Tác Động Của Đầu Tư Đến Chất Lượng Tăng Trưởng


Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng. Tăng quy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là những nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất nhân tố tổng hợp, tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế… Do đó, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.


Sự thay đổi tổng cung tổng cầu được phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế. Như vậy, thay đổi quy mô vốn đầu tư cũng là nguyên nhân làm thay đổi tốc độ tăng trưởng kinh tế.


Thông qua hàm sản xuất Cobb – Douglas ta có thể tính được tỷ lệ tăng trưởng

của sản lượng như sau:

g = r +αh + (1 – α)n


Biểu thức trên cho thấy: tăng trưởng của sản lượng có mối quan hệ thuận với tiến bộ của công nghệ và tỷ lệ tăng trưởng của vốn và lao động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.


Harrod – Domar đã phát triển lý thuyết trên và giải thích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với yếu tố tiết kiệm và đầu tư thông qua hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio).

Tác động của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế - 4

Từ công thức tính:



ICOR

Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP

=

Tốc độ tăng trưởng kinh tế


Cho thấy: Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP phụ thuộc hoàn toàn vào vốn

đầu tư.


Thông qua chỉ số ICOR, ta có thể dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc dự báo quy mô vốn đầu tư cần thiết để đạt một tốc độ tăng trưởng kinh tế nhất định trong tương lai.


Trong những trường hợp nhất định, hệ số ICOR được xem là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư. ICOR giảm cho thấy để tạo ra một đơn vị GDP tăng thêm, nền kinh tế phải bỏ ra một lượng vốn đầu tư ít hơn, nếu các điều kiện khác ít thay đổi.


Tuy nhiên, hệ số ICOR mới chỉ phản ánh ảnh hưởng của yếu tố đầu tư mà chưa tính đến ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất khác trong việc tạo ra GDP tăng thêm. ICOR cũng bỏ qua sự tác động của các ngoại ứng như điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ chế chính sách…Mặt khác, hệ số ICOR không tính đến yếu tố độ trễ thời gian của kết quả và chi phí, vấn đề tái đầu tư…


Đầu tư có ảnh hưởng quan trọng không chỉ đến tốc độ tăng trưởng cao hay thấp mà còn đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Trên góc độ phân tích đa nhân tố, vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế thường được phân tích theo biểu thức sau:

g = Di + Dl + TFP

Trong đó:

g: tốc độ tăng trưởng GDP

Di: phần đóng góp của vốn đầu tư vào tăng trưởng GDP

Dl: phần đóng góp của lao động vào tăng trưởng GDP

TFP: phần đóng góp của tổng các yếu tố năng suất vào tăng trưởng GDP


Thông qua công thức này, chúng ta có thể đánh giá tác động của vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế.


2. Tác động của đầu tư đến chất lượng tăng trưởng


2.1 Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế là cơ cấu tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có quan hệ chặt chẽ với nhau, được biểu hiện cả về mặt chất và mặt lượng, tùy theo mục tiêu của nền kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Sự chuyển dịch kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều về quy mô tốc độ giữa các ngành, vùng.

Những cơ cấu kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân bao gồm kinh tế ngành, lãnh thổ, theo thành phần kinh tế.

Để đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành giữa 2 thời kỳ người ta có

thể sử dụng công thức sau:

Nếu:

Tỷ trọng của ngành nông nghiệp là

NN

(t) GDPNN (t)

GDP (t)


Tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng là

CN

(t) GDPCN (t)

GDP(t)

Tỷ trọng của ngành dịch vụ là

DV

(t) GDPDV (t)

GDP(t)

Tỷ trọng của ngành phi nông nghiệp là

βPhi NN(t)= βCN(t) + βDV(t)


Tỷ trọng của ngành sản xuất vật chất là

βSXVC(t)= βNN(t)+ βCN(t)

Thì hệ số chuyển dịch k của hai ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp là


cos0

NN (t) NN (t1) PhiNN (t) PhiNN (t1)


(2(t) 2

NN

PhiNN

(t)) (2(t1) 2

NN

PhiNN

(t1))

θ0=arccos θ0

Góc này bằng 00 khi không có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và bằng 900 khi sự chuyển đổi cơ cấu là lớn nhất.

k


Và độ lệch tỷ trọng nông nghiệp là

0

90

dNN= βNN(t1) – βNN(t)

Hệ số chuyển dịch k của hai ngành dịch vụ và sản xuất vật chất là

(2 (t) 2

DV

PhiDV

(t)) (2(t1) 2

DV

PhiDV

(t1))

cos0

DV(t) DV(t1) PhiDV (t) PhiDV(t1)


θ0=arccos θ0

0

k

90

Và độ lệch tỷ trọng dịch vụ và sản xuất vật chất là

dDV= βDV(t1) – βDV(t)

Đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp quy luật và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ, tạo ra sự cân đối trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành, vùng, phát huy nội lực của nền kinh tế, trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực. Đối với cơ cấu ngành, vốn đầu tư vào ngành nào, quy mô vốn đầu tư từng ngành nhiều hay ít, việc sử dụng vốn hiệu quả thấp hay cao… đều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành, tạo tiền đề vật chất để phát triển các ngành mới… Do đó, làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành.

Đối với cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị…


của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển.

Có thể sử dụng các chỉ tiêu dưới đây để đánh giá vai trò của đầu tư tác động đến

việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế



Hệ số co giãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi cơ cấu kinh tế của ngành

% thay đổi tỷ trọng đầu tư của ngành/tổng vốn đầu tư xã hội giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước

=

% thay đổi tỷ trọng GDP của ngành trong tổng GDP giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước


Chỉ tiêu này cho biết để tăng 1% tỷ trọng GDP của ngành trong tổng GDP (thay đổi cơ cấu kinh tế) thì phải đầu tư cho ngành tăng thêm bao nhiêu.



Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư ngành với thay đổi =

GDP

% thay đổi tỷ trọng đầu tư của ngành nào đó/tổng vốn đầu tư xã hội giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước

% thay đổi tốc độ tăng trưởng GDP giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước


Chỉ tiêu này cho biết: để góp phần đưa tăng trưởng kinh tế (GDP) lên 1% thì tỷ trọng đầu tư vào một ngành nào đó tăng bao nhiêu.

2.2 Tác động đến khoa học công nghệ:

Đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát triển khoa học, công nghệ của một doanh nghiệp và một quốc gia.


Trong mỗi thời kỳ, các nước có bước đi khác nhau để đầu tư phát triển công nghệ. Trong giai đọan đầu, các nước đang phát triển, do có nhiều lao động và nguyên liệu, thường đầu tư các loại công nghệ sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu. Sau đó, giảm dần hàm lượng lao động và nguyên liệu trong sản xuất sản phẩm và tăng dần hàm lượng vốn thiết bị và tri thức thông qua việc đầu tư công nghệ hiện đại hơn và đầu tư đúng mức để phát triển nguồn nhân lực. Đến giai đoạn phát triển, xu hướng đầu tư mạnh vốn thiết bị và gia tăng hàm lượng tri thức chiếm ưu thế tuyệt đối. Tuy nhiên, quá trình chuyển từ giai đoạn thứ nhất sang giai đoạn thứ ba cũng là quá trình chuyển từ đầu tư ít sang đầu tư lớn, thay đổi cơ cấu đầu tư. Không có vốn đầu tư đủ lớn sẽ không đảm bảo sự thành công của quá trình chuyển đổi và phát triển của khoa học và công nghệ.


Công nghệ mà doanh nghiệp có được là do nhập khẩu từ bên ngoài hoặc tự nghiên cứu ứng dụng. Công nghệ được nhập khẩu qua nhiều đường như mua thiết bị linh kiện rồi lắp đặt, mua bằng sáng chế, thực hiện liên doanh…


Công nghệ tự do nghiên cứu và triển khai được thực hiện qua nhiều giai đọan, từ nghiên cứu, đến thí nghiệm, sản xuất thử… Dù nhập hay tự nghiên cứu, để có công nghệ cũng đều đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn. Mỗi doanh nghiệp, mỗi nước khác nhau cần phải có bước đi phù hợp để lựa chọn công nghệ thích hợp. Trên cơ sở đó, đầu tư có hiệu quả để phát huy lợi thế so sánh của từng đơn vị cũng như toàn nền kinh tế quốc dân.


Để phản ánh sự tác động của đầu tư đến trình độ phát triển của khoa học và công nghệ, có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Tỷ trọng vốn đầu tư đổi mới công nghệ/ tổng vốn đầu tư: cho thấy mức độ đầu tư đổi mới công nghệ nhiều hay ít trong mỗi thời kỳ.

- Tỷ trọng chi phí mua sắm máy móc thiết bị/ tổng vốn đầu tư thực hiện: cho

thấy tỷ lệ vốn là máy móc thiết bị chiếm bao nhiêu.

- Tỷ trọng vốn đầu tư theo chiều sâu/ tổng vốn đầu tư thực hiện: phản ánh

mức độ đầu tư đổi mới khoa học và công nghệ cao.


- Tỷ trọng vốn đầu tư cho các công trình mũi nhọn, trọng điểm: chỉ tiêu này càng lớn cho thấy mức độ tập trung của công nghệ và gián tiếp phản ảnh mức độ hiện đại của công nghệ.


Đầu tư tác động vào hệ số TFP – một thành phần trong công thức tính tốc độ tăng trưởng. TFP là quan hệ giữa đầu ra với tổng hợp các yếu tố đầu vào bao gồm cả các yếu tố không định lượng được như công nghệ, trình độ quản lý…TFP phản ánh hiệu quả của các nguồn lực được sử dụng vào sản xuất. Ngoài ra TFP còn phản ánh hiệu quả do thay đổi công nghệ, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ quản lý, thời tiết...


Nâng cao TFP tức là nâng cao hơn kết quả sản xuất với cùng đầu vào. Điều này là rất quan trọng đối với người lao động, doanh nghiệp và toàn nền kinh tế. Đối với người lao động, nâng cao TFP sẽ góp phần nâng lương, nâng thưởng, điều kiện lao động được cải thiện, công việc ổn định hơn. Đối với doanh nghiệp thì có khả năng mở rộng tái sản xuất. Còn đối với nền kinh tế sẽ nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế, nâng cao phúc lợi xã hội.


Bằng cách thay đổi cơ cấu vốn, thay đổi công nghệ… đầu tư đã tác động không

nhỏ tới sự phát triển khoa học kỹ thuật, đổi mới phương thức sản xuất…


CHƯƠNG II:

VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM


I/ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG – PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2009


1. Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư ở Việt Nam:

Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ, cải thiện môi trường. Nhìn chung, tổng số vốn đầu tư huy động được tăng dần qua các năm kể từ 2001 cho đến 2009 phù hợp với sức tăng trưởng khá nhanh của nền kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng của vốn đầu tư trong giai đoạn này mang dấu hiệu rất khả quan. Cụ thể: năm 2001, tổng số vốn huy động được chỉ đạt được 170,5 nghìn tỷ đồng, thì đến năm 2009, con số này là 704,7 nghìn tỷ đồng tức tổng vốn đầu tư tăng gấp 4 lần trong vòng 9 năm. Điều này phản ánh dấu hiệu lạc quan trong lĩnh vực đầu tư (đầu tư phát triển) trong nền kinh tế Việt Nam.


Xét về cơ cấu vốn, nếu như trong các năm 2001 và 2002, vốn đầu tư được chú trọng đến khu vực kinh tế nhà nước chiếm lần lượt 60% và 57% trên tổng số vốn đầu tư, thì bắt đầu tư năm 2003 trở đi, cơ cấu vốn đã có sự chuyển dịch. Tức là quan tâm rót vốn vào 2 khu vực kinh tế còn lại (khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài) nhưng chưa rò rệt. Năm 2009, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá thực tế ước tính tăng 15,3% so với năm 2008 và bằng 42,8% GDP. Trong đó, khu vực nhà nước tăng 40,5%; khu vực ngoài nhà nước tăng 13,9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 5,8%. Trong vốn đầu tư của khu vực nhà nước, vốn từ ngân sách nhà nước chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư cả nước, đạt 106,8% kế hoạch năm. (bảng 1)


Bảng 1: Vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế

Xem tất cả 68 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí