Tình Hình Tăng Trưởng Và Phát Triển Kinh Tế Giai Đoạn 2001 – 2009:


Đơn vị: nghìn tỷ đồng


Năm


Tổng số vốn

Cơ cấu

Tổng vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trong nước (%)

Kinh tế nhà nước

Kinh tế ngoài nhà nước

Khu vực có

vốn đầu tư nước ngoài

2001

170,5

102,0

38,5

30,0

35,4

2002

200,1

114,7

50,6

34,8

37,4

2003

239,3

126,6

74,4

38,3

39,0

2004

290,8

139,8

109,8

41,2

40,7

2005

343,1

161,6

130,4

51,1

40,9

2006

404,7

185,1

154,0

65,6

41,5

2007

521,7

208,1

184,3

129,3

45,6

2008

580

257

180

143

41.3

2009

704.2

363

207

134.7

42.8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

Tác động của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế - 5

Nguồn: Tổng cục thống kê


1.1 Đầu tư trong nước:

Năm 2009, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ước đạt 163 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 21,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; vốn trái phiếu chính phủ ước đạt 48 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 6,8%; vốn đầu tư từ khu vực dân cư và tư nhân ước đạt 223,5 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ trên 31,7%.


Vốn vay và vốn của các DNNN cho đầu tư chiếm tỷ lệ nhỏ hơn vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư, điều này cho thấy việc tỷ trọng vốn đầu tư tăng là do nhà nước tăng cường tập trung đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, cho sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, các chương trình phát triển về văn hoá, xã hội, y tế, xoá đói, giảm nghèo.


Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước khoảng 50 nghìn tỷ đồng, tăng 25%

so với thực hiện năm 2008, chiếm 7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

* Một số vấn đề:

- Tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn đầu tư nhà nước đạt mức cao hơn nhiều so với các năm trước, bố trí vốn tập trung, khắc phục dần tình trạng phân tán, dàn trải…Tuy nhiên, việc giải ngân còn thấp so với yêu cầu đặt ra, trong đó đặc biệt là nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

- Tình trạng chậm tiến độ xây dựng các công trình, dự án tuy có giảm nhưng vẫn chưa được khắc phục. Công tác chuẩn bị đầu tư, quy hoạch, kế hoạch, công tác xây dựng dự án, thẩm định và phê duyệt dự án chưa được quan tâm đúng mức. Năng lực tư vấn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều dự án, công trình phải chỉnh sửa thiết kế và tổng dự toán, đã ảnh hưởng và làm chậm tiến độ triển khai thực hiện.

Cụ thể, ngành và địa phương, tỷ lệ dự án chậm tiến độ năm 2009 khoảng 12,7% (năm 2008 là 18,2%; năm 2007 là 14,8%; năm 2006 là 13,1%). Số dự án phải thực hiện điều chỉnh trong 6 tháng đầu năm 2009 là 6.478, chiếm 20,2% tổng số dự án; trong đó, 4% dự án điều chỉnh về nội dung đầu tư, 7,1% dự án điều chỉnh về tiến độ, và 12,7% dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư.

- Tình hình vi phạm quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản dù đã giảm so với năm trước nhưng vẫn còn ở mức cao. Trong 6 tháng đầu năm 2009, có 4.182 dự án vi phạm các quy định về quản lý đầu tư, chiếm khoảng 13% tổng số dự án thực hiện đầu tư trong ký (năm 2008 là 18,9%; năm 2007 là 17,6%; năm 2006 là 13,4%).

Các vi phạm gồm 4.076 dự án chậm tiến độ đề ra, chiếm 12,7% tổng số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ; 51 dự án không phù hợp với quy hoạch, chiếm 0,2%; 29 dự án đấu thầu không đúng quy định, chiếm 0,1%; 108 dự án phê duyệt chậm, chiếm 0,3%; 149 dự án chất lượng xây dựng thấp, chiếm 0,5%; 94 dự án lãng phí, chiếm 0,3%.

1.2 Đầu tư nước ngoài:

1.2.1 FDI:


Khu vực FDI tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam và trở thành một bộ phận cấu thành rất quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.

Cụ thể:

Tuy chỉ bằng 30% năm 2008, nhưng FDI vào Việt Nam năm 2009 đạt con số 21,48 tỷ USD cũng vẫn là kết quả khả quan. Mặc dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu, song Việt Nam đã vượt mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm nay, theo kế hoạch ban đầu chỉ là 20 tỷ USD.

Cả nước có 839 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng kí là 16,34 tỷ USD bằng 24,6% so với năm 2008 và 215 dự án xin bổ sung vốn với tổng vốn tăng thêm là 5,13 tỷ USD bằng 98,3% so với năm 2008. Riêng tháng 12, Việt Nam có 1,78 tỷ USD vốn đăng kí và bổ sung.




