Tác động của Festival đến đời sống người dân thành phố Huế Nghiên cứu trường hợp tại 2 phường Thuận Thành, Phú Hội - thành phố Huế - 4


Dựa trên cơ sở lý luận đó, nghiên cứu vấn đề Festival Huế tác động đến đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của người dân thành phố Huế cũng là đặt nó trong một môi trường xã hội, một giai đoạn lịch sử cụ thể, để từ đó xem xét xem có những yếu tố nào có mối liên hệ ảnh hưởng đến vấn đề trên.

Ngoài ra nghiên cứu còn là sự

vận dụng hệ

thống các khái niệm và lý

thuyết của các Xã hội học chuyên ngành như: lý thuyết hệ thống xã hội của Talcott Parsons, lý thuyết cấu trúc chức năng của Robert Merton, Khái niệm đoàn kết xã hội của Durkheim, Lý thuyết bất bình đẳng xã hội theo quan điểm của Max Weber. Trong nghiên cứu này người nghiên cứu còn vận dụng cách tiếp cận nghiên cứu hướng tiếp cận Xã hội học chuyên ngành như: Xã hội học văn hóa, xã hội học kinh tế.

7.2 Phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Phương pháp phân tích tài liệu là một phương pháp được sử dụng rộng rãi, khá phổ biến trong các công trình nghiên cứu khoa học xã hội học.Nguồn tài liệu chúng tôi sử dụng trong đề tài này gồm các tài liệu văn tự và tài liệu phi văn tự. Qua việc thu thập và phân tích các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố để từ đó có cơ sở so sánh, đối chiếu với các nghiên cứu trước và xem nó có điểm giống và khác biệt nào không.

Việc điều tra, thu thập dữ liệu về tác động Festival Huế đến đời sống của người dân địa phương được thực hiện thông qua truy cập tài liệu báo chí, Internet, tài liệu nghiên cứu đã có trước. Những nguồn tài liệu trên chủ yếu là các sách báo đã xuất bản về lĩnh vực Festival Huế và các chủ đề có liên quan khác, các đề tài, các luận văn, khóa luận tốt nghiệp và các bài viết trên Tạp chí Xã hội học, trên báo điện tử đặc biệt là web: http://www.huefestival.com và các website

khác. Khi đã có những tài liệu trên người nghiên cứu sẽ

được sử

dụng theo

phương pháp phân tích truyền thống, tiến hành tổng quan, sắp xếp, chia tư liệu


thành các tệp nhỏ theo tiêu chí về nội dung thông tin, cuối cùng chọn lọc các thông tin có giá trị để làm luận cứ, luận chứng cho đề tài, phân tích có so sánh, đối chiếu, bổ sung và tránh trùng lặp.

Ngoài ra, dữ liệu thứ cấp còn được thu thập thông qua các báo cáo tổng kết các kỳ Festival Huế của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, báo cáo của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, các tư liệu lưu trữ tại văn phòng Trung tâm Festival… Việc thu thập dữ liệu thứ cấp nhằm thu thập các thông tin như: quy mô, thời gian tổ chức, chủ đề Festival Huế, số các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế tham dự, số khách tham dự Festival . Đồng thời, tác giả còn sử dụng thông tin tài liệu trong phần tổng quan vấn đề tài nghiên cứu làm cơ sở để tiến hành phân tích thực địa.

7.2.2 Phương pháp phỏng vấn cấu trúc

Phỏng vấn được sử dụng rỗng rãi trong các nghiên cứu xã hội học thực nghiệm với tư cách như là một phương pháp chủ yếu cho việc thu thập thông tin, đây là một phương pháp rất quan trọng trong nghiên cứu xã hội học. Theo Caplow (1970) [26] phỏng vấn là phương pháp được ưa chuộng nhất trong các phương pháp thu thập thông tin được sử dụng ở các nước phương Tây. Sở dĩ nó là phương pháp được ưa chuộng, bởi vì nó có hàng loạt những ưu điểm mà các phương pháp khác không có được.

Nghiên cứu sử

dụng phương pháp phỏng vấn cấu trúc làm chủ

đạo cho

nghiên cứu, nhằm thu nhập các thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu. Việc thu thập những thông tin mang tính mô tả và được thực hiện bằng một bảng hỏi đã được soạn sẵn, với một số lượng mẫu đủ tin cậy.

Đối tượng được phỏng vấn là những người dân hiện đang sinh sống trên địa bàn 2 phường Thuận Thành và Phú Hội – Thành phố Huế. Địa điểm phỏng vấn được thực hiện tại nhà riêng của người được phỏng vấn. Thời gian phỏng vấn diễn ra trong khoảng 15 phút, vào buổi tối lúc họ có mặt ở nhà.

­ Công cụ: Bảng hỏi với các câu hỏi được soạn thảo theo một trình tự logic(Xem phụ lục số 1).Được thiết kế gồm các loại câu hỏi: câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi hỗn hợp, câu hỏi ma trận. Bảng hỏi gồm 4 phần chính: phần một,


thông tin cá nhân người trả lời phỏng vấn; phần hai,thực trạng hiểu biết và sự quan tâm của người dân với Festival Huế. Phần 3, là tác động của Festival đến đời sống của người dân thành phố Huế; phần 4, mong muốn và đề xuất của người dân.

­ Mẫu và cách chọn mẫu:phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu phi xác suất theo kiểu chọn mẫu thuận tiện. Hiện nay,số lượng người dân đang sinh sống tại địa bàn 2 phường Thuận Thành và Phú Hội – Thành phố Huế. Với tổng số hộ trên địa bàn 2 phường là 7095 hộ. Trong đó, phường Thuận Thành có 3689 hộ, phường Phú Hội 3406 hộ, để chọn ra được mẫu có tính đại diện, người nghiên sử dụng công thức tính dung lượng mẫu theo công thức sau:

Nt2 pq

n = ——————————

N ε2 + t2pq

Trong đó :

 n : Dung lượng mẫu cần chọn

 N : Tổng thể nghiên cứu

 t : Hệ số tin cậy của thông tin

 ε : Phạm vi sai số chọn mẫu

 pq : Phương sai của tiêu thức thay phiên (p là xác suất để một tiêu thức xuất hiện, q là xác suất để tiêu thức đó không xuất hiện).

(p + q = 100% và p = 1 ­ q, tức là p = q = 0.5 và p.q = 0.25)

Người nghiên cứu lựa chọn

phạm vi sai số

chọn mẫu không vượt quá

0.8% (0.08) và mức độ tin cậy là 95% (Φ(t) = 0.9545), tra bảng “Mt sgiá trca hstin cy t được tính sn theo hàm Φ(t)của Ljapunov (1857 ­ 1918).[25] Như vậy, chúng ta có hệ số tin cậy t = 2

Áp dụng công thức chọn mẫu trên vào đề tài này ta có :

7095x 22 x 0.25

n = —————————————————

7095x 0.082+ 22 x 0.25

≈ 152,9

Nhưng, nghiên cứu thực hiện điều tra với 155 bảng hỏi, trong đó có 2 bảng hỏi dùng để đề phòng trường hợp bảng hỏi hư hỏng không sử dụng được. Tuy


nhiên, khi thu hồi bảng hỏi số lượng bảng hỏi không hợp lệ (bảng hỏi thiếu nhiều thông tin) vượt quá số lượng điều tra thư là 5 bảng hỏi, nên chỉ có 150 bảng hỏi được sử dụng cho nghiên cứu.

Cơ cấu mẫu điều tra của nghiên cứu có tính đến sự đa dạng dựa trên một số yếu tố như : giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, diện kinh tế gia đình.


­ Mô tả mẫu nghiên cứu: Trong tổng số 150 người dân được phỏng vấn, có 82 người sống ở Phường Phú Hội, phường Thuận Thành với 68 người. Cũng trong tổng số 150 người được điều tra đó, cơ cấu giới tính nữ chiếm 60% và 40% nam giới.

Phân theo nhóm tuổi có 6% dưới hoặc bằng 18 tuổi, trong nhóm tuổi thanh niên từ 19 đến 25 tuổicó 31,3%, nhóm từ 26 đến 32 tuổi có 20%; Nhóm từ thanh

niên đến trung niên từ 33 đến 48 tuổi có 12%, trong nhóm 33 đến 40 tuổi, từ 41

đến 48 tuổicó 11,3%; Nhóm tuổi trung niên từ 49 đến 56 tuổicó 11,3% và trên 57

hoặc bằng 57 có 8%.

Phân theo trình độ học vấn, có 1,3% không biết chữ; 4,0% trình độ tiểu học; Phổ thông và trung học cơ sở có 18,0%; 226,7% Cao đẳng và trung cấp; Trình độ Đại học và trên đại học chiếm số lượng cao với 50%.

Phân theo nghề nghiệp, có 38,7% cán bộ công chức, nhân viên văn phòng; 24,7% là học sinh và sinh viên; 14,7% là người kinh doanh, buôn bán, dịch vụ; có 9,3% là công nhân, nông dân và ngư dân; 6,0% là thợ thủ công, chỉ có 6,7% là lao động phổ thông, người nghỉ hưu và nội trợ.

Phân theo tình trạng hôn nhân, có 67% độc thân; 78 % đã kết hôn; 3% người ở góa và chỉ có 2% người li thân hoặc li dị. Trong đó, số người kết hôn đã có con là 68%. Phân theo diện kinh tế gia đình, có 21,3% đánh giá gia đình mình thuộc diện khá giả; 68,0% thuộc hộ trung bình và 10,7 thuộc diện hộ nghèo.


Cuối cùng, toàn bộ phiếu điều tra sau đã khi thu hồisẽ được tổng hợp, làm sạch, mã hóa và sẽ được xử lý theo chương trình SPSS 16.0.

7.2.3 Phương pháp Phóng vấn bán cấu trúc

Phỏng vấn bán cấu trúc là phương pháp bổ trợ cho phương pháp phỏng vấn cấu trúc. Phương pháp này một mặt khắc phục những nhược điểm của phỏng vấn cấu trúc, mặt khác làm cho thông tin đa chiều và sâu sắc hơn. Phỏng vấn bán cấu được thực hiên với 10 trường hợp, được phân chia ra thành khách thể chính và khách thể phụ, cụ thể như sau:


Bảng2: Mẫu nghiên cứu



Người dân

Cán bộ Trung tâm Festival


Nam

Nữ


Phỏng vấn cấu trúc

60

90


Phỏng vấn bán cấu trúc

4

5

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Tác động của Festival đến đời sống người dân thành phố Huế Nghiên cứu trường hợp tại 2 phường Thuận Thành, Phú Hội - thành phố Huế - 4


1 phỏng vấn dành cho cán bộ Trung tâm Festival nhằm thu thập những thông tin liên quan đến đặc tính Festival Huế: thời gian tổ chức, cách thức tổ chức, quy mô

tổ chức, các hoạt động diễn ra trên địa bàn. 9 phỏng vấn dành cho người dân

đang sinh sống trên địa bàn 2 phường Thuận Thành và Phú Hội được lựa chọn sau khi người nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn cấu trúc và muốn mở rộng, khai thác thêm thông tin với khách thể. Đồng thời, người nghiên cứu cảm thấy khách thể có thể cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích có thể khai thác hiệu quả, bổsung những thông tin cần thiết cho nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn bán cấu trúc dành cho người dân tập trung vào những câu hỏi sau: thông tin cá nhân (giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn,…); Đặc điểm địa bàn đang sinh sống; Hiểu biết của người dân về Festival và đánh giá về tác động của Festival

đến đời sống của người dân trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, tư tưởng, xã

hội(thu nhập, việc làm, hưởng thụ văn hóa, các mối quan hệ…). Mong muốn và đề xuất của người dân với chính quyền địa phương, ban tổ chức.

Thời gian cho một cuộc phỏng vấn khoảng 60 phút. Công cụ thu thập

thông tin là bản hướng dẫn phỏng vấn bán cấu trúc đã được thiết kế sẵn. Thông tin sẽ được tư liệu hóa và xử lý theo phương pháp truyền thống.

Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp quan sát kết hợp với

phương pháp phỏng vấn cấu trúc và phỏng vấn bán cấu trúc nhằm quan sát điệu bộ, cử chỉ hành động, biểu lộ cảm xúc bên ngoài của đối tượng, nhằm bổ trợ cho những thông tin thu thập từ các phương pháp khác, bổ xung những thông tin mà phương pháp phỏng vấn không thể tiếp cận. Trong đề tài này, người nghiên


cứu sử dụng phương pháp quan sát chuẩn mực để kiểm tra thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu của mình.


8. Khung lý thuyết


9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn:


9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

9.1. Ý nghĩa lý luận

Việc nghiên cứu đề tài trên chính là củng cố thêm phương pháp, tri thức khoa học xã hội học cho người nghiên cứu khoa học. Đồng thời,làm phong phú thêm, mở rộng phạm vi nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu và phục vụ xã hội của

ngành xã hội học. Mặt khác, đề tài sẽ có ý nghĩa là bài học kinh nghiệm cho

những lần nghiên cứu khoa học sau về lĩnh vực này. Bên cạnh đó,đề tài mang tính kiểm chứng cho các hệ thống lý thuyết xã hội học trong các lĩnh vực chuyên biệt. Vận dụng các lý thuyết và phương pháp xã hội học vào nghiên cứu, giúp người nghiên cứu lý giải được vấn đề bản thân quan tâm đến.

Nghiên cứu này giúp sinh viên hiểu và làm sáng tỏ một số lý thuyết. Dựa vào những thành quả của các lý thuyết xã hội học xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc đưa ra cách nhìn nhận khách quan, đúng đắn hơn về tác động của Festival Huế đến đời sống của người dân. Từ sự hiểu rõ vấn đề có thể giúp đưa ra những giải pháp đúng đắn, phù hợp với thực trạng nghiên cứu chỉ ra đề từ đó giúp cải thiện cuộc sống và tăng phúc lợi xã hội cho người dân một cách có hiệu quả.

9.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các cơ quan chức năng sử dụng như một nguồn tư liệu hữu ích để xem xét những yếu tố có tác động tích cực đến đời sống của người dân và nhằm tăng tính hiệu quả cho việc tổ chức sự kiện văn hóa lớn của địa phương, phát huy thế mạnh sẵn có một cách tối ưu nhất. Bên cạnh đó có những chính sách, phương hướng phát triển đúng đắn, làm hạn chế những tiêu cực và phát huy những thế mạnh tích cực từ lễ hội mang lại. Tăng

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 10/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí