Tiếp Tục Hoàn Thiện Công Tác Quy Hoạch Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội, Quy Hoạch Phát Triển Các Ngành Kinh Tế, Quy Hoạch Các Khu, Cụm Công Nghiệp Đến 2020

131

công tác BTGPMB, nhất là khi thực hiện Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất. Một số chính sách mới về đất đai như: Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011- 2015 đang được triển khai để trình Chính phủ, sửa đổi Luật đất đai… cũng tạo ra tâm lý chờ đợi của người dân về quyền lợi của người sử dụng đất, đã tác động không thuận lợi đến công tác BTGPMB. Giá bồi thường theo quy định chưa sát với giá thị trường gây khó khăn cho công tác BTGPMB. Vì vậy, trong thời gian tới cần đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chức năng trong công tác BTGPMB, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tuyên truyền vận động thuyết phục nhân dân; tập trung sự phối kết hợp các cấp, các ngành từ tỉnh đến xã để giải quyết dứt điểm tình trạng tái lấn chiếm tại các khu vực trọng điểm, khẩn trương xúc tiến quy hoạch xây dựng các khu tái định cư cho các hộ dân trong diện phải di dời. Coi trọng việc tạo việc làm, đào tạo nghề cho người nông dân không còn đất để sản xuất bằng các đề án đào tạo nghề cụ thể...

Cần tổ chức và thực hiện chủ trương cấp đất dịch vụ cho những người dân bị thu hồi đất theo nguyên tắc bình đẳng, tạo thuận lợi cho những người dân bị thu hồi đất có cơ hội chuyển đổi ngành nghề đảm bảo cuộc sống.

Ngoài ra, đối với các dự án không có khả năng triển khai do năng lực tài chính yếu kém của các nhà đầu tư, cần kiên quyết thu hồi đất để chuyển giao cho các dự án khác.

4.3.2. Tiếp tục hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp đến 2020 với tầm nhìn 2030.

Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội có vai trò quan trọng định hướng thu hút vốn đầu tư đối với từng địa phương, tỉnh thành phố và cả nước. Trong những năm đổi mới, công tác xây dựng quy hoạch nhìn chung đã được thực hiện thường xuyên với chất lượng ngày càng phù hợp hơn với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, sự chuyển đổi nền kinh tế sang hoạt động theo

132

cơ chế thị trường và hội nhập đã đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với công tác

quy hoạch, vì vậy công tác quy hoạch cần tiếp tục được quan tâm đổi mới.

Trong công tác quy hoạch, thu hồi đất, cấp đất, một số cán bộ các cấp vẫn còn biểu hiện tham nhũng, tiêu cực; coi thường ý kiến của nhân dân, giải tỏa đất đai không công khai, minh bạch nhưng chưa được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh. Nhiều địa phương trong tỉnh chưa thực hiện nghiêm, đồng bộ vấn đề lập quy hoạch sử dụng đất, thực hiện, kiểm tra xử lý vi phạm; các chính sách liên quan đến nông nghiệp, thu hồi đất và đền bù giải phóng mặt bằng tuy được sửa đổi, bổ sung nhưng còn chậm và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng quyền lợi chính đáng của người dân. Thậm chí, có nơi chính quyền địa phương nắm không chắc quy định của chính sách, pháp luật đất đai nên hiểu sai, vận dụng tùy tiện; tự đặt thêm những quy định không phù hợp, trái với chính sách pháp luật, gây thiệt thòi cho người dân. Một số cơ quan, DN móc ngoặc với cán bộ tiêu cực để được giao đất, sau đó tìm cách chuyển đổi mục đích để kiếm lời hoặc lợi dụng chủ trương công nghiệp hóa làm dự án và ép dân giao đất, thuê đất dài hạn, rồi tự chuyển đổi mục đích sử dụng, chia lô, xây nhà thô đem bán…Công tác đào tạo nghề, chuyển đổi và bố trí việc làm cho người dân bị thu hồi đất chưa được chú trọng, làm gia tăng tỷ lệ người thất nghiệp. Việc tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật còn yếu nên có khi người dân chưa nắm được quy định của pháp luật và lợi ích lâu dài của các dự án đầu tư. Mặc dù Chính phủ và UBND tỉnh đã chỉ đạo rất kiên quyết, cụ thể một số vụ việc, nhưng đáng tiếc, lãnh đạo một số cấp, ngành trong tỉnh thực hiện chưa nghiêm, vô hình chung đẩy tình hình thêm phức tạp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Tình trạng qui hoạch “treo” vẫn còn; nhân dân tại một số khu vực quy hoạch rất bức xúc về tình trạng đã quy hoạch và thu hồi đất nhưng dự án vẫn không triển khai thực hiện, việc phân bổ sử dụng đất, phân khu chức năng trong các đô thị mới còn nhiều bất cập, nhiều nơi mật độ xây dựng quá dày, không chú ý dành qũy đất cho phát triển các công trình công cộng và bảo vệ môi trường. Vẫn còn tình trạng sử dụng nhiều đất chuyên trồng lúa, đất có khả năng nông nghiệp cao, đất đang có khu dân cư tại những vị trí có hạ tầng

133

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - 18

kỹ thuật tốt để xây dựng các KCN. Trong lúc, nông dân tại một số địa phương đang thiếu đất hoặc không có đất để sản xuất thì một diện tích không nhỏ đất nông nghiệp bị thu hồi.

Khu công nghiệp được quy hoạch phát triển với mục tiêu tập trung thu hút vốn đầu tư tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội từng địa phương, nhưng chất lượng quy hoạch KCN còn thấp, tổ chức thực hiện quy hoạch chưa triệt để. Việc xây dựng quy hoạch phát triển KCN, CCN trong thời gian qua chủ yếu được xem xét trên cơ sở đề nghị của địa phương, chưa thực sự gắn với quy hoạch ngành.

Trong những năm gần đây, tỉnh cũng đã dành quỹ đất đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, chỉnh trang và xây dựng mới các khu dân cư đô thị, nông thôn, quản lý chặt việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp.

Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2020, ngoài 09 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2008 với tổng diện tích 2.284 ha, bao gồm 5 KCN đã có Quyết định thành lập và đang hoạt động là Kim Hoa (50 ha), Khai Quang (262 ha), Bình Xuyên (271 ha), Bá Thiện (327 ha), Bình Xuyên II (485 ha); 4 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư là KCN Chấn Hưng (131,31 ha), Bá Thiện II (308 ha), Sơn Lôi (300 ha) và Hội Hợp (150 ha), đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh sẽ phát triển thêm 11 KCN với diện tích là 3.754 ha, nâng tổng số diện tích đất quy hoạch dự kiến phát triển KCN đến năm 2020 của tỉnh Vĩnh Phúc lên 6.038 ha.

Xuất phát từ những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và thu hút, sử dụng hiệu quả FDI, trong giai đoạn từ nay tới 2020 và tầm nhìn 2030 công tác quy hoạch ở Vĩnh Phúc cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng:

Thứ nhất, phù hợp với các quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể ngành, vùng, sản phẩm của Trung ương. Quy hoạch phải đảm bảo cụ thể hoá đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện công tác kế hoạch hoá và thực hiện thành công chiến

134

lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quy hoạch phải được luận chứng đầy đủ; vừa có tính mềm dẻo, linh hoạt vừa có tính bắt buộc và phải có tầm nhìn dài hạn; được công khai hoá. Đổi mới phương pháp xây dựng quy hoạch, quy hoạch phải gắn với thị trường, quy hoạch phải có tính khả thi và được cộng đồng biết cùng tổ chức thực hiện, từ đó làm cho sản phẩm của quy hoạch phát huy được lợi thế của địa phương, là định hướng huy động mọi nguồn lực của xã hội cho phát triển, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác mọi tiềm năng đẩy nhanh tốc độ phát triển của khu vực công nghiệp và dịch vụ.

Nguyên tắc chung trong việc lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

- xã hội với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất đai; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế cả nước với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, phù hợp giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực...

Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực then chốt, quy hoạch phát triển một số sản phẩm quan trọng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Vĩnh Phúc phải bao gồm: quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ; quy hoạch mạng lưới giao thông đường thuỷ; quy hoạch sản xuất các mặt hàng chủ lực như cơ khí, điện tử, dệt may; quy hoạch phát triển nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản và quy hoạch công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; quy hoạch phát triển hệ thống các KCN và đô thị gắn với các KCN; quy hoạch hệ thống các trường Đại học, các trung tâm đào tạo chất lượng cao, các trung tâm dạy nghề; các trung tâm y tế chuyên sâu, các KCN chuyên nghiên cứu cải tiến công nghệ cho các xí nghiệp công nghiệp hiện có; Quy hoạch phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch văn hoá và sinh thái

Thứ hai, công tác quy hoạch phải phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế; tránh tình trạng thông qua quy hoạch để thực hiện độc quyền. Mở cửa cho các

135

thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong các quy hoạch ngành, sản phẩm là cách tháo gỡ tốt cho nền kinh tế có thêm cơ hội để phát triển. Chỉ những lĩnh vực then chốt, những dự án thiết yếu mà FDI, đầu tư tư nhân không tham gia thì mới nên quy hoạch theo hướng Ngân sách nhà nước bỏ vốn đầu tư.

Để nâng cao chất lượng quy hoạch, đối với những dự án quy hoạch quan trọng tầm ảnh hưởng rộng phải được tổ chức nghiên cứu chu đáo huy động các tư vấn giỏi tham gia. Quy hoạch phải được triển khai đầy đủ từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết cụ thể và phải được tiến hành lập cũng như điều chỉnh kịp thời. Điều chỉnh quy hoạch ngành, lĩnh vực theo hướng mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế. Quy hoạch ngành và sản phẩm chỉ mang tính định hướng cho các DN thuộc các thành phần kinh tế xây dựng phương án kinh doanh, chứ không hạn chế hay loại trừ đầu tư của các thành phần kinh tế. Tất cả các khâu của công tác quy hoạch từ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, công bố quy hoạch, thực hiện quy hoạch đều phải kiểm tra, giám sát theo các quy định của pháp luật hiện hành. Các cơ quan nhà nước trong phạm vi, nhiệm vụ của mình có chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra về công tác quy hoạch. Muốn vậy phải thực hiện công khai, minh bạch trong công tác quy hoạch và tăng cường công tác kiểm tra, thu hút rộng rãi ý kiến đóng góp, tranh thủ sự giám sát thực hiện của cộng đồng.

Thứ ba, tiếp tục điều chỉnh lại Quy hoạch phát triển KCN đến năm 2020 cho phù hợp với tình hình thực tế tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chủ động xây dựng mới hoặc mở rộng các khu, CCN trong trường hợp đã lấp đầy trên 60% diện tích đất công nghiệp hiện có. Tổ chức thực hiện công bố công khai quy hoạch phát triển các KCN ở Vĩnh Phúc đến năm 2020 sau khi đã được phê duyệt.

Các KCN phải được hình thành trên những địa bàn có điều kiện thuận lợi hoặc có khả năng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Quy hoạch phát triển KCN, KCX phải được triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và các

136

công trình xã hội phục vụ công nhân trong KCN, KCX. Đồng thời, phải có quỹ đất dự trữ để phát triển và có điều kiện liên kết thành cụm các KCN, có khả năng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Phát triển KCN là việc tổ chức không gian kinh tế gắn kết chặt chẽ với kết cấu hạ tầng xã hội và kỹ thuật để tạo được những tiền đề hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Như vậy, quản lý KCN cần được gắn với quản lý chặt chẽ quy hoạch đầu tư phát triển và quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng.

Về nguyên tắc, phát triển các CCN, KCN vừa và nhỏ phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn để áp dụng các cơ chế chính sách ưu đãi phù hợp theo quy định của pháp luật. Định hướng phát triển cho các đô thị lớn là xây dựng các KCN với quy mô lớn, hạ tầng hoàn chỉnh để thu hút được các dự án đầu tư lớn có trình độ công nghệ hiện đại. Mục tiêu phát triển các khu, CCN ở Vĩnh Phúc trong thời gian tới là tiếp tục nâng cao tỷ lệ lấp đầy các khu, CCN tập trung đã được thành lập và đang tiến hành đầu tư xây dựng hạ tầng; phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản lấp đầy các khu, CCN đã được thành lập; xem xét thành lập mới và mở rộng một cách có chọn lọc các KCN tập trung tạo đà phát triển theo hướng gia tăng hàm lượng kỹ thuật - công nghệ trong sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh khu vực và quốc tế, chuyển dần từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, lựa chọn những ngành công nghệ cao, công nghệ cơ khí, công nghệ phụ trợ trong giai đoạn 2015 - 2020 và các giai đoạn tiếp theo.

Cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN để đảm bảo cho các hoạt động kinh tế phát triển lâu dài. Kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào bao gồm hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cần phải được phát triển đồng bộ với kết cấu hạ tầng trong khu. Phát triển hạ tầng xã hội đối với khu vực quy hoạch KCN bao gồm những vấn đề như xây dựng khu dân cư, nhà ở phục vụ người lao động, bệnh viện, trường học, cơ sở đào tạo nghề... hiện đang trở thành vấn đề bức xúc không chỉ đối với Vĩnh Phúc, mà nhiều địa phương tỉnh thành phố khác cũng đang phải đối mặt.

137

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tiết kiệm, hiệu quả. Chuyển sang giai đoạn 2015 - 2020, trước yêu cầu về công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nói chung và của Vĩnh Phúc nói riêng, việc khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai ngày càng có vai trò quan trọng. Để thực hiện có hiệu quả việc huy động nguồn lực đất đai cho yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh, công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2020 và đến 2030 phải được tăng cường chỉ đạo chặt chẽ trên phạm vi toàn tỉnh và từng cấp địa phương. Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2015 - 2020 và đến 2030 phải quán triệt quan điểm tiết kiệm và hiệu quả; có chính sách hạn chế việc sử dụng diện tích đất trồng lúa nước đã hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi cho việc xây dựng KCN, khu đô thị; dành quỹ đất phù hợp cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, công trình văn hoá, thể thao; khuyến khích và hỗ trợ việc đưa diện tích đất trống, đất ngập nước, đất hoang hoá vào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của từng cấp địa phương trong tỉnh và của cả tỉnh; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quy hoạch sử dụng đất, gắn với công tác giáo dục pháp luật về đất đai; tiếp tục đổi mới chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư để bảo đảm tiến độ thu hồi đất phục vụ quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế; có chính sách bảo vệ lợi ích chính đáng, ổn định đời sống, việc làm của người bị thu hồi đất.

Riêng về quy hoạch phát triển các khu, CCN trong thời gian trước mắt, để tạo ra nhiều cơ hội đón các nhà đầu tư FDI mới, cần tập trung đôn đốc các chủ đầu tư hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết và trình duyệt dự án đầu tư xây dựng, cho phép thành lập đối với các KCN đã được Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương đầu tư; khẩn trương xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư và bảo vệ môi trường; đôn đốc các đơn vị liên quan hoàn thiện quy hoạch chi tiết các KCN: Sơn Lôi, Phúc Yên và Tam Dương; Chọn Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật các KCN: Sơn Lôi, Phúc Yên, Hợp Thịnh và Tam Dương.

138

Ngoài các khu công nghiệp tập trung, Vĩnh Phúc đã quy hoạch chi tiết 03 CCN (Lai Sơn, Hương Canh, Hợp Thịnh) với tổng diện tích khoảng 200 ha, cần sớm kêu gọi các nhà đầu tư để lấp đầy diện tích hiện có.

Để công nhân lao động trong các KCN, CCN yên tâm làm việc, tái tạo sức lao động , cần có quy hoạch khu đất riêng để xây dựng các khu chung cư, nhà ở , công trình phúc lợi cho công nhân phục vụ KCN.

4.3.3. Phối hợp giữa địa phương với nhà đầu tư trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu là một trong những nhân tố mang tính chất quyết định để cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh nhằm giải phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên trong và bên ngoài đầu tư cho phát triển.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là nhiệm vụ vừa mang tính cấp thiết, vừa mang tính lâu dài; nhu cầu nguồn vốn đầu tư rất lớn, vì vậy cần phải huy động nguồn lực của mọi thành phần kinh tế và đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời phải tăng cường quản lý đầu tư xây dựng, chống thất thoát, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng.

Huy động tối đa các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng mục tiêu tăng trưởng từ nay đến năm 2020, để tỉnh có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI.

Trước mắt, tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng một số tuyến đường có ý nghĩa quyết định đối với thu hút FDI phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu liên kết kinh tế Vĩnh Phúc với Hà Nội và với các tỉnh trong vùng, cải thiện bộ mặt văn minh của đô thị đặc biệt là Thành phố Vĩnh Yên; cần tiếp tục triển khai xây dựng mới cũng như cải tạo các tuyến đường kết nối với đường xuyên Á Hà Nội -Lào Cai, đoạn qua Vĩnh Phúc (41km); tuyến tránh QL2A đoạn qua Vĩnh Yên về phía Nam từ Quất Lưu - Đồng Văn; cầu Vĩnh Thịnh trên tuyến quốc lộ 2C qua Sông Hồng kết nối với

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2022