Kết Quả Điều Tra Ảnh Hưởng Của Du Lịch Đến Ẩm Thực



Trang phục của một cháu gái nhỏ và một thanh niên tại bản Lác Trang phục ngày 1


Trang phục của một cháu gái nhỏ và một thanh niên tại bản Lác



Trang phục ngày thường của một phụ nữ ở bản Lác Nam giới người đứng 2


Trang phục ngày thường của một phụ nữ ở bản Lác



Nam giới người đứng tuổi trung niên cũng mặc âu phục không mặc trang phục 3


Nam giới-người đứng tuổi, trung niên cũng mặc âu phục, không mặc trang phục truyền thống



Đội nữ văn nghệ bản Nhót mặc trang phục truyền thống Một trong những ảnh 4


Đội nữ văn nghệ bản Nhót mặc trang phục truyền thống

Một trong những ảnh hưởng trực tiếp nhất của du lịch đến trang phục chính là các sản phẩm lưu niệm. Các sản phẩm lưu niệm ngày càng được đa dạng hóa về hình thức, kiểu mẫu, nhiều nhất là túi, khăn, áo thổ cẩm. Tại các bản du lịch của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình bày bán rất nhiều sản phẩm lưu niệm của các dân tộc khác như: búp bê, đàn t’rưng của người Ba Na, trang phục người H’Mông, người Dao, trang phục thiếu nữ Thái đen, trang phục nữ Thái ở Mai Châu-Hòa Bình.

Hoa văn trên mặt vải của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình vẫn giữ được một số nền cơ bản, nhưng trang trí hoa văn đã thay đổi nhiều, bị ảnh hưởng cách trang trí của người Kinh, người Mường. Hoa văn, họa tiết trên vải của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình ngày càng phóng khoáng hơn, các màu sắc gây cảm giác mạnh được sử dụng nhiều hơn. Tuy vậy, về màu sắc vẫn sử dụng một số gam màu cơ bản như đỏ, đen, trắng, xanh. Trong các sản phẩm


lưu niệm, sở thích của khách du lịch đã được khai thác triệt để. Quần áo may nhiều kích cỡ khác nhau, màu sắc, kiểu cách đa dạng.

Du lịch còn ảnh hưởng sâu sắc đến trang phục biểu diễn và từ đó ảnh hưởng một phần đến trang phục hàng ngày của người dân ở các bản có du lịch phát triển. Từ đó có ảnh hưởng nhất định đến các bản không tham gia kinh doanh du lịch ở lân cận, giống như sự cách tân và truyền bá cái đẹp. Nhiều người tham gia biểu diễn thường cách điệu trang phục cho đẹp, nam giới không dùng màu đen truyền thống, trang phục nữ giới ngoài các màu gốc còn sử dụng thêm nhiều màu trung gian. Các"diễn viên” còn mặc trang phục của các dân tộc khác khi biểu diễn các tiết mục văn nghệ của dân tộc đó. Bản thân họ và nhiều người dân trong bản, trong vùng lân cận cảm nhận thấy cái hay, cái đẹp của trang phục. Từ đó, một phần của trang phục biểu diễn đã đi vào trang phục của đời thường. Đây là kết quả của sự tác động vừa gián tiếp vừa trực tiếp của du lịch.


2.3.3. Tác động đến ẩm thực


Tác động của du lịch đến ẩm thực của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình cũng thể hiện bằng hai con đường-trực tiếp và gián tiếp, trong đó sự ảnh hưởng gián tiếp lớn hơn trực tiếp. Phỏng vấn 120 chủ gia đình (từ 30 tuổi đến 65 tuổi) ở 4 bản (bảng 2.5), kết quả cho thấy:

+ Hầu hết các gia đình sử dụng cơm tẻ là chính: 113/120 gia đình (chiếm 94,2%) sử dụng thường xuyên cơm tẻ, chỉ có 7/120 gia đình (chiếm 5,8%) gia đình thường xuyên sử dụng cơm nếp. Trong đó bản Văn và bản Nhót du lịch chưa phát triển, tỉ lệ sử dụng cơm tẻ thường xuyên là 28/30 gia đình (chiếm 96,6%) cũng tương đương với bản Lác (28/30 gia đình, chiếm 96,6%) và bản Pom Coọng (30/30 người; chiếm 100%). Điều này chứng tỏ, du lịch rất ít tác động tới sự chuyển đổi từ thói quen ăn cơm nếp chuyển sang ăn cơm tẻ. Người dân trong các bản thường chỉ sử dụng cơm nếp khoảng 3-4 lần trong 1 tháng, hoặc vào những ngày có hiếu, hỉ.

+ Tần xuất sử dụng các món ăn dân tộc trong bữa ăn hàng ngày chia thành 3 nhóm: 1. Sử dụng thường xuyên: 106/120 gia đình, chiếm 88,3%; 2. Đôi khi có sử dụng: 14/120 gia đình, chiếm 11,7%; 3. Rất ít khi sử dụng: 0/120 gia đình.

Số lượng gia đình thường xuyên sử dụng món ăn dân tộc truyền thống cũng như số gia đình đôi khi sử dụng ở các bản có du lịch phát triển so với các bản du lịch chưa phát triển không có sự sai khác nhiều, điều đó chứng tỏ người dân vẫn thích các món ăn truyền thống. Các gia đình ở bản Nhót ít tham gia phục vụ du lịch, họ có điều kiện tìm kiếm các nguyên liệu tự nhiên cho món ăn truyền thống. Trong khi đó, hai bản trực tiếp kinh doanh du lịch không có điều kiện tự kiếm các nguồn nguyên liệu đó, họ phải mua ngoài thị trường để phục vụ nhu cầu của du khách và cho chính nhu cầu của mình. Qua


đây, chứng tỏ du lịch ít ảnh hưởng đến việc sử dụng các món ăn dân tộc truyền thống. Các món ăn truyền thống được ưa thích vẫn là các món nấu có bột gạo, canh chua (măng, canh lá giang), cá nướng, cá đồ, thịt mủn.

+ Kết quả điều tra nguồn gốc của thực phẩm gia đình sử dụng cũng lý giải một phần nguyên nhân này: bản Lác có 29/30 gia đình (chiếm 96,7%) phải mua thực phẩm ở ngoài, bản Pom Coọng-28/30 gia đình (93,3%); bản Văn-5/30 gia đình (chiếm 16,7%), bản Nhót-2/28 gia đình (chiếm 6,7%). Như vậy, số gia đình tự cung về thực phẩm ở các bản du lịch chưa phát triển (bản Văn có tới 25/30 gia đình, chiếm 83,3%; bản Nhót-28/30 gia đình, chiếm 6,7%) cao hơn rất nhiều so với các bản du lịch phát triển (bản Lác-1/30 gia đình, chiếm 3,3%; bản Pom Coọng-2/30 gia đình, chiếm 6,7%).

Mức độ sum họp các thành viên gia đình trong bữa ăn cũng khác nhau: ở các bản làm du lịch các thành viên trong gia đình hầu như không sum họp đầy đủ trong bữa ăn vì họ còn nhiều việc khác nhau, đặc biệt là, buổi trưa, buổi chiều và tối thường có nhiều việc liên quan đến đón, phục vụ du khách.

+ Có 68/120 gia đình (chiếm 56,7%) trong bữa ăn có đầy đủ các thành viên gia đình. Tỉ lệ này ở các bản có du lịch phát triển mạnh thấp hơn ở các bản du lịch chưa phát triển: bản Lác-10/30 gia đình (chiếm 33,3%), bản Pom Coọng-13/30 gia đình (43,3%) so với bản Văn-25/30 gia đình (83,3%) và bản Nhót-28/30 gia đình (chiếm 96,7%).

+ Có 54/120 gia đình (chiếm 53,4%) thường sum họp tương đối đầy đủ các thành viên gia đình trong bữa ăn. Tỉ lệ này ở các bản có du lịch phát triển cao hơn các bản chưa có du lịch phát triển (do tại các bản này tỉ lệ các gia đình thường tập trung đủ các thành viên trong bữa ăn chiếm đa phần). Bản Lác có 20/30 gia đình (chiếm 66,7%) thường chỉ tương đối đầy đủ các thành viên gia đình trong bữa ăn, bản Pom Coọng-17/30 gia đình (chiếm 56,7%).


Các bản người Thái có du lịch phát triển ở Mai Châu-Hòa Bình, do tham gia vào kinh doanh du lịch, họ ít đi nương rẫy thậm chí bỏ hẳn nương, rẫy, săn bắt, hái lượm. Người dân ở đây có thu nhập chính từ du lịch, bởi vậy thay cho sử dụng các thực phẩm do chính mình chăn nuôi, trồng trọt hoặc săn, bắt, hái lượm, họ chuyển sang dùng thực phẩm mua ở chợ hoặc ở các bản làng khác.

Do giành nhiều thời gian cho kinh doanh du lịch, mặt khác đã là kinh doanh dịch vụ lưu trú (hình thức kinh doanh du lịch chính của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình hiện nay) không thể chăn nuôi gia súc, gia cầm ở nhà và khu vực quanh nhà được, do vậy họ phải mua thực phẩm ở ngoài. Việc sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ săn bắt, hái lượm từ thiên nhiên, thay thế vào đó là thực phẩm do chăn nuôi, trồng trọt. Điều này khác biệt khá rõ so với bản Nhót, không kinh doanh dịch vụ lưu trú: gia súc, gia cầm được nuôi trong khuôn viên đất gần nhà thậm chí để chuồng trâu, bò sát nhà ở.

Cơ cấu của bữa ăn cũng thay đổi nhiều, người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình trước kia sử dụng cơm nếp là chính, thậm chí cơm nếp còn dùng để ăn sáng thì ngày nay cơm nếp chỉ được dùng cho các ngày hội hè, cúng lễ. Mặt khác tập quán dùng tay bốc cũng gần như đã bỏ hẳn, thay vào đó là sử dụng bát, đũa như người Kinh. Cũng do ăn cơm tẻ là chính, lại sử dụng bát đũa nên trong bữa ăn, các món canh ngày càng hiện diện nhiều hơn, phong phú hơn về thể loại.


Bảng 2.5. Kết quả điều tra ảnh hưởng của du lịch đến ẩm thực



Nội dung phỏng vấn

Bản Lác

Bản Pom Coọng

Bản Văn

Bản Nhót

Tổng số

SLP

V

KQ

SLPV

KQ

SLPV

KQ

SLPV

KQ

KQ

Tỉ lệ(%)

Cơm nếp là chính

30

2

30

1

30

2

30

2

7/120

5,8

Cơm tẻ là chính

28

29

28

28

113/120

94,2

Tần xuất sử dụng các món ăn dân tộc truyền thống trong bữa ăn hàng ngày

Thường xuyên


30

26


30

27


30

25


30

28

106/120

88,3

Đôi khi có sử dụng

4

3

5

2

14/120

11,7

Rất ít khi sử dụng

0

0

0

0

0/120

0,0

Nguồn gốc chính của thực phẩm được sử dụng trong gia đình

Tự cung, tự cấp

30

1

30

2

30

25

30

28

56/120

46,7

Mua ở ngoài

29

28

5

2

64/120

53,7

Mức độ sum họp của các thành viên gia đình trong bữa ăn

Đông đủ cả gia đình


30

10


30

13


30

20


30

25

68/120

56,7

Đa số các thành viên

20

17

10

5

54/120

53,4

Rất ít khi đông đủ

0

0

0

0

0/120

0,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/04/2023