Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của người Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót - 17

+ Thông qua các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, các chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển ngành nghề, thay đổi cơ cấu kinh tế, quản lý kinh tế để nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa-xã hội của người dân địa phương, đặc biệt là nhân dân ở trong các khu du lịch, các khu bảo tồn và dân ở vùng đệm của các khu du lịch, các khu bảo tồn.

+ Giúp đỡ địa phương xây dựng một số khu vui chơi giải trí, đặc biệt là đầu tư xây dựng một khu bảo tàng văn hóa-xã hội, giới thiệu và bảo tồn các nét đặc sắc về văn hóa các dân tộc của huyện. Xây dựng một số nhà hàng có thể giới thiệu và phục vụ được các món ăn dân tộc cho du khách.

+ Cải tạo tốt hơn nữa về vệ sinh môi trường ở những bản quanh vùng thị trấn Mai Châu-Hòa Bình, trong đó có bản Nhót. Tìm hiểu cơ chế, hỗ trợ để tiếp tục duy trì sự phát triển làng nghề của bản Nhót.

+ Tìm hiểu, tạo điều kiện để phát triển thêm một số địa điểm du lịch văn hoá của một số dân tộc khác trong huyện Mai Châu-Hòa Bình (dân tộc H’Mông, dân tộc Mường) tạo ra sự phong phú, đa dạng, liên kết cho một quần thể nhỏ của du lịch văn hoá.

+ Người dân một số bản quanh khu du lịch bản Lác, bản Poom Coọng có thể chuyển đổi một phần diện tích lúa ruộng sang xây dựng một vài cơ sở ao, hồ có các dịch vụ ăn uống, giải trí, câu cá, biểu diễn nghệ thuật làm cho khu du lịch của mình phong phú, đa dạng hơn.

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Bên cạnh cơ sở hạ tầng thì cơ sở vật chất kỹ thuật lại đóng vai trò qua trọng trong việc quyết định chất lượng sản phẩm du lịch. Chính vì vậy các bản người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình cần phải có sự đầu từ nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất kỹ thuật:

+ Tăng cường xây dựng các nhà sàn (vừa ở, vừa kinh doanh dịch vụ lưu trú) truyền thống (cột gỗ tròn, sàn tre mai, mái cỏ tranh), loại bỏ dứt điểm các ngôi nhà bê tông hóa hoặc xây dựng theo kiểu nhà của người Kinh.

+ Tăng cường khung cảnh quanh từng nhà về: cây xanh, cây cảnh, ao cá, vườn cây. Qui hoạch các đường xá trong bản, các vùng bao quanh, tiến hành trồng cây trong nội bản và quanh bản theo một qui hoạch tổng thể, có ý đồ rõ ràng và lâu dài.

+ Các gia đình, các doanh nghiệp tích cực đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du khách: chăn màn, gối đệm, bàn ghế, nhà bếp, dụng cụ nấu nướng, sinh hoạt, khu vệ sinh và các thiết bị vệ sinh thật tốt về chất lượng và hình thức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

+ Bên cạnh các đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng đầu tư khu bãi xe, xây dựng thêm một loại hình vận tải bằng xe ngựa có thể phục vụ du khách đi quanh thung lũng hoặc vào các khu rừng, di tích ở gần Mai Châu-Hòa Bình.

3.3.2.2. Nguồn vốn đầu tư

Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của người Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót - 17

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch của các bản người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình phải là tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau: từ ngân sách, từ sự hỗ trợ và đầu tư của các tập thể và cá nhân trong và ngoài nước, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc….

Từ ngân sách nhà nước:

Đầu tư từ ngân sách nhà nước có vai trò quyết định đến sự phát triển du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình. Hiện nay, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật của Mai Châu-Hòa Bình còn rất yếu đặc biệt là giao thông và sự liên hoàn với các cơ sở du lịch khác ở trong và ngoài huyện. Những đầu tư này rất lớn, chỉ có nhà nước mới đáp ứng được ví dụ như mở các tuyến đường liên thông nối Cun Pheo- Hang Kia-quốc lộ 6; đường nối Phúc Sạn-Ba Khan-vùng hồ Hòa Bình; đường nối Đồng Bảng-suối nước khoáng Chiềng Yên (Mộc Châu).v.v. Chỉ khi hoàn thành các dự án này thì Mai Châu-Hòa Bình sẽ thuận tiện rất nhiều khi đón khách đến và đưa khách tham quan, du lịch ở các địa danh trong huyện.

Ngoài ra, đầu tư để hoàn thiện cơ chế chính sách, đào tạo, bồi dưỡng lao động, tuyên truyền, xúc tiến quảng bá và nâng cấp cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, điện, nước, viễn thông.v.v cũng cần một lượng tài chính đáng kể, đầu tư trong một thời gian khá dài. Những đầu tư này mang tính xã hội nhiều hơn nhưng nó cũng trực tiếp và gián tiếp đẩy mạnh sự phát triển của du lịch.

Từ hỗ trợ của các tổ chức quốc tế

Ngoài sự đầu tư của nhà nước và địa phương, để phát triển du lịch có hiệu quả, Mai Châu cần có sự quan tâm, đầu tư, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về sự phát triển cộng đồng và xoá đói giảm nghèo tại các nước đang phát triển, nhất là trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Kinh tế Thế giới WTO. Thời gian qua đã có một số tổ chức quốc tế quan tâm đến lĩnh vực này. Tại Việt Nam, tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), cơ quan hợp tác phát triển Bỉ đã bước đầu hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng nhằm xoá đói giảm nghèo tạo Mai Châu- Hòa Bình nhưng sự giúp đỡ đó còn khá khiêm tốn. Đặc biệt một số tổ chức quốc tế khá lớn và có uy tín như tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).v.v. có rất nhiều các chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo nhưng chúng ta vẫn chưa xin được nhiều các dự án.

Để tìm được sự hỗ trợ của các tổ chức thế giới đòi hỏi phải có sự quảng bá, tuyên truyền, tìm hiểu và lập dự án. Các khâu này đối với Mai Châu còn quá yếu, đặc biệt là nhân lực cho vấn đề này gần như còn bỏ ngỏ.

Từ các tổ chức tập thể và cá nhân trong và ngoài nước

Đây là một hình thức thu hút đầu tư hiệu quả vì các doanh nghiệp trong nước hiểu rất rõ về điều kiện, môi trường đầu tư, tiềm năng du lịch ở Mai Châu- Hòa Bình. Hơn nữa, mục đích đầu tư của họ là sinh lời, thời gian thu hồi vốn ngắn, vốn đầu tư không quá lớn, phù hợp với khả năng của các doanh nghiệp trong nước. Do vậy, sự đầu tư này dễ huy động, thường có hiệu quả kinh tế khá cao. Bên cạnh việc các hộ gia đình có thể tự huy động được vốn, các hộ nghèo có thể được phép vay ưu đãi tại ngân hàng với lãi suất ưu đãi dài hạn để phát triển du lịch, xoá đói giảm nghèo.

Bên cạnh đó, Mai Châu cần kêu gọi sự đầu tư của các cá nhân và tổ chức nước ngoài, đặc biệt là bộ phận người dân Việt kiều đang sinh sống tại các quốc gia trên thế giới. Đây là một bộ phận gắn bó khăng khít với dân tộc. Hiện nay Chính phủ đang tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Kiều bào của cả nước hiện đang sinh sống tại mọi quốc gia trên thế giới về Việt Nam đầu tư và làm ăn. Mặt khác, bản thân các Kiều bào hiện nay cũng rất muốn đầu tư về trong nước. Sự hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu của nước ta, sự sinh trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam, sự cải thiện nhanh chóng môi trường đầu tư, xu hướng toàn cầu hóa của du lịch đã tạo điều kiện thuận tiện cho các đối tác nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực du lịch.

Tuy vậy, cũng như thu hút đầu tư từ các tổ chức quốc tế, từ các doanh nghiệp tư nhân trong nước, thu hút vốn đầu tư vào du lịch Mai Châu gặp một khó khăn lớn là sự quảng bá, tuyên truyền về Mai Châu và sự phát triển du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình còn quá ít.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


KẾT LUẬN:


1. Mai Châu-Hòa Bình có tiềm năng phát triển du lịch đặc biệt là du lịch văn hóa, du lịch sinh thái; trong đó có khả năng phát triển mạnh nhất là các vùng của dân tộc Thái và một vài vùng của dân tộc H’Mông.

2. Kinh doanh du lịch người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình mang tính tự phát, cho đến nay cũng khá phát triển nhưng vẫn rất yếu trong các khâu quảng bá, tuyên truyền, liên kết trong phát triển và kinh doanh.

3. Các cơ sở hạ tầng phục vụ hỗ trợ cho du lịch còn rất yếu. Cho đến nay vẫn chưa có một cơ sở vui chơi, giải trí, nhà văn hoá, bảo tàng nào nhằm phục vụ cho các hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch.

4. Sự đầu tư cho phát triển du lịch về cơ sở hạ tầng, qui hoạch ở Mai Châu- Hòa Bình còn quá khiêm tốn, đặc biệt là sự hỗ trợ từ nhà nước còn ở mức độ rất thấp. Bên cạnh các bản người Thái đang kinh doanh du lịch có tính tự phát, đã có một số đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân với mức lớn hơn, bài bản hơn nhưng vẫn còn rất hạn chế.

5. Bản sắc văn hoá-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình theo xu hướng chung đang mất dần theo thời gian và diễn ra trên diện rộng. Sự mai một này không chỉ các nhà nghiên cứu văn hóa, xã hội học nhìn thấy mà bản thân người dân ở đây cũng nhận thức được điều này.

6. Tác động của du lịch đến đời sống văn hoá-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng lớn nhất ở nhà cửa, ngôn ngữ, ẩm thực, trang phục và quan hệ giữa con người-con người trong các gia đình, xã hội. Những sinh hoạt văn hoá-xã hội mang tính cộng đồng ngày

càng ít, nhưng do tác động của du lịch một số các hoạt động văn hóa nghệ thuật với mục đích là biểu diễn phục vụ du khách được duy trì và phát triển.

7. Các bản người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình hiện đang tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch có đời sống kinh tế tốt hơn, góp phần duy trì, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa-xã hội tốt đẹp trong cộng đồng người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình.


KIẾN NGHỊ:


1. Phải xác định phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa là xương sống của nghành du lịch của ở Mai Châu-Hòa Bình, nhưng cần phải có sự đầu tư về cả chiều sâu và chiều rộng. Chú ý đến việc khai thác bổ sung, khôi phục lại các hoạt động văn hoá-xã hội mang đậm bản sắc dân tộc: trang phục, chợ phiên, nghề truyền thống, một số lễ hội đặc sắc.

2. Đầu tư, xây dựng một số cơ sở giải trí, một số nhà lưu niệm, bảo tàng địa phương về thiên nhiên và văn hóa, lịch sử. Tăng cường các hoạt động quảng bá, liên doanh liên kết, đa dạng hoá trong kinh doanh và phát triển du lịch.

3. Tổ chức lại một số lễ hội, trò chơi giải trí mang đậm những nét đặc sắc của dân tộc. Đặc biệt phải có hình thức khuyến khích hoặc bắt buộc người dân ở các bản kinh doanh du lịch sử dụng các trang phục truyền thống của dân tộc mình. Đây là việc cần phải thực hiện vì hiện nay bản sắc của các dân tộc bị mai một rất nhanh, đó là nỗi lo thực tế của các cán bộ quản lý tại địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

4. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.


5. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch.


6. Chú ý tìm thêm một số địa điểm mở rộng loại hình du lịch sinh thái, tích cực đầu tư cải tạo cảnh quan, cơ sở hạ tầng. Tăng cường đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, thông tin liên lạc.

7. Kết hợp chặt chẽ với các cơ sở du lịch, các công ty du lịch khác trong tỉnh, trong nước để xây dựng những tour du lịch trong đó có sự tham gia du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tại ở Mai Châu-Hòa Bình.

8. Nhà nước thông qua tỉnh Hòa Bình, Tổng cục Du lịch, thông qua các chương trình lớn nên giúp Mai Châu-Hòa Bình thực hiện các dự án về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu bảo tồn, các đường nối với các khu du lịch khác của Hoà Bình và các tỉnh lân cận.

9. Thông qua các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, các chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển ngành nghề, thay đổi cơ cấu kinh tế, quản lý kinh tế để nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa-xã hội của người dân địa phương, đặc biệt là người dân ở trong các khu du lịch, các khu bảo tồn và dân ở vùng đệm của các khu du lịch, các khu bảo tồn.

10. Tỉnh có chính sách miễn giảm tiền thuế đất cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bế Viết Đẳng, Một số vấn đề về lịch sử văn hoá tộc người và những đặc điểm chủ yếu của văn hoá các dân tộc Tày-Thái, Tạp chí Dân tộc học, số 4, 1988.

2. Carsten Huttche, giám đốc tư vấn - Envirinmental Professionals Ltd Singapore tại hội thảo Community base Tourism tại Indonesia, 27 -28 tháng 6 năm 2001 Jakarta Indonesia.

3. Cầm Biêu, Lễ Xiên kẻ của dân tộc Thái, NXB Dân tộc, Hà Nội, 1997.


4. Cầm Trọng, Sự hình thành bản Mường và bản Mường đổi mới của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, Tạp chí Dân tộc học, Số 4, 1988.

5. Cầm Trọng, Phan Hữu Dật, Văn hoá Thái Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 1955.

6. Đặng Nghiêm Vạn, Sơ lược về sự thiên di của các bộ tộc Thái vào Tây Bắc Việt Nam, Nghiên cứu lịch sử, 1965.

7. Đặng Nghiêm Vạn, Quá trình hình thành các nhóm Tày Thái ở Việt Nam, Nghiên cứu lịch sử, Số 108, 1967.

8. Đặng Nghiêm Vạn, Tư liệu về lịch sử xã hội dân tộc Thái, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977.

9. Đặng Nghiêm Vạn, Hà Trọng Sinh, Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Hữu Thức, Hà Sủm, Đặng Văn Tu, Nguyễn Dấn Kha Tiến, Lò Cao Nhum, Tìm hiểu văn hoá cổ truyền của người Thái Mai Châu, Xí nghiệp in Hà Sơn Bình, 1988.

10. Đức Văn Hoa, Đặc điểm các món ăn ngày lễ hội, Tạp chí Dân tộc học, số 1, 1984.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/04/2023