Tác Động Tích Cực Của Festival Huế Đến Đời Sống Người Dân


mà người dân còn được hưởng lợi từ Festival Huế mang lại. Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là người dân được hưởng lợi qua những phương diện nào? Sự hưởng lợi đó giữa các đối tượng trong xã hội khác nhaura sao? Festival đã mang lại những tác tích cực và tiêu cực nào cho đời sống của người dân? Để trả lời cho câu hỏi đó, nghiên cứu sẽ trình bày rõ ở phần tiếp theo.

2.3 Tác động tích cực của Festival Huế đến đời sống người dân

Để xem xét tác động tích cực của Festival Huế, nghiên cứu này thực hiện trên ba phương diện: thứ nhất trên phương diện đời sống kinh tế của người dân, thứ hai là xem xét trên phương diện đời sống văn hóa của người dân và thứ ba là xét trên phương diện đời sống xã hội của người dân.

2.3.1 Phương diện đời sống kinh tế

Trong thời gian Festival Huế diễn ra đã có rất nhiều công việc được nhà tổ chức tạo ra cho người những người làm nghề chuyên nghiệp và cả những người không chuyên vẫn có thể tham gia vào việc làm của nhà tổ chức Festival Huế. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 78,7% người trả lời phỏng vấn cho rằng Festival Huế có mang lại việc làm tạm thời cho người dân địa phương.

Theo đánh giá của người dân, những đối tượng có cơ hội dễ dàng tiếp cận với công việc tạm thời do Festival Huế tạo ra là các nhóm người làm kinh doanh, buôn bán, dịch vụ với 82,7% chiếm tỉ lệ cao nhất; số người trả lời phỏng vấn

người chọn những người hoạt động nghệ

thuật đứng thứ

hai với 69,3%; Học

sinh, sinh viên với 57,3%; nghệ nhân, thợ thủ công có 27,3%; nhưng chỉ có 23,3% còn lại là người hoạt động thể dục thể thao. Điều này cho thấy rằng, đa phần

mọi thành phần đều có việc làm tạm thời, nhưng số thành phần nghề nghiệp.

lượng lại khác nhau về

Bảng 2.3:Đối tượng có việc làm tạm thời trong thời gian Festival Huế


ST

T

Đối tượng

Số người trả lời

(người)

Tỷ lệ

(%)

1

Học sinh/sinh viên

86

57,3

2

Người kinh doanh/buôn bán/dịch

124

82,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Tác động của Festival đến đời sống người dân thành phố Huế Nghiên cứu trường hợp tại 2 phường Thuận Thành, Phú Hội - thành phố Huế - 9



vụ



3

Nghệ nhân/thợ thủ công

41

27,3

4

Người hoạt động nghệ thuật

104

69,3

5

Người hoạt động thể dục thể thao

35

23,3


Nguồn: số liệu điều tra nghiên cứu

Trong số nhiều việc làm tạm thời, có rất nhiều công việc được người dân lựa chọn và tham gia dựa trên cơ sở những nguồn vốn mà bản thân họ có được, ví dụ như kinh nghiệm, khả năng của bản thân. Dựa trên độ tuổi của người dân tham gia, ví dụ như công việc: tình nguyện viên là công việc dành cho đối tượng học sinh sinh viên, công việc này mang tính chất người tham gia tự nguyện phục vụ sức mình cho lễ hội; Bên cạnh đó, liên lạc viên là công việc làm phiên dịch giữa nhà tổ chức chương trình với các đoàn nghệ thuật nước ngoài, đây cũng là công việc chủ yếu dành cho đối tượng sinh viên, nhưng chiếm số đông là sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ và những sinh viên có ngoại ngữ tốt để cũng có thể tham gia. Tình nguyện viên, liên lạc viên đối tượng tham gia chủ yếu vào công việc này đều phải thông qua một buổi phỏng vấn để tuyển chọn.

Làm vệ sinh, trang trí đường phố là công việc đơn giản và mọi đối tượng

đều tham gia, nhưng chủ yếu là những người thuộc các tổ, khu phố, công ty

quản lý đô thị đảm nhận, tránh phát sinh kinh phí và đảm bảo an toàn cho người dân, giao thông trong quá trình làm.

Trong các kỳ Festival Huế diễn ra, số lượng công việc dành cho nghệ sĩ

diễn viên tăng lên rất nhiều, trong đó chiếm đa số là những công việc người

không chuyên vẫn làm được.Nhà tổ chức dựa trên những yếu tố giới tính và độ

tuổi của người tham gia để chuyên.

phân vai diễn phù hợp cho các diễn viên không

Bên cạnh đó, nhân viên phục vụ lễ hội như phục vụ hoạt động thể dục thể thao được dành cho đối tượng nông dân, hoặc là các vận động viên trong cộng đồng làng xã để tham gia lễ hội như đua ghe, chèo thuyền, chơi mô hình máy bay, ca nô.


Kết quả

nghiên cứu cho thấy, người được trả

lời phỏng vấn cho rằng

những công việc người dân có cơ hội tiếp cận là: chiếm tỉ lệ cao nhất 71,3% trong tổng số những người được khảo sát lựa chọn người dân dễ có được công việc của các diễn viên không chuyên trong các chương trình lễ hội của Festival Huế. Đứng thứ hai với 59,3% lựa chọn người làm vệ sinh trang trí đường phố. Bên cạnh đó, chiếm tỉ lệ ở vị trí thứ ba với 40,7% là các tình nguyện viên, liên lạc viên và cuối cùng chiếm tỉ lệ thấp nhất là 15,3% số ít người chọn các công việc phục vụ hoạt động thể thao do Festival tổ chức.

Bảng 2.4: Cơ hội tiếp cận các công việc người dân tham gia trong dịp Festival Huế

ST

T

Việc làm tạm thời

Số người trả

lời

Tỷ lệ

(%)

1

Tình nguyện viên, liên lạc viên của Festival

61

40,7

2

Làm vệ sinh, trang trí đường phố

89

59,3

3

Nhân viên phục vụ các chương trình, diễn viên

không chuyên

107

71,3

4

Phục vụ hoạt động thể thao

23

15,3

5

Khác

3

2,0

Nguồn: số liệu điều tra nghiên cứu

Những công việc do Festival tạo ra, với mỗi công việc riêng sẽ có mức thù lao riêng. Đối với tình nguyện viên được hỗ trợ 20.000 VNĐ/ngày, với mức phí

được trả

như

vậy là thấp, nhưng đây là công việc mang yếu tố tự nguyện là

chính, nên vẫn thu hút được rất đông các học sinh, sinh viên tham gia. Cùng trong đối tượng tham gia là sinh viên nhưng mức thù lao cao nhất trong số các công việc được trả thu lao là liên lạc viên với thù lao 250.000 VNĐ/ngày, đây là công việc cần nhiều đến kỹ năng và chuyên môn, bên cạnh đó những người tham gia vào công việc này được tuyển chọn khắt khe và được tập huấn kỹ trước khi họ bắt đầu công việc của mình. Những công việc với mức thù lao như nhau là nhân


viên phục vụ lễ hội, phục vụ hoạt động thể thao và diễn viên không chuyên, là những công việc với mức thù lao 100.000 VNĐ/ngày. Đây là những công việc mà

mọi người dân đều có thể tham gia, bản thân người tham gia đảm bảo được

những yếu tố về giới tính, độ tuổi do nhà tổ chức yêu cầu để chọn vai diễn phù

hợp. Theo kết quả phỏng vấn sâu của chúng tôi thì mức thu nhập người dân

nhận được từ Festival Huế trả là bình thường: “Không cao mà cũng chng thp,

làm cho vui là chính thôi cho tiền bạc chi”

Thành).

(L.Đ.T, 69 tuổi, phường Thuận

Trong tổng số 150 người được hỏi, chỉ có 13 trả lời đã từng tham gia vào được Festival Huế. Trong số đó, có người đã từng làm tình nguyện viên, nhân viên phục vụ lễ hội, diễn viên nghiệp dư với mức thù lao tương đối ổn.

Bảng 2.5: Thù lao công việc của Festival Huế


STT

Công việc

Thù lao (Ngày)

1

Tình nguyện viên

20.000 VNĐ

2

Liên lạc viên

250.000 VNĐ

3

Làm vệ sinh, trang trí đường phố

Không có

4

Nhân viên phục vụ lễ hội/ diễn viên nghiệp dư

100.000 VNĐ

5

Phục vụ hoạt động thể thao

100.000 VNĐ

Nguồn: số liệu điều tra nghiên cứu

Nói về lý do tham gia các chương trình, hoạt động của Festival Huế, các đối tượng được phỏng vấn cho rằng người dân tham gia vì muốn tăng thêm thu nhập với 56%. Qua đó có thể thấy Festival Huế đã mang lại thu nhập cho một bộ phận người dân thông qua các công việc nhà tổ chức tạo ra, đều này chứng tỏ Festival Huế có tác động tích cực đến đời sống kinh tế của người dân thông qua việc làm tăng thu nhập của người dân.


Trong thời gian Festival Huế diễn ra, bên cạnh những công việc do nhà tổ chức Festival tạo ra, người dân thể tận dụng cơ hội dịp Festival Huế mang lại

bằng cách chủ động tăng thu nhập, tạo ra việc làm cho mình trong thời gian

Festival Huế diễn ra. Những người làm hoạt động kinh doanh, dịch vụ mở dịch vụ ăn uống, lưu trú, dịch vụ cho thuê phương tiện đi lại,…

Bảng 2.6: Đánh giá của người dân về các hoạt động làm tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương trong dịp Festival Huế

STT

Công việc

Số lượt chọn (người)

Tỷ lệ (%)

1

Cung cấp DV Ăn uống

106

70,7

2

Cung cấp DV Vận chuyển

41

27,3

3

Cung cấp DV Lưu trú

85

56,7

4

Dịch vụ tham quan

58

38,7

5

Bán hàng lưu niệm

90

60,0

6

Bán hàng tiêu dùng

43

28,7

7

Bán hàng nông sản

24

16,0

8

Bán hàng rong

57

38,0

9

Nhân viên tạm thời

33

22,0

10

Khác

3

2,0

Nguồn: số liệu điều tra nghiên cứu

Qua bảng số liệu 2.6 có thể thấy rằng, theo đánh giá của người được trả lời phỏng vấn thì người dân thành phố Huế tận dụng dịp Festival Huế để chủ động tăng thêm thu nhập cho bản thân họ bằng cách mở các dịch vụ kinh doanh như: cung cấp dịch vụ ăn uống chiếm tỉ lệ lớn nhất với 70,7%; bán hàng lưu niệm với 60%; lưu trú với 56,7%; số còn lại chiếm tỉ lệ không lớn.dịch vụ ăn uống cao nhất là vì TTH ngoài nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh TTH còn


được biết đến như là một xứ sở ẩm thực với các món ăn đặc sản nổi tiếng như

cơm hến, bún bò, chè bắp… vì thế việc kinh doanh ăn uống trong thời gian

Festival Huế diễn ra là cơ hội tốt để người dân tăng thêm thu nhập cho bản thân mình mà không cần phải tham gia vào công việc của nhà tổ chức tạo ra.

Bên cạnh đó, kinh doanh dịch vụ bán hàng lưu niệm chiếm tỉ lệ lớn thứ hai vì luôn luôn đi kèm với thăm quan du lịch du khách luôn muốn mua sản vật đặc trưng của địa phương đó, quà lưu niệm để làm quà tặng hoặc đơn giản chỉ là lưu niệm nên việc kinh doanh bán hàng lưu niệm được người dân Huế tham gia.

Có thể thấy, trong các kỳ Festival Huế số lượng khách du lịch đến Huế tăng

lên đột biến, điều này dẫn đến số phòng khách sạn cũng cần tăng lên để đáp

ứng, nên cung cấp dịch vụ lưu trú cũng được người dân dân quan tâm để làm tăng thu nhập cho bản thân.

Đặc biệt, ngoài những dịch vụ kinh doanh cần bỏ ra nhiều vốn vừa kể trên, cũng có những dịch vụ bỏ ra ít vốn của người dân thuộc thành phần thu nhập thấp cũng tận dụng dịp Festival Huế tiến hành kinh doanh tăng thêm thu nhập, ví dụ như công việc trông giữ xe, bán hàng rong xuất hiện nhiều ở các địa điểm có tổ chức sự kiện chương trình, hoạt động của Festival Huế.

Nghiên cứu [17] chỉ ra: “các dịch vụ chủ yếu mà hộ kinh doanh cung cấp cho Festival Huế 2006 là các dịch vụ: ăn uống, lưu trú, bán hàng, tham quan,

vận chuyển, bán hàng nông sản và một số

dịch vụ

khác. Thời gian bát đầu

hoạt động đều hành nghề

trước khi Festival Huế

diễn ra. Có 95,6% được

hưởng lợi từ Festival qua việc cung cấp các hàng hóa dịch vụ cho khách du lịch, 63,4% khẳng định Festival làm tăng thu nhập , 59,3% Festival 2006 mang

lại cơ

hội kinh doanh tốt hơn và 13,1 % trả

lời Festival đã huy động thêm

được nhân lực, tạo thêm việc làm.”


Cũng theo đánh giá của người được hỏi, có tới 91,3% ý cho rằng doanh thu của người làm kinh doanh dịch vụ du lịch tăng lên trong dịp Festival Huế. Người làm kinh doanh dịch vụ du lịch là đối tượng được hưởng lợi trực tiếp và Festival Huế là cơ hội tốt để những người làm kinh doanh tăng doanh thu của mình lên nhiều.


Nguồn: số liệu điều tra nghiên cứu

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu doanh thu người làm kinh doanh dịch vụ du lịch trong dịp Festival Huế

Nhờ

có Festival Huế

mọi thành phần người dân địa phương đều có thể

tham gia vào việc làm, và tăng thu nhập cho bản thân khi họ tham gia vào các công việc của nhà tổ chức Festival Huế. Bên cạnh đó, Festival Huế là cơ hội tốt để những người làm kinh doanh dịch vụ du lịch tăng doanh thu trong mùa du lịch vắng khách. Như vậy, Festival Huế có tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế của một bộ phận người dân địa phương.

2.3.2 Phương diện đời sống văn hóa

Với quy mô tổ chức và có tầm ảnh hưởng sâu rộng của Festival Huế như vậy, Festival có tác động đến đời sống văn hóa của người dân như thế nào?

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết người dân đều có tham dự ít nhất một đến hai chương trình trong Festival Huế gồm các chương trình IN (chương trình có bán vé) và OFF (chương trình không bán vé) của Festival Huế. Hầu hết người dân địa phương thích các chương trình biểu diễn sân khấu như: lễ hội Áo dài, chương trình Đêm Phương Đông, các chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước chiếm tỉ lệ 46%. Qua đó, có thể thấy tỷ lệ người thích xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật sân khấu cao do các chương trìn biểu diễn sân khấu được đầu tư kỹ lưỡng công phu, quy mô hoành tráng và đẹp mắt nên rất hấp dẫn người xem Trong đó có 32% người thích các chương trình biểu diễn phi sân khấu/hoạt động cộng đồng, bao gồm các chương trình: Đêm

Hoàng Cung, lễ tế Đàn Nam Giao, Hương Xưa Làng Cổ, Sóng nước Tam


Giang….19,3% thích các hoạt động thể dục thể thao, hội thảo khoa học, lễ hội

ẩm thực; chiếm tỉ lệ thấp nhất là 3,3% người thích hội chợ thương mại, theo lời

của một người dân địa phương Bà Ngô Thị H, 53 tuổi, là công nhân, sống tại

phường Thuận Thành chia sẻ: “Hội chợ thương mại đi xem cho biết rứa thôi chơ ít khi mua được đồ lắm”.

Qua đó, có thể thấy mọi người dân địa phương điều được hưởng thụ văn hóa có giá trị đặc sắc, ấn tượng từ Festival Huế mang lại.


Nguồn: số liệu điều tra nghiên cứu

Biểu đồ 2.4:Cơ cấu người trả lời thích các chương trình/ hoạt động của Festiaval Huế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2022