưu

niệm mang logo Festival Huế đã được triển khai đối với nhiều loại hàng địa

phương. Ý tưởng “đấu thầu” quảng cáo tại các điểm chính tổ chức Festival từng bước được triển khai.

Đây là một trong những điểm khác biệt căn bản giữa Festival Huế và các Festival khác được tổ chức tại Việt Nam.

Nguồn nhân lực

Nhân lực phục vụ Festival Huế khá đa dạng được huy động từ nhiều nguồn khác nhau:

­ Lực lượng chuyên và bán chuyên nghiệp gồm: các tổng đạo diễn, giám đốc điều hành chương trình, các nghệ sĩ, các chuyên gia âm thanh, ánh sáng điện, trang trí, hóa trang trang phục, lực lượng công an, an ninh, phục vụ hậu cần của Việt Nam và Quốc tế.

­ Lực lượng không chuyên nghiệp: gồm các nhà điều hành và diễn viên của các đoàn nghệ thuật không chuyên, cộng đồng dân cư tham gia các lễ hội.

­ Lực lượng tình nguyện viên: gồm thanh niên, sinh viên, học sinh được huy động từ các tổ chức đoàn thanh niên, các trường học.

­ Cộng đồng dân cư địa phương: lực lượng này vừa tham gia với nhiều vai trò, là diễn viên, cung cấp các dịch vụ, đồng thời là những đối tượng hưởng thụ các hoạt động của Festival…

Tất cả các hoạt động trên hoạt động theo sự điều hành chung thông nhất của Ban tổ chức và các tiểu ban của Festival Huế.

Để phục vụ cho Ban tổ chức có văn phòng Feestival, đội ngũ cán bộ quản lý chỉ đạo nghệ thuật và nhân viên hoạt động chuyên trách. Văn phòng Festival chịu trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành, liên quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức các kỳ Festival Huế theo kế hoạch đã được phê duyệt; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh và giúp Ban tổ chức Festival Huế tìm hiểu đối tác, đề xuất giải pháp phối hợp, liên kết, hợp tác trong nước và


quốc tế về các lĩnh vực có liên quan đến công tác tổ chức và nội dung hoạt động của các Festival Huế; phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông, thông tin đại chúng, bưu chính viễn thông… thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá và đảm bảo thông tin liên lạc, các dịch vụ viễn thông trong các kỳ Festival Huế; chịu trách nhiệm làm đầu mối trong quan hệ công tác giữa ban tổ chức Festival Huế với các tổ chức trong nước và quốc tế tham gia Festival Huế.

Quy mô của Festival Huế

Festival Huế được tổ chức theo lịch trình định kỳ 2 năm một lần, cố định thời điểm và thời gian tổ chức.

Mặc dù mục tiêu không thay đổi nhưng chủ

đề, độ

dài thời gian diễn ra

Festival trong 3 kỳ đầu tiên (Festival 2000, 2002, 2004) có sự thay đổi tùy thuộc vào bối cảnh chung của địa phương và Quốc tế về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Sau 3 lần thử nghiệm, Festival lần thứ 4 (Festival 2006) đã bắt đầu cố định

về chủ

đề và độ

dài thời gian tổ chức.Nhìn chungsố

ngày tổ

chức và chủ đề

được ổn định sau 3 kỳ thử nghiệm nhưng về mặt thời gian tổ chức lại có sự thay đổi ở kỳ Festival Huế 2012. Ban tổ chức Festival lý giải về việc thay đổi thời gian này là do để thời gian tổ chức Festival Huế 2012 trùng với thời gian diễn ra “Năm du lịch Việt Nam tại Huế”, đồng thời đây là thời điểm thời tiết ít xảy ra mưa, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động của Festival Huế.

Từ khi Festival Huế được tổ chức lần đầu tiên từ năm 2000 cho đến nay­2014, Festival Huế đã trải qua 8 kỳ tổ chức, với mỗi kỳ Festival Huế có quy mô khác nhau theo hướng ngày càng phát triển, nâng cấp, mở rộng ra các địa điểm tổ chức được thể hiện qua số lượng chương trình nghệ thuật tăng lên, với các lễ hội quy mô và hoành tráng,các hoạt động văn hóa cộng đồng phong phú, đa dạng diễn ra liên tục trong các ngày tổ chức, không chỉ biểu diễn trong thành phố mà ngày càng được mở rộng ra các địa điểm khác ở các huyện, thị xã trên toàn tỉnh TTH. Thu hút hơn hàng triệu lượt khách tham dự,thu hút nhiều sự quan tâm của hàng triệu khách tham quan, trong đó không thể không kể đến sự quan tâm của người dân địa phương


Quy mô phát triển của 8 kỳ Festival Huế với một số chỉ tiêu quan trọng như: số lượng các đoàn nghệ thuật trong nước tham gia, số lượng các đoàn nghệ thuật nước ngoài, số lượng nghệ sĩ diễn viên tham gia, số lượng quốc gia tham dự, và số lượt khách du lịch đến với Festival Huế. Dưới đây là bảng số liệu được thể hiện như sau:

Bảng 1.1: Thống kê một số chỉ tiêu của các kỳ Festival Huế



Kỳ Festival

Chỉ tiêu

Số lượng các đoàn nghệ thuật trong nước (Đơn vị: Đoàn)

Số lượng các đoàn nghệ thuật nước ngoài (Đơn vị: Đoàn)

Số lượng nghệ sĩ, diễn viên


(Đơn vị: Người)

Số lượng quốc gia tham gia


(Đơn vị: Quốc gia)

Số lượt khách du lịch Festival


(Đơn vị: Triệu

người)

Festvail 2000

22

8

1.000

2

41.000

Festival 2002

19

14

1.545

8

75.000

Festival 2004

25

15

1.300

7

101.950

Festival 2006

22

22

1.440

10

150.000

Festival 2008

37

31

1.957

23

180.000

Festival 2010

17

48

1.500

28

120.000

Festival 2012

Trên 65

Trên 2.000

28

189.000

Festival 2014

­

­

2.600

37

240.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Tác động của Festival đến đời sống người dân thành phố Huế Nghiên cứu trường hợp tại 2 phường Thuận Thành, Phú Hội - thành phố Huế - 7

Nguồn: Ban tổ chức Festival Huế

Tóm lại, Festival Huế là một lễ hội được tổ chức với quy mô hoành tráng, có sức hút mạnh mẽ không chỉ các nghệ sĩ diễn viên, được thể hiện qua số lượng các đoàn nghệ thuật tăng lên cùng với số các quốc gia tham dự qua từng nămvà sự quan tâm của khách du lịch thể hiện ở số lượt khách du lịch tăng lên qua mỗi kỳ Festival.

Festival Huế là một hoạt động được tổ chức có quy mô, đầu tư lớn không chỉ là sự kiện của địa phương, mà còn là sự của quốc gia, thu hút sự quan tâm của các đoàn nghệ thuật nước ngoài. Là nơi để các vùng miền, quốc gia đến giới thiệu giao lưu, trao đổi văn hóa của mình. là sự kiện giúp tỉnh TTH bảo tồn, giữ gìn và phát huy những di được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của Thế giới. Bên cạnh đó, giúp phát triển kinh tế địa phương, phát triển ngành mũi nhọn


của tỉnh là ngành Du lịch – dịch vụ, tăng trưởng kinh tế địa phương, đồng thời cải thiện đời sống của người dân.

Vậy, với một sự

kiện quy mô được tổ

chức ở

địa phương có tầm

ảnh

hưởng không chỉ địa phương mà còn của quốc gia trên nhiều mặt trong xã hội như: kinh tế, văn hóa, chính trị, ngoại giao... thu hút rất nhiều sự quan tâm của người dân và bạn bè quốc tế, điều này chứng tỏ, Festival Huế có tác động đến mọi phương diện. Câu hỏi đặt ra ở đây là, với một sự kiện xã hội lớn như vậy, Festival Huế có tác động như thế nào đến đời sống của người dân Huế? Những đối tượng nào được hưởng lợi từ Festival Huế? Để trả lời câu hỏi này, nghiên

cứu sẽ

trình bày tác động của Festival Huế

đến đời sống của người dân ở

chương tiếp theo.


CHƯƠNG 2

TÁC ĐỘNG CỦA FESTIVAL HUẾ ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG


2.1Sự quan tâm của người dân đối với Festival Huế

Có thể

thấy, mỗi kỳ

Festival đến có rất nhiều chương trình, hoạt động

được tổ chức trên địa bàn, thu hút nhiều sự tham gia của khách du lịch. Vậy, vấn đề đặt ra ở đây là, người dân có quan tâm đến sự kiện Festival và hiểu biết của người dân đối với sự kiện lễ hội lớn của địa phương này như thế nào?

2.1.1 Hiểu biết của người dân về Festival Huế Thời gian tổ chức

Vì Festival Huế là một sự kiện được tổ chức có quy mô lớn của tỉnh cho nên theo khảo sát của nghiên cứu này có tới 90% người trả lời chính xác sốnăm

tổ chức Festival Huế. 10% còn lại trả

lời không nhớ

rõ hoặcnhằm lẫn giữa

Festival nghề truyền thống với Festival Huế là một.

Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra mọi người dân đều biết đến thời gian tổ chức của Festival Huế.Trong tổng số 150 người được hỏi có 135 trả lời chính xác thời gian tổ chức Festival Huế thường tổ chức vào tháng 4 và tháng 6(có sự khác nhau về tháng tổ chức đã được giải thích ở phần trên).

Mục đích tổ chức

Liên quan đến mục đích tổ chức Festival Huế, người dân cho rằng việc tổ chức Festival Huế nhằm mục đích: tôn vinh di sản Huế; Bảo tồn, duy trì và phát huy các di sản văn hóa; Quảng bá văn hóa Huế đến khắp nơi trên thế giới; Tạo không gian giao lưu trao đổi văn hóa; Đồng thời, nâng cao hiểu biết văn hóa cho người dân. Ngoài ra, cũng rất nhiều người dân cũng chú trọng đến mục đích của việc tổ chức Festival Huế là phát triển kinh tế của địa phương thông qua di sản văn hóa, người dân cho rằng việc bảo tổn di sản văn hóa nhờ tổ chức sự kiện Festival sẽ mang lại việc làm và tăng thu nhập cho người dân, không những thế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2022