+ Phụ nữ ở các bản du lịch phát triển mạnh, việc mặc trang phục truyền thống thường xuyên chủ yếu để duy trì bản sắc dân tộc với mục đích phục vụ du lịch. Bản Lác có 60/75 người mặc trang phục truyền thống thường xuyên vì mục đích phục vụ du lịch, chiếm 80,0%. Số người mặc trang phục truyền thống thường xuyên theo sở thích cá nhân chỉ có 15/75 người, chiếm 20,0%. Tương tự như trên, ở bản Pom Coọng là 57/70 người, chiếm 81,4% và 13/70 người, chiếm 18,6%.
+ Trong số phụ nữ mặc trang phục truyền thống thường xuyên vì mục đích phục vụ du lịch tập trung nhiều hơn ở nhóm một và nhóm hai: ở bản Lác- 45/55 người, chiếm 81,8% (tổng cộng cả nhóm một và nhóm hai); nhóm ba- 15/20 người, chiếm 75,0%; bản Pom Coọng-43/52 người, chiếm 82,7%, nhóm ba-14/18 người, chiếm 77,8%.
+ Các bản du lịch chưa phát triển, hoặc chưa kinh doanh du lịch, số lượng người mặc trang phục truyền thống thường xuyên thấp hơn rất nhiều so với các bản có du lịch phát triển mạnh. Ở bản Văn số người mặc trang phục truyền thống thường xuyên là 47/90, chiếm 52,2%; bản Nhót-27/90 người, chiếm 30,0%.
+ Giữa bản Văn-du lịch mới phát triển, với bản Nhót-chưa trực tiếp đón khách cũng khác biệt khá nhiều, đặc biệt là mục đích sử dụng trang phục truyền thống thường xuyên. 39/47 người sử dụng trang phục truyền thống thường xuyên ở bản Văn là với mục đích phục vụ du lịch, chiếm 83,0%, 12/47 người (17,0%) sử dụng trang phục truyền thống thường xuyên do sở thích cá nhân; trong khi đó ở bản Nhót chỉ có 6/27 người (chiếm 22,2%) người sử dụng trang phục truyền thống thường xuyên với mục đích phục vụ du lịch; 21/27 phụ nữ (chiếm77,8%) mặc trang phục truyền thống thường xuyên chỉ do sở thích cá nhân.
+ Thanh, thiếu nữ (nhóm ba) mặc trang phục truyền thống thường xuyên ở các bản có du lịch phát triển chủ yếu vì mục đích phục vụ du lịch, trong khi đó ở các bản du lịch chưa phát triển lại do sở thích cá nhân là chính. Ở bản Lác có 15/20 thanh, thiếu niên nữ (chiếm 75,%) mặc trang phục truyền thống thường xuyên với mục đích phục vụ du lịch, bản Pom Coọng-14/18 thanh, thiếu nữ (chiếm 77,8%), trong khi đó ở bản Văn có 6/8 thanh, thiếu nữ (chiếm 75,5%), bản Nhót 2/6 (chiếm 33,3%) mặc trang phục thường xuyên với mục đích phục vụ du lịch.
Qua phân tích số liệu, ta có nhận xét:
+ Nam giới ở các bản du lịch phát triển mạnh cũng như ở các bản du lịch còn chưa phát triển rất ít sử dụng trang phục truyền thống. Họ thường sử dụng trang phục âu, như đa phần người Việt hiện nay-chứng tỏ du lịch ít tác động đến trang phục nam giới của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình. Điều này cũng lôgíc bởi nam giới ít tham gia vào các hoạt động du lịch hơn so với phụ nữ, mặt khác trang phục của họ cũng ít thể hiện bản sắc riêng của dân tộc. Số lượng nam giới thường xuyên mặc trang phục truyền thống chủ yếu là những người tham gia biểu diễn văn nghệ thường xuyên tại các bản.
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Của Du Lịch Đến Đời Sống Văn Hóa-Xã Hội Người Thái Ở Mai Châu-Hòa Bình
- Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của người Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót - 9
- Kết Quả Điều Tra Ảnh Hưởng Của Du Lịch Đến Trang Phục Ở Nam Giới
- Kết Quả Điều Tra Ảnh Hưởng Của Du Lịch Đến Ẩm Thực
- Tác Động Đến Các Mối Quan Hệ Trong Gia Đình, Xã Hội
- Kết Quả Điều Tra Tác Động Của Du Lịch Đến Đời Sống Văn Hóa-
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
+ Phụ nữ ở các bản có du lịch phát triển mạnh (bản Lác, bản Pom Coọng) thường xuyên mặc trang phục truyền thống nhiều hơn hẳn so với các bản du lịch còn ít phát triển. Trong số đó, nhóm hai-khoảng 18-30 tuổi là cao nhất, sau đó là nhóm một-khoảng 30-45 tuổi. Đây là nhóm người đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động kinh doanh du lịch trong các bản, họ sử dụng trang phục truyền thống thường xuyên với mục đích giữ gìn bản sắc dân tộc, phục vụ kinh doanh du lịch. Ở các bản du lịch ít phát triển (bản Văn) hoặc chưa phát triển (bản Nhót) tỉ lệ phụ nữ mặc trang phục truyền thống thường xuyên thấp hơn hẳn, đặc biệt ở bản Nhót, đa số những phụ nữ mặc trang phục
truyền thống thường xuyên là do sở thích cá nhân là chính chứ không vì mục đích phục vụ du lịch. Rõ ràng, du lịch đã đóng vai trò quyết định rất lớn trong việc giữ gìn bản sắc trong trang phục của phụ nữ ở các bản người Thái có kinh doanh du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình.
+ Các thanh, thiếu niên nữ (nhóm ba, 14-18 tuổi) ở các bản có du lịch phát triển mạnh có số lượng và tỉ lệ mặc trang phục truyền thống thường xuyên cao hơn hẳn các bản du lịch còn chưa phát triển. Các thanh, thiếu nữ thường xuyên mặc trang phục truyền thống với mục đích chính là giữ gìn bản sắc phục vụ cho du lịch. Điều đó chứng tỏ các thanh, thiếu nữ đã được giáo dục và tự mình nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc dân tộc trong trang phục vì mục đích phục vụ du lịch. Ở các bản du lịch kém phát triển, sự tuyên truyền, ý thức bản thân đối với sự gìn giữ bản sắc của các thanh, thiếu nữ kém hơn hẳn. Kết quả tích cực này cũng xuất phát từ tác động của du lịch, du lịch càng phát triển, ý thức của người dân về giữ gìn phát huy bản sắc dân tộc càng cao.
Ở các bản của người Thái khác tại Mai Châu-Hòa Bình không làm du lịch, phụ nữ có tuổi cũng rất ít mặc các đồ trang phục truyền thống trong các ngày thường. Đôi khi chúng ta gặp một vài phụ nữ trung tuổi mặc váy đen nhưng không mặc áo ngắn truyền thống mà mặc áo sơmi vải thường. Trẻ em, đặc biệt là các em ở tuổi đến trường ở tất cả các bản hầu như không mặc các bộ đồ trang phục truyền thống. Qua các phân tích trên, chúng ta thấy tầm quan trọng rất lớn của du lịch đến sự bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc trong trang phục của người Thái vùng Mai Châu-Hòa Bình.
Khung cửi dệt vải ở bản Nhót (để ở dưới sàn nhà)
Mô hình khung cửi dệt vải ở bản Lác (để ở trên sàn nhà)
Bộ áo, váy người Thái Mai Châu-Hòa Bình Áo vì tà truyền thống của nam giới
Áo vì tà của nam giới đã cách điệu Bộ áo, váy của phụ nữ H’Mông được bày bán
Một số đồ lưu niệm được bày bán tại bản Pom Coọng
Một số đồ lưu niệm được bày bán tại nhà ở bản Lác
§ ội múa thanh nữ của bản Lác đang phục vụ du khách
Du khách múa sạp cùng đội múa của bản Lác