Phương Hướng Phát Triển Du Lịch Ở Các Bản Người Thái Ở Mai Châu- Hòa Bình

các loại hình kinh doanh du lịch cần duy trì và phát triển mạnh thêm ở ở Mai Châu-Hòa Bình.

Ngoài ra ở Mai Châu-Hòa Bình có thể phát triển thêm một số loại hình du lịch khác như du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ ngơi điều dưỡng. Các loại hình kinh doanh du lịch này chỉ có thể phát triển được nếu có sự quan tâm và đầu tư của các cơ quan, chính quyền của nhà nước hoặc các doanh nghiệp lớn.‌

3.2. Phương hướng phát triển du lịch ở các bản người Thái ở Mai Châu- Hòa Bình

Ngoài xu hướng phát triển riêng của du lịch ở các bản người Thái, sự phát triển du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình cũng chịu ảnh hưởng, tác động chung của sự phát triển du lịch ở tỉnh Hoà Bình, trong nước, trong khu vực và thế giới; trong đó trực tiếp nhất là xu hướng phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình. Du lịch ở các bản người Thái Mai Châu-Hòa Bình nên phát triển theo phương hướng:

3.1.1. Phát triển mạnh hai loại hình du lịch sinh thái và du lịch văn hóa

+ Phải xác định phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa là xương sống của ngành du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình, nhưng cần phải có sự đầu tư về cả chiều sâu và chiều rộng.

+ Phải đặc biệt chú ý đến việc khai thác, bổ sung, khôi phục lại các hoạt động, các trang phục mang bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó có thể khôi phục lại quang cảnh chợ phiên, một số ngành nghề truyền thống, một số lễ hội đặc sắc.

+ Chú ý tìm thêm một số địa điểm phục vụ du lịch sinh thái, tích cực đầu tư cải tạo cảnh quan, cơ sở hạ tầng.

+ Tăng cường đầu tư cho quảng bá, quảng cáo, cho cơ sở hạ tầng, cho dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, thông tin liên lạc.

+ Đầu tư, xây dựng một số cơ sở giải trí, một số nhà lưu niệm, bảo tàng địa phương về thiên nhiên, văn hóa, lịch sử.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

+ Chú ý đến đào tạo cán bộ, tập huấn nâng cao trình độ cho các cán bộ địa phương đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Tuyên truyền cho người dân về lợi ích của du lịch, các điều kiện và phương pháp để phát triển một ngành du lịch bền vững; trong đó nhấn mạnh việc gìn giữ những bản sắc văn hoá-xã hội của dân tộc mình.

3.1.2. Kết hợp chặt chẽ với các cơ sở du lịch, các công ty du lịch khác trong tỉnh, trong nước để xây dựng những tour du lịch trong đó có sự tham gia du lịch sinh thái và du lịch văn hóa ở Mai Châu-Hòa Bình

Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của người Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót - 16

Xu hướng này phải được đặc biệt chú ý vì trong tương lai vì tỉnh Hoà Bình là nơi phát triển nhiều cơ sở du lịch. Số khách du lịch trong nước đến Hòa Bình trong những năm gần đây tăng rất nhanh và sẽ còn tăng nhanh hơn nữa vì sắp tới nhiều khu du lịch ở Hòa Bình sẽ được đưa vào khai thác. Trong khi đó số khách nội địa đến Mai Châu-Hòa Bình là rất khiêm tốn, năm 2006 chỉ có 23.338 người-chiếm 5,9% khách nội địa tới du lịch ở Hòa Bình.

Trong tương lai, thời gian đến du lịch của du khách ở một số địa điểm du lịch tại Hòa Bình sẽ tăng lên đáng kể, đặc biệt khi khu du lịch hồ Hòa Bình được khai thác và đưa vào sử dụng thì lượng khách nghỉ điều dưỡng sẽ tăng khá mạnh. Các doanh nghiệp cần để ý tới khai thác triệt để, kết hợp xây dựng các tour du lịch hợp lý trong tỉnh Hòa Bình, trong đó có điểm đến tham quan và du lịch ở Mai Châu.

3.1.3. Tăng cường các hoạt động quảng bá, liên doanh liên kết, đa dạng hoá các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch

Hiện nay khâu quảng cáo, liên doanh liên kết trong kinh doanh du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình còn rất yếu. Sở Thương mại-Du lịch tỉnh, các công ty du lịch của tỉnh cần phải có sự đầu tư thích đáng trong các hoạt động này. Muốn làm tốt được các công việc này đòi hỏi phải nhanh nhạy và phải đầu tư vốn

nhiều hơn nữa trong kinh doanh. Khi làm tốt công tác quảng bá, liên doanh liên kết sẽ kéo theo sự đa dạng hóa trong kinh doanh du lịch. Ngược lại sự đa dạng hóa các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch sẽ tăng cường cho công tác quảng bá và liên kết liên doanh trong phát triển du lịch.

3.3. Mục tiêu của các giải pháp phát triển du lịch bền vững nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa-xã hội truyền thống của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình

Qua phân tích thực trạng sự phát triển của du lịch, tác động của du lịch đến văn hóa-xã hội và phương hướng phát triển du lịch ở các bản người Thái Mai Châu-Hòa Bình chúng ta thấy: để du lịch phát triển bền vững, hiện đại mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa-xã hội truyền thống thì các giải pháp phải đạt được các mục tiêu sau:

Thứ nhất, giúp các bản chưa có du lịch phát triển, nhất là các bản ở gần thị trấn Mai Châu-Hòa Bình có các kỹ năng và các điều kiện tối thiểu để làm du lịch thông qua việc tạo điều kiện cho cộng đồng có những hiểu biết cơ bản về du lịch: kỹ năng giao tiếp, tâm lý khách du lịch, kỹ năng nấu ăn, phục vụ ngủ nghỉ, trình độ ngoại ngữ... và giúp cho các gia đình địa phương có điều kiện xây dựng một số cơ sở hạ tầng tối thiểu phục vụ khách, như: hệ thống cấp, thoát nước, công trình vệ sinh, nhà tắm, dụng cụ nấu ăn...

Thứ hai, Cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa-xã hội ở một số bản chưa phát triển du lịch của người Thái Mai Châu-Hòa Bình thông qua việc tạo điều kiện cho một bộ phận dân cư địa phương nghèo có thêm thu nhập từ dịch vụ đưa dẫn khách (dịch vụ hướng dẫn), dịch vụ bán hàng, dịch vụ từ phát triển các ngành nghề truyền thống...Giúp đỡ một số gia đình có điều kiện tăng thu nhập từ dịch vụ phục vụ ngủ nghỉ; những gia đình kinh doanh dịch vụ hàng hoá, ăn, uống có thêm thu nhập từ phần lãi của các dịch vụ này và các cá nhân tham gia hoạt động văn nghệ có thêm thu nhập từ nguồn thu dịch vụ này.

Thứ ba, Cải thiện cơ sở hạ tầng của huyện Mai Châu-Hòa Bình nói chung và của một số bản có khả năng phát triển du lịch nói riêng. Hiện nay quanh vùng thị trấn Mai Châu-Hòa Bình, ngoài bản Lác, bản Pom Coọng còn một số bản khác vẫn có nhiều khả năng phát triển du lịch nhưng vẫn chưa được nhà nước hỗ trợ về đường xá trong bản, cải tạo điều kiện vệ sinh môi trường, hệ thống điện, nước nông thôn. Từ đó, các bản mới có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ du lịch, các loại hình du lịch, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo phục vụ khách du lịch.

Hỗ trợ khôi phục, bảo tồn và phát huy văn hoá bản địa bằng các hình thức xây dựng các nhóm văn nghệ, tổ chức biểu diễn văn nghệ để phục vụ và giao lưu với du khách; khôi phục và phát huy một số nghề truyền thống: trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, dệt thổ cẩm,… tạo ra các sản phẩm, hàng hoá lưu niệm cho du khách.

Thứ tư, Nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên cho cộng đồng nhằm làm cho cộng đồng có thêm hiểu biết về giá trị tự nhiên, văn hoá, lịch sử; giảm thiểu các tác động tiêu cực của cộng đồng đến thiên nhiên và tạo ý thức tự giác và thu hút cộng đồng tham gia các hoạt động du lịch để có thể nhanh chóng hình thành một quần thể du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình.

Với các mục tiêu phát triển du lịch trên, người dân sẽ được hưởng lợi từ sự quan tâm của các cấp, các ngành và việc quan tâm đầu tư của nhiều nguồn vốn, cải thiện cơ sở hạ tầng như giao thông, nước sạch, thông tin, bảo vệ môi trường.v.v.. Đồng thời qua đó bản sắc văn hoá của người người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình được bảo tồn và phát triển. Các ngành nghề truyền thống được duy trì và phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá; các sinh hoạt văn hoá truyền thống như nghệ thuật ca, múa, nhạc, lễ hội được khôi phục và trở thành sản phẩm du lịch độc đáo.

3.4. Các giải pháp phát triển du lịch bền vững, hiện đại nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa-xã hội truyền thống của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình

3.3.1. Giải pháp về chính sách

3.3.1.1. Đào tạo nguồn nhân lực

Qua nghiên cứu, điều tra chúng tôi thấy, người Thái ở các bản kinh doanh du lịch của Mai Châu-Hòa Bình không được đào tạo các kiến thức cơ bản trong kinh doanh du lịch. Tại Mai Châu-Hòa Bình cũng chưa có một công ty du lịch của huyện được thành lập. Chính vì vậy, cần phải đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình.

Nội dung đào tạo:

+ Giáo dục nâng cao hiểu biết về khách du lịch. Khách du lịch đến từ các nước khác nhau thường có những nét đặc thù khác nhau về văn hóa, sở thích, thói quen trong giao tiếp, ẩm thực. Do vậy phải cung cấp cho người dân ở các bản kinh doanh du lịch các nét đặc thù về truyền thống văn hoá của từng nước và vùng lãnh thổ; các thói quen, sở thích của từng loại khách du lịch (thanh niên, người già, những người đi du lịch theo gia đình, cá nhân và những người đi du lịch theo nhóm...).

+ Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người dân địa phương nhằm tạo điều kiện để họ có thể giao tiếp được với du khách, đặc biệt là một số ngôn ngữ thông dụng như tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha..... Bên cạnh đó, còn cần phải mở các lớp nâng cao trình độ đối với những người đã có kiến thức về ngoại ngữ hoặc những người tham gia vào hoạt động hướng dẫn du lịch.

+ Đào tạo các kỹ năng đón tiếp, chăm sóc khách du lịch. Hướng dẫn người dân trang trí nội thất theo phong tục nhằm thu hút sự quan tâm của du khách, các yêu cầu về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, một số dịch vụ chăm sóc đối với khách.

+ Đào tạo về marketing trong kinh doanh du lịch. Trang bị cho người dân địa phương khả năng phân tích thị trường cung và cầu; xây dựng và cải thiện

sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách du lịch; xác định mức giá phù hợp; ký kết hợp đồng hoặc quan hệ đối tác với các công ty du lịch và các đối tác liên quan, các phương pháp xúc tiến, quảng bá.

+ Hướng dẫn người dân phục vụ ăn uống cho du khách. Bao gồm các nội dung: cách tìm hiểu về nhu cầu ăn uống của du khách, các yêu cầu trong quá trình chuẩn bị thức ăn cho du khách, yêu cầu đảm bảo vệ sinh trong bữa ăn, địa điểm, thời gian tốt nhất cho bữa ăn của du khách.v.v.

+ Hướng dẫn người dân các thủ tục hành chính liên quan tới các quy định liên quan đến hoạt động lưu trú của du khách. Bao gồm các qui định về phòng cháy chữa cháy, kiểm tra khách du lịch, khai báo và đăng ký tạm trú và các quy định cụ thể khác đối với khách du lịch để người dân thực hiện tốt các quy định theo pháp luật.

Hình thức đào tạo:

Người dân ở các bản người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình, kể cả ở các bản đã kinh doanh du lịch lâu năm như bản Lác, bản Pom Coọng chưa bao giờ được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ du lịch, giao tiếp, ứng xử và ngoại ngữ để có thể đáp ứng ngay nhu cầu phục vụ của khách du lịch. Mặt khác, nhận thức, trình độ văn hóa thấp và không đồng đều do vậy, việc đào tạo cần phải áp dụng nhiều hình thức khác nhau:

Hình thức đào tạo chính qui: Thông qua việc gửi con em của người dân địa phương tới các trường học có đào tạo về du lịch tại các tỉnh địa phương hoặc vùng lân cận, đặc biệt là các trường có đào tạo du lịch tại Hà Nội. Đây là hình thức đào tạo kết hợp nhưng sẽ mang lại hiệu quả cao vì sau khi kết thúc khoá học các em có thể về địa phương để làm việc và phổ biến, truyền đạt cho những người khác trong bản làng. Như vậy, việc tạo điều kiện cho các em đi học chuyên môn, nghiệp vụ tại các trường đào tạo chuyên nghiệp về du lịch không những giúp cho chính bản thân các em mà còn nâng cao trình độ cho những người dân địa phương khác.

Hình thức đào tạo tại chỗ: Liên kết với các cơ sở đào tạo du lịch, mở các lớp học chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch ngay tại các bản theo các nội dung, chuyên đề như: cách tìm hiểu nhu cầu, tâm lý của từng loại du khách; các kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách du lịch, marketing, phục vụ ẩm thực, các qui định trong thủ tục hành chính đối với du khách.v.v. Tổ chức các buổi tham quan, học tập kinh nghiệm tại các bản, các hộ kinh doanh tốt.

Ngoài đào tạo nhân lực cho các cơ sở, bản thân các cấp chính quyền (đặc biệt chính quyền cấp cơ sở: thôn, bản, xã, huyện) cũng nên có các cán bộ chuyên trách, có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực du lịch. Các cán bộ này vừa theo dõi, vừa cố vấn, vừa đề xuất với các cấp lãnh đạo và quản lý về những vấn đề liên quan đến đời sống, cơ sở vật chất, hạ tầng, kinh doanh du lịch. Từ đó, chắc chắn chính quyền địa phương, nhà nước sẽ có các điều chỉnh về chính sách, hỗ trợ về vật chất, đầu tư hiệu quả hơn. Những cán bộ này, ngoài đãi ngộ của nhà nước, có thể hỗ trợ thêm phụ cấp. Nguồn phụ cấp đó có thể chính bằng đóng góp từ kinh phí sự nghiệp hoặc từ doanh thu từ du lịch của cơ sở.

3.3.1.2. Xây dựng một chính sách hỗ trợ về tài chính cho các hộ có khả năng để đầu tư vào phát triển du lịch như một phần quan điểm đầu tư vào các chương trình xóa đói giảm nghèo

Thực tế, rất ít các hộ gia đình có khả năng về tài chính ngay từ đầu để phát triển kinh doanh du lịch. Do vậy ngoài các chính sách hỗ trợ cho đào tạo nhân lực cho phát triển du lịch cần có các chính sách hỗ trợ về tài chính cho một số hộ (có lựa chọn như là các điển hình với khả năng thành công cao hơn) để họ phát triển các ngành nghề có liên quan đến kinh doanh du lịch. Các hỗ trợ này giống như các chương trình xóa đói giảm nghèo, khả năng thu hồi vốn chỉ ở một mức độ nào đó.

3.3.1.3. Có chính sách đầu tư, hỗ trợ để khôi phục, bảo tồn và phát triển các bản sắc truyền thống văn hóa-xã hội của dân tộc Thái ở Mai Châu-Hòa Bình

Đây là công việc rất thiết thực, cần phải thực hiện ngay và duy trì thường xuyên vì hiện nay bản sắc của các dân tộc bị mai một rất nhanh, đó là nỗi lo thực tế của các cán bộ quản lý tại địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Muốn vậy, chúng ta phải:

+ Tổ chức lại một số lễ hội, trò chơi giải trí mang đậm những nét đặc sắc của dân tộc. Xây dựng lại những mô hình, nhà sàn truyền thống giới thiệu các bản sắc của đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình. Đặc biệt phải có hình thức khuyến khích hoặc bắt buộc người dân ở các bản kinh doanh du lịch sử dụng các trang phục truyền thống của dân tộc mình.

+ Tổ chức giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá về các nét đặc sắc trong đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình nói riêng và của các dân tộc ở Hòa Bình nói chung cho du khách để du khách biết được và tìm hiểu thưởng thức các sản phẩm du lịch đó.

3.3.2. Giải pháp về đầu tư

3.3.2.1. Các hạng mục đầu tư chủ yếu

Cơ sở hạ tầng

Trên thực tế, du lịch ở các bản người Thái Mai Châu-Hòa Bình nói riêng và du lịch ở Hòa Bình nói chung mang tính tự phát nhiều. Mặt khác, Mai Châu- Hòa Bình lại xa xôi, khó khăn về giao thông, khí hậu không được ưu đãi, điều kiện kinh tế khó khăn, dân trí thấp do vậy để du lịch phát triển, cần có sự ưu tiên đầu tư của Nhà nước.

+ Nhà nước thông qua tỉnh Hòa Bình, Tổng cục Du lịch, thông qua các chương trình lớn nên giúp Mai Châu-Hòa Bình thực hiện các dự án về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu bảo tồn như: dự án mở đường nối Cun Pheo- Hang Kia-quốc lộ 6; dự án đường nối Phúc Sạn-Ba Khan-vùng hồ Hòa Bình; dự án đường nối Đồng Bảng-suối nước khoáng Chiềng Yên (Mộc Châu); dự án khu bảo tồn quốc gia Hang Kia, Pà Cò, Tân Sơn; dự án bảo tồn bản người Thái tại bản Bước; dự án xây dựng khu du lịch sinh thái tại hồ Tổng Đậu.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 02/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí