Kết Quả Điều Tra Tác Động Của Du Lịch Đến Đời Sống Văn Hóa-


các thay đổi này là những tác động chính thay đổi vị trí, vai trò của người phụ nữ Thái trong gia đình ở Mai Châu-Hòa Bình.

+ Hiện nay ở nhiều vùng núi một số tệ nạn (đặc biệt là nghiện hút) rất phát triển, nhưng ở bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót hầu như không có các tệ nạn xã hội, không có nghiện hút, cờ bạc, trai gái. Đây là kết quả từ phát huy truyền thống tốt đẹp của họ và một phần do tác động tích cực của du lịch. Du lịch phát triển đã tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần tạo nên môi trường văn hóa-xã hội lành mạnh.

Rõ ràng rằng, sự phát triển của du lịch đã trực tiếp, gián tiếp tác động khá nhiều đến các mối quan hệ trong gia đình và xã hội, góp phần làm cho các mối quan hệ trong xã hội phong phú hơn, sâu hơn, rộng hơn, phức tạp hơn. Nhưng những tác động của kinh doanh, kinh tế thị trường hầu như không ảnh hưởng đến một số truyền thống tốt đẹp của các bản người Thái ở Mai Châu- Hòa Bình, họ vẫn giữ được tính đoàn kết cộng đồng, tính thật thà, sự mến khách, sự đối xử rất tốt giữa các thành viên trong gia đình.v.v.

2.3.5. Tác động đến văn hoá-nghệ thuật


Các lễ hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình hiện nay cũng không còn nhiều như trước kia. Một số lễ hội gần như không được tổ chức nữa như hội cầu mưa, hội cầu phúc bản mường, hội chá chiêng. Một số lễ hội hiện nay vẫn còn được tổ chức đó là hội chơi xuân, hội múa xòe, lễ cơm mới.

Với sự phát triển của du lịch (đặc biệt là ở bản Lác, bản Pom Coọng và bản Văn) một số lễ hội, hoạt động nghệ thuật đã được khôi phục nhằm mục đích biểu diễn phục vụ khách du lịch, góp phần bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc trong vùng. Chính du lịch đã khơi dậy, bảo tồn và phát triển một số hoạt động, sinh hoạt văn hoá đặc sắc của cộng đồng.


Hội chơi xuân vẫn được tổ chức hàng năm, trong ngày hội có nhiều trò chơi dân gian, phổ biến nhất là ném còn, hát giao duyên. Trong ngày hội, các thanh niên tham gia là chính, ngoài ra còn khá nhiều trẻ em. Mọi người tham gia hội đều ăn mặc đẹp. Hội diễn ra trong vòng 2-3 ngày, trong hội thường có một số thanh niên ở các bản khác đến tham gia. Trong những ngày hội chơi xuân thu hút được một lượng lớn khách du lịch tham gia, chủ yếu là khách nước ngoài và một số khách trong nội tỉnh. Trong ngày hội này, các thanh nữ thường có điều kiện mặc trang phục truyền thống của dân tộc, tạo nên những nét độc đáo và duyên dáng riêng, không pha trộn với bất cứ một dân tộc nào. Du khách tham gia lễ hội, cùng vui các trò chơi dân gian, các thanh nữ có dịp tiếp xúc với khách du lịch. Không khí đón xuân, cộng với khí hậu mát mẻ, sức sống mới của cây cối sẽ tạo cho du khách một ấn tượng thanh bình, hòa đồng với thiên nhiên và cộng đồng dân cư bản xứ-những ấn tượng mà du khách không thể nào quên được.

Hội múa xòe cũng được tổ chức khá thường xuyên. Ở các bản có du lịch phát triển, múa xòe không còn là sinh hoạt văn hóa-xã hội thông thường nữa, nó đã trở thành nghệ thuật biểu diễn phục vụ nhu cầu của du khách. Phổ biến nhất là xòe vòng, kết hợp biểu diễn văn nghệ với nhảy múa cùng du khách, nhiều khi từ xòe vòng được kết hợp với loại hình xòe đơn giản-xòe ồng bổng. Xòe ồng bổng là hình thức múa hát tập thể, nhiều khi kết hợp với đốt lửa trại-cả khách du lịch, dân bản, đội ca múa cùng nắm tay múa hát quanh đống lửa. Không khí về đêm của núi rừng, men rượu cần, những điệu múa tập thể mạnh mẽ, đơn giản sẽ đem lại cho du khách cảm giác mới, quên đi cái mệt ban ngày khi leo núi thăm quan, quên đi khái niệm thời gian.

Hiện nay, ở các bản người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình kinh doanh dịch vụ du lịch thường xuyên có hai đội xòe, đội xòe nữ và đội xòe thanh nữ. Đội xòe nữ tập hợp các phụ nữ múa giỏi hát hay, đã có gia đình. Đội xòe thanh


nữ, tập hợp các thanh nữ múa giỏi hát hay, chưa có chồng. Mỗi đội xòe biên chế 16 người, gồm 6 nam và 10 nữ. Hầu như đêm nào ở Mai Châu-Hòa Bình cũng vang tiếng hát, tiếng cồng của các đội xòe, bởi các đoàn du lịch đến đều thích xem biểu diễn xòe Thái, uống rượu cần. Về đêm, trong thời tiết se lạnh của núi rừng, không có gì thú vị khi được xem xòe và uống rượu cần. Với giá cho một buổi biểu diễn xòe 250.000đ/1 ca diễn (thường kéo dài khoảng 1,5- 2,0 giờ) thì bất kỳ một du khách nào cũng có thể chi trả chứ không nói tới một đoàn du khách. Thậm chí trong một đêm, có tới 5-6 nhà biểu diễn văn nghệ. Nhiều đêm, một đội văn nghệ phải biểu diễn ở 3-4 nơi.

Một điều lý thú là các điệu múa, câu hát không chỉ là văn hoá-nghệ thuật của dân tộc Thái mà còn có những điệu múa, câu hát của các dân tộc khác như: Mường, Kinh, Dao….Đây là sự lựa chọn độc đáo, làm cho chương trình thêm phong phú, đa dạng, hấp dẫn, tôn vinh thêm cho bản sắc văn hoá-xã hội riêng của người Thái. Đặc biệt nó còn cho du khách cùng một lúc hai cảm giác-sự tò mò và hài lòng những gì mà mình được thưởng thức.

Phải nói rằng, du lịch đã có tác động tốt đến việc duy trì một số lễ hội, nghệ thuật mang tính bản sắc dân tộc của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình.

Phỏng vấn 120 người (bảng 2.7) về một số tác động của du lịch đến văn hóa-nghệ thuật ở bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót, kết quả cho thấy:

+ 104/120 người được phỏng vấn, chiếm 86,7% cho rằng mục đích chính của các hoạt động văn hoá-nghệ thuật này là để phục vụ du khách; chỉ có 16/120 người, chiếm 13,3% cho rằng mục đích chính là giữ gìn bản sắc dân tộc; ; trong đó không có sự sai khác nhiều giữa các bản du có du lịch phát triển và các bản du lịch chưa phát triển. Bản Lác có 25/30 người (chiếm 83,3%) cho rằng mục đích chính của biểu diễn nghệ thuật là phục vụ du


khách; tương tự ở bản Pom Coọng là 26/30 người (chiếm 86,7%), bản Văn- 27/30 người (chiếm 90,0%), bản Nhót-26/30 người (chiếm 86,7%). Như vậy, đa số người dân cho rằng biểu diễn văn hoá-nghệ thuật chỉ đơn thuần là để phục vụ du khách. Họ ít biết đến vai trò của việc giữ gìn bản sắc dân tộc trong sự phát triển du lịch và vai trò (ngược lại của phát triển du lịch đến sự bảo tồn và phát triển bản sắc dân tộc.

+ Về vấn đề bổ sung một số tiết mục của các dân tộc khác trong chương trình biểu diễn, 105/120 người (chiếm 87,5%) được phỏng vấn cho rằng điều đó làm tăng thêm bản sắc dân tộc của người Thái; số người đồng ý với quan điểm này ở các bản có du lịch phát triển cao hơn so với các bản chưa có du lịch phát triển, bản Lác và bản Pom Coọng tổng số là 58/60 người (chiếm 96,7%), bản Văn và bản Nhót tổng cộng là 47/60 người (chiếm 78,3%). Số người cho rằng, sự bổ sung một số tiết mục của dân tộc khác vào chương trình sẽ làm giảm bản sắc dân tộc chỉ có 15/120 người (chiếm 12,5%). Người dân ở các bản du kinh doanh du lịch cho rằng sự đa dạng hoá trong biểu diễn làm tăng sự đặc sắc của văn hoá-nghệ thuật Thái vì qua đó chương trình phong phú hơn, làm tăng tính hấp dẫn, làm cho du khách hài lòng hơn. Những người cho rằng sẽ làm mất bản sắc dân tộc vì như vậy văn hoá của dân tộc mình bị lai tạp.

+ Khi hỏi về đánh giá chung tác động của du lịch đến văn hoá nghệ thuật, số người được phỏng vấn đều giữ quan điểm của họ tương tự như đối với sự bổ sung một số tiết mục của dân tộc khác vào chương trình biểu diễn: 105/120 người (chiếm 87,5%) cho rằng du lịch đã làm cho bản sắc dân tộc được tăng thêm và cần tăng cường hơn các hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ du lịch; 15/120 người (chiếm 12,5%) cho rằng du lịch làm giảm bớt bản sắc dân tộc và không cần tăng cường các hoạt động văn hóa-nghệ thuật.

Bảng 2.7. Kết quả điều tra tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-

nghệ thuật

Nội dung phỏng vấn

Mục đích chính của các hoạt động văn hóa ngh


Bản Lác

Bản Pom Coọng

Bản Văn

Bản Nhót

SLP V

KQ

SLPV

KQ

SLPV

KQ

SLPV

K

Phục vụ du khách

30

25

30

26

30

27

30

26

Giữ gìn bản sắc

5

4

3

4

Nội dung phỏng vấn

Quan niệm của người dân đối với sự đa sắc tộc tron


Bản Lác

Bản Pom Coọng

Bản Văn

Bản Nhót

SLP V

KQ

SLPV

KQ

SLPV

KQ

SLPV

K

Tăng thêm sự đặc sắc

30

30

30

28

30

26

30

21

Làm mất sự đặc sắc

0

2

4

9

Nội dung phỏng vấn

Người dân đánh giá về tác động của du lịch đến văn hóa-nghệ th


Bản Lác

Bản Pom Coọng

Bản Văn

Bản Nhót

SLP V

KQ

SLPV

KQ

SLPV

KQ

SLPV

K

Tăng cường bản sắc


30

30


30

28


30

26


30

21

Làm giảm bản sắc

0

2

4

9

Cần phát triển hơn

30

30

26

21

Không cần phát triển

0

2

4

9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.


Q


Q


Q


Ghi chú: SLPV-số lượng người phỏng vấn; KQ-kết quả phỏng vấn.


Du khách nước ngoài xem biểu diễn văn nghệ Du khách vui múa cùng đội múa Đội 1


Du khách nước ngoài xem biểu diễn văn nghệ


Du khách vui múa cùng đội múa Đội múa thanh nữ của bản Lác đang phục vụ du 2


Du khách vui múa cùng đội múa


Đội múa thanh nữ của bản Lác đang phục vụ du khách Du khách múa sạp cùng 3


Đội múa thanh nữ của bản Lác đang phục vụ du khách


Du khách múa sạp cùng đội múa của bản Lác


2.3.6. Tác động tới cơ cấu kinh tế, phân công lao động


Du lịch phát triển ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu kinh tế tiểu vùng. Nhiều gia đình ở các bản có du lịch phát triển (bản Lác, bản Pom Coọng) không có điều kiện tự sản xuất lương thực (hoặc sản xuất không đủ cung cho cầu của khách) và đặc biệt là họ không thể chăn nuôi gia súc (ảnh hưởng môi trường xung quanh, diện tích đất hạn hẹp, thiếu nhân lực) nên phần lớn lương thực và thực phẩm là phải mua, từ đó làm tăng nhu cầu và giá cả lương thực, thực phẩm. Chính từ hai nguyên nhân chính trên, đã kích thích trồng trọt, chăn nuôi ở các vùng lân cận phát triển mạnh. Trồng trọt, chăn nuôi đã không những nuôi sống họ mà còn giúp họ tích luỹ để làm giàu, và đặc biệt giúp họ chuyển đổi sang hình thức làm kinh tế cao hơn như phát triển kinh tế theo mô hình trang trại. Từ đây, hình thành một cơ cấu sản xuất mới ở các bản người Thái ở lân cận các khu du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình, đó là sản xuất thực phẩm phục vụ cho khách du lịch. Ngay tại vùng quanh thị trấn Mai Châu-Hòa Bình, bản Nhót là một bản

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 02/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí