Afonso A., And Miguel S.a. (2008), Macroeconomic Rates Of Return Of Public And Private Investment: Crowding‐In And Crowding‐Out Effects, European Central Bank (Ecb) Working Paper Series, No.



là các hỗ trợ bằng vật chất như lãi suất, chi phí đầu vào… vì sẽ vi phạm với các điều khoản trong các tổ chức, hiệp định quốc tế mà Việt Nam tham gia. Thay vào đó, Nhà nước nên tiếp tục cắt giảm các điều kiện kinh doanh không phù hợp, tạo môi trường cạnh tranh minh bạch, bình đẳng cho các doanh nghiệp cùng tham gia.

Thật ra, từ năm 2007, Đề án 30 mà cụ thể là Quyết định 30/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010, ban hành ngày 10/01/2007, đã hướng tới mục tiêu tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp thông qua việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thường gọi là điều kiện kinh doanh. Thực tế, đã có gần 30% số thủ tục được cắt giảm. Sau đó, rất nhiều các Nghị quyết cùng số 19 của Thủ tướng Chính phủ, vào năm 2014, 2015, 2016, 2017 cũng nhằm cải thiện môi trường kinh doanh. Cụ thể nhất là Nghị quyết 19-2018/NQ-CP ban hành ngày 15/5/2018 đưa ra con số rõ ràng “Bãi bỏ, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh”. Đồng thời, Chỉ thị 20/CT-TTg, ban hành ngày 13/7/2018 yêu cầu “phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh phải thực chất, không gộp nhiều điều kiện thành một điều kiện theo kiểu cơ học hoặc chỉ thay đổi tên gọi”. Đến cuối năm 2018 (năm cuối của mẫu nghiên cứu), việc đơn giản hóa, bãi bỏ điều kiện kinh doanh đã được tiến hành cho 80 nghị định, trải dài trên 15 lĩnh vực khác nhau của 15 bộ, ngành. Quá trình này vẫn nên được tiếp tục cho dù hết thời hạn đề ra. Lý do là vì trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay, việc hội nhập sâu rộng của Việt Nam cũng đi kèm nhiều đòi hỏi hơn, nhiều quy định chặt chẽ hơn từ các đối tác kinh doanh. Vì vậy, cần phải duy trì việc kiểm tra, rà soát các điều kiện kinh doanh cho phù hợp với sự thay đổi của thị trường, từ đó tạo nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp thuộc khu vực tư nói riêng.

Môi trường cạnh tranh minh bạch, bình đẳng còn được thực hiện thông qua việc Nhà nước kiểm soát chặt chẽ, hạn chế các khoản chi phí không chính thức mà doanh nghiệp hiện đang phải đối mặt. Đây cũng là một trong các lý do doanh nghiệp nhỏ không muốn lớn - vì e ngại phải trả các khoản phí này nhiều hơn. Hạn chế chi phí không chính thức cũng góp phần thu hẹp quy mô của nền kinh tế phi chính thức, mang lại nguồn thu ngân sách nhiều hơn.

Nói tóm lại, khi đề cập hàm ý chính sách về chi tiêu công, điểm cần chú trọng là phải cải cách chi tiêu công theo hướng cắt giảm một cách bền vững. Cắt giảm không phải là giảm đơn thuần về quy mô hay tỷ trọng, mà cắt giảm được hiểu theo nghĩa rộng ra là giảm và cố gắng loại bỏ các khoản chi không hiệu quả để tập trung nguồn lực vào các dự án xứng đáng. Đó là vì nếu không giảm được chi tiêu công thì dù có cải thiện nguồn thu đến bao nhiêu đi chăng nữa cũng không giải quyết được cái gốc của vấn đề. Hơn nữa, kiểm soát tốt chi tiêu công còn giúp giảm nhẹ gánh nặng nợ, đảm bảo an toàn tài khóa cho quốc gia.


5.3. Hạn chế của nghiên cứu

Nguồn cung cấp dữ liệu. Thông tin của một số chỉ tiêu ở một vài nước không đầy đủ nên phải trích từ nhiều nguồn khác nhau, điều đó có thể ảnh hưởng tới sự đồng nhất trong phân tích dữ liệu. Dù vậy, các số liệu đã có sự tính toán lại của các tổ chức quốc tế nên có thể giảm được đến mức thấp nhất có thể về sự sai lệch của dữ liệu.

Dữ liệu không đầy đủ. Cách tốt nhất để phân tích và đưa ra hàm ý chính sách về tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân ở Việt Nam là dựa vào dữ liệu của riêng Việt Nam. Tuy nhiên, nếu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian thì NCS không thu thập đủ dữ liệu hàng năm đủ để đảm bảo độ tin cậy của phân tích định lượng. Nếu chuyển sang dữ liệu chuỗi thời gian theo từng quý thì lại thiếu hụt nhiều số liệu. Nếu dùng dữ liệu bảng cấp tỉnh của Việt Nam, NCS lo ngại sẽ có sự trùng lặp với nghiên cứu của Su và Bui (2016), hơn nữa một số dữ liệu không đầy đủ nên không sử dụng được. Sự thiếu hụt số liệu cộng với vấn đề kỹ thuật thống kê buộc NCS lựa chọn dữ liệu bảng của các nước, từ đây suy ra trường hợp Việt Nam. Mặc dù đã lựa chọn nhóm các nước có điều kiện kinh tế tương đối giống Việt Nam, thì kết quả ước lượng chỉ là giá trị trung bình, nên một vài biến số có thể không hoàn toàn phản ánh chính xác đặc điểm của Việt Nam. Điều này cũng lý giải vì sao nhiều biến có ý nghĩa kinh tế như tăng trưởng kinh tế, khoảng cách tăng trưởng, mức độ tham nhũng… có ý nghĩa kinh tế nhưng không có ý nghĩa thống kê hoặc trái dấu kỳ vọng trong mô hình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu này đã đưa ra được nhận xét về tác động bổ trợ của chi tiêu công đến hoạt động của khu vực tư nhân. Tuy nhiên, mới chỉ dừng ở tổng thể chi tiêu công mà chưa có số liệu lượng hóa cụ thể theo từng loại chi tiêu như chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển; hoặc theo từng lĩnh vực như chi cho giao thông, giáo dục, y tế; hay theo từng ngành như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Mỗi loại hình chi tiêu công khác nhau có thể có tác động khác nhau đến đầu tư tư nhân. Chẳng hạn, tác giả đã phân tích ảnh hưởng của hạ tầng đến khu vực tư nhân ở Việt Nam, mà đây lại là kết quả của dòng vốn đầu tư phát triển. Tuy nhiên, ảnh hưởng cụ thể của các khoản chi thường xuyên là như thế nào thì chưa thể xác định một cách chính xác, do không đủ số liệu để chứng minh. Tương tự, mỗi lĩnh vực chi tiêu có đặc tính khác nhau, dẫn đến cơ chế tác động trực tiếp hay gián tiếp là khác nhau, mức độ chi phối cũng khác nhau lên khu vực tư. Mỗi ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ lại có hoạt động đầu tư khác nhau cả về vốn công lẫn tư, do vậy xu hướng tác động có thể không giống nhau. Do đó, bên cạnh việc phân tích giá trị tổng thể, điểm mở cho các nghiên cứu về sau là phân tích thêm về

Tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân – Nghiên cứu ở một số nền kinh tế châu Á và hàm ý chính sách đối với Việt Nam - 16



mỗi loại chi tiêu công để làm rõ hơn vai trò của từng thành phần này đối với hoạt động đầu tư tư nhân.

Bên cạnh đó, đề tài này tiến hành thu thập và phân tích tác động của chi tiêu công lên đầu tư tư nhân ở một số nền kinh tế mới nổi và đang phát triển châu Á; tìm kiếm một số điểm giống nhau giữa Việt Nam và các nước trong danh sách để chứng minh nét tương đồng trong mối quan hệ giữa chi tiêu công và đầu tư tư nhân; từ đó rút ra hàm ý chính sách cho Việt Nam. Tuy nhiên, nếu có thể thu thập đủ dữ liệu nghiên cứu một cách chính xác và nhất quán, các nghiên cứu về sau có thể trực tiếp phân tích trường hợp Việt Nam. Hoặc ở khía cạnh lớn hơn, các nghiên cứu sau có thể tìm hiểu nền kinh tế mới nổi và đang phát triển trên nhiều châu lục khác nhau, kèm theo biến giả cho từng châu lục, hoặc các biến đặc trưng về văn hóa, chính sách kinh tế vĩ mô… để thấy sự khác biệt theo từng khu vực địa lý. Một góc nhìn khác có thể được khai thác là yếu tố biến động kinh tế vĩ mô. Trong ít nhất là 30 năm trở lại đây, là giai đoạn mà các số liệu thống kê được thu thập tương đối đầy đủ, nền kinh tế thế giới đã chứng kiến nhiều biến động như khủng hoảng tài chính Đông Á 1997-1998, khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới 2007-2008, khủng hoảng nợ công châu Âu 2009-2011 và gần đây nhất là khủng hoảng y tế - kinh tế 2020 do đại dịch Covid-19. Các nghiên cứu sau có thể tìm hiểu ảnh hưởng của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân theo từng giai đoạn, so sánh trước và sau khủng hoảng… thì kết quả nghiên cứu có thể sẽ đa dạng hơn.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 5


Chương 5 đã đưa ra những đánh giá tổng quát về vai trò tích cực của các khoản chi từ phía chính phủ đến việc huy động nguồn lực của khu vực tư nhân. Một số điểm hạn chế và nguyên nhân được đồng thời chỉ ra. Dựa trên những kết luận này, một số hàm ý chính sách đã được đề xuất nhằm phát huy tính tích cực và hạn chế những tiêu cực của chi tiêu công đối với đầu tư tư nhân trong nền kinh tế. Có nhiều nhược điểm trong hoạt động chi tiêu công nhưng giải pháp đề ra sẽ không thể bao quát toàn bộ các vướng mắc này. Chủ đích của tác giả là tập trung vào một số giải pháp cơ bản, gắn với quá trình phân tích về Việt Nam ở chương 4 để đảm bảo tính liền mạch và logic của nghiên cứu. Do vậy, các giải pháp chủ yếu xoay quanh việc cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động chi tiêu công; ngoài ra còn có đề xuất liên quan đến thu ngân sách và việc tạo cơ hội cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ hoạt động một cách hiệu quả hơn, gia tăng quy mô thành doanh nghiệp vừa và lớn. Cuối cùng, chương 5 nêu một số hướng nghiên cứu tiếp theo có thể phát triển từ luận án này.


KẾT LUẬN


Chi tiêu công và đầu tư tư nhân đều là những thành tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Đồng thời, các nhà kinh tế học đã phát hiện chi tiêu công có một mối quan hệ nhất định đến đầu tư tư nhân. Bản thân chi tiêu công cũng chịu sự chi phối của nhiều nhân tố khác, do đó ảnh hưởng của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân có thể sẽ thay đổi. Vì vậy các vấn đề xoay quanh chi tiêu công và đầu tư tư nhân đã thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu. Đặc biệt, với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nơi mà khu vực công luôn phải đảm nhận vai trò quan trọng, định hướng và tạo dựng các điều kiện cơ bản cho hoạt động của nền kinh tế; thì hoạt động chi tiêu công càng cần phải được xem xét kỹ càng. Bằng cách hồi quy hệ phương trình đồng thời theo phương pháp 3SLS, dựa trên dữ liệu bảng cân bằng của 14 nền kinh tế mới nổi và đang phát triển châu Á, luận án đã tìm thấy tác động bổ trợ của chi tiêu công lên đầu tư tư nhân. Tác động này tồn tại ở độ tin cậy rất cao. Bên cạnh đó, một biến số quan trọng đối với chi tiêu công là thu ngân sách cũng có mối quan hệ đồng biến, hoàn toàn phù hợp với lý thuyết và thực tế. Ngoài ra, nhiều biến kiểm soát khác cũng đã chứng minh sự ảnh hưởng đến chi tiêu công và đầu tư tư nhân.

Không chỉ với nhiều quốc gia ở châu Á mà hiện trạng Việt Nam cũng phản ánh tác động bổ trợ trên. Cả về phân tích định lượng lẫn định tính cho riêng trường hợp Việt Nam, kết quả đều cho thấy chi tiêu công có ảnh hưởng tích cực đến đầu tư tư nhân. Thực tế cho thấy, trong một số tình huống, chi tiêu công vẫn có sự lấn át đến khu vực tư, về cơ hội tiếp cận nguồn lực sản xuất, thông tin dự án, cơ hội đầu tư… Nhưng trên tất cả, chi tiêu công vẫn thể hiện được vai trò tạo dựng các điều kiện đầu tư ban đầu cho các khu vực khác, đặc biệt là khu vực tư nhân. Do đó, vẫn có thể nói rằng tác động bổ trợ là tác động chung của chi tiêu công lên đầu tư tư nhân.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số hàm ý chính sách để cải thiện hoạt động chi tiêu công theo hướng làm cho đồng vốn được hấp thụ vào nền kinh tế nhiều hơn, mang lại nhiều tác động tích cực hơn. Đồng thời, giải pháp dành cho khu vực tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cũng được đề ra nhằm tăng hiệu quả hoạt động của khu vực này. Tác giả kỳ vọng kết quả nghiên cứu sẽ có giá trị đối với các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý và hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


1. Lê Việt An và Hà Thanh Việt (2012), ‘Tác động của vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 368, tháng 6/2012, trang 40-41.

2. Lê Việt An (2014), ‘Tăng cường thu hút vốn đầu tư tại KKT Nhơn Hội’, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, tháng 4/2014, trang 18-19.

3. Lê Việt An và Nguyễn Thái Hòa (2014), ‘Bàn về nợ công ở nước ta hiện nay’, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốc gia, số 143, tháng 5/2014, trang 11-13.

4. Lê Việt An (2016), ‘Các khu vực kinh tế - sự khác biệt nhìn từ góc độ năng suất lao động’, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Đánh giá tăng trưởng hài hòa: Tiếp cận từ góc độ doanh nghiệp”, Hà Nội tháng 6/2016, Nhà xuất bản Lao động, trang 158-168.

5. Phan Thị Quốc Hương và Lê Việt An (2017), ‘Mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu trường hợp vùng Tây Nguyên’, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên - CSED”, Kon Tum, tháng 2/2017, Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 233-240.

6. Phan Thị Quốc Hương và Lê Việt An (2017), ‘Foreign direct investment and natural resources seeking motive in ASEAN’, Proceedings of International conference on Environmental management and Sustainable development, Hà Tĩnh tháng 3/2017, Nhà xuất bản Hồng Đức, trang 407-414.

7. Phan Thị Quốc Hương và Lê Việt An (2017), ‘Tác động của độ mở thương mại lên tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam’, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”, Hải Phòng, tháng 4/2017. Nhà xuất bản Hà Nội, trang 139-149.

8. Lê Việt An (2017), ‘The influence of private sector credit on economic growth - The case of Vietnam’, Proceedings of International conference “Promoting Financial Inclusion in Vietnam”, Học viện Ngân hàng, Hà Nội ngày 28/9/2017, Nhà xuất bản Lao động và xã hội, trang 117-132.

9. Lê Việt An (2017), ‘Crowding out effects of public spending on private investment

- An evidence from Vietnam’, Proceedings of International Conference for Young Researchers in Economics and Business (ICYREB 2017), Đà Nẵng, ngày 30/10/2017, trang 36-45.



10. Phan Thị Quốc Hương và Lê Việt An (2017), ‘Foreign Direct Investment, Trade openness, and economic growth in Vietnam’, The 4th International Conference on Korea Trade and the 11 th International Triangle Symposium, Daejeon, Korea, 11/2017.

11. Phan Thị Quốc Hương và Lê Việt An (2017), ‘Tác động của chính sách tiền tệ lên vốn đầu tư tư nhân tại Việt Nam: Nghiên cứu giai đoạn trong và sau khủng hoảng tài chính’, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Những thay đổi trong khung chính sách tiền tệ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu”, Học viện Ngân hàng, Hà Nội ngày 15/12/2017, Nhà xuất bản Lao động, trang 471-490.

12. Nguyễn Thái Hòa và Lê Việt An (2017), ‘Nền kinh tế phi chính thức và thất thoát thu thuế ở Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 245, trang 2-11.

13. Đặng Anh Tuấn, Lê Việt An và Trịnh Thị Thúy Hồng (2019), ‘Chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế - Phân tích từ dữ liệu cấp tỉnh ở Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 265, trang 14-22.

14. Đặng Anh Tuấn và Lê Việt An (2019), ‘Ảnh hưởng của chi tiêu chính phủ đến đầu tư tư nhân ở Việt Nam - Kiểm định từ số liệu cấp tỉnh’, Tạp chí Ngân hàng, số 12, trang 2-8.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Acemoglu D. và Robinson J. (2013), Tại sao các quốc gia thất bại, Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.

2. Acosta, P., and Loza, A. (2005), ‘Short and long run determinants of private investment in Argentina’, Journal of Applied Economics, Vol. 8(2), pp. 389-406.

3. Adams, S. (2009), ‘Can foreign direct investment (FDI) help to promote growth in Africa?’, African Journal of Business Management, Vol. 3(5), pp,178.

4. Afonso A., and Miguel S.A. (2008), Macroeconomic rates of return of Public and Private investment: Crowdingin and Crowdingout effects, European Central Bank (ECB) Working Paper Series, No. 864.

5. Agosin, M. and Mayer, R. (2000), Foreign Investment In Developing Countries, Does It Crowd In Domestic Investment, UNCTAD Discussion Paper, No. 146.

6. Ahmed, H., and Miller, S. M. (2000), ‘Crowdingout and crowdingin effects of the components of government expenditure’, Contemporary Economic Policy, Vol. 18(1), pp. 124-133.

7. Al-Sadig, A. (2013), ‘The effects of foreign direct investment on private domestic investment: evidence from developing countries’, Empirical Economics, Vol. 44(3), pp. 1267-1275.

8. Altaleb, G. S., and Alokor, S. M. (2012), ‘Economical Determinants of Domestic Investment’, European Scientific Journal, ESJ, Vol. 8(7).

9. Ambler, S., Bouakez, H., and Cardia, E. (2017), ‘Does the crowding-in effect of public spending on private consumption undermine neoclassical models?’, Research in Economics, Vol. 71(3), pp. 399-410.

10. Andrade, J. S., and Duarte, A. P. (2016), ‘Crowding-in and crowding-out effects of public investments in the Portuguese economy’, International Review of Applied Economics, Vol. 30(4), pp. 488-506.

11. Argimon I., Gonzalez-Paramo J.M., and Roldan J.M. (1997), ‘Evidence of public spending crowding-out from a panel of OECD countries’, Applied Economics, Vol. 29(8), pp. 1001-1010.

12. Aschauer D. A. (1989), ‘Does public capital crowd out private capital?’, Journal of monetary economics, Vol. 24(2), pp. 171-188.

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 09/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí