Tác Động Đến Các Mối Quan Hệ Trong Gia Đình, Xã Hội


Ghi chú:SLPV-số gia đình phỏng vấn; KQ-kết quả phỏng vấn;


Đặc biệt, do trực tiếp nấu nướng cho khách du lịch đi theo đoàn với số lượng lớn mà chủ yếu là người Kinh và người nước ngoài, nên người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình thường phải nấu các món ăn theo khẩu vị của du khách. Từ các thực tiễn trên, người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình dần dần có các kỹ năng nấu nướng các món ăn của người Kinh và người nước ngoài.

Theo thời gian, nhiều gia đình đã có thói quen sử dụng các món ăn của người Kinh và người nước ngoài do nhiều lúc phải sử dụng sản phẩm phục vụ khách còn dư thừa và sau đó đã thành thói quen trong gia đình, khi nấu nướng cho khách thì tiện thể chuẩn bị luôn bữa cho gia đình. Chính vì vậy, trong một số gia đình người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình hiện nay có thể sử dụng một số món ăn Âu, những món mà khách du lịch nước ngoài thường xuyên sử dụng, một thói quen từ trước không hề có của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình.

Những gia đình người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình tham gia kinh doanh, phục vụ du lịch ngày nay thường có 3 bữa chính, thay vào 5 bữa ăn truyền thống trước kia, bữa phụ ăn giữa sáng (làm nương) và bữa phụ trước khi đi ngủ đã bỏ hẳn. Ba bữa hiện nay là hai bữa chính-trưa, chiều và bữa phụ-buổi sáng. Trong các bữa chính ở các gia đình, giờ đây cũng không phải bắt buộc tập trung hết tất cả các thành viên gia đình như trước kia. Đặc biệt là khi có khách du lịch, hai bữa chính của gia đình thường được tổ chức sau khi khách du lịch đã sử dụng, gia chủ thu dọn xong mới ăn trưa (hoặc tối). Các món ăn của các bữa đó thường trùng với món ăn khác sử dụng hoặc tận dụng từ khách du lịch.

Đồ uống người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình do du lịch phát triển nên đa dạng hơn. Các nhà kinh doanh dịch vụ lưu trú đều có tủ lạnh để đồ uống cho khách. Họ kinh doanh rượu, bia, đồ giải khát phục vụ khách và bản thân họ cũng sử dụng các đồ uống đó. Người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình hiện nay


cũng ít tự nấu rượu, họ thường sử dụng rượu được bán trên thị trường, các đồ giải khát thông dụng. Du khách đến các bản Thái ở Mai Châu-Hòa Bình thường thích thưởng thức rượu cần hơn tất cả các loại rượu khác.

Một điều đặc biệt trong kinh doanh du lịch của người Thái ở Mai Châu- Hòa Bình là cho đến nay vẫn chưa hình thành các nhà hàng chuyên nghiệp phục vụ du khách. Hầu hết, việc phục vụ ăn uống cho khách do chính gia đình kinh doanh lưu trú thực hiện. Các món ăn do khách đặt theo thoả thuận đôi bên và chủ nhà tự lo liệu. Điều này khác biệt sự phục vụ khách du lịch của người Thái ở một số vùng khác-có một số nhà hàng của người Thái chuyên phục vụ chuyên biệt các món ăn dân tộc (theo yêu cầu của khách hoặc theo thực đơn của nhà hàng). Chính vì vậy, khách du lịch ít có điều kiện được thưởng thức các món ăn dân tộc của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình. Nếu được thưởng thức thì cũng không phong phú, không toàn diện về chất lượng, mùi vị, hình thức. Đã vậy, theo diễn thế chung ngày nay, nguồn thực phẩm từ thiên nhiên ở Mai Châu-Hòa Bình ngày càng khan hiếm, do vậy các món ăn dân tộc truyền thống ngày càng ít đi và đơn điệu hơn trước.

Tuy vậy, có khá nhiều du khách (nhất là khách trong nước) đến Mai Châu-Hòa Bình thích sử dụng các món ăn dân tộc. Chính nhu cầu này đã giúp người Thái của bản Lác, bản Pom Coọng có điều kiện trong việc bảo tồn các món ăn dân tộc truyền thống trước kia. Nguyên liệu để chế biến một số món ăn dân tộc ngày càng khan hiếm, họ phải cố gắng mua ở nơi khác mang về, chế biến phục vụ du khách.

Đến bản Lác, bản Pom Coọng vào ban đêm như đến một khu phố nhỏ. Các nhà đều bật nhiều đèn chiếu sáng, du khách, người trong bản ngồi trò truyện, ăn uống ở trên nhà, dưới sàn nhà. Cùng một lúc nhiều nhà trong bản rộn vang tiếng hát, chiêng trống của các đoàn văn nghệ bản phục vụ du khách.


2.3.4. Tác động đến các mối quan hệ trong gia đình, xã hội


Nhìn chung mặc dù du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình khá phát triển, nhưng các mối quan hệ ứng xử giữa bố mẹ-con cái, vợ-chồng, anh-em ruột thịt, chủ nhà-khách, hàng xóm trong bản ít bị ảnh hưởng tác động của các qui luật kinh doanh, qui luật kinh tế thị trường vốn có của kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh du lịch.

Phân tích số liệu bảng 2.6, cho thấy:


+ Đa phần 99/120 gia đình (chiếm 82,5%) có ba thế hệ (ông, bà, con, cháu) sống cùng một nhà, kể cả ở bản có du lịch phát triển mạnh và các bản du lịch chưa phát triển. Các gia đình có hai thế hệ (bố mẹ, con) cũng như có bốn thế hệ là rất ít (hai thế hệ-13/120 gia đình, chiếm 10,8%; bốn thế hệ- 8/120 gia đình, chiếm 6,7%). Điều này chứng tỏ, kinh doanh du lịch ít ảnh hưởng đến truyền thống của người Thái ở các bản này-đó là người dân thường sống chung nhiều thế hệ (thường là 3 thế hệ) trong cùng một mái nhà.

+ Số anh em đã có gia đình ở chung với bố mẹ khá đông 107/120 gia đình (chiếm 89,2%), trong khi đó số gia đình ở riêng (vợ chồng và con cái) rất ít-13/120 gia đình (chiếm 10,8%). Số gia đình có 1-2 anh em đã có gia đình ở với bố mẹ chiếm đại đa số-102/120 gia đình (chiếm 85.0%), số gia đình có 3- 4 anh em đã có gia đình ở chung với bố mẹ giờ đây rất ít-5/120 gia đình (chiếm 4,2%).


Bảng 2.6. Kết quả điều tra tác động của du lịch đến quan hệ gia đình, xã hội


Nội dung phỏng vấn

Các thế hệ trong một gia đình


Bản Lác

Bản Pom Coọng

Bản Văn

Bản Nhót

Tổng số

SLP V

KQ

SLPV

KQ

SLPV

KQ

SLPV

KQ

KQ

Tỉ lệ(%)

Hai thế hệ

30

5

30

3

30

3

30

2

13/120

10,8

Ba thế hệ

23

24

26

26

99/120

82,5

Bốn thế hệ

2

3

1

2

8/120

6,7

Nội dung phỏng vấn

Số gia đình có anh em đã có gia đình ở chung cùng bố mẹ


Bản Lác

Bản Pom Coọng

Bản Văn

Bản Nhót

Tổng số

SLP V

KQ

SLPV

KQ

SLPV

KQ

SLPV

KQ

KQ

Tỉ lệ(%)

ở riêng

30

5

30

3

30

3

30

2

13/120

10,8

1-2 gia đình+ bố, mẹ

24

25

27

26

102/120

85,0

3-4 gia đình+ bố, mẹ

1

2

0

2

5/120

4,2

Nội dung phỏng vấn

Vai trò của người phụ nữ trong gia đình


Bản Lác

Bản Pom Coọng

Bản Văn

Bản Nhót

Tổng số

SLP V

KQ

SLPV

KQ

SLPV

KQ

SLPV

KQ

KQ

Tỉ lệ(%)

Đóng vai trò chính

30

29

30

27

30

10

30

5

71/120

59,0

Đóng vai trò phụ

1

3

20

25

49/120

41,0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của người Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót - 13


Ghi chú: SLPV-số lượng người phỏng vấn; KQ-kết quả phỏng vấn.


+ Người phụ nữ ở các bản du lịch phát triển mạnh đóng vai trò chính trong gia đình, ở bản Lác có 29/30 gia đình (chiếm96,7%) phụ nữ đóng vai trò chính trong gia đình; bản Pom Coọng-27/30 gia đình (chiếm 90,0%). Ở các bản du lịch chưa phát triển vai trò của người phụ nữ trong gia đình ít thay đổi, ở bản Văn có 10/30 gia đình (chiếm 33,3%) phụ nữ đóng vai trò chính trong gia đình, bản Nhót-5/30 gia đình (chiếm 16,7%).

Như vậy, rõ ràng ở các bản có du lịch phát triển mạnh (bản Lác, bản Poom Coọng ), người phụ nữ đã đóng vai trò chính trong gia đình; họ là người chính thực hiện các hoạt động trong kinh doanh du lịch, trực tiếp quyết định đến mức thu nhập của gia đình mình.

Trên thực tế, các bản người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình vẫn giữ được rất nhiều nét tốt đẹp trong quan hệ giữa mọi người và xã hội, giữa các bản, mường, đó là:

+ Không có sự phân biệt con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung, con trưởng, con thứ, con dâu, con rể. Không có sự phân biệt giữa con trai và con gái.

+ Con rể vẫn để ý chăm sóc bố mẹ vợ như bố mẹ mình. Con dâu vẫn có quyền khá bình đẳng như có thể về nhà bố mẹ mình trong một thời gian dài. Các bậc cao niên trong gia đình được con cái tôn trọng, luôn được chăm sóc chu đáo hơn tất cả mọi người.

+ Các bậc cha mẹ tôn trọng sự lựa chọn của con cái trong việc yêu đương, tạo điều kiện cho con cái trong quá trình tìm hiểu bạn đời, ít có sự phân biệt về đẳng cấp, giàu nghèo trong quá trình hôn nhân.

+ Tục lệ ở rể còn tồn tại nhưng không còn chặt chẽ và ràng buộc như trước. Nhiều đôi trai gái đã thích tự lập ngay sau ngày cưới, và nếu họ có đủ


điều kiện thì gia đình cũng không bắt buộc phải ở rể. Trong gia đình, vợ- chồng và con cái thường sống với nhau rất hòa thuận.

+ Người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình vẫn giữ được sự mến khách truyền thống xa xưa. Khách đến nhà, chủ nhà bao giờ cũng đón tiếp chu đáo, trọng thị. Sự thân thiện giữa chủ và khách giờ đây thể hiện nhiều qua câu chuyện tâm sự, chuyện công việc, chuyện xã hội.v.v. Họ có thể tiếp khách hàng giờ mà luôn giữ được sự thân thiện, mến khách.

+ Tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình giờ đây vẫn đằm thắm, ít có sự va chạm, nhưng sự độc lập của họ ngày càng tăng lên, mối quan tâm giúp đỡ, ràng buộc giữa anh em trong nhà bây giờ không còn chặt chẽ như trước nữa. Tính độc lập về kinh tế giữa họ ngày càng cao.

+ Người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình vẫn giữ được rất nhiều truyền thống tốt đẹp trong quan hệ làng bản, trong làng bản rất ít xảy ra truyện trộm cắp. Người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình luôn sống chân thực, thật thà. Tính cộng đồng vẫn còn thể hiện rất cao, đặc biệt là vào các ngày lễ hội, ngày tang lễ.

+ Do du lịch phát triển, vị trí của người phụ nữ trong gia đình được nâng cao rất nhiều. Họ là những người đóng vai trò chính trong việc lo các dịch vụ ăn, ở cho khách du lịch, giao tiếp với khách. Trong nhiều nhà của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình, nhiều con dâu của họ cũng là người chính trong việc kinh doanh du lịch. Mặt khác, do nhu cầu của du khách với các sản phẩm du lịch ngày càng gia tăng nên nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt, may bằng vải thổ cẩm được khôi phục và phát triển mạnh, đã tạo cho người phụ nữ trong nhà có thu nhập đáng kể, đóng vai trò kinh tế chủ đạo trong nhà. Chính

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/04/2023