cũng chỉ tăng bình quân khoảng 1,5% nhưng mức tăng này ngày càng giảm dần. Đặc biệt, từ năm 2007 đến nay, năng suất nhân tố tổng hợp chỉ tăng xấp xỉ 1%. Điều này chứng tỏ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam không thiên về chiều sâu, chưa chú trọng phát triển các yếu tố khoa học kỹ thuât, chất lượng quản lý…Theo đà phát triển hiện nay, TFP ngày càng trở nên quan trọng. Nâng cao nhân tố TFP sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong dài hạn.
Mặt khác, tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng phụ thuộc vào yếu tố số lượng lao động. Nguồn lao động ở Việt Nam khá dồi dào và hàng năm thì tăng khoảng 2%, tức là trên 1 triệu người mỗi năm. Số lượng gia tăng nhanh, nhưng chất lượng lao động không cao dẫn đến tỷ trọng của yếu tố lao động đóng góp vào tăng trưởng kinh tế không cao (ước khoảng 25-27% GDP). Lực lượng lao động phân bố chênh lệch dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn.
Tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
2.1 Những thành tựu:
Bảng: cơ cấu GDP và cơ cấu vốn đầu tư theo ngành (%)
Cơ cấu GDP | Cơ cấu vốn đầu tư | |||||||
1995 | 2000 | 2005 | 2008 | 1995 | 2000 | 2005 | 2008 | |
Nền kinh tế | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
Khu vực I | 27.2 | 24.5 | 21.0 | 22.1 | 13.3 | 13.8 | 7.5 | 8.4 |
NN và LNghiệp | 23.0 | 19.8 | 15.8 | 18.1 | 12.5 | 11.4 | 5.9 | 4.8 |
Thủy sản | 2.9 | 3.4 | 3.9 | 4.0 | 0.7 | 2.5 | 1.7 | 1.6 |
Khu vực II | 28.8 | 36.7 | 41.0 | 39.7 | 34.1 | 39.2 | 42.6 | 40.6 |
Khai thác mỏ | 4.8 | 9.6 | 10.6 | 8.9 | 5.0 | 6.3 | 7.8 | 8.3 |
CN chế biến | 15.0 | 18.6 | 20.6 | 21.1 | 17.1 | 19.3 | 19.9 | 17.7 |
SX và pp điện | 2.1 | 3.2 | 3.4 | 3.2 | 9.2 | 11.2 | 11.0 | 10.5 |
Xây dựng | 6.9 | 5.4 | 6.3 | 6.5 | 2.8 | 2.4 | 3.8 | 4.1 |
Khu vực III | 44.1 | 38.7 | 38.0 | 38.2 | 52.7 | 46.9 | 49.9 | 53.0 |
Thương mại | 16.4 | 14.2 | 13.6 | 13.9 | 1.2 | 2.0 | 5.4 | 4.6 |
KS nhà hàng | 3.8 | 3.2 | 3.5 | 4.4 | 5.3 | 2.9 | 1.9 | 1.9 |
Vận tải,tt liên lạc | 4.0 | 3.9 | 4.4 | 4.5 | 15.7 | 13.2 | 14.1 | 14.7 |
Tài chính tín dụng | 2.0 | 1.8 | 1.8 | 1.8 | 0.1 | 0.9 | 0.6 | 1.2 |
KH và công nghệ | 0.6 | 0.5 | 0.6 | 0.6 | 0.3 | 1.2 | 0.4 | 0.6 |
Tài sản và tư vấn | 5.4 | 4.3 | 4.0 | 3.6 | 3.0 | 2.7 | 1.7 | 5.8 |
Quản lý NN | 3.6 | 2.7 | 2.7 | 2.8 | 3.1 | 2.6 | 2.8 | 2.1 |
GD và đào tạo | 3.6 | 3.4 | 3.2 | 2.6 | 2.5 | 4.0 | 2.9 | 2.7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Của Đầu Tư Đến Tăng Trưởng Và Phát Triển Kinh Tế
- Tác Động Của Đầu Tư Đến Chất Lượng Tăng Trưởng
- Tình Hình Tăng Trưởng Và Phát Triển Kinh Tế Giai Đoạn 2001 – 2009:
- Tác động của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế - 7
- Tác động của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế - 8
Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.
Nguồn: NGTK. GDP và vốn đầu tư được tính theo giá hiện hành
Tổng vốn đầu tư ở khu vực I thấp và giảm dần: 13,8% năm 2000, còn 6,5% vào năm 2008 so với tỉ trọng của nhóm ngành này trong GDP năm 1995 là 27% và năm 2008 là 20% thì số đầu tư nói trên là quá thấp. Trong khu vực I, đầu tư giảm chủ yếu trong nông nghiệp, tỷ trọng của ngành này trong GDP cũng giảm rất nhanh từ 23% trong GDP năm 1995 còn có 15% vào năm 2008.
Nội lực của khu vực I là khá mạnh nếu xét từ yếu tố thiên nhiên và nguồn lao động. Nó cũng hấp dẫn khi trên thực tế có hàng ngàn tỷ đồng đầu tư vào nuôi tôm, nuôi cá và theo sau đó là các nhà máy chế biến. Nhưng nông nghiệp do phương thức canh tác của nó, phục thuộc rất nhiều vào thời tiết và khí hậu nên nó là ngành kém hấp dẫn, khó thu hút đầu tư từ bên ngoài vào. Đặc biệt khi gắn nó với nhiệm vụ an ninh lương thực, chống lạm phát thì không thể có mức giá thu hút đầu tư. Do vậy cần có chính sách khuyến khích đầu tư của những người từ trong ngành.
Không thể đánh giá một cách đơn giản về vai trò của nông nghiệp bằng các số liệu về % của nó trong GDP là bao nhiêu hay chỉ vì xu thế đang giảm mà xem nhẹ nó. Cần xem xét các tác động và ảnh hưởng của nó tới ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, xuất khẩu, công ăn việc làm và hàng loạt các vấn đề xã hội. Với tỷ trọng là 20% mà khu vực I chiếm trong GDP thì không phải là nhỏ. Tỷ trọng đó còn lớn hơn so với thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mà phải mất nhiều năm nhọc công xây dựng chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng mới có được.
Đầu tư mạnh vào khu vực II đã nâng tỷ trọng của khu vực này từ ít hơn 30% hồi năm 95 lên 42% vào năm 2008.Đầu tư nhiều vào khu vực II không chỉ là từ nội bộ khu vực mà còn bởi tác động rất lớn từ Chính phủ về phương diện chính sách và qua kênh phân bổ vốn, bão lãnh vốn cho các DNNN.
Bảng: cơ cấu GDP và vốn đầu tư theo thành phần sở hữu vốn (%)
Cơ cấu GDP theo thành phần | Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần | |||||||
1995 | 2000 | 2005 | 2008 | 1995 | 2000 | 2005 | 2008 | |
Nền kinh tế | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
KT nhà nước | 40.2 | 38.5 | 38.4 | 34.4 | 42.0 | 59.1 | 47.1 | 28.6 |
KT ngoài NN | 53.5 | 48.2 | 45.6 | 47.0 | 27.6 | 22.9 | 38.0 | 40.4 |
KT có FDI | 6.3 | 13.3 | 16.0 | 18.7 | 30.4 | 18.0 | 14.9 | 31.5 |
Nguồn: NGTK. GDP và Vốn đầu tư được tính theo giá hiện hành
Cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế cho thấy bức tranh phân bổ nguồn lực giữa các tác nhân tham gia quá trình đầu tư. Thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư, lúc cao nhất lên đến 59% năm 2000, năm 2008 là 37%. Nguồn vốn chảy vào thành phần kinh tế này là từ ngân sách nhà nước, vốn từ các ngân hàng, có thể còn là nguồn vay khác với sự bảo lãnh của Chính phủ. Một so sánh khác, nếu tính theo giá cố định thì tỷ trọng của thành phần kinh tế này ở vào khoảng 40% GDP từ 1995 đến 2008 nhưng trong cơ cấu đầu tư thì chiếm đến 55% từ 2000 đến 2005. Các số liệu trên cho thấy hiệu quả vốn đầu tư ở thành phần kinh tế này là thấp,
càng gia tăng đầu tư vào đây thì hiệu quả càng giảm.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm vào khoảng 20 đến 30 % trong tổng vốn đầu tư và vào khoảng từ 14 – 18% GDP. Vốn đầu tư nước ngoài đã bổ sung và trở thành thành phần quan trọng trong tổng mức đầu tư vào nền kinh tế. Tác động nó không dừng lại ở phần mà nó làm ra, đóng góp vào GDP mà còn tạo ra mối liên hệ với các thành phần kinh tế khác trong quá trình đặt hàng và lan tỏa của hiệu ứng đầu tư khi kích thích đầu tư ở các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên số vốn của thành phần kinh tế này không phải hoàn toàn từ nước ngoài chảy vào mà còn có một phần từ vốn vay trong nước và vốn tích lũy trong quá trình kinh doanh tại Việt Nam, sự chuyển vốn của công ty mẹ trong quá trình đầu tư mua sắm.
Khi qui mô của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài lớn lên và quá trình hoạt động ở Việt Nam đủ lâu, thành phần kinh tế này sẽ tiếp cận các nguồn tín
dụng và tài nguyên trong nước không khác gì các doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp ngoài nhà nước thì vấn đề sẽ khác, hoàn toàn khác. Sự cạnh tranh phân bổ tài nguyên, nguồn lực, từ nguồn vốn tín dụng, điện năng… sẽ là khó khăn lớn, rất lớn cho thành phần kinh tế ngoài nhà nước, đặc biệt là với kinh tế cá thể. Tác động và ảnh hưởng như thế nào cònphải xem xét những ngành mà đầu tư nước ngoài hướng đến hiện nay để hình thành nên những cấu trúc trong tương lai.
Kinh tế ngoài nhà nước (với đại bộ phận là cá thể) với gần ½ GDP nhưng chỉ chiếm ít hơn 30% trong tổng vốn đầu tư cho thấy sự yếu kém về nội lực của thành phần kinh tế này. Điều đó cũng chỉ ra rằng cạnh tranh quyết liệt trong thời gian tới để giành lấy thị phần, giành lấy nguồn lực bất lợi nghiêng về thành phần kinh tế này. Với viễn cảnh đó đòi hỏi chính sách phải có sự nâng đỡ với thành phần kinh tế này.
2.2 Những nguyên nhân:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam chưa rò rệt do một số nguyên nhân sau:
- Kinh tế toàn cầu phát triển mạnh mẽ, chính sách đầu tư Việt Nam tuy có những cải biến đáng kể nhưng chưa tương xứng với yêu cầu để xác định cơ cấu đầu tư được định vị trrong chuỗi giá trị toàn cầu.
- Chính sách đầu tư VN có những cải biến đáng kể của một nền kinh tế đang chuyển đổi, tính thị trường trong huy động và phân bố nguồn lực ngày càng rò nét, song mức độ vận hành cơ chế thị trường chưa sâu.
- Cơ chế khuyến khích đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư chưa phù hợp và kém tính linh hoạt. Chính sách đầu tư chưa hướng vào các ngành công nghệ cao, ngành có lợi thế cạnh tranh và có đóng góp tích cực cho chất lượng tăng trưởng.
- Chính sách đầu tư chưa quan tâm thỏa đáng đến quy hoạch dẫn đến tình trạng đầu tư thiếu quy hoạch và không đồng bộ, công tác dự báo đầu tư còn hết sức hạn chế.
- Chính sách đầu tư chưa ổn định, thiếu tính linh hoạt trong một số trường hợp không phù hợp với thực tế và một số chính sách đưa ra mang tính chất tình thế hơn là tính chất dài hạn.
2. Tác động của đầu tư đối với phát triển khoa học - công nghệ:
Khoa học - công nghệ thể hiện vai trò vô cùng quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vì vậy mà trong những năm vừa qua, Việt Nam đã rất chú trọng đến vấn đề phát triển năng lực công nghệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh. Ngoài việc tiếp tục phát triển các khu công nghệ cao sẵn có từ 2006 như: khu công nghệ cao Hồ Chính Minh, khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc…Thì trong năm 2009, nước ta đề xuất và tiến hành xây dựng thêm một số khu công nghệ cao khác như: khu công nghệ cao Đà Nẵng (1400ha), khu công nghệ cao sinh học Đồng Nai…Tuy nhiên, nhận thức về đầu tư đổi mới công nghệ còn hạn chế, cơ chế chính sách cho đầu tư đổi mới công nghệ chưa hoàn thiện và đồng bộ.
Kết quả điều tra cho thấy mức độ hiện đại của các doanh nghiệp như sau:
39% thuộc về những năm 1980
57% thuộc về những năm 1990
10% thuộc về thời kì 1970
Trong đó, 70% công nghệ chỉ đạt mức đồng bộ trung bình, 7% là chắp vá. Điều này dẫn đến mức độ làm chủ công nghệ trong hầu hết các doanh nghiệp ở mức rất thấp, hầu hết còn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu và thiết bị công nghệ nhập khẩu. Hầu hết các doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ mang tính thụ động do yêu cầu trong quá trình sản xuất mà chưa có kế hoach dài hạn. Thêm vào đó, phương thức tiến hành chủ yếu là bắt chước, thiết kế lại của nước ngoài (52%), nhập khẩu công nghệ (56%), còn mối quan hệ với các cơ quan nghiên cứu khoa học là rất yếu (31% do hợp tác với trong nước và 8% hợp tác với nước ngoài), và thuê tư vấn trong nước rất ít (5%).
Đầu tư từ ngân sách cho KHCN của VN nếu tính tương đối (khoảng 0,5% GDP) thì không thấp so với thế giới và phù hợp với một nước đang phát triển nhưng đầu tư KH-CN ở khu vực tư nhân quá thấp mới đạt khỏang 0,2% GDP. 10 ngành có giá trị xuất khẩu lớn của Việt Nam (nông nghiệp, thủy sản, dệt may, da giầy...) vẫn chủ yếu là bán sức lao động chứ chưa thể bán "chất xám" hàm chứa trong sản phẩm. Doanh nghiệp
trong các ngành này tập trung đầu tư vào công đoạn chế biến sản phẩm với mong muốn hoàn vốn nhanh, còn làm thế nào để có được nguồn nguyên liệu tốt thì họ đùn cho nhà nước.
Từ đó, ta thấy vốn đầu tư cho khoa học – công nghệ còn ít, lại dàn trải. Hiện mức đầu tư toàn xã hội cho KHCN còn khoảng 0,7% GDP (thấp nhất thế giới). Còn theo số đầu tư trên đầu người thì chỉ đạt đạt 5 USD/người. Với nguồn kinh phí ít ỏi như trên, cộng với đầu tư dàn trải ở nhiều nơi, nên chưa tập trung giải quyết những vấn đề công nghệ trọng điểm, có ý nghĩa quyết định tạo ra các sản phẩm chiến lược cũng như ngành nghề mới.
4. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nâng cao năng lực cạnh
tranh:
Vấn đề phát triển con người và phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất ở nước ta hiện nay. Đất nước đang bước vào một giai đoạn phát triển mới với rất nhiều cơ hội và thách thức, nhưng với thực trạng nguồn nhân lực, nếu không được đầu tư một cách hiệu quả, rất có thể nền kinh tế của chúng ta sẽ trở nên lạc hậu so với thế giới.
Lao động là một trong 3 yếu tố đầu vào đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Việt Nam là một nước có dân số tương đối trẻ, nguồn lao động rất dồi dào với mức tăng 2%/ năm nhưng mức đóng góp của yếu tố lao động vào tốc độ tăng GDP không cao. Nguồn nhân lực không được đánh giá và sử dụng một cách hiệu quả.
*Một số vấn đề:
- Thiếu lao động trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao. Tính đến cuối năm 2006, Việt Nam có tổng cộng 45,3 triệu lao động, trong đó ba phần tư là lao động ở nông thôn, hiện mới chỉ có 32% số lao động là đã qua đào tạo và tỷ lệ lao động đã có chứng chỉ đào tạo ngắn hạn là 14,4%. Báo cáo về tình hình thị trường lao động Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội soạn thảo đã khẳng định: “Việt Nam thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các
ngành tài chính, ngân hàng, du lịch, bán hàng... nên nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài trong khi lao động xuất khẩu đa phần có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hoặc mới chỉ qua giáo dục định hướng”. Trong khi đó, thất nghiệp đối với các lao động không được đào tạo lại trở thành vấn nạn của nền kinh tế.
- Kỹ năng làm việc của lao động Việt Nam, đặc biệt các lao động mới ra trường là nỗi lo thường trực của doanh nghiệp. Theo ý kiến của nhiều chủ doanh nghiệp, các cán bộ phụ trách nhận sự thì nguyên nhân chính của thực trạng này nảy sinh ngay từ trong giảng đường, sinh viên chỉ được học kiến thức mà chưa được rèn luyện kỹ năng. Nhiều doanh nghiệp đã phải đào tạo lại sinh viên khi ra trường và vừa đào tạo vừa phải lo lắng vì nhân viên luôn có ý định nhảy việc, tìm công việc mới để có thêm "kinh nghiệm".
- Vấn đề làm trái ngành nghề: Thời báo kinh tế Việt Nam 14/09/2007: tổng liên đoàn Lao động Việt Nam vừa thực hiện điều tra, khảo sát thực trạng việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động trong các doanh nghiệp FDI tại một số địa phương thu hút nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, khoảng 74% lao động có việc làm ổn định, 22% lao động không có việc làm ổn định, 4% thiếu việc làm. Chỉ có khoảng 50% lao động có đào tạo được làm đúng nghề.
- Hiện tượng chảy máu chất xám, mất đi nguồn nhân lực trình độ cao đang làm đau đầu các nhà chức trách. Học bổng từ ngân sách nhà nước gửi sinh viên đi du học tại nước ngoài nhằm nâng cáo chất lượng nguồn nhân lực bị lãng phí do tâm lý e ngại, không muốn trở về sau khi tốt nghiệp của những sinh viên này.
5. Đầu tư gián tiếp giải quyết các vấn đề xã hội:
5.1 Xóa đói giảm nghèo:
Do những thành tựu trong tăng trưởng kinh tế đã góp phần giúp Việt Nam thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo tốt hơn. Thành quả xoá đói, giảm nghèo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004 đã ghi nhận: “Những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế” tạo được sự đồng thuận xã hội cao,