TT


Ngành


Số dự án mới

Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD)

Số lượng dự án tăng vốn

Vốn đăng ký tăng thêm

(triệu USD)

Vốn đăng ký cấp

mới và tăng thêm

(triệu USD)

1

Dvụ lưu trú và ăn uống

32

4.982,6

8

3.811,7

8.794,2

2

KD bất động sản

39

7.372,4

4

236,1

7.608,5

3

CN chế biến,chế tạo

245

2.220,0

131

749,3

2.969,2

4

Xây dựng

74

388,3

11

99,2

487,4

5

Khai khoáng

6

397,0

0

0,0

397,0

6

Nghệ thuật và giải trí

12

291,8

0

0,0

291,8

7

Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa

115

191,7

14

46,5

238,2

8

Vận tải kho bãi

26

109,8

5

74,8

184,6

9

SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa

16

129,0

1

27,9

156,9

10

HĐ chuyên môn, KHCN

148

89,0

7

10,9

99,9

11

Thông tin và truyền thông

63

67,6

17

25,5

93,1

12

Nông,lâm nghiệp;thủy sản

16

62,4

8

22,5

84,9

13

Giáo dục và đào tạo

8

5,2

3

23,7

28,9

14

Dịch vụ khác

22

14,9

5

7,9

22,7

15

Cấp nước;xử lý chất thải

5

8,4

0

0,0

8,4

16

Y tế và trợ giúp XH

6

7,4

1

0,9

8,3

17

Hành chính và dvụ hỗ trợ

5

7,9

0

0,0

7,9

18

Tài chính,n.hàng,bảo hiểm

1

0,0

0

0,0

0,0


Tổng số

839

16.345,4

215

5.136,7

21.482,1

Nguồn số liệu: bộ kế hoạch và đầu tư

1.2.2 ODA

Tổng giá trị vốn ODA được ký kết thông qua các hiệp định với các nhà tài trợ năm 2009 ước đạt 6.144,4 triệu USD. Trong đó, vốn vay là 5.929,4 triệu USD, viện trợ không hoàn lại là 215 triệu USD. Tổng số vốn ODA giải ngân năm 2009 ước đạt trên 3.600 triệu USD, bao gồm vốn vay khoảng 3.255 triệu USD; vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 345 triệu USD.


Trong số 28 nhà tài trợ cho Việt Nam năm nay, có 5 đối tác đa phương (ADB, EC, UN Agencies, WB và International NGOs), và 23 đối tác song phương. Trong các nước trực tiếp viện trợ ODA cho Việt Nam, đứng đầu là Cộng hòa Pháp với 280,96 triệu USD, Hàn Quốc 268,7 triệu USD, Đức 186 triệu USD, Hoa Kỳ 128,12 triệu USD... Hàn Quốc và Thái Lan là hai quốc gia châu Á duy nhất cam kết tài trợ cho Việt Nam. Riêng Nhật Bản - nguồn viện trợ khá lớn của Việt Nam các năm trước không có tên trong danh sách các nước cam kết hỗ trợ ODA cho Việt Nam.

* Các kết quả đạt được:

- Việc thu hút và sử dụng ODA trong thời gian qua góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá, giữ vững độc lập, tự chủ và chủ quyền quốc gia.

Tuy tiếp nhận một khối lượng vốn ODA bao gồm các khoản vay gắn liền với các điều kiện về cải cách thể chế, song ta vẫn giữ được độc lập tự chủ và chủ động thực hiện công cuộc đổi mới và cải cách theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- ODA đã bổ sung một nguồn vốn quan trọng góp phần cân đối nguồn vốn đầu tư

phát triển trong các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Nguồn vốn ODA đã bổ sung khoảng 11,4% cho tổng vốn đầu tư toàn xã hội và trung bình khoảng 50% tổng đầu tư từ ngân sách. ODA đã thực sự trở thành kênh vốn bổ sung quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy đã vay một lượng vốn ODA đáng kể, song theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ

quốc tế (IMF), nợ nước ngoài của ta hiện trong giới hạn an toàn.

- ODA đã hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, cải thiện các dịch vụ kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo.

- Nguồn vốn ODA đã góp phần phát triển kinh tế, xã hội và xoá đói giảm nghèo của nhiều địa phương, bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng quy mô vừa và nhỏ (nước, đường, trường, trạm, lưới điện, điện thoại...). Nhờ vậy đã tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ cơ sở hạ tầng nông thôn, cải thiện cơ sở vật chất trường học, y tế và phát


triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản của nhiều địa phương, đặc biệt ở các

tỉnh nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

- Thông qua các chương trình và dự án ODA, ta đã tiếp nhận được các thành tựu khoa học hiện đại, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tăng cường năng lực và phát triển thể chế, hỗ trợ xây dựng chính sách, luật pháp: Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Cạnh tranh, Luật Chống tham nhũng,...và đào tạo cán bộ.


2. Tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế giai đoạn 2001 – 2009:

Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, tốc độ tăng trưởng GDP củaViệt Nam đã tăng liên tục. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), GDP chỉ đạt mức tăng trưởng bình quân 4,4%/năm, thì trong 5 năm tiếp theo (1991 - 1995), tăng trưởng GDP bình quân là 8,2%; cao hơn so với kế hoạch đề ra là 5,5% - 6,5%; và thuộc vào loại cao trong số các nước đang phát triển. Trong giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng GDP bình quân của Việt Nam là 6,9%; tuy có thấp hơn nửa đầu thập niên 90 thế kỷ XX do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á, nhưng vẫn vào loại cao trong khu vực. Năm 2001, tốc độ tăng GDP của Việt Nam là 6,9%; năm 2002: 7%; năm 2003: 7,3%; năm 2004: 7,7%; năm 2005: 7,5%; năm 2006: 8,2% và năm 2007: 8,5%. So với

các nước trong khu vực, Việt Nam đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng rất

cao.


Do chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có dấu hiệu của sự sụt giảm đáng kể. Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam năm này chỉ đạt 6,23% tức là thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của năm ngoái và thấp nhất trong vòng 9 năm trở lại đây

Đánh giá chung về tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam 2009: tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy đã tăng lên, vượt qua giai đoạn suy giảm, nhưng tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển theo chiều rộng, tăng khối lượng các nguồn lực, nhất là tăng vốn đầu tư, chưa thực sự dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội


và nâng cao hiệu quả nên tăng trưởng chưa thật vững chắc, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng chưa cao. Tỷ lệ đầu tư so với GDP năm 2008 là 41,3%; năm 2009 là 42,8%; nhưng tốc độ tăng GDP hai năm chỉ đạt 6,18% và 5,32% là chưa tương xứng. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và của nhiều ngành, nhiều sản phẩm còn thấp.


II/ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐỌAN 2001 - 2009

1. Tác động tới tốc độ tăng trưởng:

Từ năm 2001 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn được xếp vào hàng cao của khu vực và thế giới, đặc biệt năm 2006 (8,2%) và năm 2007 ( 8,5%), và mặc dù trong năm 2008 (6,23%), 2009 (5,32%) có sự sụt giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng Việt Nam được xếp vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới.


Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế là 3 yếu tố đầu vào: vốn, lao động và nhân tố năng suất tổng hợp (TFP). Mức độ đóng góp của từng yếu tố đầu vào này trong từng giai đoạn thể hiện bảng sau:



Tốc độ tăng

GDP

Tốc độ tăng năng

suất nhân tố tổng

hợp (TFP)

Đóng góp

của vốn

Đóng góp

của lao động

2003-2008

45,72

7,55

13,43

6,74

Phần trăm đóng góp

100%

16,51%

86,75%

14,74%

Bình quân TFP hàng năm


1,50



2004-2009

42,22

6,92

30,25

5,04

Phần trăm đóng góp

100%

16,40%

71,66%

11,93%

Bình quân TFP hàng năm


1,47




Như vậy, bảng trên cho thấy: Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư quá mức và dàn trải. Mức đóng góp của yếu tố vốn vào tăng trưởng chiếm đến 68,75% trong giai đoạn năm năm 2003 – 2008 và tăng lên đến 71,40% trong năm năm 2004 – 2009. Đây là một tỷ lệ cao hiếm thấy trên thế giới.

Tuy vốn đầu tư đóng vai trò chủ chốt đối với sức tăng trưởng của kinh tế Việt Nam nhưng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nước ta đang có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Điều này thể hiện ở hệ số ICOR:


ICOR Việt Nam qua các giai đoạn 2001-2009


Giai đoạn

ICOR

2001-2003

5.24

2004-2006

5.04

2006-2008

6.15

2009

8


Với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, theo khuyến cáo của các định chế tài chính có uy tín như Ngân hàng Thế giới, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững. Nhưng nhìn vào số liệu đã thống kê ở trên, ICOR Việt Nam luôn ở mức xấp xỉ 5 từ (2001-2006) và tăng đến 6,15 năm 2008, đặc biệt, đạt mức báo động 8 ở năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm; tình trạng thất thoát, lãng phí trong sử dụng vốn nhà nước vẫn còn xảy ra; công tác cải cách hành chính được thúc đẩy nhưng còn nhiều bất cập. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tăng trưởng.

Nói đến chất lượng tăng trưởng, phải kể đến nhân tố năng suất (TFP). Năng suất thể hiện những tiến bộ về hiệu quả của nền kinh tế như công nghệ, phương pháp quản lý… Nhưng trong tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) chỉ đóng góp vào tăng trưởng 7,29% trong khi tăng trưởng do đóng góp của vốn vào khoảng 83,2%. Năng suất các nhân tố tổng hợp trong giai đoạn 2004 – 2008

Xem tất cả 68 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí