Thời Gian Thực Hiện Nghiên Cứu Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học


phương, nhưng vẫn chưa được làm rõ.

Hướng tiếp cận thứ hai mà tác giả nghiên cứu tham khảo được là đề tài nghiên cứu “Báo cáo đánh giá Festival Huế câu chuyn vhi nhp và phát trin văn hóacủa trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ và phát triển văn hóa (viết tắt là A&C) donhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội phát hành. Công trình này được biên soạn, làm việc đánh giá trong suốt hai năm liên tục (2008­2009), là sản phẩm của cán bộ khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Nghiên cứu đề cập chủ yếu đến đánh giá Festival Huế được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tác động kinh tế, xã hội của Festival Huề vào quá trình phát triển của tỉnh TTH và vùng Bắc Trung Bộ. Đồng thời, đề tài cũng đánh giá việc tổ chức và quản lý Festival Huế từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách cho việc phát triển một thành phố Festival gắn liền với tiềm năng di sản văn hóa vùng và hội nhập với văn hóa toàn cầu.[31]

Báo cáo đã đánh giá được những thành công và hạn chế quá trình di sản truyền thống cũng như quá trình hội nhập của các yếu tố văn hóa, nghệ thuật mới, đương đại vào tổng thể Festival Huế. Đều đáng quan tâm nhất ở đây là đề tài đã đánh giá sự tham gia của người dân địa phương vào việc tổ chức lễ hội, đối tượng dân cư được hưởng lợi từ du lịch Festival Huế thông qua việc cung cấp các dịch vụ ăn uống, bán hàng, vận chuyển, chỗ ngủ nhà dân. Bên cạnh đó theo đánh giá của nhóm nghiên cứu đã chỉ ra sự tham gia của người dân còn bị

hạn chế

chủ

yếu là do nguyên nhân xuất phát từ

mục tiêu và cấu trúc của

Festival Huế chưa có một sự cân bằng cần thiết giữa tính nhà nước (thể hiện thông qua các hoạt động do nhà nước tổ chức) và tính dân sự (thông qua các hoạt động do dân tự tổ chức hay có tính thu hút sự tham gia của người dân tại chỗ một cách mạnh mẽ). Đồng thời để thực hiện mục đích báo cáo đưa ra các kiến nghị chính sách cho việc phát triển một thành phố Festival, một trong những giải pháp đáng quan tâm.

Bên cạnh đó, Festival Huế được tiếp cận theo hướng truyền thông mới đây


nhất dưới góc nhìn báo chí “Công tác quảng bá Festival Huế trên báo Thừa Thiên

Huế

(khảo sát các năm 2000, 2002, 2004)” do sinh viên Ngô Thị

Hồng Nhung

thực hiện và đề tài “Phương thức truyền thông Festival Huế trên báo Vietnamnet và Vnexpress” của sinh viên Hoàng Thị Thu Ngà thuộc khoa báo chí truyền thông, Đại học Khoa Học Huế.

Đề tài của sinh viên Ngô Thị

Hồng Nhung thực hiện đề

tài nghiên cứu

“Công tác quảng bá Festival Huế

trên báo Thừa Thiên Huế

(khảo sát các

năm 2000, 2002, 2004)” đã chỉ ra công tác quảng bá của Festival Huế từ khâu chuẩn bị, đến triển khai nội dung tin bài, dẫn chứng Khóa luận làm rõ những hoạt động trong công tác quảng bá lễ hội Festival Huế của báo Thừa Thiên Huế. Đánh giá được ưu nhược điểm và hạn chế của các phương tiện truyền thông trong việc thông tin, quảng bá, phản ánh, PR cho sự kiện Festival Huế. Đồng thời đề ra những giải pháp, mô hình quảng bá hiệu quả cho lễ hội Festival Huế.[21]ư

Đề tài của Hoàng Thị Thu Ngà “Phương thức truyền thông Festival Huế trên báo Vietnamnet và Vnexpress (Khảo sát năm 2006, 2008, 2010)” đã làm rõ

các hoạt động trong công tác quảng bá lễ hội của báo Thừa Thiên Huế, thực

trạng quảng bá và phương thức quảng bá trên hai trang báo mạng. Tuy nhiên lại không có số liệu thống kê đầy đủ mà chủ yếu chỉ sử dụng phương pháp phân tích lý giải theo cách nhìn nhận của báo chí.[22]

Qua đó, có thể

thấy nghiên cứu đứng từ

góc độ

nghiên cứu của báo chí

truyền thông chỉ mới đưa ra cách thức quảng bá cho Festival Huế mà vẫn chưa chỉ ra được việc quảng bá Festival Huế có tác động như thế nào đến hiểu biết, nhìn nhận và thái độ của người dân với Festival Huế.

Một nghiên cứu từ góc độ xã hội học nhưng chỉ nghiên cứu Festival chuyên đề của nhóm sinh viên khoa xã hội học K34, trong đó tác giả nghiên cứu cũng là một trong những thành viên tham gia là đề tài nghiên cứu này “Tác động của Festival đến hoạt động thủ công truyền thống tại tỉnh Thừa Thiên Huế”

(Nghiên cứu trường hợp làng Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền,


tnh Tha Thiên Huế). Tài liệu đã mô tả thực trạng hiện nay của hoạt động nghề thủ công truyền thống trước những tác động của Festival nghề truyền thống.Đề tài tìm hiểu những khó khăn thực tại của nghề gốm tại làng Phước Tích; thực trạng của hoạt động của làng nghề thủ công truyền thống trước và sau khi có Festival diễn ra. Từ đó đề xuất các khuyến nghị về tổ chức Festival theo hướng tạo động lực cho sự phát triển làng nghề thủ công truyền thống của địa phương. Báo cáo chỉ rõ Festival nghề truyền thống tác động mạnh mẽ đến việc bảo tồn và phát huy các ngành nghề truyền thống của người dân địa phương và đăc biệt là thợ thủ công. Đồng thời, với sự tham gia vào các hoạt động của lễ hội, sản phẩm gốm Phước Tích đã ngày càng khẳng định vị trí của mình không chỉ trong nước mà còn vươn ra các quốc gia khác. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực Festival nghề truyền thống mang lại, nghề gốm vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Những sản phẩm thủ công truyền thống phải đứng trước rất nhiều thách thức và một trong những khó khăn lớn mà những sản phẩm này đang phải đối mặt với khó cạnh tranh trên thị trường, đó là sự ra đời của các loại đồ dùng, trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của người dân. Với sự hỗ trợ của nhà nước, chính quyền địa phương đã tổ chức

nhiều lễ

hội nhằm hướng đến việc phục hồi những giá trị

văn hóa truyền

thống.Những hoạt động này đã tác động rất tích cực trong việc quảng bá sản phẩm đến với du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, lễ hội diễn ra cũng là dịp để thu hút sự quan tâm của thanh niên trong làng. Xác định được tầm quan trọng của các dịch vụ du lịch, làng cổ Phước Tích đã kết hợp hoạt động làm gốm với hoạt động du lịch nhằm mang lại thu nhập cho người dân nơi đây.

Tóm lại, đề tài đã nhấn mạnh tác động tích cực và tiêu cực của Festival nghề truyền thống đến hoạt động thủ công truyền thống, không đi sâu xem xét tác động Festival nghề truyền thống có tác động đến đời sống của người dân làng Phước Tích.[23]

Nhìn chung, những công trình này chưa đi sâu vào khảo sát tác động của


Festival Huế đến đời sống của người dân thành phố Huế trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Vì thế, có thể nói đây sẽ là một đề tài chưa ai khai thác và nghiên cứu.

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tác động (tích cực và tiêu cực) của Festival đến đời sống của người dân thành phố Huế. Từ đó, đưa ra khuyến nghị làm hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy những tác động tích cực, để nâng cao hiệu quả của Festival Huế, đồng thời cải thiện phúc lợi cho người dân.

3.2 Mục tiêu cụ thể

Để tìm hiểu được tác động của Festival Huế nghiên cứu này thực hiện

được mục tiêu chung, đề tài phải triển khai và làm rõ từng mục tiêu cụ thể như sau:

 Thứ nhất, tìm hiểu đặc tính của Festival Huế thông qua tổng hợp 7 kỳ Festival Huế. Nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể về Festival Huế, từ đó có cơ sở để hiểu rõ tác động của nó đến đời sống của người dân. Tác giả sẽ sử dụng các tài liệu sẵn có từ UBND tỉnh TTH, báo cáo tổng hợp của Trung tâm Festival Huế, các cơ quan ban ngành có liên quan đến Festival, đề tài nghiên cứu, các tạp chí và bài báo mà tác giả thu thập được. Từ đó tác giả sẽ phân theo các nhóm chủ đề và cố gắng tổng hợp các vấn để để có thể tạo ra một bức tranh tổng thể nhất về Festival Huế trong 7 kỳ vừa qua.

 Thứ hai, dựa trên những tài liệu thu thập được trong phần tổng quan tài liệu nghiên cứu ở trước, đề tài sẽ tiến hành tìm hiểu tác động của Festival Huế đến đời sống của người dân thành phố Huế trong các lĩnh vực. Nhằm làm nổi

bật nội dung chính của nghiên cứu và đáp ứng được mục đích chung, để được mục đích cụ thể này tác giả nghiên cứu có những nhiệm vụ cụ thể sau:

đạt

­ Nhiệm vụ thứ nhất: tìm hiểu tác động của Festival Huế đến đời sống kinh tế của người dân thông qua cơ hội tiếp cận việc làm, cải thiện thu nhập của


người thông qua đó nghiên cứu sẽ xác định được nhóm người chịu tác động về mặt kinh tế do các kỳ Festival Huế mang lại, trong số đó nghiên cứu này sẽ xác

định được đâu là nhóm chịu tác động nhiều nhất đến đời sống kinh tế Festival Huế.

của

­ Nhiệm vụ thứ hai: nghiên cứu tìm hiểu tác động của Festival Huế đến đời sống văn hóa của người dân thành phố Huế tác giả sẽ thông qua chỉ báo xem xét quá trình người dân tham gia như thế nào?họ được hưởng lợi những gì từ các chương trình, hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Festival Huế và khi họ được hưởng lợi như vậy người dân sẽ có thái độ như thế nào đối với di sản văn hóa

của địa phương. Thông qua đó, nghiên cứu sẽ xác định ai là đối tượng được

hưởng lợi về mặt văn hóa nhiều nhất từ Festival mang lại.

­ Nhiệm vụ thứ ba, tác giả thực hiện tìm hiểu tác động của Festival Huế đến đời sống xã hội của người dân và các vấn đề xã hội tiêu cực nảy sinh trong dịp Festival Huế.

 Mục tiêu thứ ba dựa trên kết quả tìm được nghiên cứu sẽ đưa ra một số khuyến nghị đến ba chủ thể là với BTC Festival Huế, chính quyền địa phương và người dân địa phương. Từ đó nhằm nâng cao, phát huy những tác động tích cực và làm hạn chế những tác động tiêu cực từ Festival mang lại.

4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Tác động của Festival Huế đến đời sống của người dân thành phố Huế hiện

nay.

4.2 Khách thể nghiên cứu

Khách thể chính: là những người dân hiện đang sinh sống và làm việc tại địa bàn phường Thuận Thành và Phú Hội thành phố Huế.

Khách thể phụ: là cán bộ trung tâm Festival Huế ­ cơ quan chủ quản triển khai các hoạt động Festival Huế.

4.3 Phạm vi nghiên cứu


 Không gian nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành tại địa bàn 2 phường Thuận Thành và Phú Hội – Thành phố Huế.

Thi gian nghiên cu: từ được tiến hành từ 11/01/2014 đến 06/06/2014.

Thời gian nghiên cứu được phân công các công việc cụ thể như Bảng 1 ở

dưới:


Bảng 1: Thời gian thực hiện nghiên cứu Khóa luận tốt nghiệp Đại học


STT

NỘI DUNG

THỜI GIAN

1

Lập kế hoạch

Tổng quan tài liệu liên quan

11/01/2014 đến

22/01/2014

2

Tiền trạm thực tế, tìm hiểu sơ lược địa bàn nghiên cứu

15/01/2014

3

Xây dựng đề cương nghiên cứu

23/01/2014 đến

27/01/2014

4

Thiết kế công cụ nghiên cứu

28/01/2014 đến

15/02/2014

5

Điều tra thử

17/02/2014

6

Chỉnh sửa công cụ nghiên cứu và in ấn

19/02/2014

7

Điều tra thu thập thông tin bằng bảng hỏi

Thực hiện phỏng vấn bán cấu trúc

20/02/2014 đến

10/04/2014

8

Xử lý và phân tích số liệu

11/04/2014 đến

31/04/2014

9

Viết báo cáo, chỉnh sửa và hoàn thiện đề tài nghiên cứu

01/05/2014 đến

05/06/2014

10

Nghiệm thu khóa luận

06/06/2014

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Tác động của Festival đến đời sống người dân thành phố Huế Nghiên cứu trường hợp tại 2 phường Thuận Thành, Phú Hội - thành phố Huế - 3


Ni dung nghiên cu: Đề tài nghiên cứu “Tác động của Festival đến

đời sống của người dân Thành Phố Huế” thuộc phạm vi rộng, kèm theo thời gian nghiên cứu chỉ có thời hạn ngắn, nên nghiên cứu chỉ đi sâu tìm hiểu tác động của Festival Huế năm 2012 đến đời sống của người dân.

Thứ nhất tác động của Festival đến đời sống kinh tế của người dân Huế: Trong nội dung này tập trung nghiên cứu làm rõ tác động của Festival Huế đến việc làm và thu nhập, đối tượng chịu tác động kinh tế nhiều nhất .

Thứ hai tác động của Festival Huế đến đời sống văn hóa của người dân: khóa luận sẽ nghiên cứu người dân tham gia vào các chương trình hoạt động như thế nào, họ cảm nhận được những lợi ích gì từ việc tham dự các chương trình đó và thái độ của họ trước tác động Festival Huế đến người dân.

Thứ ba xem xét tác động của Festival đối với đời sống xã hội của người dân thông qua các vấn đề xã hội tiêu cực nảy sinh trong dịp Festival Huế.

5. Giả thuyết nghiên cứu

Từ những luận cứ và luận chứng trong phần tổng quan tài liệu, nghiên cứu


đưa ra giả thuyết làm định hướng cho nghiên cứu như sau:

­ Giả thuyết 1: Tác động của Festival đến đời sống của người dân thành phố Huế vừa có tính tích cực và có tính tiêu cực.

­ Giả thuyết 2: Có sự khác nhau giữa mức độ tác động của Festival lên các nhóm người trong xã hội.

6. Câu hỏi nghiên cứu

Để làm rõ được các mục tiêu nghiên cứu, người nghiên cứu đã đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu như sau:

1.Festival có tác động đến đời sống của người dân thành phố Huế không?

Nếu có, tác động như thế nào ?

2.Đối tượng nào chịu tác động trực tiếp nhiều nhất của Festival? Và tác động trên những phương diện nào?

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận

Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, luôn xem xét sự vật, hiện tượng trong một quá trình phát triển và trong mối liên hệ phổ biến.[28]

Chủ nghĩa duy vật biện chứng luôn xem xét sự vật trong mối quan hệ nhân quả với nhau tức là mọi sự vật, hiện tượng không đứng riêng rẽ độc lập một mình mà luôn có sự tương tác lẫn nhau, phụ thuộc nhau.Chính vì thế khi nghiên cứu bất kì một hiện tượng, một vấn đề xã hội nào cần phải đặt chúng trong mối liên hệ phổ biến.Còn chủ nghĩa duy vật lịch sử xem xét mọi hiện tượng xã hội không tồn tại một cách bất biến mà luôn có sự vận động không ngừng, có phát sinh, tồn tại, phát triển và tiêu vong.Bởi vậy khi nghiên cứu bất kì một vấn đề xã hội nào cần phải đặt nó trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 10/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí