Lý Thuyết Bất Bình Đẳng Xã Hội Theo Quan Điểm Của Quan Điểm Max Weber


phúc lợi xã hội cho người dân địa phương.

10. Kết cấu khóa luận:

Phn 1,Bao gồm:Lý do chọn đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu (mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể), đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, khung lý thuyết, ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

Phn 2, Sẽ trình bày toàn bộ kết quả nghiên cứu, phần này có 2 chương.

Chương 1. Trình bày cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn gồm các khái niệm cơ bản, các lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, vài nét về địa bàn nghiên cứu và giới thiệu về Festival Huế.

Chương 2.Trình bày tác động của Festival đến đời sống của người dân thành phố Huế. Bao gồm:

­ Hiểu biết của người dân về Festival Huế.

­ Giới thiệu các đối tượng được hưởng lợi từ Festival Huế.

­ Tác động tích cực của Festival Huế lên các mặt đời sống kinh tế, đời sống văn hóa và đời sống xã hội của người dân địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

­ Tác động tiêu cực của Festival Huế đến người dân địa phương.

­ Phản ứng của người dân địa phương.

Tác động của Festival đến đời sống người dân thành phố Huế Nghiên cứu trường hợp tại 2 phường Thuận Thành, Phú Hội - thành phố Huế - 5

Phn 3, Kết luận và kiến nghị:

Trình bày các kết luận được rút ra từ kết quả nghiên cứu và đưa ra một số khuyến nghị dựa trên cơ sở nghiên cứu tới chính quyền địa phương, Ban tổ chức Festival và người dânThành phố Huế.


PHẦN 2

NỘI DUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


1.1 Các khái niệm cơ bản Khái niệm “Đời sống”

Chúng ta biết rằng “Đời sống” là thuật ngữ được nhắc đến thường xuyên

trong cuộc sống hằng ngày của con người và được dùng để ám chỉ lĩnh vực, điều kiện, nhu cầu nào đó trong cuộc sống của con người. Hiện nay, Khái niệm về “đời sống” còn gây nhiều tranh cãi và vẫn chưa có một định nghĩa, khái niệm khoa học cụ thể nào về đời sống.

Theo từ điển Việt – Anh, đời sống có nghĩa là life = đời sống, sinh mệnh,

tính mệnh, sự

sống; livelihood = sinh kế, phương kế

sinh nhai; living = cuộc

sống, sinh hoạt.[4]

Theo từ điển Tiếng Việt, đời sống có 4 cách giải thích sau:[28] thứ nhất: Đời sống là toàn bộ nói chung những hiện tượng diễn ra ở cơ thể sinh vật trong suốt khoảng thời gian sống (nói tổng quát). Ví dụ: đời sống cây lúa; thứ hai: Đời sống là toàn bộ nói chung những hoạt động trong một lĩnh vực nào đó của con người, của xã hội. Ví dụ: đời sống riêng, đời sống tinh thần, đời sống văn hóa; thứ ba: Đời sống là toàn bộ nói chung những điều kiện sinh hoạt của con người, của xã hội. ví dụ: đời sống có nhiều khó khăn, đời sống công nhân, những vấn đề đời sống; thứ tư: Đời sống là lối sống chung của một tập thể, một xã hội. Ví dụ: đời sống ở thôn quê.[3]

Từ cách giải thích của từ điển trên, đề tài vận dụng cách hiểu thứ 2 trong từ điển tiếng Việt. Đề tài sẽ thực hiện nghiên cứu tác động của Festival Huế đến đời sống của người dân trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội của con


người.

Khái niệm “Festival”

Theo từ điển Anh – Việt, Festival có nghĩa là lễ hội, Đại hội liên hoan. “Festival” vốn không là từ trong ngôn ngữ tiếng Việt mà là từ vay mượn

của tiếng nước ngoài. Trong từ điển Wikipedia – từ điển Bách khoa tri thức thì Festival được định nghĩa như sau: “Festival is a day or period of celebaration or a series of performance of music, drama … given regularly, especially once a year”, tạm dịch là: “Festival là ngày hôi, đại hội, liên hoan hoặc đợt biểu diễn thường kỳ về âm nhạc, điện ảnh… được thường xuyên, đặc biệt là mỗi năm một lần” [10]

Festival có nghĩa là lễ hội, nó bao gồm phần lễ và phần hội là chủ yếu. khi nói đến hội là nói đến sự tham gia đông đảo của người dân.

Theo từ điển điện tử, Festival là một sự kiện thường được tổ chức bởi cộng đồng dân cư địa phương mà trung tâm hướng vào một số điều kỳ diệu của cộng đồng dân cư đó. [39]

Festival là một chuỗi hoạt động và các buổi biểu diễn (thường được tổ chức tại một điểm) về âm nhạc, sân khấu hoặc các sự kiện văn hóa khác.[39]

Trong các loại Festival, Festival du lịch được nhắc đến nhiều nhất. Khi chuyển sang tiếng Việt, đôi khi thuật ngữ này cũng được dịch là liên hoan du lịch, lễ hội du lịch hay lễ hội văn hóa du lịch, tuy nhiên từ gốc vẫn biểu thị chính xác nhất từ gốc của nó. Nhìn chung, Festival du lịch được hiểu là một hoạt động văn hóa du lịch được tổ chức thường kỳ, là ngày hội du lịch của địa phương, vùng quốc gia, khu vực…nhằm gắn kết các hoạt động văn hóa, thể thao, hội nghị, hội thảo… với các hoạt động du lịch nhằm giới thiệu sâu rộng với người dân, khách

du lịch trong và ngoài nước về tiềm năng du lịch, đất nước và con người địa

phương, vùng, quốc gia hay khu vực đó, tạo cơ hội kinh doanh hợp tác du lịch giữa các doanh nghiệp, các tổ chức du lịch và giữa các quốc gia, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển.


Từ những quan điểm trên, có thể hiểu Festival là các hoạt động văn

hóa, nghệ thuật, tín ngưỡng, những cuộc triển lãm hay các cuộc thi được tổ chức định kỳ.

Khái niệm “Festival Huế”

Festival có nhiều loại hình khác nhau, dùng để

đáp

ứng các nhu cầu và

nhiệm vụ mang tính xã hội cũng như cung cấp các loại hình giải trí. Trong những

lần tổ chức Festival, người ta thường đưa ra các ý tưởng liên quan đến tín

ngưỡng, tôn giáo, xã hội, hoặc các vùng miền địa lý. Festival hiện đại được tập trung vào các chủ đề văn hóa, dân tộc nhằm tìm kiếm thông tin để thông báo đến các thành viên có cùng truyền thống. Trong quá khứ, việc tổ chức các Festival là thời gian mà những người đi trước có kinh nghiệm chia sẻ những câu chuyện và truyền đạt những kiến thức nào đó cho thế hệ tiếp theo.

Festival Huế

hay được gọi theo cách phân loại của Trần Thị

Mai là

Festival tổng hợp [17]. Festival tổng hợp thường được tổ chức theo quy mô lớn trên phạm vi không gian rộng (thành phố, liên tỉnh, quốc gia) với nhiều loại hoạt động được tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau dưới sự điều hành chung của một BTC. Việc tổ chức các Festival tổng hợp thường có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương (nơi diễn ra Festival) và sự hỗ trợ của các cơ quan trung ương. Các Festival khá nổi tiếng trên thế giới như: Festival Avignon, Festival Ottawa Canada …

1.2 Các lý thuyết liên quan

Tác động của Festival là một xu thế tất yếu của thời đại mang tính quy

luật xã hội khách quan. Nó không chỉ diễn ra ở quy mô một địa phương, một

quốc gia mà trên cả quy mô toàn cầu, xuyên suốt thời đại lịch sử của loài người. Do đó, đã có rất nhiều nghiên cứu về Festival được các nhà khoa học nghiên cứu, tìm tòi ở cả hai phương diện: Lý thuyết và thực tiễn. Qua đó, nghiên cứu này áp dụng một số lý thuyết vào đề tài để lý giải vấn đề nghiên cứu.

1.2.1 Lý thuyết hệ thống xã hội của Talcott Parsons


Talcott Parsons (1902­1979) là nhà xã hội học người Mỹ, tác giả nổi tiếng của lý thuyết hệ thống xã hội, lý thuyết hành động. Khái niệm cấu trúc nhấn mạnh các yếu tố tạo thành khuôn mẫu, định hình hệ thống một cách tương đối ổn định. Khái niệm hệ thống nhấn mạnh một tập hợp các yếu tố được sắp xếp theo trật tự nhất định, nghĩa là được định hình vừa độc lập vừa liên tục trao đổi qua lại với hệ thống môi trường xung quanh. Parsons nổi tiếng trong giới xã hội học về sơ đồ lý thuyết hệ thống xã hội viết tắt là AGIL theo bốn chữ cái của bốn tiểu hệ thống (hệ thống nhỏ hơn), tương ứng với bốn loại nhu cầu, chức năng cơ bản của hệ thống xã hội. [11]

Áp dụng vào vấn đề nghiên cứu là để Festival Huế hoạt động một cách hiệu quả các mục tiêu đã định, nhìn chung Festival Huế hoạt động dưới sự kiểm soát, định hướng các mục tiêu của Festival Huế. Bên cạnh đó, những hoạt động này dựa trên hay căn cứ vào những giá trị, chuẩn mực của hệ thống văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và hệ thống văn hóa Việt Nam nói chung. Trong sơ đồ

lý thuyết hệ

thống xã hội của Parsons được cấu thành từ

bốn tiểu hệ

thống

tương ứng với bốn loại nhu cầu, chức năng cơ bản của hệ thống xã hội, viết tắt là AGIL, có thể xem hệ thống văn hóa này chính là tiểu hệ thống phát triển kinh tế địa phương, nâng cao đời sống người dân qua các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội (L), giúp tạo ra sự ổn định, trật tự và giữ Festival Huế đi đúng hướng mục đích đề ra. Ban tổ chức Festival Huế trực thuộc Ban tổ chức Festival và UBND tính TTH cùng bộ máy an ninh xã hội đóng vai trò là tiểu hệ thống liên kết (I) nhằm phối hợp các hoạt động, điều hòa, giữ gìn an ninh trật tự, tạo sự đoàn kết hợp tác

giữa các kỳ

Festival Huế

với các thành phần tham gia và thành phần chịu tác

động, giải quyết những phát sinh còn tồn tại. Mục tiêu của Festival Huế là nhằm khẳng định và tôn vinh, bảo tồn và phát huy những di sản, văn hóa của dân tộc, phát triển kinh tế địa phương, cái thiện đời sống và nâng cao đời sống cho người dân địa phương và quảng bá hình ảnh văn hóa Huế đến với công chúng. Đây là

định hướng của chính quyền địa phương tỉnh, đóng vai trò là tiểu hệ thống


hướng đích (G). Và cuối cùng, để thực hiện mục tiêu của Festival Huế cần được huy động một lượng kinh phí đầu tư từ tỉnh Thừa Thiên Huế và các chính sách hỗ trợ nhằm cung cấp các phương tiện và nguồn lực để đạt được mục tiêu đã định. Đây chính là tiểu hệ thống thích ứng (A), thực hiện chức năng thích ứng của xã hội

1.2.2 Thuyết cấu trúc chức năng của Robert Merton

Robert K. Merton (1910­2003) sinh ra trong một gia đình người Do Thái di cư sang Mỹ sống ở thành phố Philadenlphia. Cũng như Talcott Parsons, Merton được biết đến với tư cách là một trong những người đứng đầu của trường phái cấu trúc – chức năng trong xã hội học Mỹ. Công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng nhất của Merton là cuốn “Lý thuyết xã hội và cấu trúc xã hội” (Social Theory and Social Structure) (1986).

Merton có một đóng góp lớn đối với chủ thuyết chức năng trong xã hội học là việc phát hiện ra sự loạn phản chức năng. Phản chức năng là những hệ quả làm cản trở, thậm chí gây rối loạn, làm giảm chức năng tồn tại, thích ứng

của cấu trúc. Để nhận diện sự loạn chức năng hay phản chức năng. [11]. Áp

dụng lý thuyết này vào đề tài nghiên cứu ta sẽ phân tích, lý giải được hiện sau

thành công của mỗi kỳ

Festival luôn gắn với những hạn chế

của nó, tồn tại

những tiêu cực và ảnh hưởng không tốt đến đời sống của người dân thành phố Huế.

Merton đã phân loại chức năng trội và chức năng lặn dựa vào mức độ biểu hiện của chúng. Merton chỉ ra cách phân tích chức năng là phải vượt qua quan niệm thông thường về mục đích, ý nghĩa mà các chủ thể gắn cho sự vật, hiện tượng để xác định chính xác khách quan tác dụng của chúng. Theo ông, muốn hiểu cơ chế, hoạt động, tồn tại và phát triển một cấu trúc xã hội, ta cần phải phân tích những tác động nhiều chiều của nó đối với cấu trúc xã hội có liên quan. Áp dụng quan điểm của Merton vào nghiên cứu để giải thích ngoài những


tác động của Festival có thể dễ dàng nhận thấy, như phát triển kinh tế xã, tăng mức độ hưởng thụ văn hóa cho người dân thì những chức năng tiểm ẩn như: nhờ có Festival mà tăng sự đoàn kết trong người dân với nhau.

1.2.3 Lý thuyết đoàn kết xã hội của Durkheim

Emile Durkheim (15/4/1858 – 15/11/1917) là một nhà xã hội học người Pháp nổi tiếng, người đặt nền móng xây dựng chủ nghĩa chức năng và chủ nghĩa cơ cấu, người đã góp công lớn trong sự hình thành bộ môn xã hội học và nhân chủng học.

Khái niệm đoàn kết xã hội được Durkheim phân biệt hai hình thức cơ bản của sự đoàn kết xã hội là đoàn kết cơ học và đoàn kết xã hội hữu cơ, tương ứng với hai loại xã hội là kiểu xã hội đoàn kết cơ học và xã hội kiểu đoàn kết hữu cơ. Trong đó, kiểu đoàn kết xã hội cơ học là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự giống nhau, sự thuần nhất, sự thống nhất của các giá trị niềm tin, tín ngưỡng, phong tục, tập quán. Sức mạnh của ý thức tập thể có khả năng chi phối và điều chỉnh suy nghĩ, tình cảm và hành động của các cá nhân đối với truyền thống tập tục và quan hệ gia đình. Xã hội gắn kết kiểu cơ học thường có quy mô nhỏ, nhưng ý thức cộng đồng cao, các chuẩn mực chặt chẽ.

Áp dụng vào vấn đề nghiên cứu, nghiên cứu sử dụng khái niệm Đoàn kết xã hội của Durkheim để chứng minh sự tác động tích cực của Festival tác động đến đời sống xã hội của người dân. Khái niệm đoàn kết xã hội để chỉ các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội – những người có tham gia và không tham gia vào Festival Huế, giữa cá nhân với cá nhân. Chức năng của Festival Huế như là một sự kiện liên kết, tăng tình đoàn kết giữa các cá nhân tại địa phương bởi sự thống nhất giá trị di sản văn hóa niềm tin trong cộng đồng.

1.2.4 Lý thuyết bất bình đẳng xã hội theo quan điểm của Quan điểm Max Weber

Max Weber (1864­1920), là nhà kinh tế học, nhà sử học, nhà xã hội học,

bách khoa toàn thư. Khác với Marx không coi mọi cấu trúc xã hội, đều bất bình


đẳng như

trong một xã hội có giai cấp. Đẳng cấp phụ

thuộc vào những khác

nhau đặc biệt về địa vị trên nền tảng nghi thức tôn giáo. Werber nhấn mạnh rằng quyền lực kinh tế có thể là kết quả nắm giữ quyền lực dựa vào các nền tảng khác. Địa vị xã hội và uy tín xã hội có thể xuất phát từ quyền lực kinh tế, song đó không phải là tất yếu duy nhất. Weber cho rằng đây là một vấn đề phân tích về mặt lịch sử và xã hội để phát hiện ra cơ sở thực sự của bất bình đẳng xã hội.

Quan điểm của Weber nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường chứ

không phải là tái sản xuất, như

là cơ

sở kinh tế

của giai cấp. Theo Weber,

nguyên nhân đầu tiên của bất bình đẳng trong xã hội tư bản là khác biệt về khả năng thị trường. Điều đó có nghĩa là khả năng chiếm lĩnh thị trường của các cá nhân phụ thuộc vào sự hiểu biết, bản lĩnh và kỹ năng nghề nghiệp.

Vận dụng quan điểm bất bình đẳng xã hội của Weber vào nghiên cứu để xem xét mức độ hưởng lợi văn hóa của người dân có sự khác nhau như thế nào

dựa vào biến phụ

thuộc là diện kinh tế

gia đình, xem xét sự

khác nhau giữa

những hộ thuộc diện khá giả khác như thế nào với diện hộ trung bình và nghèo.

1.3 Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Thành phố Huế là trung tâm tỉnh lỵ của Tỉnh Thừa Thiên Huế, có tổng diện tích tự nhiên là 7.099 ha, bao gồm 27 phường nội thành và 5 xã ngoại thành, có vị trí địa lý và địa chính trị thuận tiện để tổ chức Festival tầm quốc gia và quốc tế được thể hiện bằng những đặc điểm chủ yếu như sau:

1.3.1 Đặc điểm tự nhiên và xã hội Vị trí địa lý

TTH là một trong 4 điểm thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền trung, có tọa độ 16 – 16,7 độ vĩ Bắc, 107,8 ­ 108,2 kinh Đông. Có diện tích tự nhiên là 5054 km2 chiếm 1,5% diện tích quốc gia. TTH nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc – Nam, trục hành lang Đông ­ Tây nối Thái Lan – Lào – Việt Nam theo đường 9. TTH ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 10/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí