Vai Trò Của Chính Sách Tài Chính, Tiền Tệ Của Chính Phủ Trong Việc Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của Dnvvn


Nhà nước, thu lợi tức cổ phần của Nhà nước…) để đảm bảo nguồn thu của ngân sách Nhà nước và các mục tiêu điều tiết nền kinh tế thông qua chính sách thu ngân sách. Khác với các công cụ thu khác, thuế có 2 đặc trưng nổi bật: Thứ nhất, đó là khoản thu có tính bắt buộc, cưỡng chế không phải tự nguyện; thứ hai, người ta nộp thuế không nhằm mục đích để có được một khoản bồi hoàn nào đó từ phía Nhà nước mà là vì nghĩa vụ, mặc dù điều đó không có nghĩa là người nộp thuế không thu đựơc lợi ích gì từ những họat động của Nhà nước. Bên cạnh những tác động có vẻ “tiêu cực” như làm giảm thu nhập khả dụng của nền kinh tế thì thuế còn có chức năng vô cùng quan trọng là điều tiết vĩ mô nền đối với nền kinh tế, nó không chỉ hạn chế sức mua của người đóng thuế nhằm dành những nguồn lực đó cho Nhà nước, phân bổ lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư… mà còn là công cụ đắc lực để điều phối các nguồn và luồng đầu tư sao cho hiệu quả, gián tiếp tác động cơ cấu lại sản xuất.

Phân loại theo tính chất, thuế được chia thành 2 loại:

+ Thuế trực thu: là loại thuế đánh trực tiếp vào người nộp thuế, người nộp thuế cũng là người chịu thuế. Ví dụ: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

+ Thuế gián thu: là loại thuế đánh vào người tiêu dùng thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ, nghĩa là người nộp thuế không phải là người chịu thuế. Ví dụ: thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.

Chi ngân sách bao gồm hai bộ phận cơ bản: chi tiêu của Chính phủ (G) và các khoản chuyển nhượng (TR) trong đó thông thường ở nhiều nước G chiếm tỷ trọng rất cao khoảng từ 60 đến hơn 80%. Trong cơ cấu của G thường bao gồm các khoản chi chủ yếu sau: Chi sản xuất hàng hóa công cộng, ví dụ như: xây dựng trường học, bệnh viện, đê đập, kè cống, đường sắt; Chi lương cho công chức của Chính phủ; Chi cho An ninh – Quốc phòng.

Trong thực tế chi ngân sách thường được thể hiện ở nhiều cơ cấu khác nữa như: hoặc là bao gồm chi tích lũy, chi tiêu dùng và chi khác, hoặc là bao gồm chi xây dựng cơ bản, chi trả nợ, chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển v.v… việc phân chia chi ngân sách thành những cơ cấu khác nhau đó phụ thuộc vào những nhiệm vụ


KT-XH nhất định tương ứng với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Nhìn chung, để phân tích đánh giá tình hình hoạt động cũng như hiệu quả tác động của chính sách tài chính đối với nền kinh tế thì cần thiết phải đánh giá ảnh hưởng của thu ngân sách, chi ngân sách, quan hệ giữa thu chi ngân sách. Ngoài ra, cơ cấu của nguồn thu và chi ngân sách cũng như những điều kiện hoàn cảnh đặc biệt có thể được coi như là tiêu chuẩn cơ bản, được ưu tiên hàng đầu khi đánh giá tình hình hoạt động của chính sách tài chính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

2. Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ, với tư cách là một bộ phận của chính sách kinh tế, là tổng thể các biện pháp của Nhà nước nhằm mục đích cung ứng những phương tiện thanh toán cần thiết và tạo dựng những khuôn khổ tiền tệ cho các mối quan hệ kinh tế của nền kinh tế nhằm những mục tiêu cơ bản như: ổn định một cách tương đối giá trị của bản tệ góp phần tạo ra mức công ăn việc làm cao hiệu quả, ổn định tỷ giá hối đoái, cân bằng cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế ổn định…

Chính sách tài chính, tiền tệ của chính phủ đối với sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam - 4

Kinh tế thị trường về thực chất là một nền kinh tế tiền tệ. ở đó, bao giờ chính sách tiền tệ cũng là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của Nhà nước, bên cạnh chính sách tài khóa, chính sách phân phối thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại…

Trong một quãng thời gian nhất định nào đó, chính sách tiền tệ của một quốc gia có thể được hoạch định theo một trong hai hướng sau:

- Chính sách tiền tệ mở rộng, nhằm tăng lượng tiền cung ứng, khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm. Trường hợp này, chính sách tiền tệ nhằm chống suy thoái kinh tế, chống thất nghiệp.

- Chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm lượng tiền cung ứng, hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá đà của nền kinh tế. Trường hợp này, chính sách tiền tệ nhằm chống lạm phát.

Để thực thi được chính sách tiền tệ sao cho có hiệu quả thì phổ biến hiện nay các lý thuyết kinh tế đều cho rằng chính sách tiền tệ có các công cụ cơ bản sau: dự trữ bắt buộc, chính sách tái chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở. Ngoài ra, ngân


hàng trung ương ở một số quốc gia còn bổ sung thêm chính sách can thiệp trên thị trường hối đoái.

Dự trữ bắt buộc là công cụ của ngân hàng trung ương để khống chế khả năng tạo tiền của các tổ chức tín dụng do đó điều tiết mức cung tiền, lãi suất của nền kinh tế - thực thi chính sách tiền tệ. Thông thường, các tổ chức tín dụng (ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm…) căn cứ vào quy định của ngân hàng trung ương mà phải trích gửi vào tài khoản riêng tại ngân hàng trung ương một bộ phận tiền theo một tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền huy động được, và thường là không được hưởng lãi. Do quy định này mà ngân hàng thương mại không thể kinh doanh (cho vay, đầu tư…) được toàn bộ số tiền huy động được - khả năng kinh doanh bị hạn chế thì lợi nhuận cũng bị giảm. Khả năng cho vay càng bị giảm hơn nữa nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng tăng và do vậy khối lượng tín dụng kèm theo đó là khả năng tạo tiền của các ngân hàng thương mại cũng giảm, và ngược lại. Không chỉ vậy, với việc phân biệt chi tiết tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại tiền gửi khác nhau, dự trữ bắt buộc còn có tác dụng giữ khả năng thanh toán cho các tổ chức tín dụng, tránh rủi ro cho người gửi tiền. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có ảnh hưởng rất nhanh, mạnh đến thị trường tiền tệ và do đó đến nền kinh tế, vì vậy nó thường đựơc cố định lại - “đóng băng”. Mặc dù vậy, để công cụ dự trữ bắt buộc tác động hiệu quả và linh hoạt hơn thì ở nhiều nước có những quy định linh hoạt về đối tượng phải nộp dự trữ - chẳng hạn, đó là tiền mặt, số dư trái phiếu hay tín phiếu kho bạc… Chính sách tái chiết khấu. Với tư cách là người thực hiện phương sách cho

vay cuối cùng đối với các tổ chức tín dụng. thông qua việc tái cấp vốn mà ngân hàng trung ương có thể điều tiết được tổng cung bằng cả hai công cụ: khối lượng tín dụng tái cấp vốn và lãi suất tái cấp vốn, theo nguyên tắc chỉ cho vay ngắn hạn dưới hình thức cho vay tái chiết khấu hoặc cầm cố có giá. Như vậy lãi suất tái chiết khấu được quy định chung cho tất cả các tổ chức tín dụng và được coi là lãi suất chỉ đạo đối với mặt bằng lãi suất trên thị trường tiền tệ. Khi ngân hàng trung ương nâng lãi suất tái chiết khấu nghĩa là tín dụng tái chiết khấu “đắt lên” do đó đã hạn chế cầu, buộc các tổ chức tín dụng phải nâng lãi suất chiết khấu của mình lên để đảm bảo lợi nhuận kinh doanh ngân hàng - kết quả cầu tiền tệ và tín dụng của nền kinh tế có xu


hướng giảm… và ngược lại, để kích thích tăng trưởng kinh tế thì ngân hàng trung ương sẽ hạ lãi suất để mở rộng tín dụng. Tuy nhiên, ảnh hưởng của lãi suất chiết khấu có thể còn lớn hơn vì nó còn có thể tác động tới những tính toán của các doanh nghiệp; nó còn có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới lãi suất cho vay ngắn hạn khác, điều đó có thể làm thay đổi giá chứng khoán… Tóm lại, những thay đổi về lãi suất chiết khấu là một phương tiện quan trọng để tác động đến lạm phát và suy thoái.

Nghiệp vụ thị trường mở: là phương pháp điều tiết linh hoạt, can thiệp một cách êm ả vào thị trường tiền tệ mà không gây nên những đột biến, xáo trộn lớn. Với tư cách là chủ thể chủ động của thị trường tiền tệ, ở nghiệp vụ thị trường mở ngân hàng trung ương bán ra hoặc mua vào một lượng nhất định những loại giấy có giá do mình tự lựa chọn ở những mức giá cả nhất định, linh hoạt qua đó ngân hàng trung ương thực hiện việc hút tiền về hoặc bơm tiền vào lưu thông.

3. Vai trò của chính sách tài chính, tiền tệ của Chính phủ trong việc thúc đẩy sự phát triển của DNVVN

3.1. Sự cần thiết khuyến khích và định hướng của Nhà nước đối với sự phát triển của DNVVN

Tr−ớc hết, việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ DNVVN xuất phát từ vai trò cũng nh− những đóng góp của DNVVN trong nền kinh tế quốc dân. Đồng thời điều nμy cũng thể hiện vai trò quản lý của Nhμ n−ớc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Khuyến khích vμ định h−ớng phát triển DNVVN lμ yêu cầu của nền kinh tế nhiều thμnh phần. Phát triển kinh tế đồng nghĩa với việc khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của đất n−ớc. Với chính sách phát triển kinh tế nhiều thμnh phần, không phân biệt doanh nghiệp trong n−ớc hay n−ớc ngoμi, Nhμ n−ớc hay t− nhân, quy mô lớn hay nhỏ sẽ lμ động lực để giải phóng sức sản xuất, khai thác mọi tiềm năng vốn có của đất n−ớc, huy động sức ng−ời, sức của vμo công cuộc dựng xây đất n−ớc. Mặt khác chính sách nμy góp phần đa dạng hoá loại hình đầu t−, đa dạng hoá doanh nghiệp giúp cho những ng−ời kinh doanh dễ dμng hơn trong việc thμnh lập phát triển công ty, tạo đμ cho sự tăng tr−ởng của nền kinh tế. Trong một môi tr−ờng phát triển thuận lợi nh− vậy, doanh nghiệp cũng có điều kiện hơn để


định hình vμ v−ơn lên. Đặc biệt lμ đối với DNVVN do nhu cầu vốn ít, dễ thích ứng với môi tr−ờng sẽ cμng thuận lợi trong việc tiến hμnh kinh doanh. Một khi loại hình doanh nghiệp nμy phát triển mạnh mẽ sẽ tạo nền tảng hình thμnh các doanh nghiệp có quy mô lớn, đứng vững trên thị tr−ờng trong vμ ngoμi n−ớc.

Khuyến khích vμ định h−ớng cũng lμ yêu cầu đối với sự phát triển của DNVVN. Các DNVVN chiếm tới 96% tổng số doanh nghiệp trên cả n−ớc. Lực l−ợng đông đảo nh−ng thực tế năng lực cạnh tranh thấp, vốn ít, trình độ nhân lực hạn chế, phải chịu áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp lớn trong n−ớc cũng nh− các doanh nghiệp n−ớc ngoμi. Phát triển đội ngũ doanh nghiệp nμy lớn mạnh vμ tr−ởng thμnh sẽ lμ hạt nhân cho sự tăng tr−ởng của nền kinh tế. Tuy nhiên để DNVVN có thể đứng vững trên thị tr−ờng thì cần có sự hỗ trợ từ phía Nhμ n−ớc. Nhμ n−ớc đóng vai trò trong việc khuyến khích vμ định h−ớng doanh nghiệp theo yêu cầu khách quan của nền kinh tế. Mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế cần có những định h−ớng vμ chiến l−ợc phát triển khác nhau. Vai trò của Nhμ n−ớc trong việc đ−a ra cơ chế hỗ trợ một mặt sẽ thúc đẩy đ−ợc sự lớn mạnh của DNVVN, mặt khác sẽ thực hiện đ−ợc mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Khuyến khích vμ định h−ớng lμ yêu cầu cần thiết trong việc quản lý của Nhμ n−ớc đối với sự phát triển của DNVVN. Mọi nền kinh tế đều cần có bμn tay hữu hình của Nhμ n−ớc. Tuy nhiên sự can thiệp của Nhμ n−ớc ở mức độ vμ theo cách thức nh− thế nμo lại tuỳ thuộc vμo chính sách, chiến l−ợc phát triển kinh tế của đất n−ớc. Nhìn chung xu thế hiện nay trên thế giới lμ giảm sự can thiệp, hỗ trợ trực tiếp của Nhμ n−ớc, tăng c−ờng những biện pháp gián tiếp qua đó định h−ớng vμ khuyến khích doanh nghiệp phát triển nhằm đạt đ−ợc những mục tiêu đã đề ra. Cơ chế hỗ trợ phải đảm bảo môi tr−ờng kinh doanh thuận lợi, bình đẳng đồng thời sử dụng công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế nhằm h−ớng dẫn, điều tiết vμ kiểm soát hoạt động của của doanh nghiệp. Việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ cũng phải đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế một khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vμo nền kinh tế thế giới.

Thứ hai, DNVVN lμ một bộ phận cấu thμnh nền kinh tế, không thể tách rời đối với sự phát triển của nền kinh tế. Nếu để một bộ phận phát triển không hoμn


chỉnh hoặc lệch lạc sẽ dẫn đến sự mất cân đối trong mục tiêu phát triển kinh tế. Sự can thiệp của Nhμ n−ớc sẽ lμ chất xúc tác để bôi trơn, vận hμnh cỗ máy kinh tế của đất n−ớc đ−ợc thuận lợi. Lμ một bộ phận của nền kinh tế, DNVVN sẽ phải phát huy lợi thế vốn có của nó để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất n−ớc. Thế nh−ng với những hạn chế nh− đã nêu ở phần trên, khối doanh nghiệp nμy sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc gia nhập thị tr−ờng cũng nh− đững vững vμ lớn mạnh trong bối cảnh Việt Nam hòa nhập vμo nền kinh tế thế giới. Điều nμy đòi hỏi cần phải có sự can thiệp từ phía Nhμ n−ớc để hỗ trợ, khuyến khích định h−ớng doanh nghiệp đi theo những mục tiêu đề ra.

Chủ tr−ơng phát triển kinh tế nhiều thμnh phần theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhμ n−ớc đã đ−ợc thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng toμn quốc. Cụ thể trong văn kiện Đại hội lần thứ VI có nêu: “Nhμ n−ớc vμ xã hội khuyến khích các doanh nghiệp ngoμi quốc doanh hoạt động có hiệu quả vμ hợp pháp”. Đây đ−ợc coi lμ b−ớc đệm cho sự phát triển của khu vực kinh tế ngoμi quốc doanh đặc biệt lμ cho các DNVVN. Tại Hội nghị Ban Chấp hμnh Trung −ơng Đảng lần thứ 7 khoá VII cũng có nêu: “Phát triển các loại hình doanh nghiệp quy mô vừa vμ nhỏ với công nghệ tiên tiến, vốn đầu t− ít, sinh lời cao, thời gian thu hồi vốn nhanh”. Với chủ tr−ơng nμy một lần nữa đã khẳng định sự quan tâm của Nhμ n−ớc tới loại hình doanh nghiệp có quy mô vừa vμ nhỏ. Đến năm 1996, Nghị quyết Đại hội Đảng toμn quốc lần thứ VIII khẳng định: “Trong phát triển mới, −u tiên quy mô vừa vμ nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc lμm, thu hồi vốn nhanh; đồng thời xây dựng một số công trình quy mô lớn thật cần thiết vμ hiệu quả”. Vμ trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX cũng đã nêu bật: “Chú trọng phát triển các DNVVN; việc xây dựng một số tập đoμn doanh nghiệp lớn cần thiết có hiệu quả đi đầu trong cạnh tranh vμ hiện đại hoá.”. Nh− vậy, quan điểm phát triển DNVVN của Nhμ n−ớc ta lμ phải hμi hoμ thống nhất với các loại hình doanh nghiệp khác. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều đ−ợc đ−a ra đ−ờng lối phát triển riêng, cụ thể song đều nhằm đạt đ−ợc sự ổn định xã hội vμ tạo thế vững chắc cho sự phát triển kinh tế.


Trong hệ thống các công cụ tài chính, tiền tệ của Chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp tới việc khuyến khích và định hướng phát triển DNVVN thì hiện nay chính sách thuế và tín dụng là 2 nhân tố thường được sử dụng và có hiệu lực rất to lớn. Trong điều kiện thời gian và phạm vi nghiên cứu có hạn, tác giả xin tập trung phân tích, đánh giá tác động của 2 chính sách này trong hệ thống các công cụ tài chính của Chính phủ đối với sự phát triển của DNVVN.

Vai trò của các công cụ này được thể hiện trong nội dung chủ yếu sau:

3.2. Chính sách thuế trong việc khuyến khích và định hướng phát triển DNVVN

Thuế là một hình thức phân phối được Nhà nước sử dụng để động viên một phần thu nhập của các pháp nhân và thế nhân trong xã hội, là khoản đóng góp mang tính chất pháp lệnh mà Nhà nước bắt buộc các pháp nhân và thế nhân phải nộp cho Nhà nước. Thuế là công cụ tài chính của Nhà nước, nó không chỉ đóng vai trò là công cụ động viên nguồn tài chính cho Nhà nước, là công cụ điều hòa thu nhập góp phần thực hiện công bằng xã hội mà quan trọng hơn nữa thuế là công cụ điều chỉnh vĩ mô đối với các hoạt động kinh tế xã hội. Vai trò điều tiết vĩ mô của thuế được thể hiện ở những nội dug chủ yếu sau:

- Thông qua thuế Nhà nước có thể chủ động điều chỉnh việc tiêu dùng và đầu tư trong nền kinh tế.

Thuế có tác động trực tiếp đến giá cả, thu nhập của hộ gia đình và doanh nghiệp, từ đó tác động đến cung, cầu hàng hóa trên thị trường. Do vậy, bằng việc tăng hay giảm thuế Nhà nước có thể kích thích hay hạn chế tiêu dùng và đầu tư trong nền kinh tế theo định hướng đã đề ra.

- Thông qua việc quy định thuế suất và điều kiện miễn, giảm thuế Nhà nước có thể thực hiện việc phân phối các nguồn lực trong xã hội, thực hiện viêc điều chỉnh cơ cấu kinh tế.

Mỗi sắc thuế khi ban hành Nhà nước phải xem xét yêu cầu về kinh tế, chính trị, xã hội, từ đó cân nhắc để xác định thuế suất, điều kiện ưu đãi thuế. Việc quy định các mức thuế suất khác nhau, cũng như việc quy định ưu đãi thuế đối với việc đầu tư vào những ngành, những vùng lãnh thổ nhất định đã khiến cho thuế mang trong nó yếu tố điều chỉnh tự động trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội và


chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mong muốn của Nhà nước. Người kinh doanh sẽ tự rời bỏ khỏi các ngành có thuế suất quá cao và sẽ tập trung đầu tư nhiều hơn vào các ngành, các địa bàn có ưu đãi về thuế.

- Thuế còn là một công cụ của Nhà nước để bảo hộ hợp lý sản xuất trong các nước đang phát triển. Khi mà những ngành sản xuất mới còn non trẻ chưa đủ sức cạnh tranh với hàng hóa của nước ngoài, Nhà nước sử dụng hàng rào thuế quan hoặc thực hiện việc đánh thuế tiêu thụ cao vào những hàng hóa nhập ngoại để bảo vệ những ngành sản xuất trong nước và nhờ đó DNVVN có điều kiện hơn để phát triển.

Với vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế thuế là phương tiện quan trọng và hiệu quả trong việc khuyến khích và định hướng đầu tư cũng như phát triển DNVVN. Việc khuyến khích và định hướng bằng công cụ thuế chủ yếu được thực hiện qua hệ thống ưu đãi về thuế. Hệ thống này được Nhà nước xác lập phù hợp với chính sách kinh tế của Nhà nước, phục vụ các nhiệm vụ kinh tế và gắn với các mục tiêu ưu tiên được hình thành trong các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế.

Trong hệ thống ưu đãi thuế của mỗi nước, thường bao gồm nhiều hình thức ưu đãi khác nhau. Tuy vậy, có thể thấy những hình thức ưu đãi quan trọng nhất và thường được sử dụng là miễn, giảm thuế và hoãn thuế thông qua hình thức cho phép doanh nghiệp khấu hao nhanh tài sản cố định.

- Miễn thuế và giảm thuế.

Hình thức cơ bản trong việc ưu đãi về thuế là thực hiện miễn, giảm thuế. Có nhiều hình thức miễn, giảm thuế khác nhau, nội dung cơ bản là làm tăng khả năng thu lợi nhuận từ đầu tư trong những lĩnh vực, những vùng hay loại hình doanh nghiệp mà Nhà nước nhận thấy có lợi cho quốc kế dân sinh cần phải thúc đẩy đầu tư.

Về nguyên tắc, để khuyến khích đầu tư, nhà nước có thể sử dụng thuế trực thu và gián thu. Nhưng việc sử dụng thuế trực thu mà đối với doanh nghiệp là thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) có tác động trực tiếp đến nhà đầu tư. Động cơ thúc đẩy người ta bỏ vốn là lợi nhuận. Thuế TNDN là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ròng mà người đầu tư có thể thu được. Vì vậy, thuế TNDN

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí