Tóm Tắt Nội Dung Lý Thuyết Mất Ổn Định Tài Chính - “Minsky Moment”


Tư tưởng chủ đạo trong học thuyết kinh tế học của Keynes có thể trình bày như sau: Tổng sản lượng trong một nền kinh tế là kết quả của quá trình lên kế hoạch và quyết định thực hiện các hành vi tiêu dùng của các chủ thể bao gồm: hộ gia đình, doanh nghiệp chi đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, chính phủ thực hiện chi tiêu công từ ngân sách và chi tiêu ròng của các chủ thể khác ở nước ngoài đối với các sản phẩm trong nước. Hành vi chi tiêu của các đối tượng trên là khác nhau. Cụ thể, hộ gia đình quyết định mức chi tiêu dựa vào thu nhập kỳ vọng và tiết kiệm; doanh nghiệp quyết định mức chi tiêu dựa vào kế hoạch kinh doanh được lập trước đó trên cơ sở kỳ vọng của doanh nghiệp về các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế dự đoán; chính phủ chi tiêu dựa trên nhu cầu, ngân sách hiện có và hoạch định chính sách của chính phủ; và cuối cùng chi tiêu ròng nước ngoài dựa vào các điều kiện và tình trạng của các thỏa thuận thương mại quốc tế.

Keynes đặc biệt quan trọng chi tiêu của hộ gia đình và doanh nghiệp vì liên quan chặt chẽ với mức độ kỳ vọng vào tương lai, điều này thể hiện rõ trong lý thuyết của ông, đặc biệt là chi tiêu của doanh nghiệp. Keynes còn đưa ra khái niệm hoàn toàn mới trong kinh tế học “Animal spirit” - tạm dịch là tinh thần động vật, mô tả phản ứng tâm lý và hành động bộc phát của con người trước hoàn cảnh. Vì thế, quyết định của doanh nghiệp thay đổi chủ yếu là do điều kiện nền kinh tế hiện tại nhiều hơn là trong dài hạn. Do đó, khi nền kinh tế trải qua các chu kỳ thay đổi về hình thái như suy thoái hoặc bùng nổ thì sẽ bị khuếch đại với xu hướng tâm lý đó của doanh nghiệp. Điều này càng dẫn nền kinh tế bị trầm trọng hơn tình trạng bất ổn. Lúc này, vai trò can thiệp của chính phủ là cần thiết nhằm giảm sự khuếch đại đó.

Ngay sau đó, nhiều cuộc tranh luận đã xảy ra bàn về quan điểm học thuyết này. Trường phái ủng hộ và trung thành với Keynes bao gồm: Roy Harord, Nicholas Kaldor, Joan Robinson, George Shackle, Abba Lerner. Những nhà khoa học kinh tế này tiếp tục phát triển các học thuyết kinh tế thành trường phái Hậu Keynes. Lưu ý cần phân biệt với trường phái Hậu Keynes mới cũng bao gồm những


thế hệ nhà kinh tế học tiêu biểu, xuất sắc. Trong đó có ảnh hưởng nhất là Hyman Minsky và Sidney Weintraub.

Lý thuyết tiền tệ Tân cổ điển – Keynes (Neo – Keynesiannism)

Đây là sự kết hợp giữa học thuyết của trường phái Tân cổ điển và học thuyết Keynes. Tiêu biểu có Paul Samuelson (1989) với hình ảnh ẩn dụ nổi tiếng là hai bàn tay vô hình và bàn tay hữu hình trong cùng một nền kinh tế. Học thuyết về bàn tay vô hình của ông đưa ra quan điểm về nền kinh tế hỗn hợp, trong đó cá nhân người tiêu dùng, các nhà kinh doanh tác động kẫn nhau để xác định ba vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế: cái gì? như thế nào? và cho ai?. Cơ chế thị trường “Không phải là sự hỗn hợp mà là trật tự kinh tế” và “Không ai thiết kế ra nó, nó tự nhiên xuất hiện, và cũng như xã hội loài người, nó đang thay đổi”.

Đồng tiền trong thị trường vận động theo quy trình hình tròn. Đi từ hộ tiêu dùng ra thị trường hàng hóa, dịch vụ để mua hàng hóa. Thông qua giá cả quan hệ cung cầu, tiền trở về tay các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đó dùng tiền mua các yếu tố sản xuất. Thông qua mối quan hệ về cung cầu và giá trị, nó lại quy về hộ gia đình. Với cơ chế vận động như vậy, khi diễn ra sự thay đổi giá cả trên thị trường đầu vào sẽ làm cho giá cả thay đổi. Vì vậy nền kinh tế sẽ đạt được một cân đối chung. Sự phát triển nhịp nhàng, trôi chảy.

Tuy nhiên nền kinh tế có lúc dẫn đến sai lầm do bàn tay vô hình, gọi là khuyết tật hệ thống tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Nguyên nhân có thể do các hiện tượng khách quan như ô nhiễm môi trường,…hoặc do chủ quan từ chính nó như: tình trạng độc quyền vi phạm nghiêm trọng cơ chế cạnh tranh tự do, khủng hoảng, thất nghiệp và sự phân phối thu nhập không đồng đều. Điều cần thiết để khắc phục các khiếm khuyết là sự phối hợp bàn tay vô hình và bàn tay hữu hình, cụ thể Samuelson đề xuất các chính sách thuế khóa, chi tiêu và quy định của chính phủ.

Lý thuyết tiền tệ của Milton Friedman

Xuyên suốt tư tưởng của Friedman là nhấn mạnh vai trò của CSTT. Ông dẫn chứng sự đổ vỡ thị trường tài chính giai đoạn 1929 – 1933 là do sự can thiệp sai lầm của CSTT. FED đã thực hiện kiểm soát tiền tệ mà không tác động nhằm giữ mức


cung tiền cần thiết. Hậu quả làm châm ngòi cho khủng hoảng trầm trọng hơn. Phái trọng tiền nêu quan điểm để hạn chế những biến động vĩ mô, nhà nước cần đưa ra và giữ một tỷ lệ cung tiền hợp lý. Friedman (1962) còn đưa ra tỷ lệ tăng trưởng cung tiền vừa đủ và duy trì nó đều đặn trong nền kinh tế, vào khoảng 3% - 5%/năm. Ngoài ra Friedman thậm chí còn đề xuất biện pháp cứng rắn hơn đối với các ngân hàng trong việc cấm cho vay vì cho rằng hoạt động tín dụng của ngân hàng là nguyên nhân chính làm cho cung tiền của đất nước bị khuếch đại tăng nhanh hơn bình thường. Đồng thời ông cũng phản đối chính phủ các nước trong việc thực thu nhiều chính sách chi tiêu công làm thâm hụt nghiêm trọng đến ngân sách quốc gia.

Friedman còn ủng hộ hạn chế can thiệp của nhà nước khi chi tiêu những lĩnh vực có hiệu ứng ngoại biên lớn gây ra bất ổn cho thị trường. Ngoài ra, đồng quan điểm với Edmund S. Phelps (1967), Friedman cũng xây dựng lý thuyết về “thất nghiệp tự nhiên”. Ông cho rằng nếu thực hiện chính sách Keynes với mục đích đưa nền kinh tế tới toàn dụng nhân công trong thời gian dài thì hậu quả sẽ gây ra lạm phát, thậm chí lạm phát kéo dài. Nghiêm trọng hơn, lạm phát sẽ thành hiện tượng kinh tế phổ biến, tỷ lệ thất nghiệp cũng dần duy trì trạng thái ổn định trong điều kiện không cần chính sách can thiệp, vì tất cả hoạt động của các chủ thể kinh doanh đều hướng đến một tỷ lệ dự báo về lạm phát, do đó mức giá sẽ tăng tương ứng với tỷ lệ đó. Nói tóm lại, Phelps và Friedman đồng quan điểm cần hiểu và chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp “tự nhiên”. Các nỗ lực nhằm giảm tỷ lệ lạm phát này chỉ làm cho nền kinh tế rơi vào trạng thái lạm phát kéo dài không dứt.

Lý thuyết tiền tệ của Trường phái Áo

Được hình thành bởi Carl Menger và trải qua nhiều giai đoạn phát triển như của Stanley Jevon, Bohm Bawerk, và đặc biệt là Fried von Hayek. Đóng góp quan trọng nhất của Hayek về “phân hữu trí thức” (division of knowledge) đuợc xem là thành tựu nổi bật, kế thừa lý thuyết của Adam Smith. Bằng lập luận của mình, Hayek chứng minh vai trò quan trọng của mỗi chủ thể vì những cống hiến khác nhau mà xã hội bao gồm nhiều tri thức tập trung sẽ không đạt đến. Nhờ sự phân tán


tri thức đó tạo ra nhu cầu kết nối trong thị trường để tạo ra những tri thức hiệu quả hơn.

Về chính sách kinh tế, trường phái Áo không đồng tình với sự can thiệp của nhà nước. Sự can thiệp này thường có tác động truyền dẫn làm sai lệch vì không xem xét đến những tác dụng phụ hay phát sinh qua các thời kỳ. Nguyên nhân là do sự tập trung về tri thức thường sẽ ít thông tin và không hiệu quả bằng sự tổng hợp từ tri thức phân tán. Ví dụ tiêu biểu cho lập luận này là khi chính phủ hạ thấp lãi suất để khuyến khích đầu tư làm cho các nhà sản xuất có xu hướng ưu tiên đầu tư vào các ngành sản xuất có quá trình dài. Tuy nhiên, khi có bất kỳ thông tin nào cho thấy sự sai lệch về lãi suất sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chu trình sản xuất, nguồn lực phân bổ lãng phí. Kết quả làm cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế trở nên lệch lạc.

Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tân cổ điển:

Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tân cổ điển là một phần đáng chú ý trong lý thuyết về kinh tế vi mô. Nội dung chính của trường phái này không đề cập đến nội dung các CSTT ảnh hưởng đến kinh tế mà chú trọng quan sát các sự kiện thực xảy ra như: tỷ lệ gia tăng các chỉ số biên về vốn, lao động, sự phát triển công nghệ hay các biến động trong xã hội (chiến tranh, thiên tai,…).Vì đặt các giả thuyết về thị trường trong trạng thái cân bằng nên trường phái này được gọi là “Tân cổ điển”

Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tân cổ điển chỉ bắt đầu được biết đến từ những năm 80 nhờ đóng góp quan trọng của Finn Kydland và Edward Prescott. Tiếp đó, là John Long, Charles Plosser, Robert King và Sergio Rebelo, v.v…Nội dung hàm ý của trường phái vẫn quan tâm các vấn đề mang tính cơ cấu nhằm phục vụ cho chu trình sản xuất thực. Vẫn ủng hộ quan điểm hạn chế sự can thiệp của chính phủ bằng các công cụ có tính chất ngắn hạn như chính sách tài khóa hay CSTT vì sẽ gây khó nhận biết các tín hiệu thị trường, thậm chí hậu quả là gây ra những biến động lớn ảnh hưởng nghiêm trọng trong chu trình sản xuất, kết quả khiến cho các quyết định tối ưu hóa sai lệch, cuối cùng đưa nền kinh tế tới những biến động bất thường


Tóm lại, khi xem xét tổng quát các lý thuyết KTVM nổi lên những quan điểm và nội dung của chính sách KTVM đang dần thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên nội dung cơ bản là tập trung xử lý những biến động kinh tế bất thường gây hệ lụy đến đời sống và lâm vào tình trạng bất ổn. Cách thức mà chính phủ được các học thuyết kinh tế khuyến khích can thiệp vào nền kinh tế thường chỉ tập trung sử dụng, vận hành hiệu quả các công cụ điều hành CSTT, vì đây là những công cụ có thể sử dụng trong thời gian ngắn để giải quyết kịp thời những bất ổn đang diễn ra. Theo nhận định của ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), NHTW là chủ thể đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi CSTT ở bất kỳ nền kinh tế nào (BIS, 2008). Dựa vào CSTT, NHTW kiểm soát tăng trưởng cung tiền, tăng trưởng tín dụng ở mức phù hợp,…nhằm vận hành HTTC ổn định. Từ đó, tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu những rủi ro lan truyền từ nền kinh tế đến HTTC và ngược lại. Chính sự ổn định tài chính cũng sẽ làm giảm rủi ro và tính bất ổn của nền kinh tế, kéo theo chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư giảm, kích thích đầu tư, tiêu dùng và giúp tăng trưởng bền vững, lâu dài cho nền kinh tế. Nhìn chung, mục tiêu quan trọng hàng đầu của hầu hết các công cụ, chính sách đảm bảo ổn định KTVM chính là tìm kiếm giải pháp nhằm ổn định HTTC.

2.1.2 Lý thuyết về ổn định tài chính

Xuất phát từ các nghiên cứu về bất ổn và ổn định kinh tế của các trường phái kinh tế học tiêu biểu, các nghiên cứu về ổn định tài chính giai đoạn sau đều bắt nguồn từ quy luật chung của nền kinh tế khi trải qua các chu kỳ kinh tế khác nhau từ trạng thái đang ổn định chuyển sang trạng thái khủng hoảng và gây ra bất ổn, từ đó dẫn đến sự bất ổn cho HTTC. Nội dung các nghiên cứu này tập trung vào việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính, cơ chế hoạt động của nền kinh tế, của các doanh nghiệp mà ở đó tình trạng bất ổn tài chính phát sinh và gây ra những hậu quả vô cùng to lớn trên phạm vi rộng, ảnh hưởng sâu sắc đến hầu hết các lĩnh vực kinh doanh khác. Từ đó, các nhà kinh tế học đưa ra những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn và khắc phục khủng hoảng tài chính, đưa các doanh nghiệp và nền kinh tế vào quỹ đạo hoạt động ngày càng ổn định hơn.


Nhìn vào cuộc tranh luận trong các học thuyết KTVM về bất ổn trong nền kinh tế, có thể thấy nổi lên hai quan điểm về bất ổn tài chính xuất phát từ các học thuyết kinh tế này.

Lý thuyết bất ổn tài chính của trường phái Trọng tiền:

Theo lý thuyết về cung tiền của trường phái Trọng tiền cho rằng bất ổn tài chính phát sinh do sự bất ổn về tiền tệ. Friedman và Schwartz (1963) là hai nhà kinh tế học đầu tiên đưa ra quan điểm cho rằng bất ổn tài chính không có khả năng phát sinh nếu như không có sự gián đoạn về cung tiền tệ. Theo quan điểm này, nguyên nhân cơ bản của bất ổn tài chính bắt nguồn từ CSTT. Những sai lầm trong thực thi CSTT ảnh hưởng đến cung tiền, từ đó gây ra bất ổn tài chính. Schwartz (1986) nhận định bất ổn tài chính thường đi kèm với sự sụt giảm đáng kể trong cung tiền của nền kinh tế. Tuy nhiên theo phân tích của Gertler (1988), quan điểm của Friedman và Scgwartz (1963) đã không đề cập các yếu tố ngoài cung tiền và CSTT cũng có ảnh hưởng làm HTTC bất ổn. Trong đó, đặc biệt là vai trò của các trung gian tài chính là yếu tố quan trọng chi phối các hoạt động tài chính của nền kinh tế.

Ủng hộ quan điểm gây ra bất ổn tài chính xuất phát từ CSTT. Kế thừa lý thuyết trò chơi, nghiên cứu của Williamson (1987), Greenwald và Atiglitz (1991) cũng cho thấy chính những quyết định trong tình trạng không chắc chắn của các tổ chức tài chính (TCTC) trung gian có thể tạo ra sự bất ổn trong chính tổ chức. Trong khi nền kinh tế phát triển năng động, một số loại tài sản tài chính có biến động giá mạnh do chính sách giá của trung gian tài chính đã gây ra những đợt lạm phát, nguyên nhân của bất ổn cho HTTC.

Lý thuyết bất ổn tài chính của trường phái Hậu Keynes:

Trong những năm về sau, tài liệu nghiên cứu về tài chính được khám phá đã bắt đầu cung cấp nền tảng kinh tế vi mô vững chắc hơn cho các hiện tượng quan sát được về bất ổn tài chính (Gertler, 1988). Tiêu biểu là lý thuyết về bất ổn tài chính được trình bày theo lý thuyết mất ổn định tài chính (Financial instability Hypothesis) của Hyman P.Minsky (1977). Ông tiếp tục phát triển mô hình bất ổn tài chính dựa trên nền tảng những lý thuyết của Keynes và HTTC, nạn đầu cơ và “tinh


thần động vật” (animal spirit). Lý thuyết này cho rằng bất ổn tài chính mang tính chu kỳ do sự xuất hiện của các đợt khủng hoảng tài chính định kỳ gây ra cú sốc và các hành vi sai lầm của nhà đầu tư.

Minsky (1977) đưa ra khái niệm về “Khoảnh khắc Minsky - Minsky moment”, tức là thời điểm nền kinh tế chuyển đổi từ trạng thái đang ổn định sang trạng thái khủng hoảng đối với HTTC, dựa trên ý tưởng về “Sự ổn định bất ổn – Stability is unstable”. Khoảnh khắc Minsky là kết quả của ba giai đoạn mà nền kinh tế trải qua và được mô tả tóm tắt thông qua bảng 2.1. Cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Nền kinh tế đang dần phục hồi sau một cú sốc hay giai đoạn khủng hoảng trước đó và bắt đầu phát triển ổn định hơn. Các nhà đầu tư đã có sự phán đoán và đánh giá lạc quan đối với thị trường. Đây là cơ sở nền tảng để bắt đầu việc đầu tư vào các lĩnh vực được đánh giá sẽ mang lại nhiều cơ hội lợi nhuận.

Giai đoạn 2: Các nhà đầu tư bắt đầu mở rộng phạm vi và quy mô đầu tư của mình. Nhiều nhà đầu tư đồng thời tham gia vào cùng lĩnh vực và mỗi nhà đầu tư cũng mở rộng danh mục sang nhiều lĩnh vực khác. Để đáp ứng đủ vốn tài trợ cho các nhu cầu đầu tư, việc đi vay trở nên tất yếu. Khi đó, khả năng cho vay của các NHTM được gia tăng, rủi ro cao hơn đánh đổi với kỳ vọng về lãi suất cao hơn. Thậm chí hệ quả có thể tạo ra bong bóng giả làm cho lợi nhuận thực tế giảm đáng kể, các nhà đầu tư rơi vào tình trạng cầm cự, chỉ trả lãi vay, vốn gốc chưa có khả năng và cần thêm thời gian để thu hồi.

Giai đoạn 3: Bong bóng tài chính vỡ kéo theo nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Các phương án tài trợ vốn lúc này rất hạn chế, thậm chí các NHTM ngừng cho vay. Các nhà đầu tư buộc phải bán tháo tài sản để nhanh chóng rút ra khỏi lĩnh vực đầu tư của mình. Nguy cơ mất vốn tăng cao, thậm chí nhà đầu tư rơi vào tình trạng phá sản.


Bảng 2.1: Tóm tắt nội dung lý thuyết mất ổn định tài chính - “Minsky Moment”


Giai

đoạn

Tình trạng

nền kinh tế

Thái độ, hành vi

nhà đầu tư

Phương án

tài trợ

Cơ hội/Nguy

Kết quả

Giai đoạn 1

Phục hồi sau cuộc khủng hoảng

Phát triển khá

ổn định

- Yên tâm, khá quan tâm đến việc đầu tư.

- Lựa chọn đầu tư

an toàn

Sử dụng vốn tự có hoặc đi vay.

Lợi nhuận chắc chắn, ổn định

- Có lãi

- Trả được vốn gốc và lãi vay

Giai đoạn 2

Tăng trưởng cao trên nhiều lĩnh vực

- Càng nhiều nhà đầu tư tham gia vào một lĩnh vực

- Nhà đầu tư tăng cường đầu tư thêm vào các lĩnh vực

khác

Tăng đi vay thêm nhiều vốn hơn.

- Lợi nhuận kỳ vọng tăng

- Rủi ro cao hơn.

- Tạo bong

bóng giả

- Lợi nhuận giảm đáng kể

- Chỉ trả được lãi, vốn gốc phải cần thêm thời gian

Giai đoạn 3 – Giai đoạn

Ponzi

Rơi vào khủng hoảng

Bán tháo tài sản để trả nợ

Không có hoặc hạn chế

Bong bóng tài chính vỡ

Phá sản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng thương mại: Nghiên cứu tại Việt Nam - 4

Nguồn: Minsky (1977),“The Financial Instability Hypothesis:

An Interpretation of Keynes and an Alternative to “Standard” Theory”, Nebraska Journal of Economics and Business.


Như vậy, nếu theo quan điểm trường phái kinh tế tân cổ điển – bất ổn tài chính phụ thuộc vào mức độ phức tạp của thị trường đến từ sự đổi mới sáng tạo trong kỹ thuật của HTTC – thì theo quan điểm của Minsky (1977), sự bất ổn tài chính của một quốc gia không xuất phát từ các tác động bên ngoài mà chính từ trong nền kinh tế. Cụ thể là từ cấu trúc nợ của HTTC và thái độ của các nhà đầu tư trong việc hình thành, duy trì và làm phá sản cấu trúc nợ đó. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường là tự do và năng động, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư cho nhiều chủ thể. Tuy nhiên trong giai đoạn tăng trưởng khá thịnh vượng ấy lại ẩn chứa yếu tố bất ổn, là nguyên nhân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2022